« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá nguy cơ ô nhiễm không khí và sức khỏe cộng đồng của các lò hầm than ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỦA CÁC LÒ HẦM THAN Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG Lê Thị Thùy Như 1 , Nguyễn Thủy Hà Anh 2 , Đinh Thị Nhi 2 và Lê Anh Tuấn 3*.
- 1 Học viên Cao học ngành Quản lý Môi trường Khóa 23, Trường Đại học Cần Thơ.
- 2 Sinh viên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường Khóa 40, Trường Đại học Cần Thơ.
- 3 Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ.
- Lò hầm than, phát thải khí nhà kính, nguy cơ ung thư, tác động môi trường.
- Hoạt động lò than ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang làm năng suất trái cây giảm khoảng 20 - 30% nếu so với các vườn cây không có lò than lân cận.
- Khói bụi từ các lò than làm khoảng 35% người dân lân cận thường xuyên bị các bệnh về phổi, viêm mũi, bệnh mắt, một số bệnh liên quan đến da và cơ khớp.
- Các thông số ô nhiễm như CO, SO 2 đều vượt QCVN 19:2009/ BTNMT (cột B) do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành..
- Bụi PM2.5 ở các khoảng cách 10 m, 50 m, 100 m và 200 m so với ống khói lò vượt cao hơn quy chuẩn.
- Để sản xuất ra 1 tấn than đối với loại Đước 25 năm tuổi thì cần sử dụng 3,3 tấn củi và sẽ phát sinh 2,29 tấn khí CO 2 và 2,92 tấn khí CO.
- Đánh giá nguy cơ ô nhiễm không khí và sức khỏe cộng đồng của các lò hầm than ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
- Không khí là một thành phần môi trường quan trọng, có ý nghĩa sống còn để duy trì sự sống trên Trái Đất.
- Sự thay đổi môi trường không khí sẽ gây ra các tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, sinh vật và môi trường xung quanh.
- Đối với một số nước, ngành sản xuất than củi truyền thống không chỉ góp phần giải quyết được một lượng lớn lao động mà quan trọng hơn, nó còn góp phần phát triển nền kinh tế của một quốc gia.
- (2011), hầm than là quá trình đốt cháy củi gỗ trong điều kiện thiếu oxy trong lò khép kín sẽ tạo khí CO 2 và CO..
- Huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang được biết đến là nơi tập trung nhiều làng nghề truyền thống như đan lát, làm chiếu và hầm than củi.
- Đặc biệt, hoạt động sản xuất than củi trên địa bàn huyện đang có xu hướng tăng nhanh từ năm 2013 đến nay do.
- Tuy nhiên, sự phát triển nhanh và lan rộng của hoạt động sản xuất than củi đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường, nhất là môi trường không khí, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn và vùng lân cận.
- Theo Ủy ban Nhân dân huyện Châu Thành (2016), số lượng lò than trên địa bàn huyện Châu Thành có khoảng 525 lò và tất cả đều chưa có hệ thống xử lý khí thải mà thải trực tiếp ra môi trường.
- Vì vậy nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng môi trường tại khu vực sản xuất than củi trên địa bàn huyện Châu Thành và từ đó đề xuất các giải pháp giúp địa phương phát triển kinh tế nhưng giảm thiểu các nguy hại về môi trường..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu Huyện Châu Thành có 7 xã, 2 thị trấn.
- Toàn bộ số lò hầm than trên địa bàn huyện chỉ tập trung tại xã Phú Tân (Hình 1).
- Thời gian trước, tại đây chỉ khoảng vài chục lò than được tập trung ở hai bên bờ sông Xáng (sông Cái Côn), hiện nay tổng số lò hầm than của cả huyện là 525 lò và sản lượng than củi năm 2016 lên đến 70.593 tấn/năm.
- Nghề hầm than củi là sinh kế của khoảng 16% tổng số hộ dân sinh sống ở đây.
- Có hộ có từ 2-4 lò than.
- Để đánh giá tác động môi trường và xã hội của làng nghề hầm than, khảo sát nghiên cứu đã tiến hành từ tháng 12/2017 đến tháng 6/2018..
- Hình 1: Bản đồ khu vực nghiên cứu (Nguồn: UBND huyện Châu Thành, Hậu Giang Thu thập số liệu.
- Thu thập và nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp có liên quan về số lượng lò than trên địa bàn, các báo.
- cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Châu Thành, Ủy ban Nhân dân xã Phú Tân, các tài.
- Nghiên cứu sử dụng công thức tính kích thước mẫu Slovin (CT.1) để điều tra phỏng vấn hộ (Adanza et al., 2006)..
- Trong đó, n là số hộ dân phỏng vấn trực tiếp.
- N là tổng số hộ dân sản xuất than củi (N = 227 hộ).
- Theo tính toán, số phiếu phỏng vấn là 140, chia đều cho hai nhóm hộ: nhóm có sản xuất than (70 phiếu) và nhóm không sản xuất than, canh tác trồng cây ăn trái (70 phiếu).
- Trọng tâm phỏng vấn là thu thập thông tin về thu nhập, điều kiện lao động và ảnh hưởng của hoạt động của lò hầm than lên sức khỏe cộng đồng..
- Để có cơ sở đánh giá mức độ ô nhiễm các chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất than, nghiên cứu sẽ tiến hành đo đạc một số chỉ tiêu như nhiệt độ,.
- bụi, CO, CO 2 , SO 2 , NO x tại ống khói của 1 lò than trong 25 ngày đốt lò và chia thành 6 đợt thu mẫu với mỗi đợt là 3 lần/ngày (đợt 1 được bắt đầu từ đốt lò thứ nhất, đợt 2 là ngày đốt lò thứ 5, đợt 3 là ngày thứ 15… với thời gian đo trong ngày là 6 giờ sáng, 12 giờ trưa và 6 giờ chiều) bằng máy đo khí thải QUINTOX 9106 do hãng Kenmay (Anh Quốc) sản xuất.
- Đối với chỉ tiêu bụi PM2.5, sử dụng máy đo nhanh AirVisual Node để đo nồng độ bụi PM2.5 khoảng cách với lò 10 m, 200 m, 300 m, 500 m, 1.000 m.
- cho đến khi nồng độ bụi và khí CO 2 ổn định, từ đó máy đo AirVisual Node sẽ thể hiện chỉ số chất lượng không khí (AQI) (US EPA, 2011)..
- Nghiên cứu tiến hành đem 4 mẫu củi của hai loại nhiên liệu hầm than là cây Đước và Bạch đàn ở 2 độ tuổi khai thác của cây khác nhau: Đước ở 25 năm tuổi (4.100 g) và 10 năm tuổi (2.200 g), Bạch đàn ở 10 năm tuổi (3.300 g) và 5 năm tuổi (1.300 g), đi sấy ở nhiệt độ 105C đến khi trọng lượng không thay đổi, cân mẫu đã sấy để tính được sinh khối khô của củi..
- Hình 2: Mẫu củi, than trước và sau khi hầm than ở 450 – 550 o C Từ đó xác định được lượng hơi nước mất đi.
- Áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro sức khỏe để ước tính lượng bụi PM2.5 đưa vào cơ thể những người trực tiếp tham gia sản xuất tại các lò hầm than với hai đối tượng nam và nữ, theo Kim et al.
- CA (contaminant concentration in average) là nồng độ tiếp xúc trung bình (µg /m 3.
- là tốc độ tiếp xúc (Jang et al., 2014) căn cứ lượng hóa chất trong môi trường được tiếp xúc mỗi ngày (m 3 /ngày).
- Các giá trị của độc tính có ảnh hưởng đến sức khỏe có thể được đánh giá theo hệ số độ dốc đường hô hấp (inhalation slope factor - SFI) (CT.6).
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả phỏng vấn từ các hộ dân Kết quả phỏng vấn được 140 hộ dân đang sinh sống trong phạm vi nghiên cứu tại 3 ấp Phú Tân, Phú Tân A, và Tân Phú, trong đó có 70 hộ dân sản xuất than củi và 70 hộ dân không sản xuất than củi mà chủ yếu là làm vườn (trồng cây ăn trái), làm thuê cho các hộ sản xuất than..
- Bảng 1: Thông tin về hộ dân.
- 2.Độ tuổi.
- Trong độ tuổi lao động .
- Ngoài độ tuổi lao động .
- Phần lớn những người làm than (74,3% hộ dân) cho rằng nghề hầm than có từ nhiều thập niên, đã mang lại thu nhập tương đối ổn định cho người dân địa phương, với bình quân mỗi hộ sản xuất than củi có 3 lò, mỗi tháng họ sẽ có thu nhập bình quân khoảng 12 triệu đồng.
- Những người làm thuê cho lò than cũng có thu nhập khoảng 5 triệu đồng/tháng.
- Tuy nhiên, có hơn 80% hộ dân trồng cây ăn trái cho rằng khói bụi của lò than ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, do khói bụi bám lên trái, lên lá làm cây chậm phát triển và sản phẩm không đạt chất lượng.
- Sức khỏe người dân.
- sống trong khu vực lò than là điều đáng được quan tâm, theo kết quả khảo sát 140 hộ dân cho thấy có 91,42 % hộ dân tin rằng khói bụi phát ra từ các lò than có ảnh hưởng đến sức khỏe và trong khoảng 20 năm gần đây, có hơn 35% người dân cho biết họ thường xuyên bị mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm da, viêm mũi, các hộ dân còn lại cho rằng chưa phát hiện đáng kể những căn bệnh liên quan đến hô hấp hay viêm nhiễm..
- 3.2 Đánh giá mức độ ô nhiễm không khí từ hoạt động hầm than.
- Kết quả đo đạc các chỉ tiêu như: CO, SO 2 và NO x.
- tại các thời điểm khác nhau trong quá trình hầm than cho thấy khí NO x không vượt QCVN 19 (cột B), riêng đối với khí SO 2 và CO thì vượt rất nhiều lần so với quy chuẩn ở tất cả các ngày trong quá trình hầm than (25 ngày) và đặc biệt đến những ngày cuối cùng của quá trình hầm than (chuẩn bị bế lò), nồng độ một số loại khí như CO, SO 2 vẫn không giảm xuống, tức là quá trình đốt cháy bên trong vẫn đang diễn ra dù lượng khói thải giảm rõ rệt.
- Cụ thể: Nồng độ khí CO ngày thứ 25 là 10.227,48 mg/Nm 3 , vượt 10,22 lần so với quy chuẩn.
- Hình 3: Biểu đồ nồng độ khí CO qua 6 lần đo Khí SO 2 được sinh ra trong suốt quá trình sản.
- xuất than nhưng chủ yếu ở các giai đoạn sau do khi nhiệt độ tăng cao, lưu huỳnh trong gỗ bị đốt cháy,.
- Nồng độ SO 2 có sự dao động trong khoảng từ 586 đến 3.701 mg/Nm 3 , cụ thể được mô tả qua biểu đồ Hình 4..
- Hình 4: Biểu đồ nồng độ khí SO 2 qua 6 lần đo Liên quan đến khả năng phán tán bụi, dựa vào.
- Kết quả đo đạc bụi cho thấy, tại trung tâm khu vực sản xuất than nồng độ lên đến 1.798 µg/m 3 (nồng độ đạt mức cao nhất của thiết bị đo được).
- Tại khoảng cách 10 m, nồng độ giảm xuống còn 198 µg/m 3 do.
- không còn tiếp xúc trực tiếp với khói thải từ lò than..
- Tuy nhiên, ở nồng độ này vẫn vượt quy chuẩn QCVN 05:2013/BTMNT về chất lượng không khí xung quanh gấp 3,96 lần.
- Tại khoảng cách 50 m và 100 m, nồng độ bụi đột ngột tăng cao lần lượt là 262 µg/m 3 và 203 µg/m 3 , vượt quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT, có thể là do ở độ cao này, bụi trong nhiều lò đã hòa quyện vào nhau khiến nồng độ tăng cao.
- xuất, nồng độ bụi PM2.5 giảm xuống rõ rệt còn 72 µg/m 3 , nguyên nhân là do được gió phân tán và cây xanh hấp thu, tuy nhiên vẫn vượt quy chuẩn cho phép 1,44 lần.
- Từ khoảng cách 300 m, nồng độ bụi PM2.5 giảm thấp, không còn vượt quy chuẩn cho phép.
- Từ khoảng cách 1.200 m trở về sau, nồng độ bụi PM2.5 đi vào trạng thái ổn định nằm trong khoảng từ 16 – 19 µg/m 3 (Hình 5)..
- Hình 5: Vùng phát tán ô nhiễm của bụi PM2.5 qua khảo sát từ điểm trung tâm lò than Tóm lại, nồng độ bụi PM2.5 tại khu vực sản xuất.
- than có mức ảnh hưởng trong vùng bán kính 1.200 m từ vị trí trung tâm khu vực sản xuất than.
- Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường như mật độ cây xanh và tốc độ gió.
- Khu vực nằm trong vùng ảnh hưởng có nồng độ bụi khá cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và môi trường.
- Mặt khác, do sự phân tán của bụi PM2.5 đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến khu vực trồng cây ăn trái của vùng..
- Theo kết quả khảo sát, những hộ trồng cây ăn trái, số hộ dân cho rằng khói bụi lò than rất ảnh hưởng đến cây ăn trái chiếm tỉ lệ rất lớn 54,28%;.
- 31,43% hộ dân cho rằng có ảnh hưởng.
- và chỉ có 14,29% hộ dân cho rằng khói bụi lò than không ảnh hưởng đến vườn cây ăn trái.
- 3.3 Đánh giá mức độ phát thải khí CO 2.
- Từ kết quả nghiên cứu Bảng 2 có thể thấy đối với các loại cây càng ít năm tuổi thì lượng hơi nước càng nhiều hơn, 1,07 lần so với các loại cây có nhiều năm tuổi.
- Điều này có thể chứng minh rằng nếu hầm than bằng củi ít năm tuổi thì lượng nhiên liệu dùng.
- Vì vậy trong quá trình hầm than nên sử dụng củi già (củi nhiều năm tuổi) hơn củi non.
- Hàm lượng khí CO 2 và CO phát sinh trong quá trình hầm than được tính theo kết quả Bảng 3..
- Từ kết quả Bảng 3 cho thấy, để sản xuất ra 1 tấn than đối với loại Đước 25 năm tuổi thì cần sử dụng 3,3 tấn củi và sẽ phát sinh 2,29 tấn khí CO 2 và 2,92 tấn khí CO.
- Bảng 4 cho thấy hiệu suất sản xuất than củi không cao, đối với củi đước 25 năm tuổi thì hiệu suất là 30,2%, còn đối với củi Bạch đàn 5 năm tuổi thì hiệu suất chỉ có 21,2%.
- Qua kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình hầm than nên sử dụng củi làm nguyên liệu có độ tuổi càng cao (từ 25 năm tuổi trở lên) thì hàm lượng than càng nhiều, hàm lượng khí CO 2 , CO càng thấp.
- còn đối với cây có độ tuổi thấp (10 năm tuổi trở xuống) thì hàm lượng khí CO 2, CO phát sinh rất cao.
- Điều đó sẽ có lợi cho môi trường và kinh tế của hộ dân sản xuất than..
- 3.4 Đánh giá rủi ro sức khỏe của bụi PM2.5 Qua đo đạc và phỏng vấn 70 hộ sản xuất than trong khu vực nghiên cứu, được kết quả như Bảng.
- Từ kết quả tính toán cho thấy trong điều kiện làm việc người lao động không mang đồ bảo hộ lao động và thời gian tiếp xúc là 70 năm thì đối với nam giới, sẽ có 21 người có nguy cơ ung thư trong số 100.000 người.
- Như vậy, cho thấy trong cùng môi trường làm việc và điều kiện lao động như nhau, nữ giới có nguy cơ ung thư cao hơn nam giới 1,67 lần.
- Bảng 5: Giá trị các thông số tính toán theo (CT.5), (CT.6) và (CT.7).
- Nồng độ tiếp xúc trung bình C (µg/m .
- Thời gian tiếp xúc ED (năm) 70 70.
- Thời gian trung bình tiếp xúc AT (ngày .
- Các kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng cây củi (Đước và Bạch đàn) càng non tuổi thì hiệu suất hầm than càng kém và lượng khí phát thải cũng cao hơn..
- Nếu giữ cây rừng càng lâu thì ngoài giá trị sinh thái và môi trường, chất lượng than củi sử dụng sau này cũng tốt hơn..
- Nghề hầm than cần phải được xem là nghề gây các tác hại đến sức khỏe cộng đồng do mức độ phát thải khí thải độc hại cao, ảnh hưởng đến cả các vùng sản xuất cây ăn trái khác.
- Về kiến nghị, chính quyền địa phương cần từng bước hạn chế việc phát triển thêm các lò than ở cộng đồng, phải có yêu cầu trang bị bảo hộ lao động cho các công nhân hành nghề vì thường xuyên làm việc trong môi trường có nồng độ bụi và khí vượt chuẩn cho phép và có chính sách hỗ trợ chuyển nghề cho người lao động làm nghề hầm than để giảm thiểu những nguy cơ cho họ và cả cộng đồng..
- BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.