« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU ĐỔ NGÃ CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA CAO SẢN TRIỂN VỌNG


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU ĐỔ NGÃ CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA CAO SẢN TRIỂN VỌNG.
- Lúa, đổ ngã, chiều cao cây, độ cứng Keywords:.
- Sử dụng giống chống chịu đổ ngã là một biện pháp quan trọng để hạn chế đổ ngã trong canh tác lúa.
- Nhằm mục đích trên, việc đánh giá tính chống chịu đổ ngã của 12 giống lúa đã được thực hiện theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên ở tỉnh Đồng Tháp.
- Kết quả cho thấy, với chiều cao cây lúa thấp hơn 100 cm thì những giống có chiều dài lóng ngắn, đặc biệt là lóng thứ ba và thứ tư ngắn, chiều dài tế bào ngắn, độ cứng thân lớn sẽ giúp cho cây chống chịu đổ ngã tốt hơn.
- Các giống MTL392, MTL500, OM6073, TN128, OM4900 và VND95-20 là những giống thuộc nhóm có năng suất cao, trong đó chỉ có giống MTL392 đổ ngã ở giai đoạn cuối.
- Các giống MTL466, OM2514, OM4495 và HĐ1 là những giống chống chịu đổ ngã khá đến trung bình.
- Các giống MTL384 và OM3536 là những giống đổ ngã nhiều..
- Phát triển nông thôn tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khoảng 14%, chỉ riêng khâu thu hoạch tổn thất từ 3%- 5%, do thu hoạch bằng thủ công, lúa bị đổ ngã trong mưa bão.
- Đổ ngã cho đến nay vẫn là.
- thách thức lớn cho canh tác lúa, chưa có biện pháp hữu hiệu để làm giảm thiệt hại do đổ ngã mà phải kết hợp nhiều biện pháp mới có thể hạn chế được đổ ngã trên lúa.
- Có nhiều biện pháp làm giảm đổ ngã như sử dụng giống cứng cây, cân đối dinh dưỡng cho cây hợp lý, tưới tiêu tiết kiệm nước hay sử dụng chất làm cứng cây như prohexadione-Ca cho thấy có liên quan đến sự.
- giảm chiều cao cây, rút ngắn chiều dài lóng, rút ngắn chiều dài tế bào và gia tăng độ cứng của cây lúa (Nguyễn Minh Chơn và Nguyễn Thị Quế Phương, 2006).
- Để góp phần giảm đổ ngã trên lúa, một trong các biện pháp dễ thực hiện và chi phí thấp là chọn giống chống chịu đổ ngã.
- Vì thế, mục tiêu của đề tài “Đánh giá khả năng chống đổ ngã của một số giống lúa cao sản triển vọng” được thực hiện nhằm tìm ra giống lúa triển vọng chống chịu đổ ngã cho canh tác lúa ở ĐBSCL dựa trên các đặc điểm hình thái như chiều cao cây.
- chiều cao đồng ruộng.
- chiều dài tế bào..
- Các chỉ tiêu nông học, chỉ tiêu năng suất và chỉ tiêu đổ ngã đã được ghi nhận như sau:.
- Chiều cao cây: Chiều cao cây được đo từ mặt đất đến chóp lá hay chóp bông của chồi cao nhất (cm).
- Trên mỗi lô, chọn ngẫu nhiên 3 điểm và mỗi điểm được chọn 5 cây để đo chiều cao..
- Chiều cao đồng ruộng: Chiều cao đồng ruộng được đo từ mặt đất đến điểm cao nhất của tán lá ruộng lúa (cm)..
- Chiều cao lóng thân: Chiều cao lóng thân (cm) được đo từ mặt đất đến cổ bông..
- Chiều dài lóng thứ nhất đến lóng thứ tư:.
- Cấp đổ ngã: Được xác định tỉ lệ.
- đổ ngã của từng lô, lấy trung bình của 4 lần lặp lại và quy về thang đánh giá 9 cấp của IRRI (SES..
- Tỉ lệ đổ ngã: Đo diện tích đổ ngã của từng lô so với diện tích của lô rồi quy ra tỉ lệ đổ ngã.
- 3.1 Chiều cao cây, chiều cao thân và chiều cao đồng ruộng của 12 giống lúa vụ 2008-2009.
- Bảng 1 cho thấy các giống lúa đều có chiều cao cây thấp hơn 100 cm.
- Giống cao cây nhất là giống OM3536 với chiều cao cây là 83,8 cm và giống thấp cây nhất là giống OM4495 với chiều cao cây chỉ đạt 65,1 cm.
- Những giống còn lại có chiều cao cây gần bằng nhau.
- Chiều cao đồng ruộng cũng là thông tin quan trọng biểu thị cho tính đổ ngã.
- Giống có chiều cao đồng ruộng quá thấp sẽ gây trở ngại lớn cho khâu thu hoạch.
- Chiều cao đồng ruộng được đo từ mặt đất đến điểm cao nhất của tán lá ruộng lúa.
- cho moment cong tăng lên, nếu chiều cao cây càng cao và thân cây yếu sẽ làm cho cây lúa bị oằn xuống và dẫn đến đổ ngã, điều này sẽ làm cho chiều cao ruộng lúa thấp hơn.
- Kết hợp giữa chiều cao đồng ruộng và chiều cao cây, tỉ lệ chiều cao đồng ruộng/chiều cao cây được xem là chỉ tiêu đánh giá mức độ đổ ngã của ruộng lúa.
- Nếu ruộng lúa đổ ngã nhiều sẽ có tỉ lệ.
- chiều cao đồng ruộng/chiều cao cây..
- Các giống thấp cây thường có khả năng chống chịu đổ ngã tốt hơn và có thể cho năng suất cao hơn.
- Yoshida (1981) cho rằng những giống cao cây có moment cong lớn hơn giống thấp cây, moment cong càng lớn thì càng dễ đổ ngã.
- Bảng 1: Chiều cao cây, chiều cao thân, chiều cao đồng ruộng (cm) và tỉ lệ chiều cao đồng ruộng/chiều cao cây của 12 giống lúa lúc thu hoạch.
- Giống Cao cây.
- (cm) Chiều cao đồng ruộng (cm) Tỉ lệ chiều cao đồng ruộng/cao cây.
- Như vậy, một giống lúa có tỉ lệ chiều cao đồng ruộng/cao cây càng cao vào thời điểm vào chắc đến thu hoạch đồng nghĩa với giống lúa đó có khả năng chống chịu đổ ngã như giống OM4900, OM6073, MTL500, TN128, VND95-20, MTL466 có tỉ lệ chiều cao đồng ruộng/chiều cao cây lớn hơn 0,80.
- Ngược lại, các giống có tỉ lệ chiều cao đồng ruộng/chiều cao cây thấp là những giống dễ đổ ngã như giống MTL384 và OM3536 có tỉ lệ chiều cao đồng ruộng/chiều cao cây chỉ đạt 0,23 đến 0,19 (Bảng 1)..
- 3.2 Chiều dài lóng (cm) của 12 giống lúa Các lóng thứ nhất, thứ hai, thứ ba là những lóng không nằm trong vị trí những lóng bị gãy nhưng đây là những lóng dài nhất của cây lúa, chúng quyết định chiều cao cây, chiều cao thân..
- Đổ ngã thường do sự cong hay oằn xuống của hai.
- Thực tế cho thấy rằng những giống có lóng dài, đặc biệt là lóng thứ tư dài như những giống MTL466, MTL392, MTL384, OM3536, OM4495, HĐ1 và OM2514 dễ xảy ra đổ ngã.
- Giống vừa có chiều cao cây cao nhất và lóng thứ tư dài nhất cũng là giống dễ đổ ngã như giống OM3536..
- Trong khi đó những giống có lóng thứ tư ngắn như những giống MTL500, OM6073, TN128, OM4900 và VND95-20 lại ít đổ ngã hơn với chiều cao đồng ruộng cao hơn (Bảng 1 và Bảng 2).
- Như vậy chiều dài lóng thứ 4 ngắn rất có ý nghĩa trong việc làm giảm đổ ngã.
- Theo Hoshikawa và Wang (1990) thì sự đổ ngã thường xảy ra ở lóng thứ 4, giống lúa dễ đổ ngã thường có chiều dài lóng thân bên dưới và chiều dài cả thân dài hơn so với những cây không đổ ngã, và theo Yoshida (1981) thì lóng thứ 4 ngắn sẽ giúp cho gốc lúa cứng hơn và hạn chế đổ ngã..
- Lóng 3 và lóng 4 càng lớn thì lúa càng ít đổ ngã.
- (Bảng 3) là những giống dễ đổ ngã.
- Theo Hoshikawa và Wang (1990) đã quan sát các giống lúa dễ đổ ngã của Nhật và thấy rằng lóng thứ 1 thường có dạng hơi tròn và càng về các lóng phía dưới thì thân lúa càng dẹt với sự chênh lệnh đường kính trục lớn và trục nhỏ của lóng thân gia tăng.
- 3.4 Chiều dài tế bào (µm) của 12 giống lúa Chiều dài tế bào có liên quan mật thiết đến chiều dài lóng và sự đổ ngã trên lúa.
- thấy những giống có chiều dài tế bào từ lóng 1 đến lóng 4 càng dài đều là những giống dễ đổ ngã như giống MTL384 và OM3536..
- Bảng 4: Chiều dài tế bào của lóng 1, lóng 2, lóng 3 và lóng 4 (µm) của 12 giống lúa.
- Kết quả này cho thấy phần lớn các giống có chiều cao cây cao thì có tế bào dài.
- Tuy nhiên, đối với giống MTL384 thì cây lúa có chiều cao cây và thân thấp nhưng lại có chiều dài tế bào các lóng dài hơn các giống khác (Bảng 1 và Bảng 4).
- Như vậy không chỉ dựa vào chiều cao cây, chiều cao thân, chiều dài lóng, đường kính lóng hay chiều dài tế bào để xét tính chống chịu với đổ ngã mà cần phải xét thêm các yếu tố khác để có thể kết.
- luận tốt hơn về đặc tính hình thái của cây lúa có liên quan đến tính đổ ngã..
- Lóng 3 và lóng 4 có độ cứng lớn thì cây lúa sẽ ít bị đổ ngã như giống MTL500 có độ cứng lóng 3 và lóng 4 đạt cao nhất lần lượt là 3,81 N và 4,38 N.
- Giống MTL 384 là giống lúa dễ đổ ngã với độ cứng lóng 3 và lóng 4 yếu nhất lần lượt là 1,46 N và 1,86 N..
- khiển chiều cao cây thường dựa trên những lóng này (Nguyễn Minh Chơn và Nguyễn Thị Quế Phương (2006) và Nguyễn Minh Chơn (2007))..
- 3.6 Cấp đổ ngã và diện tích đổ ngã (tỉ lệ.
- Bảng 6 cho thấy giống MTL384 và giống OM3536 đổ ngã cấp 9 lúc thu hoạch, tương đương với tỉ lệ đổ ngã cao đến 98,8%.
- Sự đổ ngã ở hai giống này xảy ra sớm hơn các giống khác.
- Ở 20 ngày trước khi thu hoạch, cấp đổ ngã ghi nhận được ở giống MTL384 và giống OM3536 lần lượt là cấp 3 và cấp 1, trong khi đó không có sự đổ ngã ở các giống còn lại.
- Độ cứng lóng thứ tư của nó là 1,86 N trong khi đó giống MTL500 không đổ ngã có độ cứng của lóng thứ tư cao nhất là 4,38 N với sự khác biệt có ý nghĩa 1% trong phép thử Duncan.
- Giống OM3536 có chiều cao cây, chiều cao thân, chiều dài lóng thứ ba và thứ tư cũng như chiều dài tế bào lớn nhất..
- Giống này có đường kính lóng thân từ lớn đến trung bình nhưng lại có độ cứng lóng thân thứ ba và thứ tư kém nhất nên rất dễ đổ ngã.
- Giống MTL392 không đổ ngã ở 20 ngày trước khi thu hoạch.
- Khi hạt vào chắc đầy đủ thì hiện tượng đổ ngã cũng xảy ra ở giống nầy.
- trước khi thu hoạch, đổ ngã cấp 3 ghi nhận được ở giống này, sau đó đổ ngã tăng lên đến cấp 7 lúc thu hoạch.
- Vì đổ ngã xảy ra muộn nên không ảnh hưởng đến năng suất.
- Giống MTL392 có chiều cao cây thuộc loại cao trong nhóm giống đang khảo sát, chiều dài lóng thứ nhất dài 32,1 cm, chiều dài các lóng thứ hai đến thứ tư từ khá dài đến trung bình (Bảng 2), đường kính lóng thứ ba và thứ tư tương đối lớn từ cm.
- Tuy nhiên, độ cứng lóng thân của giống này tương đối yếu, lóng thứ ba và lóng thứ tư có độ cứng lần lượt là 2,45 N và 2,99 N nên dễ đổ ngã vào thời điểm thu hoạch..
- Giống OM4495 tuy là giống lúa thấp cây với chiều cao cây chỉ đạt 65,1 cm (Bảng 1) nhưng lại là giống nhỏ cây nhất, với lóng 3 và lóng 4 lần lượt có đường kính là 0,25 cm và 0,27 cm (Bảng 3).
- Giống HĐ1 thuộc nhóm giống có chiều cao cây cao nhất, lóng thứ ba và thứ tư có độ cứng yếu, lần lượt là 1,95 và 2,57 N (Bảng 5) nhưng chiều cao thân thuộc nhóm trung bình là 56,6 cm (Bảng 1), lóng thứ tư của nó không dài (4,2cm) nên đổ ngã xảy ra trễ vào thời điểm thu hoạch với cấp đổ ngã là cấp 3 và tỉ lệ đổ ngã là 27,5 % (Bảng 6), vì vậy ít ảnh hưởng đến năng suất.
- Các Bảng 6: Cấp đổ ngã và tỉ lệ đổ ngã vào các thời điểm sau khi trổ đến thu hoạch.
- Giống cấp đổ ngã Tỉ lệ đổ ngã.
- giống còn lại như MTL466, MTL500, OM6073, TN128, OM2514, OM4900 và VND95-20 là những giống ít đổ ngã hoặc.
- không đổ ngã.
- Qua các kết quả trên có thể nhận xét: chiều cao cây lúa dưới 100 cm thì ảnh hưởng của chiều cao cây lên đổ ngã là ít quan.
- Chiều cao cây càng cao thì càng dễ đổ ngã khi cây có đường kính lóng nhỏ và độ cứng lóng thứ ba và lóng thứ yếu.
- Đối với các giống có năng suất cao và đổ ngã xảy ra muộn thì cần có chế độ canh tác tốt để hạn chế đổ ngã và phát huy được tiềm năng năng suất của giống..
- Các giống MTL500, OM6073, TN128, OM4900 và VND95-20 là những giống thuộc nhóm có năng suất cao với phần trăm hột chắc/ bông khá cao và không đổ ngã.
- Đây là những giống cần lưu ý phát huy cho việc canh tác lúa hạn chế đổ ngã.
- Giống MTL392 có năng suất cao nhất nhưng lại đổ ngã lúc thu hoạch nên cần có chế độ canh tác hợp lý để phát huy tiềm năng năng suất của nó..
- Bảng 7: Thành phần năng suất và năng suất thực tế và tính đổ ngã lúc thu hoạch Giống Trọng lượng.
- Cấp đổ ngã.
- Với chiều cao cây lúa thấp hơn 100 cm thì những giống có chiều dài lóng ngắn, đặc biệt là lóng thứ ba và thứ tư ngắn, chiều dài tế bào ngắn, độ cứng thân lớn sẽ giúp cho cây chống chịu đổ ngã tốt hơn..
- suất cao và thuộc nhóm có tỉ lệ chiều cao đồng ruộng/chiều cao cây khá cao nên khả năng chống chịu đổ ngã tốt..
- Giống MTL392 là giống có năng suất cao nhưng đổ ngã ở giai đoạn cuối nên cần có chế độ canh tác thích hợp với giống này để phát huy ưu thế về năng suất của nó..
- chiều dài lóng thứ ba và thứ tư, chiều dài tế bào và độ cứng thân để chọn giống chống chịu với đổ ngã..
- Các giống MTL500, OM6073, TN128, OM4900, VND95-20, MTL466 và OM2514 là những giống có triển vọng tốt cho sản xuất do có năng suất cao, không đổ ngã hoặc ít ngã..
- Đặc tính đổ ngã của lúa và ứng dụng anti-gibberellin để ổn định năng suất và giảm đổ ngã cho lúa Hè Thu.
- Hạn chế đổ ngã cho cây lúa.
- Ảnh hưởng của prohexadione- calcium lên sự giảm đổ ngã ở lúa.
- Ảnh hưởng của prohexadione- calcium lên sự giảm đổ ngã của lúa ST1 ở các liều phân đạm khác nhau