« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ DÒNG CA CAO CÓ TRIỂN VỌNG TẠI CẦN THƠ


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ DÒNG CA CAO (Theobroma cacao L.) CÓ TRIỂN VỌNG TẠI CẦN THƠ.
- Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá những dòng ca cao có khả năng cho năng suất cao, phẩm chất hạt đạt yêu cầu xuất khẩu và chế biến sô-cô-la.
- Nguồn giống ca cao là nhũng cây trồng từ hạt từ 15-20 năm tuổi, trồng tại quận Cái Răng, Thành Phố Cần Thơ.
- Dựa vào các đặc tính về màu sắc và hình dạng hoa, trái và hạt, có bảy dòng ca cao được đánh giá từ tháng .
- Kết quả cho thấy cả 7 dòng đều thuộc dòng ca cao Trinitario nhưng ba dòng 1, 5 và 6 mang dạng hình Criollo trong khi các dòng 2, 3, 4 và 10 mang dạng hình Forastero.
- Ba dòng 2,4 và 10 là những dòng ca cao Trinitario mang dạng hình Forastero, có năng suất cao (>4 kg/cây/năm), số trái/hạt từ 35-41 hạt, tỉ lệ ngót hạt trên 40%, hạt to g/hạt) và hàm lượng chất béo trong hạt khá cao (trung bình từ 53-55%) đạt yêu cầu xuất khẩu hạt và chế biến sô-cô-la..
- Ca cao có khả năng sinh trưởng và phát triển điều kiện che mát từ 25-50% nên rất thích hợp để trồng xen trong các vườn dừa.
- Hiện nay mô hình trồng xen ca cao trong vườn dừa đem lại lợi tức cao, đồng thời thu nhập từ cây ca cao đã giúp nhà vườn duy trì cũng như mở rộng diện tích trồng dừa.
- Do đó nhu cầu giống cho sự phát triển diện tích trồng ca cao ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), các tỉnh miền Đông Nam Bộ và miền Trung là rất lớn.
- Trong thời gian qua, các dòng thương mại và các hạt lai F1 từ nước ngoài đã được thử nghiệm và đánh giá ở trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và Viện nghiên cứu Nông Lâm.
- Nghiệp Tây Nguyên nhằm chọn ra những dòng tốt (hạt to, tỉ lệ chất béo cao và hương vị thơm) đạt yêu cầu chế biến, thích hợp với điều kiện của địa phương và ít nhiễm sâu bệnh góp phần phục vụ cho công tác tuyển chọn giống ca cao quốc gia..
- Ca cao có đặc tính thụ phấn chéo nhờ côn trùng và hầu hết các giống đều có đặc tính tự bất thụ (Nguyễn Văn Uyển và Nguyễn Tài Sum, 1996) nên việc nhân giống bằng phương pháp gieo hạt trong thời gian qua đã tạo ra sự đa dạng rất lớn trong quần thể ca cao ở ĐBSCL nhưng chưa được chọn lọc và đánh giá.
- Đây sẽ là nguồn vật liệu khởi đầu quan trọng cho công tác chọn giống ca cao quốc gia.
- Mục đích của đề tài là đánh giá dòng ca cao có triển vọng ở Cái Răng, thành phố Cần Thơ nhằm chọn ra những giống có phẩm chất tốt đáp ứng được yêu cầu chế biến và xuất khẩu hạt ca cao..
- Thí nghiệm được thực hiện tại vườn của nông dân tại Quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ từ tháng .
- Các dòng ca cao được khảo sát và đánh giá là những dòng ca cao có triển vọng dựa vào màu sắc của lá non một tuần tuổi.
- Hình 1: Màu lá non một tuần tuổi của các dòng ca cao ở Cần Thơ.
- Theo kết luận của nhiều tác giả thì hình dạng và kích thước lá ca cao không khác biệt giữa các giống ngoại trừ màu sắc của lá non.
- Màu sắc của lá non cũng đuợc ghi nhận là có liên quan với màu sắc của phôi nhũ và đây làm một trong những đặc điểm quan trọng dùng để phân biệt giữa các dòng ca cao.
- Kết quả quan sát cho thấy chỉ có lá non của dòng số 4 có màu tím đậm trong khi các dòng còn lại đều có màu tím nhạt (Hình 1).
- Lá có màu xanh nhạt là màu của của dòng Criollo trong khi lá có màu tím đậm là màu của ca cao Forastero, màu tím nhạt là màu của ca cao lai thuộc dòng Trinitario..
- Các đặc điểm về kích thước cánh hoa, chiều dài cuống hoa hầu như không khác biệt giữa các dòng nhưng màu sắc cuống hoa có sự khác biệt giữa các dòng.
- Dòng 4 có cuống hoa màu tím nhạt, dòng 5 có cuống hoa màu tím trong khi các dòng còn lại đều có màu xanh hay ửng tím rất nhạt.
- Nhụy hoa của các dòng đều có màu tím.
- Ngoài ra, đài hoa của dòng 4 và dòng 5 có những vạch tím nổi rõ, trong khi các dòng khác lại có màu xanh (Hình 2).
- Về đặc điểm phân biệt giống giữa các dòng, Nguyễn Văn Uyển và Nguyễn Tài Sum (1996) cho biết nhụy hoa của dòng ca cao Criollo có màu hồng nhạt trong khi dòng ca cao Forastero có màu tím..
- Dòng 1 Dòng 2 Dòng 3 Dòng 4 Dòng 5 Dòng 6 Dòng 10 Hình 2: Chùm hoa của các dòng ca cao ở Cần Thơ.
- Kết quả quan sát đặc tính hình thái trái ca cao của dòng cho thấy có hai dạng trái phổ biến là dạng lai giữa Cundeamor và Angoleta (dòng 1, 5 và 6) và dạng lai giữa Amelonado và Calabacillo (Dòng 2,3,4 và 10) (Hình 3).
- Ngoại trừ dòng 4 vỏ trái có màu đỏ lúc còn non, các dòng còn lại đều có màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng.
- Hình dạng và kích thước trái là một trong những đặc điểm quan trọng để phân biệt và đánh giá khả năng cho năng suất của các giống ca cao.
- Dòng ca cao Criollo thường có dạng trái dài, vỏ mỏng, trong khi dòng Forastero thường có dạng trái từ tròn đến trung bình còn trái lai thuộc dòng Trinitario thường có dạng trái từ trung bình đến hơi dài.
- Kết quả khảo sát các dòng ca cao cho thấy các dòng nầy đều là các dòng lai thuộc ca cao Trinitario nhưng mang cả hai dạng hình Criollo (dòng trái dài) và dạng hình Forastero (dạng hình trung bình)..
- Bảng 1: Đặc tính trái của một số dòng ca cao có triển vọng ở Cần Thơ.
- Trọng lượng trái (g) (TB ± SE .
- Hình 3: Dạng trái của các dòng ca cao có triển vọng ở Cần Thơ.
- Màu sắc phôi nhũ của các dòng đều có màu tím nhạt, ngoại trừ dòng 4 có màu tím đậm (Hình 4).
- Đánh giá dạng hạt cho thấy ngoại trừ dòng 6 có dạng hơi tròn (tỉ lệ chiều dài/chiều rộng = 1,4) trong khi các dòng khác đều có dạng dẹp (Bảng 2).
- cao thuộc dòng Forastero có kích thước hơi nhỏ và dẹp hơn so với ca cao Criollo..
- Hình 4: Hìng dạng và Màu sắc phôi nhũ của các dòng ca cao có triển vọng tại Cần Thơ.
- 3.4.2 Trọng lượng 100 hạt, số hạt/trái, số hạt lép/trái và tỉ lệ ngót hạt.
- Trọng lượng 100 hạt là một trong những tiêu chuẩn để định giá trị hạt ca cao, hạt ca cao có giá trị cao khi trọng lượng trung bình của 100 hạt lớn hơn hoặc bằng 100 g (Braudeau, 1984.
- Ngòai ra, khi chọn cây đầu dòng cho công tác chọn giống, hạt ca cao phải có trọng lượng lớn hơn 1,1 g và có nhiều hơn 35 hạt trên trái (Lockwood, 2006).
- Kết quả đánh giá các dòng ca cao ở Cần Thơ cho thấy trọng lượng hạt của các dòng 2, 4 và 10 đạt yêu cầu cho công tác chọn giống.
- Thông thường trái ca cao có từ 30-40 hạt/trái (Phạm Hồng Đức Phước, 2004).
- Theo báo cáo của chương trình ca cao Việt Nam Success Alliance (2006) các dòng ca cao thương mại nhập từ Malaysia trồng thử nghiệm tại Việt Nam có số hạt/trái trung bình từ 38-42 hạt và trọng lượng hạt trung bình từ 1,0-1,29 g.
- Số trái/cây/năm của các dòng ca cao biến động từ 87,0 trái (dòng 10) đến 137,0 trái (dòng 4).
- Tỉ lệ hạt lép của các dòng ca cao có triển vọng ở Cần Thơ tương đối thấp, biến động từ 0,9 (dòng 2) đến 2,2 (dòng 6).
- Tỉ lệ ngót hạt là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng tích lũy chất.
- Tóm lại, các dòng 2 và 4 có số trái và năng suất hạt/cây/năm cao, trọng lượng hạt khá lớn, số hạt/trái cao và tỉ lệ ngót hạt cao đạt yêu cầu xuất khẩu.
- Dòng số 10 có số trái/cây/năm thấp nhất và số hạt/trái không cao nhưng có trọng lượng hạt trung bình 1,44 g lớn hơn cả các dòng ca cao thương mại nhập nội từ Malaysia nên năng suất hạt khô/cây/năm khá cao có triển vọng cho công tác chọn giống ca cao ở ĐBSCL..
- Bảng 3: Trọng lượng 100 hạt, số hạt/trái, số hạt lép/trái và tỉ lệ ngót hạt các dòng ca cao có triển vọng tại Cần Thơ.
- Số hạt/trái (TB ± SE.
- Số hạt lép/trái (TB ± SE.
- Tỉ lệ ngót hạt.
- 3.4.3 Hàm lượng chất béo trong hạt.
- Hàm lượng chất béo trong hạt của các dòng ca cao biến động từ 52,6% (dòng 3) đến 55,9% (dòng 5), khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các dòng ở độ tin cậy 95% (Hình 5).
- Hàm lượng chất béo béo là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đánh giá phẩm chất hạt ca cao, cùng với kích thước hạt và mùi vị (Nguyễn Văn Uyển và Nguyễn Tài Sum, 1996).
- Ghi nhận về hàm lượng chất béo trong hạt ca cao, Trần Văn Hòa và Nguyễn Ngọc Thành (1988) cũng cho rằng hạt ca cao chứa từ 52 - 54%.
- Theo báo cáo của chương trình ca cao Success Alliance ở Việt Nam (2006) hàm lượng chất béo trong hạt của các dòng ca cao thương mại nhập vào Việt Nam từ năm 1998 có hàm lượng chất từ 53% (giống TD6) đến 59,5% (giống TD14).
- Như vậy, hàm lượng chất béo trong hạt của các dòng được khảo sát ở Cái Răng, Cần Thơ tương đối cao..
- Hàm lượng chất béo.
- Hình 5: Hàm lượng chất béo trong hạt của các dòng ca cao có triển vọng ở Cần Thơ.
- Nhìn chung, qua đánh giá các chỉ tiêu về màu sắc lá non, đặc điểm của hoa, trái và hạt của các dòng ca cao có triển vọng ở Cần Thơ cho thấy các dòng ca cao đều thuộc dòng lai Trinitario nhưng mang dạng hình Criollo và Forastero như ghi nhận của Nguyễn Hồng Phú (1988).
- Dòng 1, 5 và 6 có dạng trái lai giữa Cundeamor và Angoleta nên mang dạng hình Criollo các dòng còn lại có dạng trái lai giữa Amelonado và Calabacillo nên mang dạng hình Forastero.
- Các đặc điểm về màu sắc lá non, hoa, phôi nhũ và vỏ trái chỉ có dòng 4 có màu tím phân biệt khá rõ so với các dòng khác.
- Theo Nguyễn Văn Uyển và Nguyễn Tài Sum (1996) dòng ca cao Criollo có trái dài nhưng kích thước hạt tròn, số hạt/trái ít trong khi dòng ca cao Forastero có trái tròn nhưng hạt bẹp và số hạt/trái nhiều hơn.
- Kết quả đánh giá 3 dòng ca cao có dạng hình Criollo là dòng 1, 5 và 6 nhưng dòng 1 và dòng 6 có kích thước hạt hơi tròn trong khi hạt của dòng 5 hơi dài.
- Đánh giá các đặc tính về khả năng cho năng suất cũng như phẩm chất của hạt cho thấy có ba dòng có trọng lượng hạt lớn hơn 1,1 g là dòng 10, 2, và 4.
- Các dòng nầy có số hạt/trái từ 35-41 hạt, tỉ lệ ngót hạt trên 40%) và hàm lượng chất béo trong hạt khá cao (54-56.
- Khi đưa ra những cơ sở di truyền quan trọng cho việc chọn giống ca cao, Lockwood (2006) cho biết năng suất trái của từng cá thể có hệ số di truyền rất thấp (0,16) trên cả hai dòng ca cao M2 và D8 ở Ghana nhưng ở mức độ lô hệ số di truyền của hai giống nầy lần lượt là 0,63 và 0,43.
- Nhự vậy, kết quả đánh giá các dòng ca cao có triển vọng ở Cái Răng, Cần Thơ cho thấy những dòng số 2, 4 và 10 có số hạt trên trái nhiều, hạt lớn, hàm lượng chất béo cao là những dòng có triển vọng tốt dùng cho công tác chọn giống ca cao ở ĐBSCL..
- Cả 7 dòng đều thuộc dòng ca cao Trinitario nhưng ba dòng 1, 5 và 6 mang dạng hình Criollo trong khi các dòng 2, 3, 4 và 10 mang dạng hình Forastero..
- Ba dòng 2,4 và là những dòng ca cao Trinitario mang dạng hình Forastero, có năng suất cao (>4 kg/cây/năm), số trái/hạt từ 35-41 hạt, tỉ lệ ngót hạt trên 40%, hạt to g/hạt) và hàm lượng chất béo trong hạt khá cao (trung bình từ 53-55%) đạt yêu cầu xuất khẩu hạt và chế biến sô-cô-la..
- Cần theo dỏi năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh và mùi thơm của những dòng ca cao có triển vọng trên để có kết luận chính xác hơn trước khi đưa vào bộ giống tuyển chọn phục vụ cho việc chọn giống quốc gia..
- Tác giả chân thành cảm tạ Ông Huỳnh Văn Vinh ở quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ đã nhiệt tình hỗ trợ các mặt để tác giả hoàn thành nghiên cứu nầy..
- Cây ca cao.
- Báo cáo tại hội thảo “Chiến lược giống ca cao cho Việt Nam” họp tại TP.
- Điều tra hiện trạng canh tác ca cao tại Châu Thành, Hậu Giang..
- LVTN Đại học, Đại học Cần Thơ.
- Cây ca cao trên thế giới và triển vọng ở Việt Nam (Kỹ Thuật Nông Học, Chế Biến và Thị Trường).
- Bài giảng công nghệ chế biến ca cao.
- Tủ sách Đại học Cần Thơ.
- Kỹ thuật trồng ca cao ở Việt Nam.
- Báo cáo tại hội thảo “Chiến lược giống ca cao cho Việt Nam.
- Trồng ca cao