« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CUNG CẤP THÔNG TIN TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TẠI VĨNH LONG


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CUNG CẤP THÔNG TIN TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH.
- Nhằm đánh giá hiệu quả mô hình cung cấp thông tin tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đến cấp xã tại tỉnh Vĩnh Long, một nghiên cứu đã được tiến hành trong tháng 8/2008..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình cung cấp thông tin KHCN đã phát huy hiệu quả đáng kể, hỗ trợ tích cực cho công tác chỉ đạo phát triển kinh tế tại địa phương, tạo được sự chuyển biến trong nhận thức của người dân về vai trò của thông tin qua mạng..
- Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả của chương trình cung cấp thông tin KHCN cho người dân cần (1) Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ mạng thông tin khoa học công nghệ.
- (2) Nâng cao năng lực cung cấp thông tin.
- (3) Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin của người dân.
- và (4) Phát triển mạng thông tin với phương châm kế thừa, liên kết, đồng bộ và từng bước..
- Từ khóa: Thông tin khoa học công nghệ, nhu cầu thông tin, khả năng cung cấp thông tin, mạng thông tin, nội dung thông tin.
- Đề tài “Xây dựng mô hình cung cấp thông tin tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho một số xã trên địa bàn các huyện/thị trong tỉnh Vĩnh Long, do Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN, Sở Khoa học và Công nghệ.
- Đây có thể xem như là xây dựng mô hình điểm cung cấp thông tin KHCN qua mạng và các công cụ số hoá cho cấp xã với đối tượng mở rộng cho cả cán bộ nhà nước và người dân nông thôn, để nghiên cứu rút kinh nghiệm mở rộng ra cho toàn tỉnh (Nguyễn Hữu Minh, 2006)..
- 2.2 Phương pháp thu thập thông tin 2.2.1 Thông tin thứ cấp.
- Tại xã xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN, nhóm nghiên cứu đã trực triếp phỏng vấn cán bộ lãnh đạo xã trực tiếp chỉ đạo, các cán bộ trực tiếp phụ trách cung cấp và quản lý thông tin và những cá nhân có liên quan (tổng cộng có 15 người).
- phương thức quản lý, vận hành, những khó khăn, thuận lợi và giải pháp trong việc sử dụng và cung cấp thông tin KHCN..
- 2.3 Phân tích và xử lý thông tin.
- Số liệu và thông tin thu thập được phân tích theo phương pháp thống kê mô tả với phần mềm Excel.
- 3.1.2 Về xây dựng website và cung cấp thông tin.
- Nội dung của website bao gồm thông tin KHCN, thông tin về xã, tin tức KHCN và liên kết với các website khác.
- 3.1.3 Về tập huấn kỹ năng tin học và phổ biến sản phẩm thông tin.
- Tập huấn sử dụng truy cập thông tin trên internet cho 30 nông dân tại mỗi xã với thời lượng 01 buổi.
- Điểm cung cấp thông tin KHCN của các xã được đặt dưới sự quản lý, điều hành trực tiếp của Ủy Ban Nhân Dân xã do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch xã làm Trưởng ban.
- 3.3 Năng lực cung cấp thông tin 3.3.1 Nhân sự.
- Tại các xã, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch xã có trình độ từ lớp 12 trở lên, trực tiếp chỉ đạo nhóm thông tin KHCN.
- Hai đến ba cán bộ trực tiếp vận hành mạng thông tin KHCN có trình độ lớp 11 đến đại học.
- Nhiệm vụ của các cán bộ kỹ thuật là trực tiếp quản lý, khai thác thông tin cung cấp theo yêu cầu người dân trong vùng, upload và cập nhật website của xã.
- Bên cạnh đó, tại mỗi xã đều có thành lập Tổ biên tập, cung cấp thông tin lên trang web của xã gồm 8 người, do Chủ tịch UBND xã ra quyết định.
- Khả năng thu thập, viết tin và biên tập thông tin tại cơ sở còn rất hạn chế.
- Nhu cầu tập huấn nâng cao năng lực thu thập, viết tin và biên tập thông tin cho nhóm cán bộ tổ biên tập cấp xã là rất cần thiết..
- 3.3.2 Loại thông tin cung cấp.
- Loại thông tin được các điểm mô hình cung cấp rất đa dạng từ các thông tin về sản xuất, thị trường đến các thông tin cần thiết cho đời sống với mức độ phổ biến khá cao (Bảng 1)..
- 3.3.3 Nguồn thông tin.
- Những thông tin có tích đặc thù nầy được các địa phương cập nhật và đưa vào trang web của xã nhằm chia sẻ với các điểm khác.
- Điều nầy tạo ra sự thi đua kích thích các xã hoạt động tích cực hơn trong việc cập nhật thông tin.
- Bảng 1: Loại thông tin cung cấp tại 3 xã.
- TT Loại thông tin Độ phổ biến.
- 1 Thông tin sản xuất .
- 2 Thông tin thị trường .
- Giá nông sản, thực phẩm Thông tin về đời sống .
- Các thông tin trên website của Sở Khoa học và Công nghệ có tích chất khoa giáo và rất hữu ích đối với người dân.
- Nguồn thông tin nầy được thu thập chủ yếu từ sách báo, tài liệu khoa học, mạng internet và các đĩa CD-ROM lưu trử.
- Ngoài ra, thông tin còn đến từ các nguồn thuộc hệ thống quản lý nhà nước từ trung ương đến tỉnh, huyện và xã.
- Thông tin từ tivi, radio cũng được cập nhật đưa vào Website chủ yếu là các vấn đề mang tính thời sự (Bảng 2)..
- Bảng 2: Nguồn thông tin được sử dụng để cung cấp cho người dân.
- Nguồn thông tin N.
- 3.3.4 Đối tượng được cung cấp thông tin.
- Đối tượng được cung cấp thông tin cũng rất đa dạng, chủ yếu là nông dân, các cán bộ đoàn thể, cán bộ kỹ thuật và cán bộ lãnh đạo (Bảng 3)..
- Bảng 3: Đối tượng được cung cấp thông tin tại các xã.
- Các thông tin này đã phục vụ thiết thực cho công việc chuyên môn, nhiệm vụ chính trị và hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế của gia đình và cộng đồng tại địa phương..
- 3.3.5 Mức độ sử dụng thông tin từ các điểm cung cấp thông tin xã.
- Tại xã An Phước, mỗi tháng bình quân có 20- 40 lượt người có nhu cầu truy cập thông tin.
- Khoảng 70% nội dung thông tin yêu cầu thuộc về kỹ thuật sản xuất, 10% về thị trường và 20% liên quan đến đời sống..
- Tại xã Tân Quới, số lượt người truy cập thông tin tương đối thấp.
- Trình độ công nghệ thông tin và thời gian là những cản trở chính.
- 60- 70% nhu cầu thông tin từ điểm là từ nông dân, bằng con đường gián tiếp thông qua ấp và chủ yếu được cung cấp bằng các tài liệu in (nông dân kiến nghị với lãnh đạo ấp, xã tìm và in ra phát cho dân).
- Tương tự như các xã khác, 70% nội dung thông tin yêu cầu thuộc về sản xuất chủ yếu do nông dân đề nghị, 20% thông tin về thị trường và 10% thông tin về đời sống..
- Tại xã Trung Hiệp, mỗi tháng bình quân có 20- 25 lượt người truy cập hoặc có nhu cầu thông tin từ điểm cung cấp thông tin KHCN.
- Khoảng 80% nội dung thông tin yêu cầu thuộc về sản xuất chủ yếu do nông dân đề nghị, 10% thông tin về thị trường và 10% thông tin về đời sống..
- 3.4 Nhu cầu thông tin và mức độ đáp ứng 3.4.1 Nhu cầu thông tin của người dân.
- Nhu cầu thông tin của người dân rất đa dạng.
- Trong đó, thông tin về trồng trọt, giá cả thị trường, y tế và giáo dục là những thông tin có nhu cầu cao nhất và phổ biến.
- Kế tiếp là thông tin về chăn nuôi, môi trường, thuỷ sản (Bảng 4)..
- Bảng 4: Nhu cầu thông tin của người dân và mức độ đáp ứng hiện tại (Kết quả PRA) T.
- T Loại thông tin cần Mức độ đáp ứng (xếp hạng).
- Văn hoá xã hội và chính sách pháp luật cũng là những thông tin mà người dân cần để phục vụ cho nhu cầu đời sống hằng ngày của họ tại cộng đồng..
- 3.4.2 Chất lượng thông tin theo đánh giá của người dân.
- Điều nầy cho thấy, chất lượng thông tin cung cấp là khá tốt..
- Bảng 5: Đánh giá về chất lượng thông tin hiện nay (Kết quả PRA) (cấp).
- Chất lượng thông tin An Phước Tân Quới Trung Hiệp Tổng 3 xã.
- 3.4.3 Hình thức chuyển tải thông tin.
- Hình thức chuyển tải thông tin chung tại 3 xã phổ biến và khá hiệu quả là TV, Radio, loa, khuyến nông.
- Đội ngũ cán bộ phục vụ công tác chuyển tải thông tin tại các xã đã có bước tiến bộ khá rõ nét, hiện có thể đảm đương tốt vai trò quản lý, truy cập và cung cấp thông tin cho người dân.
- Tuy nhiên, năng lực thu thập, viết tin, biên tập và cập nhật thông tin cần được tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng thêm để có thể đảm đương tốt cả 2 vai trò cung cấp và cập nhật thông tin..
- Bảng 6: Các hình thức chuyển tải thông tin và mức độ phổ biến tại các xã TT Hình thức chuyển thông tin Độ phổ biến.
- 1 Thông tin đại chúng.
- Nguồn thông tin hiện tại khá phong phú và rất hữu ích.
- Tuy nhiên, cần nâng cao chất lượng, chọn lọc và cập nhật thông tin bằng cách liên kết với nhiều websites khác trong và ngoài nước..
- Người dân đã có nhận thức tốt về vai trò của thông tin qua mạng và thông tin số hoá.
- Đây là tiền đề cơ bản và là cơ sở cho việc tăng cường tiếp nhận thông tin của người dân.
- Tuy nhiên, do trình độ học vấn thấp, khả năng tin học hạn chế, số điểm cung cấp thông tin qua mạng còn quá ít, khó khăn trong việc đi lại, nên hạn chế khả năng sử dụng thông tin qua mạng.
- Mặc dù mô hình mới được triển khai thử nghiệm khoảng 2 năm, nhưng đã chứng tỏ vai trò tích cực trong việc hỗ trợ cung cấp thông tin ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế của địa phương..
- Địa điểm cung cấp thông tin thích hợp nhất để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận là tại các Trung tâm học tập cộng cồng, như trường hợp xã An Phước..
- Mô hình điểm cung cấp thông tin KHCN là cần thiết và bước đầu đã phát huy hiệu quả đáng kể, đã hỗ trợ tích cực cho công tác chỉ đạo phát triển kinh tế tại địa phương, tạo được sự chuyển biến trong nhận thức của người dân về vai trò của thông tin qua mạng..
- Hiện tại, năng lực đáp ứng nhu cầu thông tin về sản xuất, thị trường và đời sống ở tất cả các xã khá tốt.
- Tuy nhiên, khả năng thu thập, viết tin và biên tập thông tin tại cơ sở còn rất hạn chế.
- Nhu cầu tập huấn nâng cao năng lực thu thập, viết tin và biên tập thông tin cho nhóm cán bộ tổ biên tập cấp xã là rất cần thiết hiện tại và trong thời gian tới..
- Nhu cầu thông tin khoa học công nghệ của mọi tầng lớp nhân dân là rất cao, đặc biệt là ở vùng nông thôn.
- Bên cạnh những phương tiện thông tin truyền thống thì thông tin qua mạng là hết sức hữu ích và cấp thiết..
- Tuy nhiên, đối với mục tiêu lan toả thông tin KHCN cho người dân thì mức độ hữu ích của các mô hình điểm cung cấp thông tin như hiện nay còn nhiều hạn chế, do khả năng tiếp cận của người dân với các thông tin nầy.
- Số điểm cung cấp thông tin còn ít chỉ đặt tại trung tâm xã, những vùng sâu vùng xa sẽ không thể tiếp cận được thường xuyên..
- Địa điểm cung cấp thông tin KHCN tại UBND xã không thuận tiện cho người dân lui tới..
- Ngân sách dành cho phát triển công nghệ thông tin-truyền thông cả trung ương và địa phương còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay..
- Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ mạng thông tin khoa học công nghệ.
- Nâng cao năng lực cung cấp thông tin.
- Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin của người dân.
- Phát triển mạng thông tin với phương châm kế thừa, liên kết, đồng bộ và từng bước.
- Tại mỗi tỉnh, Sở Khoa Học Công nghệ và Sở Nông nghiệp – PTNT nên là đầu mối chịu trách nhiệm nội dung thông tin (tập hợp, chọn lọc, biên tập, cập nhật.
- Giai đoạn 1, đầu tư trang thiết bị nối mạng cho các Trung tâm học tập cộng đồng của xã, có cán bộ phụ trách mạng để cung cấp thông tin miễn phí cho người dân khi có yêu cầu.
- Giai đoạn 3, phát triển dịch vụ cung cấp thông tin có tính phí từng bước đủ để duy trì, bảo quản trang thiết bị và các chi phí phát sinh, tiến tới kinh doanh có lãi..
- Báo cáo tóm tắt đề tài xây dựng mô hình Website cung cấp thông tin tiến bộ khoa học công nghệ cho một số xã trên địa bàn các huyện/thị trong tỉnh Vĩnh Long.
- Xác định hiện trạng và nhu cầu thông tin KHCN phục vụ phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân khu vực nông thôn vùng ĐBSCL.
- Báo cáo nghiên cứu, trình bày tại Hội nghị công nghệ thông tin phục vụ nông nghiệp, nông thôn quốc gia tại Cần Thơ, tháng 7/2008.