« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá kết quả thuốc Erlotinib trong điều trị bước một ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến EGFR


Tóm tắt Xem thử

- Ung thư phổi là bệnh lý ác tính và có tỷ lệ tử vong cao ở cả 2 giới.
- Đối với các trường hợp ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn, các phương pháp điều trị toàn thân được lựa chọn, nhằm kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
- 5 Ở trong nước từ vài năm trở lại đây, ngày càng nhiều bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có đột biến EGFR được tiếp cận erlotinib trong điều trị bước 1 và đã cho kết quả khả quan.
- 6 Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bước 1 và tác dụng không mong muốn của erlotinib trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu..
- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THUỐC ERLOTINIB TRONG ĐIỀU TRỊ BƯỚC MỘT UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ CÓ ĐỘT BIẾN EGFR.
- Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá kết quả điều trị bước một của erlotinib trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV có đột biến EGFR.
- Đối tượng nghiên cứu gồm 62 bệnh nhân, được điều trị bằng erlotinib 150mg/ngày đến khi bệnh tiến triển hoặc độc tính không dung nạp được.
- Kết quả cho thấy đáp ứng một phần chiếm 62,9%, tỷ lệ kiểm soát bệnh 88,7%.
- Như vậy, lựa chọn erlotinib trong điều trị bước một ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có đột biến EGFR đem lại hiệu quả cao và dung nạp tốt cho bệnh nhân..
- Từ khoá: ung thư phổi không tế bào nhỏ, đột biến EGFR, ức chế tyrosine kinase, erlotinib..
- 62 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV được điều trị bước 1 bằng erlotinib (Tarceva 150mg uống 1 viên/ngày)..
- Tiêu chuẩn lựa chọn: các bệnh nhân tuổi từ 18 trở lên, chẩn đoán xác định ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV, được khẳng định bằng kết quả mô bệnh học, có đột biến EGFR loại nhạy cảm với thuốc điều trị, chỉ số toàn trạng trước điều trị (ECOG PS .
- được điều trị bằng erlotinib lần đầu và ít nhất 3 tháng tính đến thời điểm kết thúc nghiên cứu..
- Tiêu chuẩn loại trừ: các trường hợp không đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chuẩn lựa chọn trên, những bệnh nhân ngưng dùng thuốc khi bệnh chưa có dấu hiệu tiến triển vì lý do chủ quan của bệnh nhân và người nhà, bệnh nhân từ chối hợp tác, không theo dõi được, được biết hoặc nghi ngờ quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc..
- Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu, không nhóm chứng..
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 4/2019 đến tháng 4/2020,.
- Địa điểm nghiên cứu: tại Bệnh viện K..
- n: cỡ mẫu tối thiểu nghiên cứu cần có α: mức ý nghĩa thống kê.
- p: tỷ lệ đáp ứng của phác đồ tương tự từ nghiên cứu tương tự trên thế giới (p = 0,71) 5.
- Nghiên cứu này chúng tôi có 62 bệnh nhân..
- Các bước tiến hành: Bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn sẽ được đánh giá và ghi nhận các thông tin sau:.
- Đánh giá tình trạng đột biến EGFR: bệnh phẩm (từ khối u, máu, hạch hoặc cơ quan di căn) được làm xét nghiệm tìm đột biến EGFR tại Khoa Giải phẫu bệnh Bệnh viện K hoặc Trung tâm nghiên cứu Gen và Protein Trường Đại học Y Hà Nội..
- Sau mỗi đợt điều trị bệnh nhân được khám lại để đánh giá lâm sàng và các tác dụng không mong muốn.
- Các bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng thuyên giảm hoặc ổn định được làm các xét nghiệm đánh giá mỗi 3 tháng/lần, bao gồm chụp cắt lớp lồng ngực, siêu âm hoặc chụp cắt lớp ổ bụng, chụp MRI hoặc cắt lớp sọ não đối với những trường hợp có di căn não, xét nghiệm chỉ điểm khối u CEA, CYFRA 21.1 (nếu các chỉ số này có giá trị theo dõi trong quá trình điều trị)..
- Đạo đức nghiên cứu.
- Nghiên cứu tuân thủ theo đạo đức nghiên cứu trong Y học, được thực hiện vì mục đích khoa học.
- Thông tin của bệnh nhân được bảo mật.
- Nghiên cứu đã được sự chấp thuận của Hội Đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Trường Đại học Y Hà Nội số NCS30/ĐHYHN - HĐĐĐ ngày .
- Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.
- Tiền sử hút thuốc: 61,3% bệnh nhân không có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào..
- Tiền sử mắc các bệnh nội khoa: 25,8% bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý nội khoa đi kèm..
- 24,2% bệnh nhân có chỉ số PS = 2 và 3..
- 2,7% bệnh nhân thấp cân (BMI <.
- Mô bệnh học bệnh nhân có kết quả mô bệnh học là ung thư biểu mô tuyến..
- Tỷ lệ đột biến gen EGFR.
- Số bệnh nhân (n = 62) Tỷ lệ.
- Kết quả điều trị.
- Tỷ lệ đáp ứng:.
- Đánh giá tỷ lệ đáp ứng.
- Đáp ứng Số bệnh nhân.
- (n = 62) Tỷ lệ.
- Trong nghiên cứu này có 62,9% trường hợp đạt đáp ứng một phần.
- 7/62 bệnh nhân tiến triển (chiếm 11,3%)..
- Tỷ lệ kiểm soát bệnh:.
- Trong 62 bệnh nhân nghiên cứu, tác dụng phụ nổi ban và tiêu chảy hay gặp nhất, chiếm tỷ lệ lần lượt 64,5% và 22,6%.
- Trong nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn người bệnh ở nhóm tuổi trên 40 (96,8.
- Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đây về ung thư phổi.
- Nghiên cứu của Nguyễn Hoài Nga và CS cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân trên 40 tuổi mắc ung thư phổi là 94,6%.
- 7 Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của các tác giả khác sử dụng hóa trị cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn tiến triển.
- Theo tác giả Hàn Thị Thanh Bình, độ tuổi trung bình trong nghiên cứu là 48,8.
- 8 Điều này có thể giải thích do trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là các bệnh nhân lớn tuổi, thể trạng không cho phép nên việc lựa chọn phác đồ đường uống được ưu tiên hơn..
- Y văn cũng như các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy rằng, trong ung thư phổi, nam giới chiếm chủ yếu.
- Tỷ lệ nam/nữ dao động từ 2,5 - 4.
- 5 Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi lại cho thấy tỷ lệ nam nhiều hơn nữ nhưng không quá chênh lệch, cụ thể nam chiếm 53,2%.
- Tỷ lệ nam/nữ chỉ là 1,14/1.
- Đây chính là điểm khác biệt của nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi so với nhóm ung thư phổi nói chung.
- Ở Việt Nam, kết quả các nghiên cứu bước đầu với số lượng bệnh nhân điều trị thuốc đích trong những năm gần đây cũng cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nữ là cao hơn nam.
- Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà và CS, tỷ lệ mắc ung thư phổi được điều trị thuốc đích: nữ mắc bệnh nhiều hơn nam, tuy nhiên, sự chênh lệch là không nhiều.
- 6 Theo các nghiên cứu tại nhóm người châu Á, tỷ lệ bệnh nhân nữ giới được điều trị đích là cao hơn nam giới.
- Chính vì vậy, tỷ lệ bệnh nhân nữ giới được điều trị bằng thuốc cao hơn, dẫn đến tỷ lệ nữ giới trong nghiên cứu này là cao..
- Trên thế giới, đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện và chứng minh tồn tại mối liên quan giữa ung thư phổi và hút thuốc.
- Theo khuyến cáo của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc chiếm 87 - 90%.
- Các nghiên cứu phân tích cộng trong những năm gần đây cũng cho thấy tỷ lệ tử vong ung thư phổi cao hơn 10 - 15 lần ở người nghiện thuốc lá so với người không hút.
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào chiếm 38,7%.
- Trong đó, tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới 67,7% và 97,5% bệnh nhân nữ không hút thuốc.
- Kết quả này thấp hơn một số nghiên cứu về dịch tễ và lâm sàng ung thư phổi ở trong nước.
- Theo tác giả Nguyễn Hoài Nga và CS, tỷ lệ hút thuốc là 90,2%.
- 7 Điều này có thể giải thích do số lượng bệnh nhân nữ trong nghiên cứu của chúng tôi cao, trong khi đó 97,5% bệnh nhân nữ trong nghiên cứu không hút thuốc.
- Nghiên cứu PIONEER được thực hiện trên một số nước châu Á trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
- Kết quả nhận thấy tỷ lệ đột biến gen EGFR cao hơn ở nhóm nữ giới và những bệnh nhân không hút thuốc.
- 9 Lý do chính khiến tỷ lệ hút thuốc trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn hầu hết các nghiên cứu về ung thư phổi nói chung là do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi toàn bộ là nhóm bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen EGFR..
- Đánh giá chỉ số toàn trạng ECOG PS trước điều trị trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy,.
- đa phần bệnh nhân có chỉ số toàn trạng ECOG PS = 0 hoặc ECOG PS = 1 (chiếm 75,8%)..
- Đặc biệt nhóm bệnh nhân có chỉ số ECOG PS ≥ 2 chiếm tỷ lệ 24,2%.
- Kết quả này tương tự với các nghiên cứu những năm gần đây, tỷ lệ bệnh nhân có ECOG PS ≥ 2 được điều trị với các thuốc ức chế tyrosine kinase được ghi nhận đều cao, dao động từ 10.
- Ngoài ra, nhóm nghiên cứu của chúng tôi còn mang nhiều bệnh lý phối hợp đi kèm (25,8%) và thể trạng chung kém.
- Trong khi đó, đối với bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn tiến triển được điều trị hoá trị, cho dù là bước 1 hay các bước tiếp sau, đa phần bệnh nhân phải có chỉ số toàn trạng ECOG PS ≤ 1..
- Thống kê về vị trí đột biến, chúng tôi ghi nhận 35/62 bệnh nhân (56,5%) có đột biến mất đoạn ở exon 19, 27/62 bệnh nhân (43,5%) có đột biến L858R ở exon 21.
- Kết quả này là phù hợp với số liệu của những nghiên cứu khác trên cả dân số châu Á.
- 10,11 Theo tác giả Mai Trọng Khoa và CS, trong số 121 bệnh nhân Việt Nam được xét nghiệm, tỷ lệ đột biến EGFR ở exon 19 chiếm tỷ lệ cao nhất, đứng thứ 2 là đột biến L858R tại exon 21.
- Theo nghiên cứu của Mok TS., trong số 261 bệnh nhân châu Á có đột biến EGFR, 140 trường hợp có đột biến mất đoạn ở exon 19, chiếm tỷ lệ 53,6%.
- 42,5% bệnh nhân có đột biến L858R ở exon 21.
- đột biến ở những vị trí khác chiếm tỷ lệ nhỏ.
- Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy các thuốc này cho kết quả vượt trội so với hóa trị chuẩn trên bệnh nhân có đột biến EGFR.
- Nghiên cứu của tác giả Zhou C.
- cho thấy tỷ lệ đáp ứng toàn bộ với erlotinib lên tới 83%, trong đó 2% bệnh nhân có đáp ứng hoàn toàn.
- Đặc biệt, tỷ lệ kiểm soát bệnh rất cao, chiếm 96%.
- 3 Nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân châu Âu của Rosell R.
- và CS cũng ghi nhận tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn 3%, đáp ứng 1 phần 61%.
- 4 Trong nghiên cứu của chúng tôi, mặc dù không có trường hợp nào đạt đáp ứng hoàn toàn, song thuốc đạt tỷ lệ đáp ứng 1 phần (62,9%) và tỷ lệ kiểm soát bệnh (88,7%) hoàn toàn phù hợp với kết quả của các nghiên cứu khác.
- Kết quả của chúng tôi cũng ghi nhận các tác dụng phụ đã biết của thuốc tương tự như các nghiên cứu trong và ngoài nước, không ghi nhận tác dụng phụ mới.
- Như vậy, điều trị erlotinib cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ là an toàn và dung nạp tốt..
- Erlotinib đem lại hiệu quả cao trong điều trị bước 1 đối với các trường hợp ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có đột biến EGFR.
- Dung nạp thuốc tốt với ít tác dụng phụ giúp cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân..
- Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn các bệnh nhân và gia đình, quý Thầy Cô và các quý đồng nghiệp tại Bệnh viện K, Trung tâm Nghiên cứu Gen – Protein, Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện giúp chúng tôi hoàn thành nghiên cứu này.
- Chúng tôi cam kết không xung đột lợi ích từ kết quả nghiên cứu..
- Erlotinib bước một trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có đột biến gen EGFR.
- Tạp chí nghiên cứu Y học.
- So sánh đáp ứng và độc tính hóa chất phác đồ Paclitaxel – Cisplatin và Etoposide – Cisplatin trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển tại chỗ và di căn xa, Tạp chí Ung thư học Việt Nam .
- Nghiên cứu dịch tễ học phân tử đột biến gen tăng trưởng biểu bì (EGFR) ở bệnh nhân ung thư phổi biểu mô tuyến giai đoạn tiến triển