« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO TỒN SẾU ĐẦU ĐỎ


Tóm tắt Xem thử

- CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO TỒN SẾU ĐẦU ĐỎ.
- Nghiên cứu đo lường sự sẵn lòng chi trả (WTP) bằng cách sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) cho một chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ Việt Nam, loài bây giờ đang bị đe dọa tuyệt chủng.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đáp viên sẵn lòng chi trả để ủng hộ cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ dưới 50%.
- Mức giá đưa ra khảo sát, trình độ học vấn của đáp viên, thu nhập của của gia đình đáp viên, hiểu biết của đáp viên về thực trạng của Sếu đầu đỏ và sự tin tưởng của đáp viên vào Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ tác động đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên.
- Sự sẵn lòng chi trả trung bình được ước lượng khoảng 12.222 VND/hộ..
- Trước thực trạng đó, chúng ta cần phải có những hành động cụ thể để bảo tồn các loài động – thực vật bị đe dọa này..
- Trong số các loài động vật quý hiếm bị đe dọa tuyệt chủng ở Việt Nam, có Sếu đầu đỏ.
- Sếu đầu đỏ là một loài chim quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và của thế giới.
- Bên cạnh đó, Sếu đầu đỏ còn có giá trị về văn hóa – tinh thần.
- Ở Việt Nam, Sếu đầu đỏ phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nhất là ở vùng Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
- Năm 1990 đếm được 1.110 cá thể Sếu đầu đỏ ở Tràm Chim 1.
- Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số lượng Sếu đầu đỏ ở Việt Nam đang có chiều hướng giảm dần 2 .
- Tháng 3-2009, tại khu vực Tràm Chim (Đồng Tháp) ghi nhận chỉ còn khoảng 60 con Sếu đầu đỏ.
- Các nhà khoa học dự báo rằng Sếu đầu đỏ có thể bị tuyệt chủng ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Do đó, cần phải có sự nỗ lực của cả cộng đồng để bảo tồn loài động vật quý hiếm này.
- Hiện nay đang có dự án phục hồi sinh cảnh đất ngập nước Đồng Tháp Mười – Vườn Quốc gia Tràm Chim do công ty Coca-Cola và Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế phối hợp thực hiện trong 3 năm dự án này bước đầu có hiệu quả tích cực trong việc bảo tồn Sếu đầu đỏ.
- Còn về phía người dân Việt Nam thì sao? Người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân đồng bằng sông Cửu Long nhận thức thế nào về vấn đề này và họ có sẵn lòng đóng góp tiền để bảo tồn Sếu đầu đỏ hay không.
- Việc nghiên cứu vấn đề này là cần thiết bởi vì trong tương lai khi dự án trên kết thúc thì Việt Nam phải tự thực hiện chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ.
- Hơn nữa, dự án này chỉ thực hiện ở Đồng Tháp, vẫn còn những địa phương khác có Sếu đầu đỏ sinh sống cũng cần có chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ.
- Điều này đã đặt ra hướng nghiên cứu cho đề tài “Đánh giá nhận thức của cộng đồng về bảo tồn Sếu đầu đỏ”..
- Mục tiêu tổng quát của bài viết là tìm hiểu nhận thức, thái độ cũng như sự sẵn lòng chi trả để bảo tồn Sếu đầu đỏ của cộng đồng, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của họ đối với việc bảo tồn các động vật bị đe dọa nói chung, Sếu đầu đỏ nói riêng và một số giải pháp cho việc thu Quỹ bảo tồn Sếu đầu đỏ..
- Xác định nhận thức và thái độ của người dân đối với việc bảo tồn Sếu đầu đỏ..
- Xác định người dân có sẵn lòng trả tiền cho việc bảo tồn Sếu đầu đỏ không..
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng trả tiền ủng hộ cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ của người dân..
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo tồn các động vật bị đe dọa nói chung, Sếu đầu đỏ nói riêng và một số giải pháp cho việc thu Quỹ bảo tồn Sếu đầu đỏ..
- Bảng câu hỏi được xây dựng nhằm tìm hiểu nhận thức, thái độ của đáp viên đối với việc bảo tồn các động vật bị đe dọa nói chung, Sếu đầu đỏ nói riêng và sự sẵn lòng chi trả (Willingnees To Pay – WTP) 1 của đáp viên cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ.
- Trước khi đặt câu hỏi WTP cho đáp viên, bảng câu hỏi cung cấp thông tin về thực trạng của Sếu đầu đỏ, đưa ra kế hoạch về Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ.
- Sau đó hỏi các đáp viên có đồng ý ủng hộ cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ một khoản tiền hay không, khoản tiền này chỉ đóng góp một lần và được thêm vào hóa đơn tiền điện của gia đình và các gia đình khác ở Việt Nam.
- Phương pháp thống kê mô tả: để đánh giá nhận thức, thái độ của đáp viên đối với các động vật bị đe dọa nói chung và Sếu đầu đỏ nói riêng..
- t j là các mức giá mà các đáp viên sẵn lòng chi trả..
- h j là số hộ sẵn lòng chi trả tương ứng với các mức giá t j.
- n j là tổng số hộ sẵn lòng chi trả cao hơn mức giá t j .
- 1 Theo Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc UNEP: WTP được định nghĩa như là một khoản tiền mà một cá nhân sẵn lòng chi trả để có được hàng hóa hay dịch vụ nào đó.
- Phương pháp hồi quy tuyến tính bội bằng mô hình kinh tế lượng: để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của người dân để ủng hộ cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ..
- 3.1 Phân tích thái độ của người dân thành phố Cần Thơ đối với việc bảo tồn các động vật bị đe dọa.
- Kết quả khảo sát cho thấy vấn đề môi trường không nằm trong ba vấn đề quốc gia mà đáp viên quan tâm nhất hiện nay (kinh tế, nghèo đói và giáo dục là 3 vấn đề được quan tâm nhiều nhất).
- Trong các vấn đề về môi trường, vấn đề bảo tồn động vật quý hiếm cũng không được ưu tiên cao trong sự quan tâm của đáp viên.
- Thái độ của đáp viên đối với việc bảo tồn các động vật bị đe dọa được thể hiện rõ qua bảng dưới đây:.
- Bảng 1: Thái độ của đáp viên đối với việc bảo tồn các động vật bị đe dọa Phát biểu.
- 7 (2%) Các loài động thực vật bị đe dọa là.
- Các loài động thực vật bị đe dọa không nên là một sự quan tâm ưu tiên của Nhà nước.
- Còn nhiều vấn đề môi trường quan trọng hơn là bảo tồn các loài động vật bị đe dọa.
- Nhà nước nên thu nhiều tiền hơn để thực hiện các chương trình môi trường.
- Người dân nên đóng góp tiền để bảo tồn các loài động vật bị đe dọa.
- chi trả cho việc bảo vệ các loài động vật bị đe dọa.
- Kết quả khảo sát cho thấy rằng đa số đáp viên xem trọng giá trị tồn tại 1 và giá trị thừa kế 2 của các động vật bị đe dọa, có hơn 80% đáp viên đồng ý với hai phát biểu: việc săn bắt các loài động vật hoang dã nên bị pháp luật trừng trị và trách nhiệm của mọi người là phải đảm bảo rằng các loài động thực vật mà chúng ta biết hiện nay phải tồn tại cho loài người trong tương lai.
- có hơn 60% đáp viên đồng ý rằng các loài động thực vật bị đe dọa là quan trọng ngay cả khi họ không nhìn thấy hoặc tiếp xúc với chúng..
- Đa số đáp viên đồng ý (38% đáp viên hoàn toàn đồng ý và 25% đồng ý) rằng các loài động thực vật bị đe dọa nên là một sự quan tâm ưu tiên của Nhà nước.
- Tuy nhiên, hơn một nửa đáp viên lại nghĩ rằng còn những vấn đề quan trọng hơn là bảo tồn các loài động vật bị đe dọa, có hơn 60% đáp viên đồng ý với 2 phát biểu: còn.
- nhiều vấn đề môi trường quan trọng hơn là bảo tồn các loài động vật bị đe dọa, Nhà nước nên đầu tư giúp đỡ con người trước khi bỏ tiền để bảo vệ các loài động thực vật bị đe dọa..
- Mặc dù đa số các đáp viên xem trọng giá trị tồn tại và giá trị thừa kế của các động vật bị đe dọa, nhưng không có nhiều người đồng ý ủng hộ tiền để bảo tồn các động vật bị đe dọa.
- Có dưới 35% đáp viên đồng ý với ba phát biểu: Nhà Nước nên thu nhiều tiền hơn để thực hiện các chương trình môi trường, người dân nên đóng góp tiền để bảo tồn các loài động vật bị đe dọa, Nhà nước nên thu nhiều thuế hơn để chi trả cho việc bảo vệ các loài động vật bị đe dọa..
- 3.2 Phân tích ước muốn sẵn lòng chi trả (WTP) để bảo tồn Sếu đầu đỏ của người dân thành phố Cần Thơ.
- 3.2.1 Tỷ lệ đáp viên sẵn lòng chi trả cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ.
- Hình 1 cho thấy tỷ lệ đáp viên sẵn lòng chi trả để ủng hộ cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ không cao (40.
- Và tỷ lệ đáp viên sẵn lòng chi trả để ủng hộ cho Chương trình cũng giảm dần khi các mức giá tăng lên: 65% đáp viên đồng ý trả ở mức giá ở mức giá ở mức giá ở mức giá 50.000 và thấp nhất là 12% ở mức giá 300.000.
- đáp viên sẵn lòng trả % đáp viên không sẵn lòng trả.
- Hình 1: Tỷ lệ đáp viên sẵn lòng chi trả cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ.
- 3.2.2 Đo lường sự sẵn lòng chi trả (WTP).
- 3.2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ..
- (a) Xác định và giải thích các biến sử dụng trong mô hình xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ.
- Trong đề tài này mô hình Probit được sử dụng nhằm xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên để ủng hộ cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ.
- WTP = 1 nếu đáp viên sẵn lòng chi trả để ủng hộ cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ.
- 0 nếu đáp viên không sẵn lòng chi trả để ủng hộ cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ.
- là các mức giá được đưa ra trong các bảng câu hỏi để hỏi các đáp viên có sẵn lòng chi trả để ủng hộ cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ hay không.
- Theo Trương Đăng Thụy (2007), các mức giá có ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên, mức giá đưa ra càng cao thì khả năng đáp viên sẵn lòng chi trả cho Chương trình bảo tồn càng thấp..
- Theo Ranjith Bandara và Clem Tisdell (2004), trình độ học vấn (số năm đi học) có ảnh hưởng tích cực đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên..
- Theo Ranjith Bandara và Clem Tisdell (2004) thì thu nhập có ảnh hưởng tích cực đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên..
- là giới tính của đáp viên, được mã hóa là 1 nếu đáp viên là nam, và mã hóa là 0 nếu đáp viên là nữ.
- Nam giới thường hay theo dõi và nắm bắt thông tin nhiều hơn nữ giới, nên có thể họ sẽ có nhiều thông tin hơn về các động vật bị đe dọa và có thể có thái độ tích cực hơn trong việc bảo tồn động vật bị đe dọa.
- Do đó, biến giới tính cũng được kỳ vọng là có ảnh hưởng cùng chiều đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ..
- Biết thực trạng của Sếu đầu đỏ (X 5.
- được mã hóa là 1 nếu đáp viên biết thực trạng của Sếu đầu đỏ và mã hóa là 0 nếu đáp viên không biết.
- trạng của Sếu đầu đỏ và thấy được sự cần thiết phải bảo vệ Sếu đầu đỏ, có thể đáp viên sẽ sẵn lòng chi trả cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ.
- Do đó, biết thực trạng của Sếu đầu đỏ được kỳ vọng là sẽ có ảnh hưởng cùng chiều đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ..
- Tin tưởng Chương trình hoạt động hiệu quả (X 6.
- được mã hóa là 1 nếu đáp viên tin tưởng Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ sẽ hoạt động hiệu quả và mã hóa là 0 nếu đáp viên không tin.
- Khi tin tưởng Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ sẽ hoạt động hiệu quả có thể đáp viên sẽ sẵn lòng chi trả cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ.
- Do đó, tin tưởng Chương trình hoạt động hiệu quả được kỳ vọng là sẽ có ảnh hưởng cùng chiều đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ..
- (b) Kết quả xử lý mô hình Probit về các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ.
- Biết thực trạng của Sếu đầu đỏ.
- Tin tưởng Chương trình hoạt động hiệu quả.
- Giá: có hệ số góc âm ở mức ý nghĩa 1%, chứng tỏ giá có ảnh hưởng ngược chiều với sự sẵn lòng chi trả của đáp viên cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ, tức là mức giá đưa ra càng cao thì khả năng đáp viên sẵn lòng chi trả sẽ càng thấp..
- Trình độ học vấn: có hệ số góc dương ở mức ý nghĩa 10%, chứng tỏ trình độ học vấn của đáp viên có ảnh hưởng cùng chiều đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ, tức là trình độ học vấn của đáp viên càng cao thì khả năng đáp viên sẵn lòng chi trả sẽ càng cao..
- Thu nhập: có hệ số góc dương ở mức ý nghĩa 10%, chứng tỏ thu nhập của gia đình đáp viên có ảnh hưởng cùng chiều đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên cho.
- Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ, tức là thu nhập của gia đình đáp viên càng cao thì khả năng đáp viên sẵn lòng chi trả sẽ càng cao..
- Biết thực trạng của Sếu đầu đỏ: có hệ số góc dương ở mức ý nghĩa 5%, chứng tỏ biến này có ảnh hưởng cùng chiều đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ, tức là khi đáp viên biết về thực trạng của Sếu đầu đỏ thì khả năng họ sẵn lòng chi trả sẽ cao hơn đáp viên không biết..
- Tin tưởng chương trình hoạt động hiệu quả: có hệ số góc dương ở mức ý nghĩa 1%, chứng tỏ biến này có ảnh hưởng cùng chiều đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ, tức là khi đáp viên tin tưởng rằng Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ sẽ hoạt động hiệu quả thì khả năng họ sẵn lòng chi trả cho Chương trình sẽ cao hơn đáp viên không tin tưởng vào Chương trình..
- Cuộc nghiên cứu cho thấy rằng môi trường không nằm trong ba vấn đề quốc gia mà đáp viên quan tâm nhất hiện nay và việc bảo tồn các động vật bị đe dọa cũng không được ưu tiên cao trong sự quan tâm của đáp viên đối với các vấn đề về môi trường.
- Mặc dù người dân bày tỏ rằng họ xem trọng giá trị tồn tại và giá trị thừa kế của các động vật bị đe dọa, nhưng không có nhiều người đồng ý ủng hộ tiền để bảo tồn các động vật này.
- Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng người dân chưa có nhiều thông tin về Sếu đầu đỏ..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ đáp viên sẵn lòng chi trả để ủng hộ cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ dưới 50%.
- Sử dụng phương pháp phi tham số để ước lượng WTP trung bình cho thấy các hộ gia đình đã sẵn lòng trả trung bình là 12.222 đồng/hộ để bảo tồn Sếu đầu đỏ (mặc dù việc ủng hộ tiền để bảo tồn động vật bị đe dọa là việc khá mới mẻ ở Việt Nam).
- Các yếu tố có ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ là: mức giá đưa ra khảo sát, trình độ học vấn của đáp viên, thu nhập của gia đình đáp viên, hiểu biết của đáp viên về thực trạng của Sếu đầu đỏ và sự tin tưởng của đáp viên vào Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ..
- Trong việc thu nhận sự đóng góp của người dân cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ, cách thu tiền thông qua hóa đơn tiền điện không được đa số đáp viên chấp nhận, họ thích thu riêng khoản tiền này..
- Nhà nước nên cung cấp thông tin về các động vật bị đe dọa trên các phương tiện thông tin đại chúng nhiều hơn và thường xuyên hơn để nâng cao hiểu biết của người dân về vấn đề này, và qua đó khuyến khích họ quan tâm đến việc bảo tồn các động vật bị đe dọa.
- Bên cạnh đó, Nhà nước cũng nên xem xét để đưa vấn đề về các động vật quý hiếm bị đe dọa và việc bảo tồn những loài này vào chương trình giáo dục học sinh..
- Nếu việc thu quỹ cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ được thực hiện thì:.
- Ban tổ chức Chương trình nên cung cấp thông tin về Sếu đầu đỏ và tuyên truyền mục đích của cuộc vận động này cho người dân..
- Bộ phận phụ trách thu và quản lý nguồn Quỹ này nên chọn phương pháp thu tiền phù hợp và tạo niềm tin cho người dân đối với Chương trình.