« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong tiến trình ra quyết định các dự án thủy điện tỉnh Đắk Lắk


Tóm tắt Xem thử

- DOI:10.22144/ctu.jvn.2017.114 ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG TIẾN TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TỈNH ĐẮK LẮK.
- Lưu vực sông Srepok, sự tham gia của cộng đồng, thu hồi đất, thủy điện, tiến trình ra quyết định.
- Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong tiến trình ra quyết định các dự án thủy điện với trường hợp nghiên cứu tại lưu vực sông Srepok, tỉnh Đắk Lắk (thủy điện Srepok 3, 4 và 4A).
- Giai đoạn thu hồi đất, đền bù, tái định canh, tái định cư là bước quan trọng trong toàn bộ tiến trình vì liên quan trực tiếp đến cộng đồng bị ảnh hưởng.
- Chính quyền cấp huyện và nhà đầu tư có ảnh hưởng mạnh đến việc ra quyết định so với cấp khác.
- Bên cạnh những lợi ích mà các dự án thủy điện mang lại cho phát triển kinh tế-xã hội, thủy điện cũng gây ra nhiều vấn đề trong quá trình dự án như tiếng nói từ cộng đồng bị ảnh hưởng rất thấp hoặc không được xem xét..
- Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng về thủy điện do có hệ thống sông ngòi chằng chịt với hơn 2.372 sông (sông có chiều dài hơn 10 km) (Phạm Khánh Toàn, 2010).
- Phát triển các dự án thủy điện thời gian qua cũng được quan tâm đầu tư, đặc biệt ở khu vực phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
- Do đó khu vực Tây Nguyên được xác định có tiềm năng thủy điện đứng thứ hai trong cả nước (sau vùng Đồng bằng sông Hồng) (Nguyễn Lập Dân và ctv., 2013).
- Theo Bộ Công Thương, hiện có 1.237 dự án thủy điện trong đó có 899 đập thủy điện quy mô lớn.
- Hiện có 260 dự án đã vận hành, 211 nhà máy đang xây dựng để vận hành trước năm 2017, số còn lại đã được đăng ký và cấp phép..
- Thêm vào đó có 452 nhà máy thủy điện quy mô nhỏ đang vận hành hoặc đang xây dựng trên cả nước (Nguyễn Quý Hạnh và Lâm Thị Thu Sửu, 2016).
- Chỉ tính riêng các dự án thủy điện lớn (trên 30 MW), tổng công suất lắp đặt tăng rất nhanh từ 6.500 MW năm 2010 lên đến 14.925 MW năm 2014 (Nguyễn Khắc Nhẫn, 2014).
- Với số lượng dự án và công suất hiện có, Việt Nam được đánh giá là nước đứng đầu Đông Nam Á về khai thác thủy điện.
- năm 2012 thủy điện chiếm 43,5% tổng lượng điện sản xuất tại Việt Nam so với 6,7% ở Malaysia, 6,5% ở Indonesia và 5,3% ở Thái Lan (Lê Văn Hùng, 2016)..
- Phát triển thủy điện đóng góp tích cực ở khía cạnh kinh tế nhưng nó cũng gây nhiều tác động đến môi trường và xã hội.
- Thống kê của Pham Huu Ty (2014) cho thấy xây dựng các đập thủy điện đã di dời 44.557 hộ dân với khoảng 200.000.
- Ở một khía cạnh khác, sự tham gia của cộng đồng, những người bị mất đất phải di dời thường không được quan tâm đầy đủ trong tiến trình xây dựng các dự án thủy điện, điều này dẫn đến các mâu thuẫn xã hội, khiếu kiện, sinh kế bị ảnh hưởng (Pham Huu Ty et al., 2013.
- Bài viết này nhằm đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong tiến trình ra quyết định các dự án thủy điện, lấy trường hợp 3 dự án lớn ở lưu vực sông Srepok của tỉnh Đắk-lắk làm nghiên cứu (thủy điện Srepok 3, 4 và 4A).
- Qua đó, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk-lắk, nơi có 3 dự án thủy điện lớn được xây dựng trên lưu vực sông Srepok được chọn (Hình 1).
- Thông tin các công trình thủy điện này được tóm tắt ở Hộp 1.
- Hộp 1: Thông tin cơ bản các dự án thủy điện Srepok 3, 4 và 4A.
- Dự án thủy điện Srepok 3 nằm ở thượng lưu được khởi công năm 2005 và vận hành từ 2010 với 2 tổ máy và công suất lên đến 220 MW, diện tích lưu vực hồ chứa 9.410 ha.
- Nằm ở hạ lưu so với Srepok 3, thủy điện Srepok 4 có diện tích hồ chứa 9.560 ha với 2 tổ máy và công suất đạt 80 MW, được xây dựng trong giai đoạn 2008-2010.
- Trong khi đó, thủy điện Srepok 4A không có hồ chứa mà nước được dẫn trực tiếp từ Srepok 4 thông qua kênh đào đến nhà máy.
- Theo kết quả này, độ tuổi và trình độ học vấn của người được phỏng vấn có thể am hiểu thông tin về quá trình tham gia vào tiến trình thu hồi đất, bồi thường và tái định canh, định cư của các hộ bị ảnh hưởng..
- Hình 3: Trình độ học vấn chủ hộ và học vấn cao nhất trong các thành viên của hộ 3.2 Tiến trình ra quyết định thực hiện dự.
- án thủy điện.
- Kết quả Hội thảo lần 1 và lần 2 với các bên có liên quan tại Đắk-lắk cho thấy tiến trình ra quyết định thực hiện một dự án thủy điện bao gồm 5 giai đoạn chính như trình bày ở Hình 4, cụ thể: tư vấn thiết kế, lập dự án đầu tư.
- trình cấp thẩm quyền phê duyệt dự án.
- thu hồi đất, đền bù, tái định canh, tái định cư.
- thực hiện xây dựng dự án.
- và vận hành dự án.
- Trong đó, giai đoạn thu hồi đất, đền bù, tái định canh, tái định cư có liên quan nhiều đến cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án.
- quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện bồi thường.
- Theo Ủy ban Thế giới về đập thì tiến trình ra quyết định đối với phát triển thủy điện gồm 4 giai đoạn là đánh giá chiến lược về cung cấp năng lượng và nước, chuẩn bị thực hiện dự án, xây dựng dự án và hoạt động dự án (Foran, 2010).
- Nghiên cứu của Vivien và Claudia (2006) ở một số nước cho thấy tiến trình này có 5 giai đoạn: quy hoạch phát triển thủy điện, lập kế hoạch thực hiện, thực hiện xây dựng, hoạt động dự án, và phá hủy dự án..
- Còn ở Việt Nam quy trình ra quyết định gồm 4 giai đoạn: quy hoạch phát triển thủy điện, lập và phê duyệt dự án, xây dựng dự án, và hoạt động dự án (Lê Văn Hùng, 2016)..
- So sánh kết quả nghiên cứu ở Đắk-lắk với các nơi khác cho thấy có nhiều điểm tương tự nhưng cũng có 2 điểm cần lưu ý là giai đoạn quy hoạch phát triển thủy điện và giai đoạn phá hủy dự án không được đề cập đến.
- Thật ra, quy hoạch thủy điện là tiền đề để triển khai các giai đoạn tiếp theo, tuy nhiên theo quy định của Việt Nam các dự án thủy điện lớn (trên 30 MW) do Trung ương lập quy hoạch nên giai đoạn này không được đề cập ở đây vì cả 3 dự án thủy điện Srepok 3, 4 và 4A đều có công suất trên 30 MW.
- Đối với giai đoạn phá hủy dự án thì các quy định của nước ta cũng chưa quan tâm.
- Bên cạnh đó, Hình 4 cho thấy vấn đề thu hồi đất, đền bù, tái định canh, tái định cư được cho là quan trọng ảnh hưởng lớn đến toàn bộ tiến trình..
- Giai đoạn này cũng liên quan trực tiếp đến cộng đồng dân cư, những người bị ảnh hưởng trực tiếp..
- Các phần tiếp theo của bài viết này sẽ trình bày quan điểm của người dân về sự tham gia của các bên có liên quan trong tiến trình quyết định các dự án thủy điện, nhất là giai đoạn thu hồi đất, đền bù, tái định canh, tái định cư..
- Hình 4: Tiến trình ra quyết định thực hiện dự án thủy điện (Kết quả Hội thảo lần 1 và lần Vai trò các bên liên quan đến việc ra.
- quyết định.
- Đánh giá vai trò của các bên liên quan ảnh hưởng đến việc ra quyết định dự án thủy điện trên địa bàn nghiên cứu được trình bày trong Bảng 1..
- Kết quả cho thấy chính quyền cấp huyện có ảnh hưởng mạnh đến việc ra quyết định so với cấp trung ương, tỉnh, xã, thôn/buôn.
- Điều đáng lưu ý là 70,2% ý kiến cho rằng chính quyền cấp thôn xã không có ảnh hưởng đến việc ra quyết định các dự án thủy điện.
- Sở dĩ người dân cho rằng cấp huyện quan trọng bởi vì đây là cấp có thẩm quyền trong việc ra các quyết định liên quan trực tiếp đến cộng đồng dân cư như thu hồi đất, đền bù, tái định canh, tái định cư.
- Hơn nữa, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng các công trình thủy điện cũng nằm ở cấp huyện do Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện làm chủ tịch Hội đồng.
- chẳng hạn theo Thông báo số 20/PA-BTHT, ngày Về việc niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng công trình thủy điện Srepok 4A thuộc địa bàn xã Krong Na, Ea Wer và Ea Huar, huyện Buôn Đôn” thì Chủ tịch Hội đồng bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng thủy điện Srepok 4A chính là Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Buôn Đôn..
- Kết quả cũng chỉ ra rằng nhà đầu tư có ảnh hưởng mạnh đến việc ra quyết định (93,8% ý kiến).
- theo đó người ra quyết định dự án thủy điện là chủ đầu tư và chính quyền địa phương cấp tỉnh và huyện, còn người dân hầu như không có vai trò gì..
- Bảng 1: Đánh giá vai trò các bên liên quan đến việc ra quyết định dự án thủy điện.
- Ảnh hưởng việc ra quyết định.
- Người dân bị ảnh hưởng Hội đoàn (nông dân, phụ.
- 3.4 Sự tham gia của người dân trong tiến trình ra quyết định.
- Như đã đề cập ở mục 3.2, lập kế hoạch xây dựng thủy điện là bước đầu tiên trong tiến trình ra.
- Hình 5: Đánh giá sự tham gia của người dân về kế hoạch xây dựng thủy điện Xây dựng thủy điện cần một diện tích tương đối.
- Đánh giá sự tham gia của những người bị ảnh hưởng ở giai đoạn này được trình bày như Hình 6.
- lập kế hoạch thủy điện.
- Khi được hỏi về ý kiến của mình có được xem xét trong tiến trình ra quyết định không thì 84%.
- Điều này có nghĩa là tiến trình ra quyết định vẫn mang tính áp đặt từ trên xuống (top-down) nên ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của họ..
- Hình 6: Đánh giá sự tham gia của người dân về thu hồi đất, di dời, tái định canh, tái định cư.
- Hình 7: Đánh giá sự tham gia của người dân về ý kiến của mình có được xem xét hay không 3.5 Mức độ hài lòng của người dân bị ảnh.
- hưởng do thủy điện.
- Trong số 80 hộ được phỏng vấn thì 71% hộ có ảnh hưởng đến việc thu hồi đất.
- Số tiền đền bù do ảnh hưởng của việc làm thủy điện (thu hồi đất, hỗ trợ di dời, thiệt hại tài sản, v.v) bình quân mỗi hộ là 109 triệu đồng.
- Đánh giá về mức độ hài lòng của người dân bị ảnh hưởng bởi các công trình thủy điện được thể hiện như Bảng 2.
- Theo đó, việc kiểm kê đất bị ảnh hưởng được phần lớn hộ dân đánh giá ở mức hài lòng.
- (42,3%) và hài lòng khá (32,7.
- tương tự cho việc kiểm kê tài sản bị ảnh hưởng đánh giá ở mức hài lòng là 35,4% và hài lòng khá là 33,3%.
- Qua đó cho thấy mức độ hài lòng của người dân bị ảnh hưởng là rất thấp, đặc biệt về giá cả đền bù và phản hồi đơn thư phàn nàn, khiếu nại..
- Bảng 2: Đánh giá mức độ hài lòng của người dân bị ảnh hưởng bởi các dự án thủy điện Tiêu chí.
- Đánh giá mức hài lòng.
- hài lòng.
- Không hài lòng.
- Hài lòng.
- Khá hài lòng.
- Rất hài lòng.
- Kiểm kê đất bị ảnh hưởng .
- Kiểm kê tài sản bị ảnh hưởng .
- 3.6 Mối tương quan giữa mức độ tham gia và sự hài lòng của người dân bị ảnh hưởng do thủy điện.
- Bảng 3 trình bày mối tương quan giữa mức độ tham gia và sự hài lòng của người dân bị ảnh hưởng do thủy điện trên địa bàn huyện Buôn Đôn..
- Theo đó, nếu ý kiến người dân được xem xét thì mức độ hài lòng đạt cao hơn so với mức không hài lòng (67% so với 33.
- đất bị ảnh hưởng mức độ hài lòng 100%, kiểm kê tài sản bị ảnh hưởng mức độ hài lòng đạt 86%..
- Trong khi đó, nếu ý kiến không được xem xét thì mức độ không hài lòng đạt cao hơn (57% so với 43.
- Qua đó cho thấy nếu người dân được tham gia, ý kiến họ được tôn trọng thì mức độ hài lòng đạt cao..
- Bảng 3: Mối tương quan giữa mức độ tham gia và sự hài lòng của người dân Tiêu chí.
- Tiến trình ra quyết định thực hiện một dự án thủy điện bao gồm 5 giai đoạn chính, trong đó, giai đoạn thu hồi đất, đền bù, tái định canh, tái.
- đoàn thể, các cơ quan nghiên cứu gần như không có vai trò gì trong việc ra quyết định các dự án thủy điện.
- Tiến trình ra quyết định vẫn mang tính áp đặt từ trên xuống (top-down) nên ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của họ..
- Bên cạnh những lợi ích mà các dự án thủy điện mang lại cho phát triển kinh tế-xã hội, thủy.
- Bên cạnh đó, sự suy thoái của các hệ sinh thái thể hiện rõ ở dòng sông Srepok đoạn qua Bản Đôn trước đây là khu du lịch nay đã cạn nước vì thủy điện Srepok 4 và 4A.
- Mặt khác, sự tham gia của xã hội dân sự đặc biệt là nhóm dễ bị tổn thương ở các giai đoạn khác nhau của chu kỳ dự án là rất quan trọng để giảm xung đột xã hội..
- Quy trình ra quyết định cho các dự án thủy điện.
- Phát triển thủy điện ở Việt Nam: Thách thức và giải pháp.
- Tác động của phát triển thủy điện đến tài nguyên nước khu vực Tây Nguyên.
- Tái định cư do dự án thủy điện ở Việt Nam: Từ phần chìm của tảng băng.
- Tổng quan lịch sử phát triển thủy điện tại Việt Nam, Thủy điện Việt Nam -Tiềm năng và triển vọng phát triển, NXB Công thương, Hà Nội