« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá sự thay đổi một số chỉ số tuần hoàn, hô hấp, cơ học phổi của phương thức hỗ trợ áp lực (psv) so với phương thức hỗ trợ đồng thì cách quãng (simv) ở bệnh nhân bỏ thở máy sau mổ


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ TUẦN HOÀN, HÔ HẤP, CƠ HỌC PHỔI CỦA PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ ÁP LỰC (PSV) SO VỚI PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ ĐỒNG THÌ CÁCH QUÃNG (SIMV).
- Ở BỆNH NHÂN BỎ THỞ MÁY SAU MỔ.
- Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá sự thay đổi một số chỉ số tuần hoàn, hô hấp và cơ học phổi của phương thức PSV so với phương thức SIMV ở bệnh nhân bỏ thở máy sau mổ.
- 70 bệnh nhân thở máy sau phẫu thuật >.
- 24h được chia làm 2 nhóm: 35 bệnh nhân bỏ thở máy theo phương thức PSV và 35 35 bệnh nhân bỏ thở máy theo phương thức SIMV tại Khoa Gây mê Hồi sức và Chống đau – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 7 năm 2020.
- Sự thay đổi các chỉ số về tuần hoàn, hô hấp và cơ học phổi (VT, MV, PIP) của người bệnh chuyển từ thở máy kiểm soát hoàn toàn sang thở máy hỗ trợ bằng phương thức PSV và SIMV được ghi lại ở các thời điểm 30 phút, 60 phút và 90 phút.
- Ở nhóm SIMV, chỉ số mạch, huyết áp, tần số hô hấp tăng lên có ý nghĩa thống kê so với nhóm PSV khi chuyển từ A/C sang PSV/SIMV và cả khi giảm dần mức áp lực hỗ trợ.
- Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phương thức SIMV có thể làm cho người bệnh gắng sức nhiều hơn so với phương thức PSV khi bỏ máy thở sau mổ..
- Bỏ máy thở là quá trình chuyển từ thở máy sang thở tự nhiên, chuyển từ công hô hấp của máy thở sang công hô hấp của bệnh nhân.
- Quá trình này được thực hiện bằng các phương thức hỗ trợ một phần với mục đích giảm dần sự kiểm soát thông khí của máy thở xuống.
- Thông khí bắt buộc đồng thì ngắt quãng (Synchronized Intermittent Mandatory Ventilation – SIMV) là một phương thức kinh điển để thở máy và bỏ thở máy trong nhiều đơn vị hồi sức.
- 1 SIMV cho phép bỏ thở máy bằng cách giảm dần các nhịp thở kiểm soát của máy, để bệnh nhân dần dần tự quản lý nhịp thở của mình.
- Trong khi đó, phương thức hỗ trợ áp lực (Pressure Support Ventilation – PSV) hỗ.
- trợ áp lực cho mỗi nhịp thở được khởi phát bởi nỗ lực hít vào của bệnh nhân để làm giảm công hô hấp.
- Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng PSV là phương thức bỏ máy thở có nhiều lợi ích hơn so SIMV.
- 2,3 Tác giả Leung cho thấy bệnh nhân phải nỗ lực ít hơn ở phương thức PSV so với SIMV.
- 4 Tuy nhiên, một nghiên cứu quan sát, hồi cứu khảo sát về các phương thức thở máy được áp dụng ở 12 đơn vị ICU từ 2010 đến 2016 cho thấy SIMV vẫn là phương thức thở máy được sử dụng rộng rãi.
- 5 El-Khatib cho thấy sự thay đổi ít hơn về hô hấp và chuyển hóa trên bệnh nhân thở máy bằng phương thức PSV so với phương thức SIMV khi giảm sự hỗ trợ ở các mức tương đương nhau.
- 6 Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào đánh giá thay đổi về tuần hoàn, hô hấp và cơ học phổi của phương thức PSV và SIMV trên.
- bệnh nhân bỏ thở máy sau mổ.
- Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát sự thay đổi một số chỉ số tuần hoàn, hô hấp và cơ học phổi của phương thức PSV so với SIMV ở bệnh nhân bỏ thở máy sau mổ”..
- Các bệnh nhân nghiên cứu có độ tuổi >16 tuổi và phải thở máy sau mổ >.
- Bệnh nhân bị loại trừ ra khỏi nghiên cứu bao gồm: Glasgow <.
- liệt cơ hô hấp.
- Bệnh nhân và/hoặc người nhà bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu..
- Thiết kế nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng cắt ngang mô tả..
- Cỡ mẫu: Bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi được lựa chọn theo cách lấy mẫu thuận tiện trên tất cả bệnh nhân sau mổ đáp ứng với tiêu chuẩn lựa chọn.
- Tổng số bệnh nhân thu thập được là 70 bệnh nhân, được chia làm 2 nhóm: nhóm SIMV có 35 bệnh nhân và nhóm PSV có 35 bệnh nhân..
- Các bước tiến hành nghiên cứu:.
- Bệnh nhân an thần, thở máy với phương thức kiểm soát thể tích (A/C VC): FiO2 50%, VT đạt 6 - 8ml/kg, tần số thở = 12 - 16 lần/phút, PEEP = 5cmH2O.
- Ghi nhận M, HATB, SpO2, nhịp thở, các chỉ số cơ học phổi (VT, MV, PIP) ngay trước khi chuyển sang 2 phương thức PSV hoặc SIMV..
- Đánh giá bệnh nhân đáp ứng các tiêu chuẩn sẵn sàng bỏ máy thở dựa trên hướng.
- dẫn về cai thở máy của Hội hồi sức Châu Âu năm 2007: GCS >.
- Khi bệnh nhân đáp ứng đủ các tiêu chuẩn bỏ máy thở, được bốc thăm chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm PSV hoặc SIMV:.
- Ghi lại mạch, huyết áp trung bình, SpO2, nhịp thở, các chỉ số cơ học phổi (VT, MV, PIP) sau 30 phút, 60 phút, 90 phút..
- Ghi lại IC, mạch, huyết áp trung bình, SpO2, nhịp thở, các chỉ số cơ học phổi (VT, MV, PIP) sau 30 phút, 60 phút, 90 phút..
- Thay đổi về chỉ số tuần hoàn (mạch, huyết áp), chỉ số hô hấp (SpO2, tần số thở, khí máu động mạch) khi chuyển từ phương thức thở máy kiểm soát thể tích hoàn toàn sang phương thức SIMV và PSV tại thời điểm sau 30 phút, 60 phút và 90 phút..
- Thay đổi về một số chỉ số cơ học phổi (MV, Vt, PIP, RSBI) khi chuyển từ phương thức thở máy kiểm soát thể tích hoàn toàn sang phương thức SIMV và PSV tại các thời điểm như trên..
- Đạo đức nghiên cứu.
- Nghiên cứu được thông qua hội đồng nghiên cứu khoa học của Bộ môn Gây mê hồi sức và Hội đồng đánh giá đề cương nghiên cứu.
- Đặc điểm Nhóm PSV.
- Nhóm SIMV.
- Chỉ số BMI n % n.
- Thời gian thở máy (ngày gt.
- 0,05 Tuổi, chiều cao, BMI, thời gian thở máy trung bình giữa 2 nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p >.
- Phân loại phẫu thuật của bệnh nhân thở máy sau mổ.
- Loại phẫu thuật phải thở máy sau mổ chiếm tỷ lệ cao nhất là phẫu thuật sọ não (48,57.
- Thay đổi về chỉ số tuần hoàn, hô hấp và cơ học phổi của phương thức PSV và SIMV Bảng 3.
- Thay đổi tuần hoàn, hô hấp và cơ học phổi ở nhóm PSV.
- Chỉ số.
- Nhóm PSV (n = 35) A/C VC.
- Ở nhóm PSV: mạch, HATB và các chỉ số hô hấp (nhịp thở, VT, MV) của bệnh nhân tăng nhẹ tại các thời điểm 30 phút, 60 phút, 90 phút sau khi chuyển từ A/C VC sang PSV..
- Thay đổi tuần hoàn, hô hấp và cơ học phổi ở nhóm SIMV.
- Chỉ số Nhóm SIMV (n = 35).
- Ở nhóm SIMV: Các chỉ số tuần hoàn (mạch, HATB) và hô hấp (nhịp thở, VT, MV) của bệnh nhân tăng tại các thời điểm 30 phút, 60 phút, 90 phút sau khi chuyển từ A/C VC sang SIMV và PIP không thay đổi khi chuyển từ A/C VC sang PSV sau 30 phút, 60 phút, 90 phút..
- So sánh sự thay đổi một số chỉ số tuần hoàn, hô hấp, cơ học phổi của phương thức PSV so với SIMV.
- Thay đổi tuần hoàn, hô hấp và cơ học phổi khi chuyển từ A/C VC sang PSV/SIMV sau 30 phút.
- Sự thay đổi Thời điểm sau 30 phút dùng AC/VC PSV (n = 35) SIMV (n = 35) p.
- Sau 30 phút chuyển từ A/C VC sang PSV/SIMV: sự thay đổi mạch, nhịp thở của nhóm SIMV tăng cao hơn so với nhóm PSV có ý nghĩa thống kê (p <.
- Thay đổi tuần hoàn, hô hấp và cơ học phổi khi chuyển từ A/C VC sang PSV/SIMV sau 60 phút.
- Sự thay đổi Thời điểm sau 60 phút dừng AC/VC PSV (n = 35) SIMV (n = 35) p.
- Sau 60 phút chuyển từ A/C VC sang PSV/SIMV: mạch của nhóm SIMV tăng cao hơn so với nhóm PSV và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <.
- PIP cả 2 nhóm đều giảm, tuy nhiên nhóm PSV giảm nhiều hơn so với nhóm SIMV có ý nghĩa thống kê (p <.
- Thay đổi tuần hoàn, hô hấp và cơ học phổi khi chuyển từ A/C VC sang PSV/SIMV sau 90 phút.
- Sự thay đổi Thời điểm sau 90 phút dùng AC/VC PSV (n = 35) SIMV (n = 35) P.
- Sự thay đổi Thời điểm sau 90 phút dùng AC/VC PSV (n = 35) SIMV (n = 35) p.
- Sau 90 phút chuyển từ A/C VC sang PSV/SIMV: Mạch, HATB ở nhóm SIMV tăng cao hơn nhóm PSV và khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p <.
- Sự thay đổi nhịp thở của nhóm SIMV có xu hướng tăng cao hơn nhóm PSV.
- PIP của nhóm PSV giảm nhiều hơn so với nhóm SIMV (p <.
- So sánh sự thay đổi về một số chỉ số tuần hoàn:.
- Việc bỏ máy thở sau mổ cần tiến hành càng sớm càng tốt sau khi bệnh nhân đáp ứng các tiêu chuẩn sẵn sàng bỏ máy thở.
- Phương thức bỏ máy thở theo cách giảm dần mức hỗ trợ của máy thở được thực hiện bệnh nhân tự thở qua theo phương thức PSV hoặc SIMV, sau đó giảm đần mức áp lực hỗ trợ <.
- 8 cmH2O nhằm bù lại phần công thở của bệnh nhân phải bỏ ra để thắng lại sức cản của ống nội khí quản, hệ thống van và dây máy thở..
- Tác giả Sternberg nghiên cứu thay đổi chỉ số huyết động sau khi thông khí 30 phút với phương thức SIMV và PSV cho thấy chỉ số huyết động thay đổi cao hơn đáng kể ở nhóm SIMV và PSV so với nhóm A/C.
- 7 Nghiên cứu của MacIntype chỉ ra phương thức PSV tạo ra sự thoải mái hơn cho bệnh nhân so với SIMV.
- ở nhóm SIMV so với nhóm PSV.
- 9 Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy một kết quả tương tự thay đổi về chỉ số mạch, huyết áp trung bình ở nhóm SIMV cao hơn có ý nghĩa thống kê.
- so với phương thức PSV ở tại cả 3 thời điểm (30, 60 và 90 phút) sau khi chuyển từ phương thức AC sang PSV và SIMV.
- Điều này có thể do sự không đồng bộ giữa bệnh nhân và máy thở ở nhóm SIMV dẫn đến tiêu thụ oxy nhiều hơn, tốn công hô hấp nhiều hơn và bệnh nhân thoải mái ít hơn so với nhóm PSV..
- So sánh sự thay đổi về một số chỉ số về hô hấp, cơ học phổi:.
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khi chuyển từ A/C VC sang PSV và SIMV nhịp thở tăng lên, tuy nhiên nhịp thở tăng nhiều hơn ở nhóm SIMV so với nhóm PSV và p <.
- Marini và cộng sự đưa ra kết quả tương tự khi giảm dần mức hỗ trợ trên 12 bệnh nhân thông khí với SIMV.
- 10 Tác giả Sternberg cũng tiến hành so sánh 3 phương thức A/CVC, SIMV và PSV cho thấy nhịp thở cũng tăng tương tự kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
- Ở nghiên cứu của chúng tôi, VT của nhịp tự thở trong nhóm SIMV thấp hơn nhịp thở kiểm soát.
- Kết quả này tương tự với kết quả trong nghiên cứu của Khatib 6 .
- Các nhịp tự thở của bệnh nhân không có áp lực hỗ trợ làm cho.
- Do đó, để nhằm bù trừ đảm bảo MV ít thay đổi, tần số thở của bệnh nhân tăng lên đáng kể ở nhóm SIMV so với nhóm PSV.
- Trong nghiên cứu của chúng tôi, VT tăng dần khi chuyển từ A/C VC sang PSV với mức áp lực hỗ trợ giảm dần ở các thời điểm sau 30 phút, 60 phút, 90 phút..
- Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của Khatib khi hạ dần mức hỗ trợ áp lực thì VT giảm dần.
- 6 Sự khác biệt này có thể do đối tượng nghiên cứu khác nhau.
- Trong nghiên cứu của Khatib, đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân tại ICU, thời gian thở máy trung bình là 5,6 ngày còn trong nghiên cứu của chúng tôi, đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân thở máy sau mổ, thời gian thở máy ngắn hơn, trung bình là 1,82 ngày.
- Với bệnh nhân nằm ICU, thở máy dài ngày, cơ hô hấp còn yếu, sau thời gian 30 phút, 60 phút, 90 phút thở máy với PSV, cơ hô hấp chưa đủ khả năng để giảm áp lực phế nang đáng kể dẫn đến VT giảm dần khi giảm mức PS..
- Trong nghiên cứu của chúng tôi, PIP giảm khi chuyển từ A/C VC sang PSV/SIMV ở các thời điểm 30 phút, 60 phút, 90 phút.
- PIP giảm nhiều hơn ở nhóm PSV so với nhóm SIMV.
- Sự thay đổi khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Sternberg cho thấy PIP ở nhóm PSV giảm có ý nghĩa thống kê so với sự giảm PIP ở nhóm SIMV.
- 7 Tăng PIP ở phương thức SIMV do sự cố gắng kết thúc thì hít vào của các cơ hô hấp do tín hiệu thần kinh thở ra của bệnh nhân.
- Sự không đồng bộ xảy ra trong cả thì hít vào và thì thở ra của bệnh nhân tạo ra sự không thoải mái cho bệnh nhân và tăng tiêu thụ oxy, tăng công hô hấp..
- Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phương thức SIMV làm tăng mạch, huyết áp, tần số thở,.
- giảm PIP nhiều hơn so với phương thức PSV..
- Điều này gợi ý rằng phương thức SIMV có thể làm cho người bệnh gắng sức nhiều hơn so với phương thức PSV khi bỏ máy thở sau mổ.