« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong vùng đê bao khép kín - Trường hợp nghiên cứu tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang


Tóm tắt Xem thử

- Chợ Mới, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, DPSIR Keywords:.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp nông hộ và tổng quan tài liệu được sử dụng dựa trên khung đánh giá tổng hợp DPSIR (Động lực – Áp lực – Hiện trạng – Tác động – Đáp ứng) nhằm xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn người dân có xu hướng thu hẹp dần diện tích trồng lúa kém hiệu quả để chuyển sang trồng màu và cây ăn trái có hiệu quả kinh tế hơn.
- Ngoài ra, mô hình trồng bắp non kết hợp chăn nuôi bò là tiềm năng và thế mạnh để phát triển kinh tế tại khu vực nghiên cứu.
- Nguyên nhân quyết định sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp chủ yếu do yếu tố kinh tế xã hội bao gồm: hiệu quả kinh tế từ mô hình đem lại, nhu cầu thị trường và theo xu hướng chuyển đổi chung của người dân tại địa phương.
- Quá trình chuyển đổi bước đầu giúp phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của người dân.
- Tuy nhiên, một số người dân đã gặp khó khăn về kỹ thuật canh tác, chi phí đầu tư và khâu thu hoạch khi chuyển đổi mô hình sản xuất mới..
- Năng suất lúa ngày càng tăng nhưng lợi nhuận của người nông dân ngày càng giảm vì giá bán không ổn định và chi phí sản xuất cao (Lê Cảnh Dũng và Võ Văn Tuấn, 2014) nên những năm gần đây một số bộ phận người dân tỉnh An Giang đã chuyển đổi mô hình sản xuất từ trồng lúa sang trồng màu và cây ăn trái để nâng cao lợi nhuận.
- Trong đó, Chợ Mới là huyện đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, đặc biệt trong chuyển đổi từ mô hình sản xuất lúa độc canh sang luân canh lúa-màu (Quang Minh Nhựt, 2007).
- Mặc dù quá trình chuyển đổi bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần.
- cải thiện đời sống của người dân nhưng một số người dân đã gặp không ít khó khăn và trở ngại do thiếu kỹ thuật canh tác cũng như thiếu những kiến thức phù hợp trong chuyển đổi từ sản xuất lúa độc canh sang mô hình luân canh lúa-màu (Quan Minh Nhựt, 2008).
- (2) Phân tích thuận lợi và khó khăn của người dân khi chuyển đổi mô hình canh tác.
- Với cách xây dựng mô hình nhận thức như vậy, DPSIR là một công cụ hiệu quả để tìm hiểu các mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố kinh tế, xã hội và con người thông qua xác định và phân tích năm chỉ số D, P, S, I, R.
- Do đó, khung DPSIR được áp dụng trong nghiên cứu để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nhân quả: nguyên nhân dẫn đến việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu, các tác động gây ra bởi việc chuyển đổi và các biện pháp ứng phó cần thiết..
- Phỏng vấn nông hộ: Việc lựa chọn và thu thập số liệu tại các vùng nghiên cứu đại diện (Bảng 2) bao gồm: (i) loại hình canh tác, (ii) vị trí địa lý, và (iii) sự thay đổi mô hình canh tác.
- Qua quá trình tổng hợp tài liệu, nội dung nghiên cứu và tham vấn cán bộ địa phương đã lựa chọn và thu thập số liệu, số hộ phỏng vấn tại các vùng nghiên cứu đại diện tại 3 xã theo mô hình sản xuất bao gồm: (1) mô hình trồng lúa tại xã Mỹ An.
- (1) nguyên nhân quyết định đến việc chuyển đổi hay không chuyển đổi mô hình canh tác của người dân;.
- (2) Các thuận lợi và khó khăn trước và sau khi chuyển đổi mô hình canh tác.
- (3) Cách giải quyết khó khăn của người dân và các chương trình, chính sách hỗ trợ sản xuất từ địa phương.
- Phỏng vấn cán bộ quản lý: Phỏng vấn trực tiếp cán bộ Phòng NN&PTNT và UBND huyện Chợ Mới về tình hình sản xuất nông nghiệp, xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tại địa phương và các thuận lợi, khó khăn của người dân trong quá trình chuyển đổi..
- 1 Vị trí địa lý và loại hình canh tác.
- Phỏng vấn ngẫu nhiên 60 hộ dân và chia đều cho từng loại mô hình 2 Sự thay đổi mô hình sản.
- Có thay đổi mô hình canh tác;.
- Không thay đổi mô hình canh tác..
- Động lực (D) sẽ tạo áp lực (P) có ảnh hưởng cụ thể và rõ ràng hơn so với động lực về các nguyên nhân quyết định chuyển đổi hoặc không chuyển đổi mô.
- hình canh tác của người dân.
- Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sẽ có tác động tích cực và tiêu cực đến cuộc sống người dân cũng như phát triển kinh tế tại khu vực thông qua việc phân tích chỉ số tác động (I).
- Cụ thể, chỉ số tác động giúp người dân có cuộc sống ổn định hơn sau khi chuyển đổi mô hình canh tác, tuy nhiên một số người dân cũng gặp khó khăn về kỹ thuật.
- canh tác, đầu ra sản phẩm và chi phí đầu tư cho chuyển đổi.
- Chỉ số đáp ứng này bao gồm đáp ứng của người dân và chính quyền địa phương..
- Trong đó, chuyển đổi từ đất lúa là 821,23 ha (chuyển từ lúa sang màu 60,15 ha, lúa sang cây ăn trái 761,08 ha).
- chuyển đổi từ đất màu sang cây ăn trái 378,5 ha.
- chuyển đổi từ vườn tạp 16,15 ha (vườn tạp sang màu 1,5 ha và vườn tạp sang cây ăn trái 14,65 ha).
- Bên cạnh đó, kết quả phỏng vấn hộ dân cũng cho thấy thực tế người dân đang có xu hướng chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng màu và đặc biệt là cây ăn trái.
- Ngoài ra, tại khu vực nghiên cứu mô hình trồng bắp non kết hợp chăn nuôi bò (mô hình 2B) được xác định là tiềm năng và thế mạnh để phát triển kinh tế với lợi thế sẵn có về nguồn thức ăn từ cây màu.
- Mô hình 2B chủ yếu tập trung ở các xã: Mỹ An, Hội An, An Thạnh Trung, Thị trấn Mỹ Luông, Kiến An, Tấn Mỹ và Bình Phước Xuân.
- Hiệu quả của mô hình trong các năm qua đã góp phần giúp người dân nâng cao đời sống và cải thiện thu nhập..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết người dân (>75%) chuyển đổi mô hình canh tác do hiệu quả kinh tế từ mô hình đem lại, đặc biệt là các hộ trồng màu và cây ăn trái.
- Cụ thể, kết quả đánh giá mức độ các lý do quyết định đến việc chuyển đổi mô hình sản xuất dựa trên thang điểm ưu tiên lựa chọn (từ cao đến thấp) và tỷ lệ phần trăm của tổng số ý kiến điều tra theo vùng đã được áp dụng trong nghiên cứu Phạm Thanh Vũ và ctv.
- Theo nhận định của người dân, khi đưa ra quyết định lựa chọn mô hình canh tác phù hợp người dân luôn quan tâm đến yếu tố lợi nhuận đầu tiên vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần của họ.
- Vì vậy, một số khu vực tại xã Mỹ An và Kiến Thành, khi một vài mô hình canh tác sau khi chuyển đổi đạt hiệu quả kinh tế cao thì hầu hết người dân tại đây đã bắt đầu chuyển đổi theo vì mục đích lợi nhuận.
- Bên cạnh đó, người dân cho rằng điều kiện đất tốt, nguồn nước đầy đủ và thời tiết thích hợp là điều kiện thuận lợi để việc chuyển đổi mô hình sản xuất được dễ dàng hơn.
- đặc biệt đất canh tác gần nguồn nước là yếu tố ảnh hưởng quan trọng khi đưa ra quyết định chuyển đổi của người dân.
- Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy vẫn còn 34% hộ dân tại khu vực vẫn duy trì mô hình canh tác hiện tại (chỉ thay đổi số vụ canh tác từ 2 vụ sang 3 vụ đối với hộ trồng lúa).
- Nguyên nhân do người dân muốn giữ truyền thống canh tác của gia đình, vì thế, khi muốn chuyển đổi mô hình sản xuất một số người dân rất băn khuăn trong việc lựa chọn duy trì tập quán sản xuất hiện tại hay chuyển đổi mô hình canh tác khác.
- chi phí đầu tư cho mô hình sản xuất mới cao.
- chuyển đổi và không biết kỹ thuật canh tác mới nên khó khăn trong việc chuyển đổi..
- Bảng 2: Thứ tự ưu tiên của các yếu tố khi lựa chọn chuyển đổi mô hình canh tác theo nhận định của người dân.
- Theo xu hướng chuyển đổi chung Khuyến khích của địa phương.
- Thuận lợi và khó khăn của người dân.
- khi chuyển đổi mô hình canh tác.
- Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên và hệ thống thủy lợi (đê bao khép kín), quá trình chuyển đổi mô hình canh tác đã giúp người dân cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập và canh tác được quanh năm.
- Cụ thể, trong số các hộ dân chuyển đổi có 72%.
- hộ dân có thu nhập tăng cao hơn so với mô hình canh tác trước đó.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận của mô hình sản xuất lúa là triệu đồng/công, mô hình trồng màu là triệu đồng/công và mô hình trồng cây ăn trái là triệu đồng/công.
- Vì thế, xu hướng chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng màu và cây ăn trái mang lại thu nhập cao hơn so với thuần 03 vụ lúa.
- Qua kết quả phân tích Bảng 3 cho thấy, giữa ba mô hình canh tác (lúa, màu, và cây ăn trái) mô hình.
- Đối với mô hình trồng màu, trồng cây ăn trái cũng cho thấy hiệu quả sản xuất cao hơn cả về lợi nhuận, công lao động và chi phí đầu tư.
- Từ đó cho thấy hiệu quả kinh tế theo mức độ đánh giá giữa ba mô hình canh tác là (1) mô hình trồng cây ăn trái hiệu quả nhất, (2) mô hình trồng màu và (3) mô hình trồng lúa.
- Tuy nhiên, trong số các hộ chuyển đổi mô hình canh tác vẫn có một số hộ dân có thu nhập giảm và không đổi do bước đầu mới chuyển đổi chưa nắm được kỹ thuật canh tác và khi chuyển sang trồng cây ăn trái (chủ yếu xoài) theo chu kỳ phát triển thì khoảng hai năm người dân mới có thu nhập..
- Bảng 3: Chi phí đầu tư, lợi nhuận và công lao động của mô hình lúa, màu và cây ăn trái.
- Quá trình chuyển đổi bước đầu đã giúp nâng cao đời sống và thu nhập của người dân, tuy nhiên một số hộ dân cũng gặp khó khăn khi chuyển đổi mô hình canh tác.
- dân cho thấy trong giai đoạn chuẩn bị chuyển đổi một số hộ dân gặp khó khăn về vốn (làm đất, giống cây trồng) để chuyển sang mô hình canh tác mới;.
- nắm được kỹ thuật canh tác.
- Trong các hộ dân nói trên cũng có một số hộ dân đều gặp cùng lúc cả hai hoặc ba khó khăn nên việc chuyển đổi bước đầu gặp rất nhiều trở ngại.
- biệt là xoài) người dân phải chăm sóc cẩn thận.
- Đối với giai đoạn sau khi chuyển đổi, Phòng NN&PTNT huyện Chợ Mới cho rằng quá trình chuyển đổi làm cho sự phát triển nông nghiệp vẫn chưa ổn định, liên kết nông nghiệp thiếu chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ làm đầu ra nông sản vẫn ở thế bất ổn.
- Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp diễn ra đồng loạt và chiếm tỷ lệ cao làm giá trị, sức cạnh tranh sản phẩm thấp nên vẫn chưa đảm bảo lợi nhuận cho người dân..
- Hình 6: Ý kiến của người dân về các khó khăn trong quá trình chuyển đổi canh tác 3.4 Kết quả chỉ số đáp ứng.
- 3.4.1 Cách giải quyết khó khăn của người dân và chính sách hỗ trợ của địa phương.
- Mặc dù quá trình chuyển đổi mô hình canh tác có gặp một số khó khăn nhưng người dân đã có những giải pháp để khắc phục.
- Cụ thể, có 46% hộ dân vay vốn nhà nước để chuyển đổi mô hình sản xuất.
- 35% hộ dân học hỏi kỹ thuật canh tác mô hình sản xuất mới thông qua các buổi tập huấn, hướng dẫn của địa phương và những hộ có kinh nghiệm sản xuất xung quanh.
- Theo nhận định của các hộ dân, vấn đề hợp đồng với các công ty bao tiêu sản phẩm giúp người dân yên tâm trong sản xuất và hạn chế được rủi ro khi có biến động thị trường.
- cho thấy địa phương có quan tâm và giúp đỡ người dân bằng các chương trình/chính sách hỗ trợ về vay vốn, hỗ trợ chi phí thiệt hại theo quy định và mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho người dân nhằm giảm bớt khó khăn khi chuyển đổi mô hình canh tác (nhận định của 72% hộ dân) (Hình 7)..
- Cụ thể, địa phương đã hỗ trợ giống cho người dân khi chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng màu theo quyết định 580/QĐ-TTg của Chính Phủ khi thực hiện chuyển đổi theo đúng quy định.
- Triển khai áp dụng chương trình “3 giảm, 3 tăng” và “1 phải, 5 giảm”, mở rộng áp dụng VietGAP để giảm giá thành, nâng cao năng suất và lợi nhuận cho người dân..
- Hình 7: Nhận định của người dân về chính sách hỗ trợ của địa phương 3.4.2 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy trong tương lai có 31% người dân tiếp tục chuyển đổi mô hình canh tác và 69% vẫn giữ mô hình canh tác hiện tại (Hình 8)..
- Cụ thể, trong số các hộ dân chuyển đổi có 24% dự định chuyển đổi từ lúa sang màu, 29% chuyển từ lúa sang vườn và 47% chuyển từ màu lên vườn (chủ yếu là cây có múi).
- Nguyên nhân người dân tiếp tục muốn chuyển đổi do thấy được hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác lúa nhỏ hơn so với màu và vườn..
- Do đó, những hộ đã chuyển đổi sang màu và vườn thì vẫn giữ mô hình canh tác này cho hiện tại và tương lai.
- Tuy nhiên, trong số các hộ không chuyển đổi vẫn còn 37% người dân dự định tiếp tục giữ mô.
- hình canh tác lúa kém hiệu quả.
- người dân trồng lúa hoàn toàn không muốn chuyển đổi mô hình khác do điều kiện tự nhiên đất thấp và vị trí đất canh tác cách xa nên khó khăn cho chăm sóc, thu hoạch nếu chuyển sang trồng màu và vườn..
- Ngoài ra, do thiếu nguồn lao động tại chỗ và lo ngại rủi ro trong sản xuất về đầu ra và thị trường khi chuyển đổi đồng loạt như hiện nay nên người dân vẫn tiếp tục giữ mô hình trồng lúa.
- Tuy nhiên, trong số các hộ tiếp tục canh tác lúa có 29% người dân trồng lúa muốn chuyển đổi nhưng không chuyển đổi được do chi phí đầu tư lên trồng cây ăn trái và trồng màu cao.
- Nhìn chung, xu hướng trong tương lai diện tích trồng màu và cây ăn trái sẽ chiếm tỷ lệ cao do người dân tiếp tục chuyển đổi mô hình canh tác..
- Trong giai đoạn 2012-2016 người dân có xu hướng chuyển đổi mô hình sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng màu và cây ăn trái đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất thuần 03 vụ lúa trên cùng đơn vị diện tích.
- Mô hình trồng cây ăn trái có hiệu quả sản xuất về lợi nhuận, công lao động và chi phí đầu tư cao hơn so với mô hình trồng lúa và màu.
- thế, đây là mô hình được nhiều người dân lựa chọn canh tác khi quyết định chuyển đổi loại hình sản xuất.
- Bên cạnh đó, sự chuyển đổi loại hình tại các khu vực có sự khác nhau tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quy hoạch của địa phương..
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đã giúp phát triển kinh tế tại khu vực, nâng cao đời sống và thu nhập của người dân.
- Hầu hết người dân đều hài lòng với mô hình canh tác đã chuyển đổi, đặc biệt là mô hình trồng cây ăn trái (xoài).
- quá trình chuyển đổi người dân đã gặp một số khó khăn về kỹ thuật canh tác, đầu ra sản phẩm và thời thiết thay đổi gây xuất hiện nhiều dịch bệnh trên cây trồng.
- Để giải quyết khó khăn, địa phương đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất, mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho người dân nhằm nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp..
- một số người dân gặp khó khăn về vấn đề tự chủ đầu ra sản phẩm và giá cả thị trường nên lợi nhuận vẫn chưa được đảm bảo.
- đến việc lựa chọn mô hình canh tác trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
- Phân tích lợi nhuận và hiệu quả theo quy mô sản xuất của mô hình độc canh ba vụ lúa và luân canh hai lúa một màu tại Chợ Mới - An Giang năm 2005.
- Phân tích hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả chi phí của mô hình canh tác trong và ngoài đê bao tại huyện Chợ Mới và Tri Tôn