« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐÁNH GIÁ SỰ CHẤP NHẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT CÓ SỰ THAM GIA (PTD) TRONG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở ĐBSCL


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ SỰ CHẤP NHẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT CÓ SỰ THAM GIA (PTD).
- Nghiên cứu nầy nhằm đánh giá tiến trình các hoạt động Phát triển Kỹ thuật có sự Tham gia (PTD) ở ĐBSCL, Việt Nam.
- Nó cũng phản ảnh tiến trình nầy đã dẫn đến việc làm khuyến khích nông dân tham gia trong PTD và đã hấp dẫn sự quan tâm của các lãnh đạo và cán bộ khuyến nông về cách tiếp cận có sự tham gia nầy như thế nào.
- Kết quả từ đánh giá cho thấy PTD là phương pháp phù hợp, nó khuyến khích nông dân tham gia trong phát triển kỹ thuật và nâng cao các kỹ năng khuyến nông của cán bộ khuyến nông cơ sở..
- Từ khóa: Phát triển Kỹ thuật có sự Tham gia (PTD).
- tiếp cận và phương pháp.
- kỹ năng khuyến nông.
- cán bộ khuyến nông.
- Sự thành công này là do sự đóng góp quan trọng của hoạt động khuyến nông.
- Công tác khuyến nông chủ yếu thành công trong việc làm gia tăng sản lượng lúa, nhưng có tác động rất ít đến các lãnh vực sản xuất nông nghiệp khác như chăn nuôi, làm vườn, nuôi trồng thủy sản, và phát triển nông thôn.
- Một cách tổng quát, tình hình sản xuất nông nghiệp và khuyến nông trước năm 2000 ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm các vấn đề chính như sau:.
- Sự phát triển nhanh về sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long đã làm thay đổi sản xuất ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp, nông dân áp dụng nhiều loại hình sản xuất khác nhau và đòi hỏi người nông dân phải có kỹ năng cao hơn.
- Và như vậy nhu cầu về khuyến nông cũng tăng lên.
- Tuy nhiên, công tác khuyến nông hiện tại không thể đáp ứng một cách có hiệu quả với nhu cầu gia tăng đó..
- Có nhiều lý do cho sự hạn chế này, cụ thể như nhiều cán bộ khuyến nông thiếu các kỹ năng chuyên môn và thiếu trình độ kỹ thuật, một phần là do họ không có cơ hội để cập nhật và nâng cao kỹ năng.
- Bên cạnh đó, công tác khuyến nông sử dụng cách áp đặt từ trên xuống, thiếu thực tế và bỏ qua sự quan tâm đến nhu cầu của nông dân.
- Kết quả là khuyến nông không thể đáp ứng được nhu cầu của người nông dân, thông tin và kỹ thuật mới không phù hợp, không đến được những nông dân nghèo và kém thuận lợi..
- Hệ thống khuyến nông và hoạt động khuyến nông.
- Hệ thống khuyến nông gồm 3 cấp: (1) Trung ương: Cục KN&KL, (2) Cấp tỉnh: Trung Tâm Khuyến Nông (TTKN), (3) Cấp huyện: Trạm Khuyến nông.
- Cán bộ khuyến nông ở cấp cơ sở rất ít (2-3 CBKN) và thiếu hẳn CBKN ở cấp xã..
- Phương pháp khuyến nông dựa trên nền tảng của phương pháp khuyến nông truyền thống (TOT, T&V).
- Phương pháp TOT và T&V trở thành phương thức tiếp cận chính trong hoạt động khuyến nông được sử dụng bởi ngành nông nghiệp lúc bấy giờ, mặc dù sau đó cách tiếp cận nầy được nhận ra là kém hiệu quả - không đáp ứng được nhu cầu nông dân, đặc biệt là những nông dân nhỏ, người thiếu điều kiện sản xuất..
- Do vậy, khuyến nông phải được thay đổi.
- Cũng giống như nông dân, cán bộ khuyến nông phải học để sống và làm việc trong bối cảnh của sự thay đổi về sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế xã hội (Hình 1)..
- Hoạt động khuyến nông ở Việt Nam trong thời gian qua cũng đã có nhiều cải cách..
- Nghị Định 56/2005/NĐ-CP của Chính phủ và thông tư 60 về quy chế khuyến khích hoạt động khuyến nông đã thể hiện rõ chiến lược khuyến nông trong bối cảnh hiện tại là đáp ứng nhu cầu người dân: (1) Nguyên tắc hoạt động khuyến nông, khuyến ngư phải xuất phát từ nhu cầu của người sản xuất và yêu cầu phát triển nông nghiệp, thủy sản.
- Trong các chiến lược khuyến nông của Trung Tâm Khuyến Nông Quốc Gia cũng đang cố gắng mở rộng phương pháp tiếp cận có sự tham gia nhằm đáp ứng nhu cầu của nông dân trong bối cảnh hiện tại ở Việt Nam và làm tăng hiệu quả hoạt động khuyến nông..
- Wettasinha et al., 2003), và lần đầu tiên được giới thiệu bởi dự án “Nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông cơ sở” (gọi tắt là Dự án Khuyến nông Đồng bằng sông Cửu Long - MDAEP) vào năm 2002 ở 4 câu lạc bộ (CLB) khuyến nông ở 4 tỉnh, đại diện một cách tương đối cho 4 tiểu vùng sinh thái và điều kiện canh tác khác nhau của ĐBSCL: Sóc Trăng, An Giang, Cà Mau và Bến Tre.
- Dự án MDAEP được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Phát triển đồng bằng sông Cửu Long (MDI) thuộc Đại học Cần Thơ và tổ chức VVOB thuộc Vương Quốc Bỉ với sự hợp tác của các Trung tâm Khuyến nông ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Dự án MDAEP đã sử dụng phương pháp tiếp cận mới – Phát triển kỹ thuật có sự tham gia (PTD), áp dụng vào các hoạt động khuyến nông tại các vùng dự án của 4 tỉnh từ năm 2002 đến nay.
- Bài báo cáo nầy đánh giá và phân tích sự chấp nhận của phương pháp tiếp cận khuyến nông có sự tham gia trong chuyển giao công nghệ ở Đồng bằng sông Cửu Long theo quan điểm của cả nông dân và nhà khuyến nông..
- Nghiên cứu nầy sử dụng các tài liệu của dự án “ Khuyến nông Đồng bằng sông Cửu Long – MDAEP” do Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long – Đại học Cần Thơ và tổ chức VVOB (Bỉ) hợp tác thực hiện..
- 2.2 Phương pháp đánh giá sự chấp nhận.
- Đánh giá sự chấp nhận của phương pháp tiếp cận PTD – còn gọi là “Khuyến nông có sự tham gia” (các phần sau được gọi là Khuyến nông có sự tham gia) được thực hiện ở 4 tỉnh An Giang, Sóc Trăng, Bến Tre và Cà Mau..
- Phương pháp đánh giá sử dụng phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn bằng phiếu điều tra và thực hiện ở 3 mức độ khác nhau: lãnh đạo các cơ quan khuyến nông, CBKN trực tiêp thực hiện PTD và các CLB khuyến nông và nông dân tham gia dự án..
- Hình 2 minh họa về phương pháp luận cho hệ thống đánh giá sự chấp nhận của phương pháp tiếp cận khuyên nông có sự tham gia (PTD)..
- 3.1 Khuyến nông có sự tham gia (PTD) ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Ở Đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều trường hợp người dân tham gia ngay cả trong nghiên cứu và khuyến nông.
- Tuy nhiên, sự tham gia nầy chỉ giới hạn ở một bộ phận nông dân có điều kiện, trong khi những nông dân ít có điều kiện hơn (nông dân nghèo, thiếu các phương tiện sản xuất) không có cơ hội tiếp cận với nghiên cứu và khuyến nông.
- Cán bộ khuyến nông (CBKN) cơ sở, người trực tiếp làm việc với nông dân, giỏi về chuyên môn nhưng không được đào tạo về các kỹ năng và phương pháp khuyến nông.
- CBKN thiếu phương pháp, hạn chế về kỹ năng giao tiếp, đặc biệt kỹ năng tham gia.
- Điều nầy dẫn đến công tác khuyến nông kém hiệu quả, không đáp ứng nhu cầu người dân..
- PTD được thực hiện bởi dự án MDAEP ở Đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2002 ở 4 câu lạc bộ (CLB) khuyến nông ở 4 tỉnh, đại diện một cách tương đối cho 4 tiểu vùng sinh thái và điều kiện canh tác khác nhau của ĐBSCL:.
- CLB khuyến nông Bình Phú, Châu Phú (An Giang): vùng ngập lũ, canh tác lúa;.
- Sự chấp nhận của phương pháp tiếp cận khuyến nông có sự tham gia - PTD.
- Phù hợp chính sách, mục tiêu của khuyến nông.
- Cách tiếp cận.
- phương pháp.
- Thái độ và kỹ năng của CBKN.
- Thái độ của nông dân.
- Đáp ứng nhu cầu và cải thiện sinh kế nông dân.
- CLB khuyến nông Tam Sóc C1, Mỹ Tú (Sóc Trăng): vùng nhiễm mặn, canh tác lúa, đa số nông dân là người dân tộc Khmer;.
- CLB khuyến nông Tân Xuân, Cái Nước (Cà Mau): vùng nước mặn, nuôi tôm..
- PTD thực hiện ở ĐBSCL tập trung đáp ứng nhu cầu về kỹ thuật và sự đa dạng trong sản xuất của nông dân.
- Sự thực hiện PTD tại các CLB khuyến nông của dự án gồm 5 bước chính như trình bày ở Hình 3 (ND.
- Để đánh giá tổng quát về tính phù hợp và chấp nhận của phương pháp PTD, một loạt các câu hỏi mang tính xác định dành cho lãnh đạo và Cán bộ khuyến nông (CBKN) được thiết kế theo bảng câu hỏi phỏng vấn.
- Thông tin đánh giá tính phù hợp bao gồm sự phù hợp với chính sách, mục tiêu của khuyến nông.
- Sự phù hợp với chính sách, mục tiêu của khuyến nông.
- Cách tiếp cận của PTD,.
- P TD sử dụng nhiều kỹ năng để tiếp cận ND Ec2.
- Hình 5 trình bày sự thay đổi về thái độ và kỹ năng khuyến nông trong quá trình thực hiện PTD theo quan điểm của lãnh đạo và CBKN.
- Họ đánh giá có sự thay đổi rất tốt về thái độ và quan điểm trong công tác khuyến nông sau khi được tiếp cận PTD so với những nhận thức trước đây.
- Các kỹ năng huấn luyện, kỹ năng tham gia và các kỹ năng xã hội cũng được cải thiện rất tốt sau khi được tiếp cận PTD so với trước đây.
- Một cách cụ thể, những thay đổi về thái độ và kỹ năng khuyến nông thể hiện qua những tiêu chí quan trọng được đánh giá như sau:.
- Thay đổi về suy nghĩ, thái độ: CBKN thay đổi quan điểm kiến thức và kỹ năng cũng quan trọng như nhau, họ quan tâm nhiều hơn về kỹ năng, họ yêu nghề hơn, dành nhiều thời gian cho khuyến nông hơn, quan tâm lắng nghe ý kiến nông dân, khuyến khích sự tham gia của nông dân..
- Thay đổi về kỹ năng huấn luyện và khuyến nông: sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy, sắp xếp chổ ngồi hợp lý, tạo cơ hội cho học viên thảo luận, sử dụng hình ảnh để minh họa, tổ chức các cuộc họp/hội thảo có hiệu quả, tài liệu khuyến nông được chuẩn bị tốt hơn, kỹ năng giao tiếp được cải thiện..
- Thay đổi về kỹ năng thực hiện PTD và kỹ năng xã hội: luôn xác định nhu cầu của nông dân cho hoạt động khuyến nông, lập kế hoạch khuyến nông với sự.
- tham gia của người dân, khuyến khích nông dân tham gia, sử dụng các kỹ năng phân tích, tổng hợp trong đánh giá, góp phần làm cho CLB mạnh lên..
- Hình 5: Sự thay đổi về thái độ và kỹ năng khuyến nông trong quá trình thực hiện PTD theo quan điểm của lãnh đạo và CBKN.
- phương pháp tiếp cận PTD thích hợp cho các hoạt động khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật mới và nông dân dễ dàng chấp nhận.
- Chú thích: Ee: Thay đổi về thái độ trong công tác KN Ef: Thay đổi về kỹ năng huấn luyện Eg: Thay đổi về kỹ năng KN.
- Eh: Thay đổi về kỹ năng tham gia (PTD).
- Ei: Thay đổi về kỹ năng thực hiên PTD và kỹ năng xã hội Mức độ: 1 = Thấp nhất.
- đánh giá.
- 3.3 Sự chấp nhận của PTD theo nhận thức của nông dân.
- Cách tiếp cận của PTD phù hợp với nông dân: tăng cường sự tham gia và đáp ứng nhu cầu người dân..
- Hình 7: Sự khác biệt về mức độ chấp nhận theo quan điểm của nông dân.
- Hình 8 trình bày sự thay đổi về thái độ và kỹ năng khuyến nông trong quá trình thực hiện PTD theo nhận thức của nông dân.
- Nông dân đánh giá có sự thay đổi rất tốt về kỹ năng huấn luyện, kỹ năng khuyến nông, các kỹ năng xã hội của CBKN, cũng như sự tác động làm thay đổi thái độ và nhận thức của nông dân.
- Fa: Đánh giá về cách tiếp cận PTD.
- Thay đổi về kỹ năng khuyến nông: CBKN tổ chức họp/hội thảo, tập huấn có hiệu quả, CBKN làm tài liệu khuyến nông tốt hơn, sử dụng nhiều phương tiện trực quan, đào sâu vấn đề, kỹ năng giao tiếp tốt..
- Thay đổi về kỹ năng xã hội: CBKN quan tâm đến đánh giá và có tiêu chí đánh giá, sử dụng các công cụ tham gia trong đánh giá, sử dụng các kỹ năng phân tích tốt, hiểu nông dân và CBKN được nông dân tin tưởng..
- Thay đổi về thái độ của nông dân và hiệu quả khuyến nông: nông dân quan tâm đến CLB nhiều hơn, dành nhiều thời gian cho các cuộc họp CLB, có nhiều ý kiến trao đổi chia sẻ hơn, nông dân áp dụng nhiều kỹ thuật học từ CLB và dự án, sản xuất được cải thiện..
- Hình 8: Sự thay đổi về thái độ và kỹ năng khuyến nông trong quá trình thực hiện PTD theo quan điểm của nông dân.
- Sự thể chế hóa PTD hay lồng ghép PTD vào hoạt động khuyến nông thường xuyên ở Đồng bằng sông Cửu Long được mô tả đầy đủ bởi Nguyễn Duy Cần và Nico Vromant (2006).
- Năm 2005, các cơ quan khuyến nông ở Đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu tiến trình thể chế hóa, lồng ghép PTD vào các hoạt động thường xuyên, áp dụng PTD vào các hoạt động khuyến nông trở thành chương trình nghị sự của các TTKN.
- Chú thích: Fd: Thay đổi về kỹ năng huấn luyện cùa CBKN Fe: Thay đổi về kỹ năng khuyến nông.
- Ff: Thay đổi về kỹ năng đánh giá và kỹ năng xã hội Fg: Thay đổi thái độ và hiệu quả.
- Năm 2005, phương pháp PTD cũng được giới thiệu vào hoạt động khuyến nông của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong khuôn khổ của dự án khuyến nông cho người nghèo (PAEP).
- Một cách không chính thức, phương pháp tiếp cận PTD cũng được giới thiệu cho các cơ quan khuyến nông Campuchia thông qua chương trình hỗ trợ của Chính phủ Bỉ về nông nghiệp ở Campuchia.
- Tính phù hợp và sự chấp nhận của phương pháp PTD có thể nhận thấy rõ ràng qua thực tế áp dụng của dự án khuyến nông Đồng bằng sông Cửu Long, được phản ảnh thông qua các đánh giá dựa trên các quan điểm của hai đối tác chính: (1) nông dân và CLB khuyến nông, (2) CBKN - người trực tiếp thực hiện PTD..
- Nông dân đã nhìn nhận PTD như là cách tiếp cận thích hợp cho họ hơn, tạo cơ hội cho họ tham gia và tăng cường năng lực.
- Tiến trình PTD đã tác động đến các CLB khuyến nông thể hiện qua sự năng động, linh hoạt trong việc duy trì các hoạt động của CLB.
- Họ tự tin và tham gia thật sự vào các hoạt động khuyến nông của CLB.
- Lãnh đạo các TTKN và CBKN ở 4 tỉnh tham gia dự án cũng đã nhìn nhận PTD như là một cách tiếp cận khuyến nông có hiệu quả của sự lựa chọn cho công tác khuyến nông.
- Cách tiếp cận PTD làm thay đổi thái độ của CBKN theo xu hướng đáp ứng nhu cầu người dân, các kỹ năng khuyến nông và giao tiếp của CBKN đuợc cải thiện và hoạt động khuyến nông của họ có hiệu quả hơn.
- được lồng ghép vào các hoạt động khuyến nông thường xuyên, đang tích cực triển khai thể chế hóa PTD và mở rộng PTD ở phạm vi rộng hơn..
- PTD có thể được xem là cách tiếp cận khuyến nông có nhiều triển vọng cho các tỉnh phía Nam và đang tiếp tục hợp tác với các cơ quan quốc tế để phát triển một chương trình huấn luyện về cách tiếp cận này..
- Khuyến Nông Có Sự Tham Gia ở ĐBSCL: Con đường và những mốc quan trọng trong tiến trình thể chế hóa PTD.
- PTD - Phát triển kỹ thuật có sự tham gia