« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐÁNH GIÁ SỰ CẢI THIỆN KIẾN THỨC CỦA NÔNG DÂN QUA KHÓA HỌC TẬP HUẤN FFS VỀ TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG CHỌN GIỐNG VÀ SẢN XUẤT GIỐNG CỘNG ĐỒNG TỈNH HẬU GIANG NĂM 2012


Tóm tắt Xem thử

- Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào các hộ nông dân sản xuất lúa tham gia khóa tập huấn FFS.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy người học đã có sự cải thiện kiến thức rất đáng kể, kết quả đầu vào có 100% học viên xếp loại trung bình, yếu – kém..
- Sau khóa học, 100% học viên đã được xếp loại giỏi, khá.
- Mỗi học viên sẽ tự thực hiện bài kiểm tra của mình mà không được trao đổi với nhau.
- Tương tự, với cùng bộ câu hỏi kiểm tra và cách tiến hành, kiểm tra cuối khóa các học viên sau kết thúc khóa tập huấn.
- Song song đó, học viên cũng sẽ tự đánh về các chuyên đề được thiết kế trong lớp huấn luyện, trợ huấn của từng chuyên đề và khối lượng kiến thức mà học viên được tiếp thu trong quá trình học.
- Các dữ liệu được xử lý bằng phần mềm Excel, SPSS 16.0 và tổng hợp phân tích dựa trên các phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích, phương pháp so sánh và phân tích phương sai Anova, dùng phép thử t-test để thấy được sự thay đổi kiến thức của học viên sau khóa học..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.
- 3.1 Đặc điểm của học viên tham gia lớp tập huấn.
- Học viên trong các nhóm tuổi:.
- Kết quả khảo sát trên 71 học viên tại 03 lớp học cho thấy phần lớn học viên tham gia lớp học ở độ tuổi từ 31-45 (chiếm 40,8%) và tuổi từ 46-60 (chiếm 39,4.
- Tuổi trung bình của học viên trong nghiên cứu là: 43,6 tuổi.
- Trong đó, học viên trong độ tuổi từ 31-45 chiếm tỉ trọng cao nhất.
- Ngoài ra, ở độ tuổi này học viên sẽ dễ dàng tiếp thu các kiến thức trong lớp học, năng động, mạnh dạn trao đổi, thảo luận trong các chuyên đề huấn luyện..
- Hình 1: Nhóm tuổi của học viên tham gia lớp tập huấn FFS tỉnh Hậu Giang, 2012 Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 71 học viên tham gia khóa học FFS tại tỉnh Hậu Giang, 2012.
- Giới tính của học viên:.
- Bảng 2: Giới tính của học viên tham gia khóa học FFS tại tỉnh Hậu Giang, năm 2012.
- Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 71 học viên tham gia khóa học FFS tại tỉnh Hậu Giang, 2012.
- Trình độ học vấn của học viên:.
- Khi xét về trình độ học vấn của học viên thì số người có trình độ cấp 2 chiếm tỉ trọng cao nhất (46,8.
- Số học viên có trình độ cấp 1 có 9 học viên, chiếm tỉ trọng thấp nhất (12,7.
- Quan kết quả phân tích trên cho thấy, trình độ học vấn của học viên tham gia lớp học chưa cao, điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp thu kiến thức trong quá trình huấn luyện..
- Vì vậy, trình độ học vấn của học viên trong khóa học huấn luyện là phù hợp để tiếp cận các kiến thức và ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất..
- Hình 2: Trình độ học vấn của học viên tham gia khóa học FFS tỉnh Hậu Giang, 2012 Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 71 học viên tham gia khóa học FFS tại tỉnh Hậu Giang, 2012.
- Hình 3: Thu nhập bình quân/năm của hộ gia đình học viên tham gia khóa học FFS tại tỉnh Hậu Giang, năm 2012.
- Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 71 học viên tham gia khóa học FFS tại tỉnh Hậu Giang, 2012 Kinh nghiệm sản xuất lúa.
- Bảng 3: Số năm kinh nghiệm sản xuất lúa của học viên tham gia khóa học FFS tại tỉnh Hậu Giang, năm 2012.
- Số học viên trong nhóm kinh nghiệm sản xuất lúa dưới 11 năm chiếm tỉ trọng cao nhất (chiếm 74,6.
- kế tiếp là nhóm học viên có năm kinh nghiệm sản xuất lúa từ 11-20 năm và 21-30 năm có tỉ trọng bằng nhau (chiếm 11,3.
- thấp nhất là học viên trong nhóm kinh nghiệm sản xuất lúa trên 30 năm có 02 học viên (chiếm 2,8.
- Do số năm kinh nghiệm sản xuất lúa của học viên ở mức tương đối.
- cao nên thuận lợi cho học viên tham gia thảo luận các chuyên đề liên quan đến kỹ thuật canh tác lúa..
- Học viên đã tham gia các lớp tập huấn trước:.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm học viên đã tham gia các khóa học tập huấn trước đây như IPM, 3 Giảm - 3 Tăng, 1 Phải - 5 Giảm, VietGap,… đạt tỉ trọng rất cao (chiếm 80,3.
- số lượng học viên chưa tham gia tập huấn chiếm tỉ trọng thấp hơn rất nhiều (14,7.
- Điều này mang lại nền tảng thuận lợi cho học viên trong khóa học tập huấn, họ dễ dàng nắm bắt các kỹ năng truyền đạt của tập huấn viên, phương pháp học tập trong khóa học lần này.
- Tuy nhiên, trong khóa học có 14 học viên chưa từng tham gia khóa tập huấn nào, đây cũng là một thách thức cho tập huấn viên xây dựng phương pháp tập huấn sao cho hiệu quả giữa nhóm học viên đã từng được tập huấn và nhóm học viên chưa từng tham gia tập huấn..
- Hình 4: Học viên có tham gia các lớp tập huấn trước đây.
- Đánh giá kết quả đầu khóa - cuối khóa học là công cụ đánh giá quan trọng chỉ ra sự cải thiện kiến thức của học viên tham gia khóa huấn luyện.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, xếp loại kết quả kiểm tra đầu khóa học, các học viên chỉ đạt trình độ trung bình (87,3%) và Yếu - Kém (12,7.
- không có học viên được xếp loại khá, giỏi ở đầu khóa học.
- Kết quả này cho thấy, kiến thức về sản xuất lúa, sản xuất giống, các kiến thức về tác động của biến đổi khí hậu,… của các học viên tham gia khóa học chưa cao hoặc còn hiểu sai, hiểu nhầm..
- Tuy nhiên, kết quả kiểm tra cuối khóa học có tỉ lệ học viên xếp loại Khá - Giỏi đạt 100%, trong đó học viên được xếp loại giỏi đạt 16,9%, học viên xếp loại khá đạt 83,1%.
- Điều này chứng tỏ, qua quá trình huấn luyện, học viên đã có sự thay đổi kiến thức về sản xuất lúa, sản xuất lúa giống,….
- Bảng 4: Xếp loại kết quả kiểm tra đầu khóa – cuối khóa của học viên tham gia lớp tập huấn FFS tại tỉnh Hậu Giang, 2012 Xếp loại kết quả kiểm.
- Đầu khóa học.
- Cuối khóa học.
- Phân tích kết quả theo từng địa bàn nghiên cứu Từ kết quả phân tích theo từng vùng nghiên cứu, ta thấy mức độ cải thiện kiến thức của học viên có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở từng vùng nghiên cứu với sự khác biệt ở mức ý nghĩa.
- Kết quả từ Bảng 5, mức độ tăng trung bình cải thiện kiến thức của học viên tham gia khóa học ở huyện Phụng Hiệp là cao nhất 51%, kế đến là huyện Châu Thành A (47.6%) và thấp nhất là huyện Vị Thủy (44.3.
- Kết quả điều tra hiện trạng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác lúa cho thấy huyện Phụng Hiệp là nơi được ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất tốt hơn 2 huyện còn lại trong nghiên cứu nên học viên trên địa bàn nghiên cứu này dễ dàng tiếp cận các kiến thức trong lớp học so với những học viên ở huyện Châu Thành A và Vị Thủy..
- Bảng 5: Kết quả xếp loại học viên đầu khóa – cuối khóa học tập huấn theo vùng nghiên cứu.
- Kết quả cải thiện kiến thức theo trình độ học vấn Bảng 6 cho thấy, kết quả kiểm tra đầu khóa có 09 học viên có trình độ học vấn cấp 1 xếp loại Yếu - Kém, sau khóa huấn luyện 09 học viên này đều được xếp loại khá, giỏi, trong đó giỏi có 7 học viên (77,8%) và khá có 2 học viên (22,8%)..
- Tương tự, khi xét nhóm học viên có trình độ học vấn cấp 2, kết quả kiểm tra đầu khóa có 80,4%.
- học viên đạt ở mức Yếu - Kém, 19,6% học viên đạt mức trung bình nhưng kết quả kiểm tra cuối khóa có 41 học viên (89,1%) đạt loại giỏi, 5 học viên (10,9%) đạt mức khá..
- Nhóm học viên có trình độ học vấn cấp 3, kết quả cải thiện kiến thức rất đáng kể.
- Kết quả kiểm tra đầu khóa, 100% học viên trong nhóm học vấn này xếp loại Yếu – Kém nhưng kết quả kiểm tra vào cuối khóa học có tỉ lệ đạt loại giỏi chiếm đạt mức Khá.
- Trong 31,3% học viên có mức độ cải thiện khá là do trong quá trình học có tỷ lệ vắng mặt cao nên có sự gián đoạn trong tiếp thu kiến thức trong lớp học..
- Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy mức độ cải thiện kiến thức có xu hướng tăng khi trình độ học vấn của học viên tăng..
- Bảng 6: Kết quả xếp loại học viên đầu khóa - cuối khóa tập huấn theo trình độ học vấn Trình độ học vấn Xếp loại đầu khóa Xếp loại cuối khóa.
- Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 71 học viên tham gia khóa học FFS tại tỉnh Hậu Giang, 2012 3.3 Mức độ tiếp thu và ứng dụng KHKT.
- của học viên trong quá trình tập huấn Mức độ tiếp thu của học viên:.
- Mức độ tiếp thu của học viên được thể hiện trên Bảng 7, kết quả khảo sát có 92,8% học viên tự tin đánh giá mình có thể tiếp thu các chuyên đề huấn luyện trong khóa học ở mức 1 (mức độ hiểu nhiều), trong đó chuyên đề được đánh giá hiểu nhiều nhất là Kiểm tra sức sống hạt giống và Kỹ thuật làm mạ và ngâm ủ hạt giống (97,9% đánh giá mức 1).
- chuyên đề này có lượng kiến thức tương đối căn bản, phù hợp với kinh nghiệm sản xuất lúa của học viên tham gia tập huấn.
- Bên cạnh đó, chuyên đề Biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học được học viên đánh giá là mức độ không hiểu nhiều với tỉ lệ 25,5%, do đây là chuyên đề còn mới với học viên, hơn nữa các tài liệu về chuyên đề này không có nhiều, học viên là đối tượng nông dân có trình độ học vấn tương đối thấp, khó tiếp thu từ những kiến thức lý thuyết..
- Bảng 7: Đánh giá mức độ tiếp thu của học viên tham gia khóa học tập huấn.
- Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 71 học viên tham gia khóa học FFS tại tỉnh Hậu Giang, 2012 Ghi chú: 1: Hiểu nhiều.
- Kết quả nghiên cứu sau khóa huấn luyện cho thấy, hầu hết các chuyên đề được học viên đánh giá là có khả năng ứng dụng vào thực tế với mức độ có thể áp dụng được, đạt tỉ lệ trung bình 97,2.
- Trong đó, học viên tự tin hoàn toàn có thể ứng dụng 100% vào thực tế với các chuyên đề như Vai trò của giới trong sản xuất nông nghiệp, Kiểm tra.
- Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 71 học viên tham gia khóa học FFS tại tỉnh Hậu Giang, 2012 Mức độ khuyến nông của học viên:.
- Kết quả nghiên cứu trên Bảng 9 cho thấy, học viên cho rằng họ có thể truyền đạt lại kiến thức đã được huấn luyện cho những nông dân khác qua một số chuyên đề (85,1% đánh giá mức 1).
- Tuy nhiên, vẫn còn một số chuyên đề học viên chưa tự tin để truyền đạt kiến thức cho người khác như chuyên đề Chính sách giống cây trồng - Việt Nam (17,5% đánh giá mức 2 và 9,2% đánh giá mức 3), chuyên đề Biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh.
- Do đây là những chuyên đề còn khá mới so với học viên, trong quá trình tập huấn, kiến thức được truyền đạt chưa được học viên quan tâm cao, học viên còn thụ động trong việc thảo luận, xây dựng kiến thức trong lớp học.
- Bên cạnh đó, một số học viên còn thụ động, chưa có kỹ năng hướng dẫn hoặc truyền đạt kiến thức cho người khác, vì vậy họ chưa tự tin với việc truyền đạt những gì họ đã được tập huấn..
- Bảng 9: Đánh giá mức độ khuyến nông của học viên đối với từng chuyên đề trong khóa học tập huấn.
- 4 Vai trò của giới trong sản xuất nông nghiệp .
- 10 Khử lẫn ruộng sản xuất hạt giống .
- Đánh giá các chuyên đề tập huấn:.
- Các chuyên đề được thiết kế tập huấn trong lớp học được học viên đánh giá là rất cần thiết.
- chọn giống lúa mới từ thế hệ phân ly và qui trình công nhận giống, Biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học: tỷ lệ kiến thức khó khá cao nhưng không yêu cầu học viên phải nắm bắt hết tất cả các kiến thức của chuyên đề.
- Qua các chuyên đề này, học viên tự đánh giá học có khả năng tiếp thu các kiến thức cơ bản để ứng dụng vào thực tế hoặc truyền đạt lại cho người khác..
- Qua khảo sát ý kiến của học viên vào cuối khóa huấn luyện về chuyên đề mà mỗi học viên quan tâm nhất, kết quả khảo sát cho thấy có 2 chuyên đề được học viên quan tâm nhất là: Phục tráng giống và Lai tạo giống lúa..
- Phục tráng giống: Qua khóa huấn luyện, học viên bước đầu tìm hiểu và nhân thấy được tầm quan trọng của giống trong sản xuất.
- Trước khi tham gia tập huấn, số học viên biết kỹ thuật này rất ít chỉ học viên) nhưng đến kết quả cuối khóa thì đã có 94,4% học viên biết được phương pháp này.
- luyện về chuyên đề này, học viên đã biết thêm về cách chọn âm, chọn dương và chọn dòng thuần.
- Từ nội dung của chuyên đề, đa số các học viên đều cho rằng rất cần hướng dẫn phương pháp này cho nông dân..
- Lai tạo giốn g lúa: Lai tạo giống lúa là một chuyên đề khó, đòi hỏi học viên nắm vững nhiều kiến thức về đặc điểm sinh học của cây lúa, các dòng phân ly, các kỹ thuật lai tạo,… Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát, học viên cho rằng họ cảm thấy hứng thú và tâm đắc với chuyên đề này vì đây là chuyên đề quan trọng giúp học viên áp dụng vào thực tế và sản xuất các giống lúa mới theo ý muốn của người nông dân..
- Kết quả khảo sát tính cần thiết của các chuyên đề trong khóa huấn luyện trên Bảng 10 cho thấy, tất cả các chuyên đề được thiết kế đưa vào khóa học được học viên chấp nhận và đánh giá tính cần thiết của chuyên đề rất cao, mức độ đánh giá trung bình của các chuyên đề đạt 94,2%, trong đó chuyên đề xử lý giống sau thu hoạch được học viên đánh giá mức độ cần thiết rất cao (98,9.
- chuyên đề có mức độ đánh giá tính cần thiết thấp nhất là Biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học (68,8%) do học viên chưa thấy được tầm quan trọng của biến đổi khí hậu tác động đến đời sống và sản xuất nông nghiệp của họ..
- Kết quả khảo sát ý kiến của học viên sau khóa học trên Bảng 11 cho thấy, mức độ đánh giá về việc chuẩn bị trợ huấn cụ để phục vụ cho các chuyên đề huấn luyện được học viên đánh giá với mức độ rất tốt (mức 1) đạt tỉ lệ trung bình là.
- 83,6%, các chuyên đề về Biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học, phương pháp và kỹ thuật lai lúa vẫn còn học viên đánh giá ở mức kém (mức 3)..
- Học viên cho rằng, đối với các chuyên đề này, cần chuẩn bị thêm các tài liệu như hình vẽ, hình ảnh minh họa, như vậy học viên sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn..
- Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 71 học viên tham gia khóa học FFS tại tỉnh Hậu Giang, 2012 4 KẾT LUẬN.
- Qua quá trình khảo sát và phân tích cho thấy, học viên tham gia khóa học tập huấn FFS có mức độ tiếp thu và cải thiện kiến thức rất đáng kể.
- Mức độ cải thiện kiến thức của nhóm học viên có trình độ khác nhau là có tương quan với nhau.
- Học viên tự tin áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế và truyền đạt đến người khác.
- Tính cần thiết của từng chuyên đề trong khóa học tập huấn được học viên đánh giá rất cao, song chuyên đề Biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học được học viên cho rằng chưa thật sự cần thiết đối với họ.
- Trợ huấn cụ được giảng viên sử dụng trong quá trình huấn luyện được học viên đánh giá rất tốt.
- Để lớp tập huấn đạt được kết quả tốt hơn trong thời gian tới, lớp học FFS nên đảm bảo xây dựng mô hình trình diễn tốt hơn để nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng của lớp học, từ đó giúp tăng thêm niềm tin của học viên và tránh được rủi ro khi nhân rộng mô hình.
- học viên.
- Chúng tôi gửi lời cảm ơn đến Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Hậu Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hậu Giang cùng các cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện trên địa bàn nghiên cứu đã tạo điều kiện, hỗ trợ kinh phí cho nghiên cứu này được thực hiện, trong khuôn khổ đề tài cao học của học viên.