« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá tác động của ứng dụng cơ giới hóa đến thu nhập nông hộ trồng mía tỉnh Hậu Giang


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ỨNG DỤNG CƠ GIỚI HÓA ĐẾN THU NHẬP NÔNG HỘ TRỒNG MÍA TỈNH HẬU GIANG.
- Cơ giới hóa, đánh giá tác động, trồng mía.
- Cơ giới hóa là một trong những ưu tiên quan trọng nhằm giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh cho ngành hàng mía đường tỉnh Hậu Giang.
- Tuy nhiên, tình hình áp dụng cơ giới hóa vẫn còn hạn chế do một bộ phận nông dân chưa nhận ra những lợi ích mà nó mang lại.
- Do vậy, nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá tác động của ứng dụng cơ giới hóa đến thu nhập, cụ thể là chi phí sản xuất của nông hộ trồng mía.
- Dựa trên kết quả phỏng vấn 300 nông hộ đang canh tác mía tại ba huyện Phụng Hiệp,Vị Thanh và Ngã Bảy, kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận của nông hộ có cơ giới hóa là 55,123 triệu đồng/ha, cao hơn nông hộ không cơ giới hóa là 43,921 triệu đồng/ha.
- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của mô hình trồng mía có cơ giới hóa cũng cao hơn không có cơ giới hóa.
- Kết quả ước lượng từ phương pháp PSM (Propensity Score Matching) cũng cho thấy, với phương pháp so sánh cận gần nhất thì tổng chi phí sản xuất của hộ ứng dụng cơ giới hóa thấp hơn hộ không ứng dụng cơ giới là 16,5 triệu đồng/ha và với phương pháp so sánh phạm vi/bán kính thì thấp hơn 13,1 triệu đồng/ha.
- Từ đó cho thấy, ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất mía đã tác động tích cực đến tiết giảm chi phí sản xuất và góp phần nâng cao thu nhập trồng mía của nông hộ..
- Đánh giá tác động của ứng dụng cơ giới hóa đến thu nhập nông hộ trồng mía tỉnh Hậu Giang.
- Do vậy, việc sản xuất mía theo phương thức thủ công thể hiện sự kém hiệu quả và làm tăng chi phí sản xuất, giảm tính cạnh tranh và chưa sử dụng được hiệu quả các nguồn phụ phẩm trong quá trình sản xuất (Công ty cổ phần Mía Đường Cần Thơ, 2017)..
- Nhận thấy được những nhu cầu cấp thiết đó, tỉnh Hậu Giang đã có nhiều chủ trương chuyển đổi mới trong sản xuất mía, chuyển từ phương thức sản xuất thủ công sang sản xuất theo hướng cơ giới hóa, hướng đi này đã được chính quyền và Công ty cổ.
- Qua hơn 10 năm triển khai và thực hiện, mô hình sản xuất mía ứng dụng cơ giới hóa bước đầu đã mang lại nhiều hiệu quả và một bộ phận nông dân rất phấn khởi.
- Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nông hộ chưa ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất, do họ đã quen với hình thức sản xuất truyền thống, cộng thêm việc ngại ứng dụng cái mới và một trong những nguyên nhân quan trọng có thể là do những nông dân này chưa thấy được tác động của cơ giới hóa đến mô hình canh tác mía.
- Bên cạnh đó, theo kết quả lược khảo tài liệu thì vẫn chưa có nghiên cứu nào về tác động của ứng dụng cơ giới hóa đến thu nhập từ trồng mía của nông hộ tại tỉnh Hậu Giang được thực hiện.Từ thực tế trên, để có cái nhìn khách quan hơn về tác động của cơ giới hóa đến thu nhập, nghiên cứu đánh giá tác động của ứng dụng cơ giới hóa được thực hiện nhằm đánh giá những tác động của cơ giới hóa đến thu nhập nông hộ, từ đó góp phần đề xuất giải pháp giúp nông dân hạ giá thành sản phẩm và tăng tính cạnh trạnh trong quá trình hội nhập..
- Thêm vào đó, do ba địa bàn nghiên cứu trên là khu vực trọng điểm sản xuất mía của tỉnh và là vùng nguyên liệu chính của các công ty mía đường như CASUCO, Cồn Long Mỹ Phát nên được nhiều sự quan tâm đầu tư trong hướng dẫn kỹ thuật canh tác mới, tiến bộ hơn, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong các khâu sản xuất.
- Do đó, chọn những nông hộ ở 3 địa phương trên sẽ mang tính đại diện cao cho nghiên cứu..
- 2.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu này được thực hiện thông qua các số liệu điều tra xã hội học của 300 nông hộ sản xuất mía trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, thị xã Ngã Bảy và thành phố Vị Thanh, với phương pháp chọn mẫu thuận tiện theo danh sách của cán bộ nông nghiệp xã và tiến hành phỏng vấn dựa trên phiếu câu hỏi đã được thiết kế sẵn.
- Do hộ có áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất mía chưa được cán bộ nông nghiệp xã/huyện ghi nhận cụ thể, nên cách thức.
- phân loại hộ có cơ giới hóa trong nghiên cứu này hoàn toàn dựa vào kết quả phân tích số liệu điều tra..
- Nghiên cứu sử dụng các công cụ thống kê mô tả, các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả trong sản xuất, từ đó so sánh mức hiệu quả tài chính của mô hình trồng mía ứng dụng cơ giới hóa và mô hình trồng mía không ứng dụng cơ giới hóa bằng kiểm định t-test..
- Bên cạnh đó, để đánh giá tác động của ứng dụng cơ giới hóa đến thu nhập của nông hộ trồng mía, nghiên cứu sử dụng phương pháp PSM.
- Bước 1: Tiến hành điều tra chọn mẫu, chọn một nhóm các đối tượng, trong đó: các đối tượng là không tham gia ứng dụng cơ giới hóa và đã tham gia ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất.
- Bước 2: Từ số liệu của cuộc điều tra, mô hình probit được xây dựng, trong đó biến phụ thuộc là 0 cho đối tượng không tham gia ứng dụng cơ giới hóa và 1 cho đối tượng tham gia ứng dụng cơ giới hóa, còn biến độc lập là những nhân tố có thể ảnh hưởng đến việc tham gia cơ giới hóa của nhóm đối tượng.
- Dựa trên kết quả lược khảo, các biến độc lập có ảnh hưởng đến áp dụng cơ giới hóa gồm trình độ học vấn, diện tích đất, tham gia tập huấn, điều kiện thủy lợi, tiếp cận tín dụng từ ngân hàng, tình trạng vốn và nguồn thu nhập của hộ (Ulluwishewa, 1987.
- Tóth, 2012;).Cụ thể, các biến có thể ảnh hưởng đến áp dụng cơ giới hóa được trình bày ở Bảng 1:.
- sự hỗ trợ từ ngân hàng và 1 là ngược lại + 6 Thiếu vốn X 6 Biến giả, nhận giá trị 0 nếu nông hộ không thiếu vốn.
- sản xuất và 1 là ngược lại.
- 7 Thu nhập X 7 Thu nhập của nông hộ trồng mía, triệu đồng/ha.
- Bước 3: Từ mô hình hồi quy probit, ta sẽ có được giá trị xác suất dự đoán cho từng hộ thuộc nhóm đối tượng tham gia và không tham gia ứng dụng cơ giới hóa, giá trị xác xuất này sẽ nằm trong khoảng từ 0 đến 1..
- Để thực hiện đánh giá tác động, phương pháp PSM sẽ lựa chọn tương ứng với mỗi cá thể trong nhóm đối tượng không tham gia ứng dụng cơ giới hóa với một hoặc một số cá thể trong nhóm đối tượng tham gia ứng dụng cơ giới hóa mà có xác suất dự đoán gần giống nhau nhất để so sánh.
- sánh này chính là tác động của ứng dụng cơ giới hóa đối với mỗi cá thể có ứng dụng cơ giới hóa hay còn được gọi là individual gains..
- “individual gains” để được giá trị trung bình chung, giá trị trung bình chung này chính là tác động của ứng dụng cơ giới hóa đến thu nhập của nông hộ..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thực trạng ứng dụng cơ giới hóa Diện tích sản xuất mía ở Hậu Giang có xu hướng giảm trong các năm qua do tác động của tình.
- hình biến đổi khí hậu và sự biến động lớn về thị trường, nên một bộ phận nông hộ đã chuyển đổi sang mô hình sản xuất mới.
- Mặc dù hoạt động sản xuất mía vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhưng một bộ phận nông dân trồng mía Hậu Giang đã có sự thay đổi đáng kể trong phương thức sản xuất từ thủ công sang cơ giới hóa..
- Những hộ được đánh giá là có thực hiện cơ giới hóa nếu hộ có áp dụng từ một hay nhiều khâu (làm đất, làm cỏ, bón phân, phun thuốc, thu hoạch, vận chuyển, vét bùn, và tưới nước) trong quá trình sản xuất.
- Kết quả về tỷ lệ hộ có cơ giới hóa được trình bày ở Bảng 2..
- Tuy tỷ lệ thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất mía là khá cao, nhưng các nông hộ vẫn còn gặp khá.
- nhiều khó khăn trong việc tiếp cận cơ giới hóaở một số khâu, nên việc đồng bộ trong thực hiện cơ giới hóa vẫn còn hạn chế, họ đa phần áp dụng đơn lẻ các khâu.
- Để thấy rõ được tổng quan về tình hình ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất mía, Bảng 3 trình bày cụ thể về kết quả ứng dụng cơ giới hóa trong các khâu của quá trình sản xuất..
- Bảng 2: Tỉ lệ thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất mía của 300 hộ.
- Chỉ tiêu Nông hộ Tỷ trọng.
- Cơ giới hóa 262 87,3.
- Không Cơ giới hóa 38 12,7.
- Kết quả trình bày từ Bảng 2 cho thấy, với 300 hộ được khảo sát, số hộ thực hiện cơ giới hóa là 262, chiếm tỷ lệ rất cao lên đến 87,3%, còn lại là 38 hộ không thực hiện cơ giới hóa, chiếm 12,7%.
- Bảng 3: Kết quả thực hiện cơ giới hóa của 300 nông hộ tại Hậu Giang theo các khâu.
- Huyện Hộ Khâu cơ giới hóa.
- Từ kết quả trình bày ở Bảng 3 cho thấy, các khâu như làm cỏ, phun thuốc, vét bùn và bơm/tưới nước là những khâu có áp dụng nhiều cơ giới hóa.
- Cụ thể, khâu vét bùn có số hộ thực hiện cơ giới hóa cao nhất là 201 hộ, chiếm 67% tổng số hộ được điều tra, khâu tưới nước là 187 hộ, chiếm 62,33% hay 34,5% trong tổng số ý kiến trả lời có áp dụng (543 ý kiến do một hộ có áp dụng cơ giới hóa cho nhiều khâu), khâu phun thuốc là 125 hộ, chiếm 41,66% số hộ khảo sát hay 23% trong tổng số ý kiến trả lời, và cuối cùng là khâu làm cỏ với 30 hộ, chiếm 10% tổng số hộ được điều tra hay 5,5% số ý kiến.
- Các khâu còn lại như làm đất, bón phân, thu hoạch và vận chuyển được đánh giá là khó thực hiện cơ giới hóa nhất vì điều kiện tự nhiên (đất đai) không thuận lợi, nên không có hộ nào thực hiện cơ giới hóa ở 3 khâu này, mặc dù máy làm đất (lên liếp) đã được giới thiệu đến nhiều nông dân, nhưng không được nhiều nông dân chấp nhận.
- Bên cạnh đó, qua điều tra việc thực hiện cơ giới hóa đang thiếu sự đồng bộ, cơ giới hóa chỉ tập trung vào các khâu cơ bản, nông hộ chưa kết hợp được nhiều khâu trong cùng một quá trình sản xuất,.
- dẫn đến việc chi phí đầu tư cho hoạt động sản xuất vẫn còn khá cao, ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của nông hộ.
- Nhìn chung, những khâu được các nông hộ thực hiện cơ giới hóa là những khâu có thể dễ dàng tiếp cận, sử dụng, phù hợp với đặc điểm kinh tế gia đình và điều kiện canh tác ở địa phương..
- Còn lại, các khâu khác không được nông hộ thực hiện cơ giới hóa, do họ gặp khá nhiều khó khăn trong việc tiếp cận, điều kiện kinh tế gia đình còn hạn chế, cộng thêm điều kiện máy cơ giới ở địa phương vẫn chưa được đảm bảo, do điều kiện canh tác chưa phù hợp.
- Do vậy, nhu cầu thực hiện cơ giới trong khâu thu hoạch là hết sức cần thiết để tiết giảm chi phí sản xuất và năng cao sức cạnh tranh của ngành hàng mía đường cũng như góp phần nâng cao thu nhập nông hộ..
- 3.2 Tác động của ứng dụng cơ giới đến thu nhập nông hộ.
- Kết quả Bảng 4 cho thấy năng suất và giá bán của nông hộ có ứng dụng và không ứng dụng cơ giới hóa là khác biệt không có ý nghĩa thống kê, cụ thể năng suất của hộ cơ giới hóa là 128 tấn/ha, trong khi đó hộ không có cơ giới hóa là 130 tấn/ha..
- không có ý nghĩa thống kê, cụ thể doanh thu trung bình của nông hộ trồng mía có cơ giới hóa khoảng 133,376 triệu đồng/ha và nông hộ không cơ giới hóa là 135,590 triệu đồng/ha.
- Do tổng chi phí có tính đến lao động gia đình của nhóm hộ có áp dụng cơ giới hóa thấp hơn nhiều so với nhóm hộ không cơ giới hóa (khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%) nên tỷ suất lợi nhuận có lao động gia đình/tổng chi phí có lao động gia đình của hai nhóm cũng khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, cụ thể nhóm hộ có cơ giới hóa là cao hơn..
- Bảng 4: So sánh chỉ tiêu kinh tế giữa hộ cơ giới hóa và hộ không cơ giới hóa.
- Chỉ tiêu Đơn vị tính Cơ giới hóa Không cơ giới hóa T-test.
- Khi xét về tổng chi phí, kết quả nghiên cứu cho thấy tổng chi phí có LĐGD của nông hộ có cơ giới hóa là 78,253 triệu đồng/ha thấp hơn nông hộ không cơ giới hóa là 91,699 triệu đồng/ha, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
- Do chi phí khác biệt có ý nghĩa, trong khi doanh thu không khác biệt nên lợi nhuận có tính LĐGĐ từ trồng mía của hộ có cơ giới hóa là 55,123 triệu đồng/ha cao hơn nông hộ trồng mía không cơ giới hóa là 43,921 triệu đồng/ha..
- Việc áp dụng máy móc vào sản xuất sẽ giúp nông hộ thực hiện công việc nhanh hơn, nên giảm đáng.
- kể số ngày công lao động, góp phần giảm chi phí sản xuất cho nông hộ.
- Nhìn chung, sản xuất mía theo hướng cơ giới hóa có hiệu quả hơn sản xuất mía theo hướng thủ công thông thường..
- 3.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất mía.
- Kết quả hồi quy để xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến việc ứng dụng cơ giới hóa của nông hộ trồng mía được trình bày ở Bảng 5 sau đây..
- Bảng 5: Kết quả hồi quy probit các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng cơ giới hóa.
- Kết quả phân tích cho thấy có 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến việc ứng dụng cơ giới hóa của nông hộ, trong đó có 2 yếu tố là diện tích canh tác (X 2 ) và thiếu vốn (X 6 ) có ảnh hưởng ở mức ý nghĩa 1%.
- Biến X 2 có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến việc thực hiện cơ giới hóa, nên khi diện tích canh tác tăng lên thì nông hộ sẽ dễ ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất.
- Diện tích canh tác càng lớn thì sản xuất theo hướng thủ công sẽ không đảm bảo phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất, do đó đòi hỏi cần ứng dụng cơ giới hóa để thay thế sức lao động..
- Biến X 3 có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến việc ứng dụng cơ giới hóa, nên khi có tham gia tập huấn thì xác xuất nông hộ ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất sẽ tăng lên.
- Việc tham gia tập huấn sẽ giúp nông hộ được tiếp cận với kỹ thuật canh tác mới, đặc biệt là cơ giới hóa, từ đó thấy được hiệu quả mà cơ giới hóa mang lại, góp phần thúc đẩy nông hộ ứng dụng cơ giới hóa.
- Do vậy, để thực hiện phổ biến thông tin cũng như góp phần vận động nông hộ ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nên tuyên truyền và tập huấn là rất cần thiết..
- Biến X 4 có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến việc thực hiện cơ giới hóa, nên khi hệ thống thủy lợi được đầu tư hoàn chỉnh thì xác xuất nông hộ ứng dụng cơ giới hóa tăng.
- Hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho nông hộ ứng dụng cơ giới vào hoạt động tưới tiêu..
- Biến X 6 có ảnh hưởng nghịch đến việc thực hiện cơ giới hóa, nên khi thiếu vốn nông hộ sẽ không ứng dụng cơ giới hóa..
- 3.2.3 Tác động của ứng dụng cơ giới hóa đến chi phí trồng mía của nông hộ.
- nên nghiên cứu này tập trung đánh giá tác động của ứng dụng cơ giới hóa đến tổng chi phí trồng mía của nông hộ..
- Phương pháp PSM được sử dụng thông qua 2 phương pháp là phương pháp so sánh cận gần nhất (nearest neighbor matching) và phương pháp so sánh phạm vi/bán kính (radius matching) để đánh giá sự thay đổi trong tổng chi phí sản xuất mía của nông hộ.
- Phương pháp so sánh cận gần nhất là: mỗi đối tượng tham gia ứng dụng cơ giới hóa sẽ được so sánh với các đối tượng không tham gia dựa trên điểm gần tương đồng nhất..
- Kết quả so sánh về sự khác biệt chi phí của hai nhóm hộ có ứng dụng và không ứng dụng cơ giới hóa được trình bày ở Bảng 6 sau đây:.
- Thông qua kết quả phân tích Bảng 6 cho thấy, tổng chi phí sản xuất của nông hộ có sự khác biệt lớn và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, cụ thể tổng chi phí sản xuất của nông hộ có cơ giới hóa thấp hơn 16,5 triệu đồng/ha so với hộ không cơ giới hóa khi sử dụng phương pháp so sánh cận gần nhất và thấp hơn 13,1 triệu đồng/ha so với hộ không cơ giới hóa khi sử dụng phương pháp so sánh phạm vi/bán kính..
- Thực hiện cơ giới hóa giúp nông hộ giảm chi phí sản xuất hơn so với không thực hiện cơ giới hóa, bởi khi áp dụng cơ giới công việc được thực hiện nhanh chóng hơn, rút ngắn số ngày công lao động, từ đó hạ thấp chi phí.
- Nhìn chung, cơ giới hóa đã có tác động tích cực đến thu nhập từ trồng mía của nông hộ, thông qua tác động đến tổng chi phi sản xuất của nông hộ..
- Bảng 6: Tác động của ứng dụng cơ giới hóa đến tổng chi phí sản xuất của nông hộ.
- Đánh giá thực trạng cơ giới hóa trên địa bàn nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ hộ ứng dụng cơ giới hóa.
- là khá cao, nhưng mức độ ứng dụng cơ giới hóa ở mỗi khâu còn khá thấp, vẫn chưa có sự đồng bộ giữa các khâu trong việc thực hiện cơ giới hóa.
- hoạch được đánh giá là tốn nhiều chi phí lao động thuê, nhưng hiện nay vẫn chưa thể triển khai cơ giới hóa ở khâu này do điều kiện canh tác ở địa phương còn nhiều khó khăn – nền đất mềm và nhiều ao/mương..
- Qua phân tích và so sánh các chỉ tiêu tài chính cho thấy, sản xuất mía ứng dụng cơ giới hóa là có hiệu quả hơn, cụ thể lợi nhuận có lao động gia đình của hộ có cơ giới hóa là 55,123 triệu đồng/ha, cao hơn hộ không cơ giới hóa là 43,921 triệu đồng/ha..
- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của mô hình trồng mía có cơ giới hóa cũng cao hơn không cơ giới hóa..
- Kết quả hồi quy probit cho thấy, có 4 yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất là diện tích, tham gia tập huấn, thủy lợi và thiếu vốn.
- Thông qua phương pháp PSM (Propensity Score Matching) cho thấy, với phương pháp so sánh cận gần nhất thì tổng chi phí sản xuất của hộ ứng dụng cơ giới hóa thấp hơn hộ không ứng dụng cơ giới là 16,5 triệu đồng/ha và với phương pháp so sánh phạm vi/bán kính thì thấp hơn 13,1 triệu đồng/ha.
- Từ đó cho thấy, ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất mía đã tác động tích cực đến tiết giảm chi phí và góp phần nâng cao thu nhập trồng mía của nông hộ..
- Đẩy mạnh cơ giới hóa trong canh tác mía.
- Báo cáo kết quả Hội thảo phát triển sản xuất mía.
- Thực trạng sản xuất và tiêu thụ mía đường Đồng Bằng Sông Cửu Long.
- Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mía đường ở khu vục Đồng Bằng Sông Cửu Long.
- Tác động của ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển nông nghiệp Việt Nam và Đồng Bằng Sông Cửu Long