« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG THEO ?BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÃ NÔNG THÔN MỚI? CỦA XÃ VĨNH VIỄN, HUYỆN LONG MỸ, TI?NH HẬU GIANG


Tóm tắt Xem thử

- “BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÃ NÔNG THÔN MỚI”.
- Việc áp dụng Bộ tiêu chí Quốc gia (BTCQG) về nông thôn mới tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương và cách tiếp cận.
- Nghiên cứu này nhằm xác định mức độ đáp ứng của địa phương đối với 19 tiêu chí của BTCQG.
- Nghiên cứu được thực hiện tại xã Vĩnh Viễn, một xã điểm về xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hậu Giang.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, qua một năm thực hiện xã đạt được 6/19 tiêu chí của BTCQG..
- Các tiêu chí đạt được là chợ nông thôn, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa và an ninh - trật tự xã hội.
- Có bốn tiêu chí đang trong quá trình hoàn thành là điện, bưu điện, trường học và môi trường.
- Bốn tiêu chí được xem là thách thức đối với chính quyền xã và người dân trong việc thực hiện để đáp ứng được yêu cầu của BTCQG là nhà ở dân cư, thu nhập, hộ nghèo và cơ cấu lao động.
- Bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng nông thôn mới là các địa phương cần dựa vào điều kiện thực tế, lợi thế của địa phương để lựa chọn thực hiện một hai nội dung mang tính chiến lược đòn bẩy để thúc đẩy tiến trình này nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn.
- Tăng cường sự tham gia và quyền quyết định của người dân được xem là chìa khóa của sự thành công trong xây dựng nông thôn mới..
- Từ khóa: Nông thôn mới, Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, mức độ đáp ứng.
- 1 Khoa Phát triển Nông thôn - Trường Đại học Cần Thơ.
- Ở Việt Nam, vấn đề phát triển “tam nông” (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) cũng như xây dựng “nông thôn mới”, còn khá mới đối với lĩnh vực nghiên cứu..
- Cho đến nay ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ nào về “nông thôn mới” hay phát triển “tam nông”.
- Năm 2001, Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL (Viện NC&PT Hệ thống Canh Tác trước đây) thuộc Đại học Cần Thơ có thực hiện một đề tài về “Nghiên cứu mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn - trường hợp cho huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ” (Võ-Tòng Xuân, Nguyễn Duy Cần et al., 2001).
- Nghiên cứu này đã đánh giá và phân tích một cách toàn diện hiện trạng và tiềm năng cho phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở cấp độ huyện.
- Gần đây, Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL thuộc Đại học Cần Thơ có thực hiện một nghiên cứu về “Lập kế hoạch xây dựng mô hình xã nông thôn mới thành phố Cần Thơ giai đoạn Nguyễn Văn Sánh, 2008).
- Nghiên cứu này được thực hiện tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, một vùng ven của thành phố Cần Thơ.
- Các kết quả của nghiên cứu này đã phân tích và đánh giá rất đầy đủ các tiêu chí phát triển liên quan đến phát triển kinh tế và nông nghiệp, trong khi các tiêu chí phát triển về mặt xã hội còn hạn chế.
- Thêm nữa, các tiêu chí phát triển xã nông thôn mới của nghiên cứu dựa vào nhu cầu và tiềm lực địa phương hơn là theo tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới..
- Vào tháng 8 năm 2008 Ban Chấp hành Trung ương Khóa X đã đưa ra Nghị quyết 26 về vấn đề “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, tiếp đến Chính phủ đưa ra Nghị quyết 24 về chương trình hành động nhằm thực hiện Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Năm 2009, Chính phủ ban hành "Bộ tiêu chí Quốc gia (BTCQG) về nông thôn mới” (Quyết định số 491/QĐ-TTg) bao gồm 19 tiêu chí, đến năm 2010 Chính phủ cũng đã phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg).
- “nông nghiệp, nông dân và nông thôn” như là quyết sách cho sự phát triển nông thôn Việt Nam và vấn đề “nông thôn mới” được Đảng và Chính phủ đưa vào chương trình nghị sự quốc gia để quyết tâm thực hiện.
- Ở các địa phương, các vùng miền cả nước đang chuẩn bị và thực hiện từng bước các Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về xây dựng nông thôn mới.
- Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển nông thôn mới tại các địa phương đã gặp không ít khó khăn, tùy thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng miền, bước đi và cách tiếp cận.
- Sự đáp ứng thực hiện BTCQG về xã nông thôn mới cũng tùy thuộc vào điều kiện, phương pháp, cách tiếp cận của mỗi địa phương trong tiến trình thực hiện.
- Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực tiễn quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới của xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
- Mục tiêu của nghiên cứu này là: (i) Xác định được các điều kiện kinh tế - xã hội đáp ứng BTCQG về xã nông thôn mới của địa phương.
- (iii) đề xuất được các giải pháp thúc đẩy quá trình xây dựng xã nông thôn mới, nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm phổ biến cho các vùng tương tự, đặc biệt là các xã có điểm xuất phát thấp..
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo và chính sách có liên quan đến việc xây dựng xã nông thôn mới của xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang;.
- các báo cáo khoa học và tạp chí liên quan đến vấn đề xây dựng xã nông thôn mới..
- Các thông tin chính bao gồm số liệu liên quan đến BTCQG về xã nông thôn mới (Quyết định số 491/QĐ- TTg).
- Phỏng vấn người cung cấp thông tin chủ yếu (Key Informant Panel) là những lãnh đạo đầu ngành của xã và các cán bộ phụ trách các lĩnh vực có liên quan đến nội dung các tiêu chí của “BTCQG về nông thôn mới”.
- Một số thông tin liên quan đến các tiêu chí có thể lượng hóa được cũng được định lượng bằng phương pháp cho điểm, xếp hạng trong quá trình phân tích, thảo luận với người dân..
- 3.2 Mức độ đáp ứng BTCQG về nông thôn mới của xã Vĩnh Viễn.
- Về mặt số lượng, kết quả khảo sát cho thấy hiện nay xã Vĩnh Viễn có 6 tiêu chí đáp ứng yêu cầu tất cả các nội dung trong tổng số 19 tiêu chí của BTCQG về nông thôn mới.
- Các tiêu chí đã đạt yêu cầu bao gồm (UBND xã, 2010c): (i) Chợ nông thôn với 1 nội dung.
- Đây là những tiêu chí địa phương có khả năng đáp ứng trong xây dựng nông thôn mới.
- Tiêu chí quy hoạch, do Tỉnh đầu tư toàn bộ kinh phí, địa phương tham gia giám sát, sẽ đáp ứng yêu cầu của BTCQG vào cuối năm 2011..
- Có hai tiêu chí gần đáp ứng được yêu cầu của BTCQG là điện và bưu điện.
- Đó là: (1) Tiêu chí điện có 2 nội dung, trong đó đã đạt 1 nội dung về hệ thống điện và 1 nội dung về tỉ lệ hộ sử điện an toàn cũng đạt đến 96,47% trong khi yêu cầu là 98%.
- Có bốn tiêu chí được xem là thách thức đối với chính quyền xã và người dân trong việc thực hiện để đáp ứng được yêu cầu của BTCQG là nhà ở dân cư, thu nhập, hộ nghèo và cơ cấu lao động: (1) Tiêu chí nhà ở dân cư có 2 nội dung nhưng trong đó nội dung về không có nhà tạm dột nát sẽ là một thách thức.
- Để đạt được tiêu chí này vào năm 2015 thì thu nhập bình quân đầu người/năm của xã phải cao hơn thu nhập bình quân trong tỉnh 1,3 lần, trong khi thu nhập chủ yếu của xã là nông nghiệp (chiếm đến 75.
- 3.3 Nhận thức của cộng đồng về sự đáp ứng BTCQG về nông thôn mới Hầu như các nhóm cộng đồng tham gia phỏng vấn PRA đều cho là họ được nghe và biết về việc xã mình được chọn làm xã điểm trong chương trình xây dựng nông thôn mới theo BTCQG được Chính phủ ban hành.
- Trước đó xã Vĩnh Viễn được chọn là một trong ba Xã làm điểm trong chương trình xây dựng nông thôn mới theo 13 tiêu chí của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2006-2010.
- Qua 5 năm thực hiện đã làm thay đổi một cách sâu sắc bộ mặt và đời sống nông thôn của xã Vĩnh.
- Do đó, người dân đã cho rằng, chương trình xây dựng nông thôn mới theo BTCQG sẽ mang lại nhiều lợi ích cho họ, nhất là trong việc nâng cao thu nhập và mức sống..
- Bảng 2: Có hoặc chưa nghe/biết về 19 tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
- Về việc nghe và biết về 19 tiêu chí của BTCQG về xây dựng nông thôn mới thì có sự khác nhau giữa các nhóm ở mỗi ấp.
- Nhìn chung, có gần 80% các nhóm của ấp cho rằng họ có nghe và biết về 19 tiêu chí của BTCQG (Bảng 2).
- Nhóm ấp 11 là nhóm có số người nghe và biết về 19 tiêu chí BTCQG cao nhất (chiếm đến 93%)..
- Về nâng cao mức sống, có 6 điều kiện được các nhóm đưa ra nhưng nhiều nhất thì liên quan đến giao thông nông thôn và điện (Bảng 4).
- đi lại của người dân từ ấp đến xã hay từ xã đến huyện thì rất thuận tiện và dễ dàng hơn ngày xưa rất nhiều vì có lộ nông thôn (bê tông hóa) liên ấp liên xã và từ xã đi huyện đã có đường lộ nhựa (nhựa hóa - xe ô tô di chuyển được).
- Tuy nhiên, việc cải thiện tình trạng nhà tạm, dột nát họ cho rằng còn khó khăn, có 42,7% nhóm cho rằng có thể qua hình thức xây nhà tình thương, tình nghĩa hay vay xây dựng nhà có thể góp phần thực hiện tiêu chí nầy..
- Với 19 tiêu chí trong BTCQG thì hầu hết các nhóm cộng đồng cho rằng tất cả các tiêu chí này đều đáng được quan tâm bởi vì khi thực hiện thành công các tiêu này thì không chỉ làm tăng thu nhập và mức sống của cư dân nông thôn mà còn làm cho bộ mặt nông thôn hiện đại - văn minh hơn.
- làm cho cuộc sống nông thôn ngày càng tiện nghi và gần với thành thị hơn nhưng lại an toàn - an ninh hơn thành thị..
- Khi phải chọn 5 tiêu chí mà mình quan tâm nhất để xác định mức độ ưu tiên trong tham gia thực hiện thì hầu hết các nhóm chọn các tiêu chí liên quan đến tăng thu nhập và nâng cao mức sống.
- Bảng 5 trình bày các tiêu chí mà người dân ưu tiên thực hiện trong tiến trình xây dựng xã nông thôn mới..
- Bảng 5: Các tiêu chí Quốc gia cần ưu tiên thực hiện theo người dân.
- 1 Tăng thu nhập (gấp 1,3 tỉnh) 7 34 1 2 Giao thông (xã - ấp và liên ấp) 6 22 2 3 Thủy lợi (sản xuất - dân sinh) 6 19 3 4 Hộ nghèo (giảm còn Quy hoạch và thực hiện quy hoạch 4 8 5.
- Theo kết quả trình bày ở bảng 5 cho thấy, tiêu chí tăng thu nhập được hầu hết các nhóm chọn ưu tiên (34/35 điểm), bởi vì đây là nguyện vọng của họ.
- Khi đạt được tiêu chí này thì thu nhập bình quân đầu người/năm so với thu nhập bình quân chung khu vực nông thôn của tỉnh phải cao hơn 1,3 lần và như thế đời sống của cư dân nông thôn sẽ được tăng lên đáng kể.
- Và các nhóm còn đề nghị rằng, để thực hiện thành công tiêu chí này thì các chương trình phát triển sản xuất, vay vốn, đào.
- tạo nghề, giới thiệu việc làm… phải được thực hiện có hiệu quả.
- Có 6/7 nhóm ưu tiên thực hiện tiêu chí giao thông và tiêu chí thủy lợi (22 và 19 điểm, theo thứ tự), bởi vì họ cho rằng khi đạt chỉ tiêu này thì lộ nông thôn của ấp không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại thuận tiện của người dân mà còn là tuyến đường vận chuyển sản phẩm trực tiếp từ địa phương đến các nơi tiêu thụ và ngược lại vận chuyển nguyên vật liệu/máy móc, hàng hóa đến địa phương cũng thuận tiện hơn.
- Tiêu chí quy hoạch và thực hiện quy hoạch và tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất cũng được 4 nhóm chọn nhưng tiêu chí quy hoạch và thực hiện quy hoạch được xếp thứ tự ưu tiên cao hơn bởi theo các nhóm này khi xã có được quy hoạch và thực hiện quy hoạch như tiêu chí Quốc gia đề ra sẽ giúp cho người dân biết khu vực của mình được quy hoạch như thế nào mà an tâm phát triển sản xuất cũng như mở rộng các hoạt động kinh doanh - sản xuất..
- 3.4 Đề xuất giải pháp thúc đẩy quá trình xây dựng xã nông thôn mới.
- Xã Vĩnh Viễn là một trong ba xã được tỉnh Hậu Giang chọn làm thí điểm thực hiện xây dựng xã nông thôn mới theo 13 tiêu chí của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2006-2010.
- Với sự quyết tâm và nổ lực không ngừng của Chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương cùng với sự tham gia của người dân và toàn xã hội nên sau 5 năm thực hiện xã đã được tỉnh công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới của tỉnh Hậu Giang (Quyết định số 1723/QĐ-UBND, ngày 19/8/2010).
- Đây là tiền đề rất thuận lợi, giúp địa phương có thêm kinh nghiệm cho việc xây dựng xã nông thôn mới theo 19 tiêu chí của BTCQG về nông thôn mới.
- Trong 13 tiêu chí của tỉnh có đến 8 tiêu chí được đề cập trong 19 tiêu chí của BTCQG nhưng chỉ tiêu và định mức của tỉnh thì thấp hơn.
- Tuy nhiên, mặc dù trải qua 5 năm thực hiện xây dựng và đạt chuẩn nông thôn mới theo tiêu chí của tỉnh, nhưng việc duy trì phát triển kinh tế, các bước đi tiếp theo để đáp ứng theo 19 tiêu chí của BTCQG vẫn còn là những thách thức.
- Cán bộ địa phương thực hiện xây dựng nông thôn mới chưa được đào tạo có bài bản, năng lực hạn chế, kinh nghiệm chưa được đúc kết qua thực tiễn..
- Để thực hiện thành công việc xây dựng xã nông thôn mới Vĩnh Viễn vào năm 2015, từ kết quả nghiên cứu, phân tích với sự tham gia của người dân và Chính quyền địa phương, những bước đi và phương châm thực hiện như sau:.
- Việc xây dựng nông thôn mới của xã nên được thực hiện theo phương châm.
- “nhà nước và nhân dân cùng làm”, huy động tối đa nguồn lực và phù hợp nội lực của cộng đồng địa phương trong thực hiện xây dựng nông thôn mới.
- Xây dựng nông thôn mới của xã phải do cộng đồng dân cư chủ động xây dựng kế hoạch trên cơ sở thảo luận dân chủ và quyết định những nội dung, chỉ tiêu, biện pháp thực hiện phù hợp với điều kiện của địa phương và chính sách của nhà nước.
- Chính quyền và Ban quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã cần có cơ chế trao quyền nhiều hơn cho cộng đồng để khuyến khích sự tham gia của người dân, đẩy nhanh tiến độ xây dựng xã nông thôn mới..
- Một số công trình mà địa phương có khả năng quản lý, cần giao UBND xã hoặc Ban quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã làm chủ đầu tư (không kể qui mô đầu tư) để tổ chức, huy động người dân thực hiện các công trình xây dựng trên địa bàn xã, để phát huy sự tham gia, tính sở hữu, xem các công trình nầy là của chính người dân xây dựng nông thôn mới.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của xã Vĩnh Viễn có nhiều lợi thế cho việc thực hiện xây dựng nông thôn mới.
- Tuy nhiên, điểm xuất phát của xã cho việc xây dựng nông thôn mới còn khá thấp..
- Có 6/19 tiêu chí của BTCQG về nông thôn mới địa phương đáp ứng được tất cả các nội dung là chợ nông thôn, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa, và an ninh, trật tự xã hội.
- Tiêu chí quy hoạch do ngành chuyên môn của tỉnh giúp thực hiện đáp ứng yêu cầu của BTCQG vào cuối năm 2011.
- Ngoài ra, có bốn tiêu chí đang trong quá trình hoàn thành theo yêu cầu tất cả các nội dung của BTCQG là điện, bưu điện, trường học và môi trường.
- Có bốn tiêu chí được xem là thách thức đối với chính quyền xã và người dân trong việc thực hiện để đáp ứng được yêu cầu của BTCQG là nhà ở dân cư, thu nhập, hộ nghèo và cơ cấu lao động..
- Các tiêu chí được cộng đồng dân cư xã Vĩnh Viễn quan tâm nhiều trong thực hiện xây dựng nông thôn mới là các tiêu chí liên quan đến việc nâng cao thu nhập và mức sống như: phát triển/xây dựng mô hình sản xuất có lợi nhuận cao, phát triển nghề và tạo ra nhiều việc làm, phát triển giao thông nông thôn, hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi và giảm hộ nghèo..
- Xây dựng nông thôn mới, các địa phương cần dựa vào điều kiện thực tế, lợi thế của địa phương để lựa chọn thực hiện một hai nội dung mang tính chiến lược đòn bẩy để thúc đẩy tiến trình nầy nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn.
- Đào tạo tăng cường năng lực lãnh đạo cán bộ địa phương và phát huy dân chủ và quyền quyết định của người dân được xem là chìa khóa của sự thành công trong xây dựng nông thôn mới..
- Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Số 26-NQ/TW, ngày .
- PRA - Đánh giá nông thôn với sự tham gia của người dân.
- Lập kế hoạch xây dựng mô hình xã nông thôn mới thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2007-2010.
- Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Số 24/2008/NQ-CP, ngày .
- Quyết định về việc ban hành BTCQG về nông thôn mới (Số 491/QĐ-TTg, ngày .
- Quyết định về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn Số 800/QĐ-TTg, ngày .
- Quyết định công nhận xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ đạt chuẩn xã nông thôn mới của tỉnh Hậu Giang (Số: 1723/QĐ-UBND, ngày .
- Tài liệu hỏi - đáp: thực hiện BTCQG về xây dựng xã nông thôn mới, Ban chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, tháng 4/2011..
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2010..
- Báo cáo tổng kết công tác thực hiện 13 tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2006-2010 và kế hoạch 2010-2015..
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011..
- Nghiên cứu Mô hình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa Nông nghiệp Nông thôn: Trường hợp huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ