« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá một số chỉ tiêu nước mặt ở các mô hình canh tác tại Cù Lao Dung - Sóc Trăng


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU NƯỚC MẶT Ở CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC TẠI CÙ LAO DUNG - SÓC TRĂNG.
- Chất lượng nước mặt, Cù Lao Dung, mô hình canh tác, quyết định canh tá.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá một số chỉ tiêu về chất lượng nước mặt ở các mô hình canh tác nông nghiệp điển hình vùng thượng nguồn huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, góp phần cung cấp thông tin cho các quyết định canh tác nông nghiệp tại địa phương.
- Mẫu nước được thu tại bốn mô hình sản xuất đại diện tại khu vực nghiên cứu là ao tôm (tôm thẻ chân trắng), vườn nhãn, vườn xoài và vườn dừa trong mùa mưa (10/2019) và mùa khô (3/2020).
- Tuy nhiên, độ mặn trong nước mặt vào mùa khô cao ppt) có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của các mô hình trồng cây ăn quả.
- Bên cạnh đó, hàm lượng BOD 5 20 trong mô hình nuôi tôm vào mùa khô cần được kiểm soát nhằm hạn chế các ảnh hưởng bất lợi đến chất lượng môi trường nước khi.
- Theo đó, các khu vực nước ngọt điển hình như xã An Thạnh I, khu vực đầu nguồn của CLD đang có xu thế thâm canh trong sản xuất nông nghiệp từ các mô hình cây ăn trái nước ngọt đến các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) nước mặn.
- Các mô hình này sử dụng nguồn nước tưới tiêu, phục vụ cho các mô hình canh tác đều lấy trực tiếp từ nguồn nước lân cận như sông và kênh rạch.
- Ngược lại, các mô hình canh tác cũng thải trực tiếp ra hệ thống sông và kênh rạch.
- Sự kết nối nguồn nước trực tiếp giữa các mô hình và hệ thống sông, kênh rạch gây ra các nguy cơ tạo ra nguồn ô nhiễm cho các mô hình canh tác xung quanh.
- Chính vì thế, trong bài báo này, các kết quả quan trắc về chất lượng nước của một số mô hình canh tác đại diện ở vùng nước ngọt được trình bày nhằm đánh giá tổng quan về hiện trạng chất lượng.
- nước làm căn cứ hỗ trợ cho các quyết định phục vụ trong canh tác nông nghiệp tại địa phương..
- Vị trí thu mẫu tại khu vực nghiên cứu 2.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Trước khi tiến hành thu mẫu, một khảo sát vào thời điểm tháng 8/2019 đã được thực hiện nhằm xác định tổng quan các mô hình canh tác có tại khu vực nghiên cứu..
- Thu mẫu 02 đợt (mùa mưa và mùa khô) với tổng cộng 08 mẫu nước được thu theo phương pháp mẫu gộp tại 04 mô hình canh tác đại diện thuộc khu vực nghiên cứu bao gồm mô hình nuôi tôm TCT, trồng dừa, trồng nhãn và trồng xoài.
- Bốn mô hình canh tác này chiếm diện tích lớn nhất tại khu vực nghiên cứu nên được lựa chọn.
- Đối với mô hình nuôi tôm, mẫu nước được thu tại cống thải của ao nuôi ra sông..
- Mô tả các mô hình đại diện và tọa độ các điểm thu mẫu.
- TT Tên mô hình Mô tả mô hình Tọa độ (UTM).
- 1 Mô hình trồng xoài.
- Mô hình áp dụng giống xoài Cát Chu với diện tích là 0,3 ha.
- 2 Mô hình trồng dừa.
- 3 Mô hình trồng nhãn.
- Mô hình trồng giống nhãn IDO trên diện tích đất 01 ha.
- 4 Mô hình nuôi tôm TCT.
- Tại mỗi điểm thu mẫu chính, thu 05 mẫu đại diện cho mô hình đó, sau đó, gộp lại thành một mẫu.
- Kết quả trong Hình 2 cho thấy nhiệt độ trung bình của nước tại bốn mô hình canh tác vào mùa mưa dao động từ .
- Cao nhất tại mô hình canh tác ao tôm và thấp nhất tại mô hình canh tác nhãn.
- Vào mùa khô, nhiệt độ tại khu vực nghiên cứu cao hơn so với mùa mưa, từ 30 – 30,6℃.
- Đối với các mô hình canh.
- Vào mùa khô, nhiệt độ đạt trên 33℃, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của con tôm.
- Nhiệt độ nước tại các mô hình canh tác.
- Giá trị pH nước tại các mô hình canh tác 3.2.
- Giá trị pH.
- Kết quả quan trắc pH của các mẫu nước ở các mô hình canh tác được thể hiện qua Hình 3.
- Giá trị pH trung bình của nước tại bốn mô hình canh tác vào mùa mưa dao động từ .
- Giá trị pH cao nhất tại mô hình canh tác xoài và thấp nhất tại mô hình canh tác tôm.
- Vào mùa khô, giá trị pH trong nước tại khu vực nghiên cứu nằm trong khoảng từ 7,40 đến 7,95.
- (2010), giá trị pH thích hợp cho cây xoài phát triển tốt nằm trong khoảng 5,5 – 7.
- Do đó, mức pH tại mô hình canh tác xoài cần điều chỉnh lại để cây xoài có thể đạt năng suất cao.
- Như vậy, giá trị pH nước tại mô hình trồng nhãn vượt 0,96 so với mức pH cho phép cao nhất là.
- Như vậy, pH nước tại mô hình nuôi tôm thấp hơn so với yêu cầu để cho tôm đạt điều kiện sinh trưởng và phát triển lý tưởng (mùa mưa 7,39 và mùa khô 7,49)..
- Qua quá trình thu mẫu kết hợp phỏng vấn người dân tại khu vực nghiên cứu cho thấy các nông hộ thường sử dụng vôi khử chua cho đất trong thời gian dài, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến giá trị pH nước tại các mô hình canh tác..
- Nhìn chung, giá trị pH nước đo được tại các mô hình canh tác đều nằm trong khoảng giới hạn phù hợp với nhu cầu sử dụng nước của các mô hình sản xuất.
- So sánh với QCVN 08:2015/BTNMT (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015), giá trị pH nước tại khu vực nghiên cứu đạt yêu cầu cột A1 (6 - 8,5.
- Giá trị oxy hòa tan (DO) trong nước của bốn mô hình canh tác ở mùa mưa (Hình 4) dao động từ 0,8 mg/L đến 3,5 mg/L.
- Cao nhất tại mô hình nuôi tôm và thấp nhất tại mô hình canh tác nhãn.
- Vào mùa khô, khả năng trao đổi nước giữa hệ thống kênh rạch và nước trong mô hình tốt hơn do có sự chênh lệch mực nước lớn nhờ vào thuỷ triều và nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về, do đó dẫn đến sự chênh lệch DO giữa hai mùa.
- Riêng mô hình nuôi tôm có DO cao cả hai mùa là do người dân sử dụng quạt tạo oxy cho ao nuôi.
- Đối với các mô hình trồng cây ăn quả, cũng cần lưu ý thông thoáng nguồn nước tưới tiêu để tránh ứ đọng làm giảm DO gây ảnh hưởng đến các loài thuỷ sinh như các loài cá nuôi kết hợp với mô hình..
- Giá trị DO tại các mô hình canh tác.
- So sánh với QCVN 08:2015/BTNMT (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015), giá trị DO trong nước mặt tại bốn mô hình canh tác được đánh giá phù hợp cho mục đích tưới tiêu cột B1..
- Độ mặn.
- Hình 5 thể hiện giá trị độ mặn trung bình tại bốn mô hình canh tác là 1,7 ppt.
- Trong đó, mô hình xoài có độ mặn trung bình thấp nhất là 1,66 ppt và cao nhất tại 03 mô hình còn lại với giá trị độ mặn trung bình tương đương là 1,71 ppt.
- Trong đó, số liệu ghi nhận được vào mùa mưa cho thấy nồng độ muối có trong nước bị pha loãng khiến độ mặn tại các mô hình đều ở mức thấp, dao động từ 0,2 ppt đến 0,5 ppt.
- Vào mùa khô, độ mặn tăng vọt, dao động từ 2,8 ppt đến 3,3 ppt, nguyên nhân là do xâm nhập mặn từ biển Đông (Tổng cục Phòng chống Thiên tai – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2020)..
- Theo Sommay (2017), nước có độ mặn từ 0,02 ppt đến 0,5 ppt được xếp loại là nước ngọt, phù hợp cho nhu cầu phát triển của các loại cây trồng tại các mô hình canh tác như nhãn, nừa và xoài vào mùa mưa.
- Vào mùa khô, độ mặn đã tăng vọt gây nhiều rủi ro cho mô hình trồng nhãn (có ngưỡng chịu mặn thấp <.
- Khi các ao tôm TCT thải nước ra sẽ gây ra nhiều rủi ro cho các mô hình canh tác cây ăn trái xung quanh, đặc biệt trong điều kiện mùa khô, thiếu nước ngọt canh tác sẽ càng dễ bị nhiễm mặn.
- Độ mặn trong nước tại các mô hình canh tác.
- Hai mô hình canh tác trong cùng một khu vực đang có nhu cầu về nguồn nước trái ngược nhau..
- Nếu tăng độ mặn để đạt được điều kiện sinh trưởng của con tôm thì lại rủi ro cho mô hình canh tác khác..
- Do đó, những bài toán chi phí – lợi ích là cần thiết để qui hoạch mô hình canh tác đồng bộ cho khu vực này..
- Giá trị EC.
- Giá trị EC hiện diện trong nước tại bốn mô hình canh tác vào mùa mưa thấp, từ 0,16 mS/cm đến 0,69 mS/cm.
- Vào mùa khô, do chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn, giá trị EC trong nước tại bốn mô hình canh tác tăng cao hơn nhiều so với mùa mưa (từ 5,56 mS/cm đến 6,55 mS/cm) (Hình 6)..
- Dựa trên kết quả ghi nhận được độ mặn trong nước thu được tại bốn mô hình được trình bày ở trên cho thấy, giá trị EC trong nước tại bốn mô hình so với giá trị độ mặn là hoàn toàn phù hợp.
- Nghiên cứu của Rusydi (2019) đã chỉ ra rằng độ mặn của nước phụ thuộc vào hai giá trị EC và tổng chất rắn hòa tan (TDS), tuy nhiên hai giá trị này không phải lúc nào cũng tương quan tuyến tính với nhau, có nhiều yếu tố tác động như chất rắn lơ lửng trong nước, nhiệt độ,…..
- Giá trị EC trong nước tại các mô hình canh tác.
- Giá trị BOD 5 20 hiện diện trong nước tại bốn mô hình canh tác dao động từ 5 mg/L đến 12,5 mg/L vào mùa mưa và từ 8 mg/L đến 17 mg/L vào mùa khô.
- Trong đó, mô hình canh tác xoài có giá trị thấp.
- Theo Nguyễn Mỹ Hoa (2010), giá trị BOD 5 20 có trong các ao nuôi trồng thủy sản thường dao động từ 5 mg/l đến 20 mg/l, chỉ số BOD 5 20 càng cao thì mức độ phong phú chất hữu cơ càng cao.
- Giá trị BOD 5 20.
- đo được tại mô hình canh tác tôm ở mức thấp (<11 mg/L) vào mùa mưa nên hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy thấp nhưng lại cao vào mùa khô.
- Do đó, việc theo dõi và kiểm soát thường xuyên giá trị BOD 5 20 trong nguồn nước tại các mô hình canh tác cần được chú ý..
- Ngoài ra, so sánh với QCVN 08: 2015/BTNMT (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015), hàm lượng BOD 5 20 trong nước ghi nhận được tại bốn mô hình canh tác được xếp vào cột giá trị B1 – Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi, phù hợp phục vụ cho vấn đề tưới tiêu cây trồng của người dân..
- Giá trị BOD520 trong nước tại các mô hình canh tác.
- Kết quả phân tích tổng đạm ở các mô hình canh tác được trình bày ở Hình 8.
- Giá trị đạm tổng của bốn mô hình dao động từ 1,4 đến 4,2 mg/L vào mùa mưa và 2,0 – 3,1 mg/L vào mùa khô.
- Trong đó, giá trị đạm tổng cao nhất tại mô hình canh tác nhãn và thấp nhất là mô hình trồng dừa.
- Hàm lượng đạm tổng đo được trong nước tại mô hình trồng nhãn cao gấp 2 lần so với giá trị đạm tổng trung bình của ba mô hình còn lại.
- giữa các mô hình với nhau.
- Vì vậy, lượng thức ăn và chất thải của tôm tích lũy dưới đáy ao cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng đạm trong nước tại mô hình nuôi tôm TCT dẫn đến sự chênh lệch lớn giữa hai mùa mưa và khô..
- Giá trị Nitơ tổng tại các mô hình canh tác.
- Hàm lượng lân tổng có trong nước ghi nhận được tại bốn mô hình dao động từ 0,4 mg/L đến 0,7 mg/L vào mùa mưa và nằm trong khoảng 0,2 – 1,4 mg/L (Hình 9).
- Hàm lượng lân có trong nước tại mô hình trồng nhãn cao hơn so với các mô hình còn lại có thể do lượng phân bón sử dụng không đồng đều ở các mô hình cùng với lượng nước rửa trôi vào mùa khô ít dẫn đến tồn đọng nhiều trong nước.
- So sánh với QCVN08:2015/BTNMT (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015), giá trị lân tổng ghi nhận tại 4 mô hình xếp vào cột B1, nước dùng cho tưới tiêu hoặc mục đích khác yêu cầu chất lượng thấp..
- Hàm lượng lân tổng trong nước ở các mô hình canh tác.
- Chất lượng nước tại các vị trí nghiên cứu trong hai mùa mưa và khô đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp so với QCVN 08:2015/BTNMT (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015).
- Nhiệt độ trong ao tôm vào mùa khô cao hơn so với điều kiện phát triển của tôm.
- Độ mặn trong nước vào mùa khô tăng vọt tại các mô hình canh tác sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng, đặc biệt là cây nhãn.
- BOD 5 20 trong nước tại mô hình nuôi tôm TCT ở mức cao 14 mg/L vào mùa khô, yếu tố này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng nước thủy vực và các mô hình canh tác xung quanh nếu thải trực tiếp ra môi trường xung quanh..
- Khu vực nghiên cứu có độ mặn ở cả hai mùa không đáp ứng được nhu cầu cho mô hình nuôi tôm phát triển tốt.
- Do đó, địa phương cần có biện pháp quy hoạch mô hình nuôi tôm hợp lý và có biện pháp xử lý và quản lý nước thải để tránh gây tác động đến các mô hình canh tác khác, đặc biệt là cây nhãn..
- Ngoài ra, các giải pháp cảnh báo sớm về xâm nhập mặn vào mùa khô cũng cần được triển khai đến các hộ dân để có kế hoạch quản lý nước tưới hiệu quả..
- Khảo sát tính chất môi trường đất, nước của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) kết hợp lúa, màu trên vùng đất phèn nhiễm mặn ở Hậu Giang.
- Nghiên cứu đề xuất giải.
- Khảo sát khía cạnh kinh tế và kỹ thuật mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh tại huyện Bình Đại – Bến Tre (Luận văn đại học)