« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá lý – hóa tính đất trồng lúa trong và ngoài đê bao khép kín huyện Phú Tân, tỉnh An Giang


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ LÝ – HÓA TÍNH ĐẤT TRỒNG LÚA TRONG VÀ NGOÀI ĐÊ BAO KHÉP KÍN HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG.
- Đê bao khép kín, đê bao lững, hóa học đất, vật lý đất.
- Nghiên cứu được thực hiện tại xã Phú Xuân (khu vực trong đê bao khép kín) và Hiệp Xương (khu vực ngoài đê bao khép kín), huyện Phú Tân, tỉnh An Giang với mục tiêu đánh giá tính chất đất giữa trong đê và ngoài đê bao khép kín.
- Mẫu đất được thu tại (i) 15 điểm trong đê với 2 đợt thu mẫu vào tháng 2/2018 và tháng 10/2018 và (ii)15 điểm ngoài đê với 2 đợt thu mẫu vào tháng 2/2018 và tháng 8/2018.
- Kết quả nghiên cứu đã cho thấy pH, dung trọng, tỷ trọng và độ xốp không có sự khác biệt giữa trong đê và ngoài đê, ngoại trừ độ dẫn điện thì trong đê cao có ý nghĩa so với ngoài đê.
- Các thông số như hàm lượng chất hữu cơ, CEC, tổng đạm và tổng lân trong đê có giá trị cao hơn ngoài đê với các giá trị lần lượt: chất hữu cơ (8,67% và 5,49.
- Thông số NO 3 -N cũng cho thấy được giá trị trong đê (1,74 mg kg -1 ) cao hơn ngoài đê (1,52 mg kg -1 ) nhưng không có khác biệt (p>0,05).
- Tương tự, hàm lượng tổng kali không khác biệt giữa trong đê (1,33%) và ngoài đê (1,32.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng chất hữu cơ, đạm, lân trong đê cao hơn ngoài đê..
- Theo Chi cục Thủy Lợi An Giang (2013), toàn tỉnh có 623 tiểu vùng có tuyến đê bao kiểm soát lũ với tổng chiều dài là 5.372 km và bảo vệ hơn 240.000 ha cho sản xuất..
- Trong đó, đê bao triệt để có 397 tiểu vùng (kiểm soát lũ hơn 176.079 ha) và đê bao chống lũ tháng 8 có 224 tiểu vùng (kiểm soát lũ hơn 64.000 ha), riêng huyện Phú Tân có 22.123 ha (chiếm 12,56 % trong toàn tỉnh) đất sản xuất nông nghiệp được bao đê triệt để và 100 ha được bao để chống lũ tháng 8 (chiếm 0,15.
- Dự án Bắc Vàm Nao ở huyện Phú Tân đã và đang phục vụ khá hiệu quả cho việc sản xuất, sinh hoạt của người dân trong vùng đê bao khép kín (Lê Anh Tuấn và ctv., 2015.
- Bên cạnh đó, đê bao khép kín đã góp phần bảo vệ mùa màng, tài sản, tạo điều kiện tốt cho chăn nuôi, cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi và tạo việc làm cho người dân (Bùi Thị Mai Phụng và ctv., 2017).
- Việc canh tác lúa 3 vụ thường xuyên trong vùng đê bao khép kín đã làm cho đất không được nhận phù sa hàng năm, dẫn đến đất dễ bị bạc màu và môi trường đất bị ô nhiễm (Dasgupta, 2005.
- Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Chiếm và ctv., (2017) ở 4 huyện của tỉnh An Giang đã cho thấy thành phần hóa học của đất trong đê có xu hướng cao hơn ngoài đê.
- Tuy nhiên, để có thêm cơ sở vững chắc trong việc đề xuất thời gian xả lũ phù hợp cho huyện Phú Tân và đánh giá hiện trạng lý hóa tính của đất trong và ngoài đê bao khép kín là thật sự cần thiết.
- Xuất phát từ những vấn đề trên, nghiên cứu “Đánh giá tính chất lý-hóa học của đất trồng lúa trong và ngoài đê bao khép kín huyện Phú Tân - tỉnh An Giang” đã được thực hiện..
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.
- Thời gian và địa điểm nghiên cứu Mẫu đất được thu 2 đợt trong năm 2018 tại xã Phú Xuân (khu vực trong đê bao khép kín) và xã Hiệp Xương (khu vực ngoài đê bao khép kín).
- Mẫu đất trong đê và ngoài đê được thu theo từng đợt, với tổng số cỡ mẫu được thu cho mỗi đợt là 15 mẫu trong đê và 15 mẫu ngoài đê..
- Phương pháp thu mẫu đất.
- (2017), việc liên hệ và làm việc với chính quyền địa phương xã được thực hiện nhằm lựa chọn vị trí đại diện mang tính chất ngẫu nhiên, phù hợp để phục vụ trong quá trình nghiên cứu.
- Bước 1: Dựa trên bản đồ hiện trạng sản xuất nông nghiệp của xã, 15 vị trí trong đê và 15 mẫu ngoài đê được chọn ngẫu nhiên để thu mẫu.
- Ngoài ra, thời gian thu mẫu phụ thuộc rất nhiều vào lịch thời vụ của từng xã, để xác định thời gian thu hoạch lúa vụ Đông Xuân và thời điểm trước khi mùa lũ bắt đầu ở ngoài đê..
- Bản đồ vị trí các điểm thu mẫu trong đê (trái) và ngoài đê (phải) 2.3.
- Sử dụng phần mềm SPSS 13.0 kiểm tra tính đồng nhất của phương sai, kiểm tra phân phối chuẩn của dữ liệu bằng kiểm định Kolmogorov-smirnov, nếu dữ liệu không phân phối chuẩn thì sử dụng kiểm định Mann-Whitney Test để so sánh sự khác biệt giữa 2 mẫu độc lập trong và ngoài đê về các chỉ tiêu hóa học ở mức ý nghĩa 5%..
- Dung trọng đất trong đê có xu hướng cao hơn so với ngoài đê và khác biệt có ý nghĩa thống kê trong đợt 2 (p<0,05), với giá trị trung bình của 2 đợt thu.
- mẫu dao động từ 1,02-1,04 g cm -3 và được đánh giá là nhóm đất quá khô hay giàu chất hữu cơ (Karchinski, 1965 trích dẫn bởi Trần Thành Lập, 1999).
- Dung trọng đất là đặc tính quan trọng, có thể được sử dụng để đánh giá độ phì của đất về mặt vật lý như tình trạng nén dẽ, độ xốp hay tầng sâu mà rễ lúa có thể phát triển.
- Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Chiếm và ctv.
- (2017) cũng cho thấy dung trọng đất trong và ngoài đê trung bình dao động từ 0,94 đến 0,95 g cm -3 .
- Trong nghiên cứu này, dung trọng có xu hướng cao hơn nhưng không có sự chênh lệch lớn..
- Tỷ trọng của đất trong đê thấp hơn ngoài đê nhưng không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê (p>0,05), với giá trị trung bình trong đê dao động từ 2,08 đến 2,14 g cm -3 và ngoài đê dao động từ 2,14 đến 2,23 g cm -3 .
- Độ xốp của đất cũng cho xu hướng trong đê thấp hơn ngoài đê với giá trị trung bình trong đê dao động từ 50,6 đến 51,1% và ngoài đê 55,1-59,3%.
- Theo thang đánh giá của Karchinski (1965) trích dẫn bởi Trần Thành Lập (1999), đất trong và ngoài đê đều có tỉ trọng <.
- được đánh giá có lượng mùn cao, điều đó là lý tưởng cho đất canh tác lúa (Miller, 1990).
- Nghiên cứu của Võ Thị Gương và ctv.
- Như vậy, trong nghiên cứu này dung trọng, tỷ trọng và độ xốp của đất trong và ngoài đê đều phù hợp và thuận lợi cho canh tác lúa..
- Dung trọng, tỷ trọng và độ xốp trong và ngoài đê bao khép kín.
- Đợt 1 Trong đê 1,02ns±0,09 2,08ns±0,15 50,59ns±5,71.
- Ngoài đê 0,96ns±0,11 2,14ns±0,17 55,05ns±7,02.
- Đợt 2 Trong đê 1,04a±0,10 2,14ns±0,16 51,12b±4,20.
- Ngoài đê 0,90b±0,11 2,23ns±0,15 59,35a±7,21.
- Trong cùng một cột (theo đợt), các số có chữ cái theo sau khác nhau thì có khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
- ns là không khác biệt ý nghĩa thống kê..
- Trị số pH H2O trong đê đợt 1 thấp hơn so với ngoài đê với giá trị trung bình lần lượt tương ứng là 5,25 và 5,62.
- trong khi đó, trị số pH H2O của đợt 2 trong đê cao hơn ngoài đê với giá trị trung bình trong đê 5,40 và ngoài đê 4,93.
- Như vậy, trong nghiên cứu.
- này trị số pH H2O không có sự chênh lệch rõ rệt, điều đó cho thấy sự ảnh hưởng của hệ thống đê bao khép kín đến trị số pH là chưa đáng kể.
- Theo thang đánh giá của Vũ Cao Thái (1997), đất khu vực trong đê và ngoài đê được đánh giá là đất phèn yếu với trị số pH H2O trong khoảng 4,5-5,5..
- Trị số pH H2O và EC trong và ngoài đê.
- trong cùng một đợt, các cột có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy trị số EC trong đê có xu hướng cao hơn ngoài đê và khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê tại 2 đợt thu mẫu (p<0,05)..
- Nguyên nhân có thể là do đất khu vực ngoài đê thường xuyên bị ngập khô xen kẽ và có sự thoát nước, điều đó đã làm đất bị rửa trôi liên tục, nên trị số EC có xu hướng giảm và thấp hơn so với khu vực trong đê.
- Trị số EC trong nghiên cứu này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu.
- Hàm lượng chất hữu cơ và khả năng trao đổi cation.
- Hàm lượng chất hữu cơ và khả năng trao đổi cation của khu vực trong đê cao hơn ngoài đê và có sự khác biệt ý nghĩa (p<0,05).
- Cụ thể, hàm lượng trung bình chất hữu cơ trong đê dao động từ 8,5 đến.
- 8,83% và ngoài đê từ 5,11 đến 5,86%.
- Theo thang đánh giá của Chiurin (1972) trích dẫn bởi Ngô Ngọc Hưng (2004), hàm lượng chất hữu cơ trong đê được đánh giá từ khá đến giàu, trong khi ngoài đê thì được đánh giá từ trung bình đến khá.
- chênh lệch về hàm lượng chất hữu cơ trong và ngoài đê là do nông dân trong đê đã sử dụng nhiều đạm và lân, điều đó đã làm cho sinh khối tảo tăng lên và tích tụ lại trong đất.
- Bên cạnh đó, sự tích tụ của rễ lúa trong thời gian dài cũng là nguyên nhân dẫn đến hàm lượng chất hữu cơ cao..
- Hàm lượng CHC và CEC trong và ngoài đê.
- trong cùng một đợt, các cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%..
- Khả năng trao đổi cation của đất tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thành phần khoáng sét, hàm lượng chất hữu cơ và pH của đất.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng trao đổi cation trong đê có giá trị trung bình dao động từ 25,2 đến 26,9 cmol kg -1 và ngoài đê là 20,0-21,3 cmol kg -1 và có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05).
- Nguyên nhân dẫn đến chỉ số CEC trong đê cao là do hàm lượng chất hữu cơ và dinh dưỡng của đất trong đê cao hơn ngoài đê..
- Theo thang đánh giá của Landon (1984) trích dẫn bởi Ngô Ngọc Hưng (2004), khả năng trao đổi cation khu vực trong đê và ngoài đê được đánh giá ở mức cao và hàm lượng trong khoảng15,1-30,0 cmol kg -1.
- Hàm lượng đạm nitrate và tổng đạm Hàm lượng đạm nitrate trung bình trong đê từ 1,4-2,2 mg kg -1 , ngoài đê từ 1.3-1.7 mg kg -1 , mặc dù hàm lượng nitrate trong đê cao hơn ngoài đê nhưng không có sự khác biệt ý nghĩa (p<0,05).
- Theo thang đánh giá của Agricultural Compendium (1989), hàm lượng đạm NO 3 -N ở mức thấp (<.
- Kết quả trong nghiên cứu này cũng phù hợp và không chênh lệch nhiều so với một số nghiên cứu trước đó tại huyện Phú Tân (Dương Hồng Gấm, 2015;.
- Hàm lượng đạm nitrate và tổng đạm trong và ngoài đê.
- trong cùng một đợt, các cột có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
- Hàm lượng đạm tổng số trong đê cao hơn ngoài đê và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), so với thang đánh giá của Kyuma (1976) thì TN trong và ngoài đê được đánh giá ở mức giàu với giá trị trong đê và ngoài đê 0,23-0,26.
- Kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thanh Đức (2014) đã cho thấy lượng phân đạm sử dụng trong đê cao hơn ngoài đê với khối lượng lần lượt là 125 kgN ha -1 vụ -1 (tương ứng 375 ha -1 năm -1 ) và 113 kgN ha -1 vụ -1 (tương ứng 226 kgN ha -1 năm -1 , do ngoài đê chỉ trồng có 2 vụ lúa/năm)..
- Sự chênh lệch về khối lượng phân bón đã dẫn đến hàm lượng tổng đạm trong đất tăng cao hơn so với ngoài đê và điều đó cũng là nguyên nhân dẫn đến hàm lượng đạm NO 3 -N trong đê cao hơn ngoài đê..
- Hàm lượng tổng lân và tổng kali Hàm lượng TP trong đê cao hơn ngoài đê và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05), với giá trị TP trong đê từ 0,17 đến 0,21 %P 2 O 5 và ngoài đê 0,13-0,15.
- Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về TP trong và ngoài đê có thể là do lượng phân lân đã sử dụng trong đê cao hơn so với ngoài đê với kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thanh Đức (2014) cho thấy trong đê 89 kg ha -1 vụ -1 (tương ứng 267 kg ha -1 năm.
- 1 ) và ngoài đê 70 kg ha -1 vụ -1 (tương ứng 140 kg ha.
- Khi so sánh với thang đánh giá của Lê Văn Căn (1978) thì đất khu vực nghiên cứu là đất giàu lân (>.
- Hàm lượng tổng lân và tổng kali trong và ngoài đê.
- Hàm lượng TK trong và ngoài đê có giá trị dao động từ K 2 O và K 2 O, không có sự khác biệt về mặt thống kê (p>0,05).
- So với thang đánh giá của Kyuma (1976) thì hàm lượng tổng kali ở mức trung bình.
- Một trong những nguyên nhân dẫn đến hàm lượng TK, không có sự khác biệt giữa trong và ngoài đê là do lượng phân kali sử dụng bón cho đất gần như nhau giữa 2 địa điểm, cụ thể trong đê là 52 kg ha -1 vụ -1 và ngoài đê 48 kg ha -1 vụ.
- Kết quả cho thấy đê bao khép kín tại điểm nghiên cứu đã có ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu về chất lượng đất trồng lúa.
- Các thông số dung trọng, tỷ trọng và độ xốp trong và ngoài đê không có chênh lệch đáng kể.
- Sự khác biệt về pH của đất ở trong và ngoài đê không thấy rõ diễn biến, nhưng EC trong đê cao hơn ngoài đê ở cả 2 thời điểm thu mẫu..
- Các thông số hóa học như chất hữu cơ, CEC, tổng đạm và tổng lân trong đê cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với ngoài đê, trong khi đó thông số NO 3 -N và TK không có sự khác biệt..
- Cần nghiên cứu về tác động của đê bao khép kín đến khía cạnh về sự tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật trong đất và tính đa dạng sinh học của côn trùng trong đất..
- Đánh giá.
- khối lượng bồi tích và thành phần dinh dưỡng của phù sa trong và ngoài đê bao khép kín ở tỉnh An Giang.
- Tổng điều tra đánh giá hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi tỉnh An Giang..
- Đánh giá chất lượng đất và phù sa trong và ngoài đê bao ở Chợ Mới và Phú Tân tỉnh An Giang (Luận văn thạc sĩ)..
- Đánh giá hiện trạng sản xuất lúa trong và ngoài đê bao khép kín tại tỉnh An Giang (Luận văn thạc sĩ).
- Nghiên cứu cơ sở cho Dự án Quản lý nước dựa vào cộng đồng (CWMPs).
- Khả năng thích ứng của người dân trong các vùng đê bao chống lũ ĐBSCL.
- Báo cáo trong Dự án nghiên cứu.
- Đánh giá và so sánh tính chất lý-hóa học đất trồng lúa trong và ngoài đê bao khép kín tỉnh An Giang..
- Đánh giá tổng hợp hiệu quả dự án kiểm soát lũ Đồng bằng sông Cửu Long - Điểm nghiên cứu Nam Vàm Nao.
- Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ đánh giá chất lượng đất- nước và đề xuất biện pháp sử dụng đất thích hợp cho mô hình canh tác lúa tôm tại huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng