« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá lượng cacbon tích lũy của sinh khối rừng tràm trên nền đất sét tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ LƯỢNG CACBON TÍCH LŨY CỦA SINH KHỐI RỪNG TRÀM TRÊN NỀN ĐẤT SÉT TẠI VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG.
- Mục tiêu của nghiên cứu là ước tính khả năng lưu trữ cacbon của hai cấp độ tuổi rừng tràm (nhỏ hơn 10 và lớn hơn 10) trên nền đất sét tại Vườn quốc gia U Minh Thượng.
- Mật độ của rừng tràm nhỏ hơn 10 tuổi (7315 cây /ha) cao hơn mật độ của rừng tràm lớn hơn 10 tuổi (4140 cây/ha).
- Tuy nhiên rừng tràm ở cấp độ tuổi nhỏ hơn 10 có giá trị đường kính ngang ngực và chiều cao nhỏ hơn rừng tràm ở cấp độ tuổi lớn hơn 10.
- Không có sự khác biệt về thành phần vật rụng giữa hai cấp độ tuổi rừng tràm.
- Sáu loài thực vật được ghi nhận tại rừng tràm nhỏ hơn 10 tuổi và năm loài thực vật ở rừng tràm lớn hơn 10 tuổi, trong đó sậy (Phragmites vallatoria (L.) Veldk.) và choại (Stenochlaena palustris (Burm) Bedd.) là những loài chủ yếu.
- Hàm lượng cacbon ước tính của rừng tràm theo hai độ tuổi nhỏ hơn 10 và lớn hơn 10 thì có sự khác biệt, với giá trị lần lượt đạt 15,18 tấn C/ha và 31,763 tấn C/ha..
- Gần đây nghiên cứu sinh khối và khả năng hấp thụ cacbon của rừng lại càng trở nên quan trọng trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Mai Sỹ Tuấn và Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2009.
- Với mục tiêu chung là làm giảm tác hại của hiệu ứng nhà kính, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, đánh giá, xác định sinh khối và trữ lượng cacbon trong từng kiểu rừng, loài cây… làm cơ sở để lượng hóa kinh tế giá trị về môi trường xã hội mà rừng mang lại.
- Xuất phát từ thực tế trên, đề tài nghiên cứu “Đánh giá lượng cacbon tích lũy của sinh khối rừng tràm trên nền đất sét tại Vườn quốc gia U Minh Thượng” được tiến hành nhằm xác định giá trị của rừng tràm thông qua việc xác định hàm lượng tích cacbon lũy, đồng thời làm cơ sở khoa học trong việc xây dựng kế hoạch chi trả phí dịch vụ môi trường..
- Nghiên cứu được tiến hành tại các tiểu khu rừng tràm có độ tuổi nhỏ hơn 10 (tiểu khu 49) và các tiểu khu có độ tuổi lớn hơn 10 (tiểu khu 59) trên nền đất sét tại Vườn quốc gia U Minh Thượng từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 6 năm 2013..
- Tổng số ô tiêu chuẩn phải lập theo hai cấp độ tuổi của rừng tràm trên nền đất sét là 40 ô tiêu chuẩn 100 m 2 .
- (2) Tại rừng tràm với độ tuổi nhỏ hơn 10 chọn 20 cây đại diện và rừng tràm với độ tuổi lớn hơn 10 chọn 20 cây đại diện.
- Sau đó tiến hành phân chia và cân đo sinh khối theo từng bộ phận riêng biệt:.
- Sau khi cân xong khối lượng sinh khối tươi từng loại cây bụi tiến hành thu mẫu mỗi loại để đem về phòng thí nghiệm phân tích.
- (4) Trong mỗi ô tiêu chuẩn đã chọn xác định sinh khối của cây tràm tiến hành bố trí 01 túi thu vật rụng với diện tích 1 m 2 , được bố trí giữa và treo dưới tán cây, tổng số túi thu vật rụng là 40 túi 1 m 2 .
- Tại mỗi khu rừng tràm khảo sát có số cây đại diện là 20 cây.
- Tiến hành xây dựng công thức tính sinh khối tươi cây tràm ở hai độ tuổi dựa vào đường kính thân cây ngang ngực và sinh khối tươi thực tế của số cây đại diện theo hàm lũy thừa y = ax b.
- Tiến hành cắt nhỏ mẫu cần phân tích sau đó sấy khô ở 105 0 C, định kỳ cân đo sinh khối khô của cây tràm theo từng thành phần như: thân (SKK t.
- Kết quả lần đo cuối cùng được ghi nhận sau khi sinh khối khô có giá trị không thay đổi.
- Kế đến tính hệ số tỷ lệ giữa sinh khối khô (K (kg)) với sinh khối tươi (T(kg)) theo công thức k = K/T.
- Cuối cùng tính sinh khối khô cho từng bộ phận của cây và lâm phần bằng cách nhân sinh khối tươi (T) của các bộ phận tương ứng với hệ số k, nghĩa là K = T*k..
- Tổng hợp toàn bộ số liệu về sinh khối tươi và sinh khối khô của từng loại cây tràm, cây bụi, vật rụng tiêu chuẩn đại diện bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2010 tương ứng theo từng độ tuổi của sinh khối rừng tràm trên nền đất sét để tính sinh khối tươi và sinh khối khô các thành phần trên toàn bộ sinh khối rừng tràm trên đất sét..
- Dùng phần mềm SPSS Statistics 13.0 để phân tích sự khác biệt các thành phần sinh khối..
- Cách đánh giá lượng các bon tích lũy của sinh khối rừng tràm trên nền đất sét theo độ tuổi bằng phương trình toán Cacbon-RaCSA của ICRAF..
- Lượng cacbon tích lũy được tính dựa trên tổng sinh khối khô trên mặt đất theo công thức:.
- W cacbon lượng cacbon tích lũy trong sinh khối (tấn/ha)..
- DW above = lượng sinh khối khô trên mặt đất (tấn/ha)..
- W wood lượng sinh khối khô của tầng cây gỗ (tấn/ha)..
- W shrub lượng sinh khối khô của tầng cây bụi (tấn/ha)..
- W litter lượng sinh khối khô của tầng vật rụng (tấn/ha)..
- Kết quả khảo sát thực địa ở tiểu khu 49 và 59 của 2 loại rừng tràm nhỏ hơn 10 tuổi và lớn hơn 10 tuổi, kết quả ghi nhận có 6 loài thực vật bao gồm:.
- Giữa 2 loại rừng, sậy là loài chiếm ưu thế, đây là loài có mật độ cao nhất, với: 4,5 cây/m 2 ở rừng tràm nhỏ hơn 10 tuổi và 3,00 cây/m2 ở rừng tràm lớn hơn 10 tuổi, kế đến là Choại với mật độ ứng với 2 tuổi rừng lần lượt là 2,10 và 3,60 cây/m 2 , Dây vác là loài có mật độ thấp nhất với 1,35 cây/m 2 ở rừng tràm nhỏ hơn 10 tuổi và 0,30 cây/m 2 ở rừng tràm lớn hơn 10 tuổi.
- Trọng lượng khô của tầng cây bụi ở 2 loại rừng tràm theo hai cấp tuổi khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Lâm phần có độ tuổi nhỏ thì trung bình trọng lượng khô của tầng cây bụi thấp hơn so với rừng tràm có độ tuổi lớn.
- Điều này có nghĩa, rừng ở độ tuổi nhỏ thì mật độ cây nhiều, độ che phủ lớn, sức cạnh tranh về không gian sống và dinh dưỡng đối với các loài cây bụi sẽ kém, vì vậy sẽ bị rừng tràm lấn át, dẫn.
- Trong khi, rừng càng lớn thì mật số cây sẽ giảm, hơn nữa trên nền đất sét cây tràm thường phát triển nhiều về đường kính, kém phát triển về chiều cao, cho nên đây là điều kiện tốt cho tầng cây bụi cạnh tranh về ánh sáng và dinh dưỡng… dẫn đến lượng sinh khối sẽ tăng..
- 3.2 Đặc điểm các thông số lâm học của rừng tràm trên đất sét.
- 3.2.1 Mật độ, DBH1,3 và H của rừng tràm trên đất sét ở cùng độ tuổi.
- Đối với các chỉ tiêu về đường kính thân, chiều cao, mật độ của cây tràm ở 2 kiểu rừng nhỏ hơn 10 và lớn hơn 10 tuổi cho thấy trong cùng một cấp độ tuổi các chỉ tiêu về lâm học này của rừng tràm không có sự khác biệt (p<0,05).
- Đối với rừng lớn hơn 10 tuổi, thì đường kính ngang ngực thân cây dao động từ cm đến cm.
- 3.2.2 Mật độ, DBH1,3 và H của rừng tràm trên đất sét theo hai cấp độ tuổi.
- So sánh về đường kính thân cây ở vị trí ngang ngực của 2 loại rừng tràm trên nền đất sét tương ứng với 2 độ tuổi, kết quả thống kê cho thấy:.
- đường kính trung bình ở loại rừng nhỏ hơn 10 tuổi thì chỉ tiêu này dao động trong khoảng 4,07±0,04 cm, trong khi chỉ tiêu này của rừng tràm lớn hơn 10 tuổi thì dao động trong khoảng 7,71±0,01 cm..
- tràm trên nền đất sét thuộc 2 độ tuổi, kết quả quan sát cho thấy chiều cao trung bình ở loại rừng nhỏ hơn 10 tuổi chỉ tiêu này dao động trong khoảng 4,80±0,05 m, trong khi rừng tràm lớn hơn 10 tuổi thì chiều cao dao động trong khoảng 5,57±0,03 m..
- Kết quả này có thể kết luận như nghiên cứu của Lê Minh Lộc (2004) ở rừng tràm trên nền đất sét thì hàm lượng chất dinh dưỡng nghèo nên cây tràm ít phát triển về chiều cao, đa phần cây tràm thiên về phát triển đường kính và gia tăng cành nhánh..
- rừng tràm ở cấp tuổi nhỏ hơn 10 mật độ cây dao động trong khoảng 0,73±0,02 cây/m 2 , trong khi chỉ tiêu này là 0,41±0,02 cây/m 2 cho loại rừng tràm thuộc cấp tuổi lớn hơn 10.
- 3.3.1 Thành phần tầng vật rụng của rừng tràm trên nền đất sét ở cùng độ tuổi.
- Hình 4: Phần trăm tổng sinh khối tươi của tầng vật rụng: (A) rừng tràm có độ tuổi nhỏ hơn 10, (B) rừng tràm có độ tuổi lớn hơn 10.
- Tại 2 tiểu khu 49 và 59, đối với rừng nhỏ hơn 10 tuổi thì tỷ lệ phần trăm tổng sinh khối tươi của các thành phần vật rụng thu được thì cành chiếm với tỷ lệ lớn nhất 84%.
- 3.3.2 Thành phần tầng vật rụng của rừng tràm trên đất sét theo hai cấp độ tuổi.
- Thành phần của tầng vật rụng ở rừng tràm trên nền đất sét ứng với hai cấp tuổi, trong thời gian thu mẫu chín tháng thể hiện qua Hình 5, 6, 7..
- Hình 5: Sinh khối khô của cành ứng với hai cấp tuổi Lượng sinh khối khô của cành trong rừng tràm.
- cùng độ tuổi nhỏ hơn 10 theo từng tháng dao động từ g/m 2 đến g/m 2 , giữa tháng 5 với các tháng 1, tháng 3 và tháng 11 (năm trước) có sự khác biệt (p<0,05).
- Trong khi đó, sinh khối cành khô của rừng tràm trong độ tuổi lớn hơn 10 theo từng tháng dao động từ g/m 2 đến g/m 2 , với kết.
- quả thống kê cho thấy sinh khối cành khô giữa các tháng trong cùng độ tuổi này khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Nguyên nhân của sự khác biệt về lượng sinh khối khô của cành ở rừng tràm nhỏ hơn 10 tuổi là do lâm phần có độ tuổi nhỏ thì mật độ cây cao, trong điều kiện cạnh tranh về ánh sáng và dinh dưỡng, nhiều cành nhánh dễ bị đào thải hơn so với lâm phần có độ tuổi lớn (Đặng Quốc Cường, 2009)..
- Hình 6: Sinh khối khô của lá ứng với hai cấp tuổi Trọng lượng sinh khối khô của lá trong cùng độ.
- tuổi nhỏ hơn 10 theo từng tháng dao động từ g/m 2 đến g/m 2 .
- Trong khi sinh khối khô của lá đối với rừng có độ tuổi lớn hơn 10 dao động từ g/m 2 đến g/m 2 .
- Nhìn chung, đối với sinh khối.
- Nguyên nhân là do tháng 6 là giao mùa giữa mùa mưa và mùa khô nên lượng sinh khối của lá rơi rụng phải có sự khác biệt..
- Hình 7: Sinh khối khô của bông ứng với hai cấp tuổi Lượng sinh khối khô của bông trong cùng độ.
- tuổi nhỏ hơn 10 theo từng tháng biến động từ 12,46.
- Còn đối với rừng tràm ở độ tuổi lớn hơn 10 thì sinh khối khô của thành phần bông vụn thu được biến động từ đến 15,71±.
- Nguyên nhân sự khác biệt sinh khối khô của bông khi so sánh giữa các tháng với hai loại rừng là do tháng 5 và 6 là những tháng mưa nên ngoài yếu tố.
- rụng sinh lý của cây còn nhiều yếu tố không thuận lợi khác như: mưa, gió, sâu bệnh… làm cho lượng sinh khối này thu được có sự khác biệt (Đặng Quốc Cường, 2009)..
- 3.4 Sinh khối tươi và sinh khối khô của rừng tràm trên đất sét.
- 3.4.1 Tương quan đường kính ngang ngực và sinh khối tươi cây tràm theo độ tuổi..
- Việc xác định sinh khối cây tràm dựa trên đường kính của cây, do đó rừng tràm có đường kính thân càng cao thì sinh khối tươi của cây càng lớn..
- Bảng 3: Sinh khối tươi và DBH1,3 của 20 cây đại diện tại rừng tràm có độ tuổi nhỏ hơn 10.
- Hình 8: Tương quan giữa DBH1,3 và TSKT rừng tràm có độ tuổi.
- nhỏ hơn 10.
- Kết quả phân tích tương quan cho thấy đường kính thân cây ngang ngực và tổng sinh khối tươi tại lâm phần có độ tuổi nhỏ hơn 10 có mối tương quan.
- Hình 9: Tương quan giữa DBH1,3 và TSKT rừng tràm có độ tuổi lớn hơn 10 y = 0.3188x 2.1672.
- Bảng 4: Sinh khối tươi và DBH1,3 của 20 cây đại diện tại rừng tràm có độ tuổi lớn hơn 10.
- Tương tự với rừng tràm có độ tuổi nhỏ hơn 10, kết quả phân tích tương quan cho thấy đường kính thân cây ngang ngực và tổng sinh khối tươi tại lâm phần có độ tuổi nhỏ hơn 10 có mối tương quan chặt chẽ theo hàm số lũy thừa SKT =0,318 x DBH2,167 với R2 = 0,825..
- 3.4.2 Sinh khối tươi và sinh khối khô của rừng tràm trên đất sét.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh khối khô của cây tràm, tầng vật rụng và thảm cây bụi dưới tán tràm tại 2 tiểu khu 49 và 59 ở 2 loại rừng tràm trên nền đất sét ứng với 2 cấp tuổi nhỏ hơn 10 tuổi và lớn hơn 10 tuổi thì sinh khối khô của các loại thành phần tương ứng đều có sự khác biệt nhau (do p<0,05)..
- Bảng 5: Sinh khối khô giữa các tiểu khu theo 2 cấp tuổi.
- Tầng cây bụi dưới tán rừng tràm có độ tuổi lớn.
- hơn 10 thì mật độ và trọng lượng khô lớn hơn so với thảm cây bụi dưới tán rừng tràm nhỏ hơn 10 tuổi.
- Ngược lại, ở rừng có độ tuổi nhỏ hơn 10, thường thì mật độ cây tràm nhiều nên độ khép tán lớn, đây là điều kiện không thuận lợi cho thảm thực vật dưới tán tràm phát triển, do đó sinh khối khô của cây bụi giảm đi.
- 3.5 Hàm lượng cacbon tích lũy của sinh khối rừng tràm trên đất sét.
- Hàm lượng cacbon tích lũy của rừng tràm theo hai độ tuổi là có sự khác biệt (p<0,05), với hàm lượng cacbon tích lũy trung bình là 15,18 tấn/ha cho rừng tràm nhỏ hơn 10 tuổi và 31,763 tấn/ha cacbon đối với rừng lớn hơn 10 tuổi..
- Hình 10: Hàm lượng cacbon tích lũy trên mặt đất của rừng tràm trên đất sét theo hai cấp độ tuổi Kết quả nghiên cứu chứng tỏ đối với rừng tràm.
- thì sinh khối cây tràm là đóng vai trò chủ đạo trong việc tích lũy cacbon (chiếm 78,48% trong việc tích lũy cacbon đối với rừng nhỏ hơn 10 tuổi và 87,32%.
- đối với rừng lớn hơn 10 tuổi).
- Bảng 6: So sánh hàm lượng cacbon tích lũy của rừng tràm trên nền đất sét ứng với 2 cấp tuổi với một số nghiên cứu khác.
- Kết quả nghiên cứu luận văn: “Đánh giá lượng cacbon tích lũy của sinh khối rừng tràm trên nền đất sét tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng”..
- Sản phẩm thu được là kết quả mong muốn trong việc xác định hàm lượng cacbon tích lũy phần trên mặt đất của 2 trạng thái rừng tràm trên nền đất sét tại Vườn quốc gia U Minh Thượng.
- Rừng tràm nhỏ hơn 10 tuổi có số loài cây bụi hiện diện (6 loài) nhiều hơn so với rừng tràm lớn hơn 10 tuổi (5 loài), nhưng sinh khối nhỏ hơn..
- Tổng sinh khối khô của rừng tràm nhỏ hơn 10 tuổi là 33,0 tấn/ha.
- còn ở rừng tràm lớn hơn 10 tuổi thì sinh khối khô đạt 69,05 tấn/ha..
- Rừng có độ tuổi nhỏ hơn 10 có mật độ cây (7315 cây /ha) lớn hơn rừng có độ tuổi lớn hơn 10 (4140 cây/ha).
- Ngược lại đường kính và chiều cao của rừng tràm nhỏ hơn 10 tuổi nhỏ hơn so với rừng lớn hơn 10 tuổi..
- Hàm lượng cacbon tích lũy của sinh khối rừng tràm trên nền đất sét theo hai độ tuổi nhỏ hơn 10 và lớn hơn 10 lần lượt đạt 15,18 tấn CO 2 /ha và 31,763 tấn CO 2 /ha..
- Từ kết quả tính toán được của đề tài cho thấy hàm lượng cacbon tích lũy của sinh khối rừng tràm trên nền đất sét là tương đối lớn.
- Phương pháp đánh giá nhanh sinh khối và ảnh hưởng của độ sâu ngập lên sinh khối rừng tràm (Melaleuca cajuputi) trên đất than bùn và đất phèn khu vực U Minh Hạ tỉnh Cà Mau..
- Nghiên cứu khả năng tích lũy các bon của rừng tràm (Kandelia obovata Sheue) trồng ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.