« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá thực trạng khô hạn tại tỉnh Bến Tre


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHÔ HẠN TẠI TỈNH BẾN TRE Mai Xuân * và Lê Tấn Lợi.
- Đặc biệt là khô hạn đã xảy ra trên diện rộng, làm ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp, gây thiệt hại lớn về con người và nền kinh tế (Wu &.
- Do đó, việc nghiên cứu các khía cạnh của khô hạn tại tỉnh Bến Tre để tìm hiểu những ảnh hưởng có thể xảy ra của khô hạn đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp là hết sức cần thiết.
- Hiện tượng xâm nhập mặn và khô hạn đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Bến Tre qua nhiều năm, đặc biệt là giai đoạn 2015 đến 2019 đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của người dân.
- Vì thế, mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá thực trạng khô hạn tại tỉnh Bến Tre trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong điều kiện tỉnh Bến Tre..
- Hiện tượng khô hạn trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã xảy ra liên tục và gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất..
- Vì thế, các số liệu, báo cáo về tình hình khô hạn trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 được thu thập.
- Các số liệu bao gồm tọa độ các điểm quan trắc và các dữ liệu thực đo của các điều kiện thời tiết như: nhiệt độ, lượng mưa (lượng mưa hiện tại và lượng mưa trung bình nhiều năm), lượng nước bốc hơi trong không khí, độ ẩm không khí được thu thập tại 9 trạm quan trắc thuộc Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) tỉnh Bến Tre dùng để tính toán chỉ số khô hạn SPI (Standardized Precipitation Index) và nội suy để xây dựng bản đồ đánh giá mức độ khô hạn trên địa bàn tỉnh Bến Tre..
- Ngoài ra, các loại bản đồ hành chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/50.000 được cung cấp bởi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre, làm cơ sở cho việc nội suy xác định thực trạng các khu vực bị ảnh hưởng bởi khô hạn tại vùng nghiên cứu..
- thể hiện sự thiếu hụt lượng mưa so với mức trung bình nhiều năm, đồng nghĩa với việc các khu vực này bị ảnh hưởng bởi khô hạn.
- Thang đánh giá mức độ khô hạn theo chỉ số SPI (tần suất các mức độ hạn theo hàm phân phối chuẩn tắc).
- Phương pháp xây dựng bản đồ khô hạn Trong nghiên cứu, các số liệu đã được đo đạc qua các năm được sử dụng.
- Vì các dữ liệu có liên quan đến khô hạn chỉ.
- Dựa vào chỉ số khô hạn SPI đã tính toán trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2019, kết hợp với tọa độ của 9 trạm quan trắc, việc nội suy được tiến hành để xây dựng bản đồ khô hạn cho từng năm trên địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp chồng lấp bản đồ được sử dụng để xác định các vùng biến động về khô hạn trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019..
- Kết quả tính toán chỉ số khô hạn (SPI) trong Bảng 2 cho thấy giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 khô hạn xảy ra ở hầu hết ở các huyện trên địa bàn tỉnh Bến Tre với chỉ số SPI trong khoảng từ -2 đến -1 (hạn nặng đến hạn nhẹ), trừ huyện Chợ Lách là không hạn..
- Khô hạn có xu hướng biến động tăng giảm qua từng năm.
- Các năm và 2019 có mức khô hạn từ trung bình đến hạn nặng, riêng năm 2018 khô hạn chỉ ở mức độ nhẹ.
- Trong đó, khô hạn.
- Khô hạn ở mức trung bình xảy ra ở huyện Bình Đại và huyện Ba Tri (năm 2015), huyện Giồng Trôm và huyện Thạnh Phú (năm 2016), huyện Bình Đại (năm 2017 và năm 2019).
- Các huyện còn lại trong tỉnh có mức độ khô hạn nhẹ, riêng huyện Chợ Lách và một phần của thành phố Bến Tre không bị ảnh hưởng bởi khô hạn..
- Kết quả xây dựng bản đồ khô hạn tỉnh Bến Tre qua các năm từ năm 2015 đến năm 2019.
- Kết hợp chỉ số khô hạn SPI đã tính toán được với phương pháp nội suy IDW, bản đồ khô hạn qua các năm từ năm 2015 đến năm 2019 được xây dựng để xác định thực trạng vùng bị khô hạn trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
- Dựa trên các số liệu thu thập được về diện tích tự nhiên (DTTN) trên cơ sở khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ hành chính trên địa bàn tỉnh so sánh với diện tích của các khoanh đất bị ảnh hưởng bởi khô hạn cho thấy diễn biến khô hạn có xu hướng giảm về mức độ khô hạn nhưng tăng về diện tích ảnh hưởng..
- Bản đồ khô hạn năm 2015 tỉnh Bến Tre.
- Bản đồ khô hạn năm 2016 tỉnh Bến Tre.
- Bản đồ khô hạn năm 2017 tỉnh Bến Tre.
- Bản đồ khô hạn năm 2018 tỉnh Bến Tre.
- Bản đồ khô hạn năm 2019 tỉnh Bến Tre Nguyên nhân chính xảy ra tình trạng khô hạn là do mùa mưa đến muộn và kết thúc sớm hơn so với trung bình nhiều năm .
- Đồng thời, lượng mưa tại khu vực nghiên cứu cũng ở mức thấp so với trung bình nhiều năm khoảng 20 - 40%, làm cho tình hình khô hạn cũng trở nên nghiêm trọng hơn (Đài KTTV tỉnh Bến Tre .
- Kết quả xây dựng bản đồ khô hạn trong giai đoạn này cho thấy diện tích ảnh hưởng bởi khô hạn tương đối cao, biến động từ 25 - đến 63% DTTN và có xu hướng biến động tăng - giảm qua các năm.
- Kết quả xây dựng bản đồ khô hạn từ năm 2015 đến năm 2019 tỉnh Bến Tre được trình bày từ Hình 1 đến Hình 5..
- Đánh giá thực trạng khô hạn tỉnh Bến Tre qua các năm từ .
- Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, tình hình khô hạn trên địa bàn tỉnh tuy có giảm về mức độ ảnh hưởng nhưng tăng về diện tích ảnh hưởng trên tổng DTTN và có sự biến động giữa các năm là tương đối lớn..
- Đáng kể nhất là mùa khô năm 2019, diện tích bị ảnh hưởng bởi khô hạn là 151.776 ha, chiếm khoảng 63% DTTN toàn tỉnh.
- Đây là năm khô hạn ảnh hưởng nhiều nhất trong giai đoạn này.
- Kế đến là năm 2017, diện tích ảnh hưởng bởi khô hạn chiếm 52% DTTN, khoảng 124.048 ha.
- Các năm còn lại bị khô hạn ảnh hưởng nhỏ hơn 50% DTTN, với các tỷ lệ lần lượt 43% DTTN vào năm 2016, 41% DTTN vào năm 2015 và 25% DTTN vào năm 2018.
- Năm 2018 không bị ảnh hưởng bởi hạn trung bình - nặng.
- kế đến là năm 2017 với tỷ lệ diện tích ảnh hưởng chiếm 48% DTTN;.
- năm 2016, diện tích ảnh hưởng chiếm tỷ lệ 31%.
- Diện tích khô hạn, cơ cấu tỷ lệ khô hạn ảnh hưởng đến tỉnh Bến Tre trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019.
- Kết quả phân tích tại Hình 6 cho thấy tình hình khô hạn ảnh hưởng đến tỉnh Bến Tre từ năm 2015 đến năm 2019 có thể chia làm 3 giai đoạn:.
- Giai đoạn 1 - từ năm 2015 đến năm 2017: Đây là giai đoạn mà khô hạn ảnh hưởng tăng mạnh đến diện tích của tỉnh, tăng từ 41% lên 52% DTTN (tỷ.
- Tuy diện tích ảnh hưởng bởi khô hạn có tăng nhưng mức độ khô hạn ở mức trung bình - nặng lại giảm từ 16% giảm xuống còn 4% (tỷ lệ giảm khoảng 75.
- Diện tích ảnh hưởng bởi khô hạn giai đoạn .
- Diện tích ảnh hưởng bởi khô hạn.
- Tỷ lệ.
- Diện tích (ha).
- Giai đoạn 2 - từ năm 2017 đến năm 2018: Đây là giai đoạn mà sự ảnh hưởng của khô hạn trên toàn tỉnh có xu hướng giảm về tỷ lệ diện tích ảnh hưởng, giảm từ 52% năm 2017 giảm xuống còn 25% DTTN.
- năm 2019 (tỷ lệ giảm khoảng 52%).Trong khi mức độ khô hạn ở mức trung bình - nặng giảm từ 4% năm 2017 giảm xuống còn 0% DTTN năm 2018 (tỷ lệ.
- Giai đoạn 3 - giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2019: Đây là giai đoạn mà khô hạn ảnh hưởng tăng cả về mức độ và diện tích.
- Tỷ lệ diện tích ảnh hưởng tăng từ 25% lên 63% DTTN (tỷ lệ tăng khoảng 252.
- Số liệu trình bày trong Bảng 3 cho thấy có 04 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Bến Tre bị ảnh hưởng bởi khô hạn với tỷ lệ 100% DTTN, bao gồm huyện Ba Tri (năm 2016 và năm 2017).
- Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, xét về mặt tổng thể, có thể phân chia tình hình khô hạn ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh Bến Tre làm 3 nhóm: nhóm thứ nhất - nhóm có tỷ lệ diện tích ảnh hưởng bởi khô hạn tăng từ đầu kỳ đến cuối kỳ của số liệu quan sát (trong đó có biến động tăng, giảm qua từng năm), có 6 đơn vị cấp huyện, bao gồm thành phố Bến Tre, huyện Châu Thành, huyện Bình Đại, huyện Thạnh Phú, huyện Mỏ Cày Nam, huyện Mỏ Cày Bắc.
- nhóm thứ hai - nhóm có tỷ lệ diện tích ảnh hưởng bởi khô hạn biến động tăng, giảm khác nhau qua từng năm, nhưng có xu hướng chung là giảm trên tổng thể quan sát, có 2 đơn vị cấp huyện, bao gồm các huyện Giồng Trôm và huyện Ba Tri;.
- nhóm thứ ba - nhóm không ảnh hưởng bởi khô hạn là huyện Chợ Lách..
- Trong giai đoạn này, xét trên tổng thể quan sát thì Ba Tri là huyện bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi khô hạn, tuy có xu hướng giảm về mức độ khô hạn nhưng diện tích ảnh hưởng lại chiếm tỷ lệ cao.
- Từ năm 2015 đến năm 2017, tỷ lệ diện tích ảnh hưởng có xu hướng tăng, tỷ lệ tăng khoảng 7%..
- Từ năm 2017 đến năm 2018, tỷ lệ diện tích ảnh hưởng giảm khoảng 53%.
- Từ năm 2018 đến năm 2019, tỷ lệ diện tích ảnh hưởng tăng khoảng 27%..
- Kế đến là huyện Thạnh Phú, diện tích khô hạn ảnh hưởng nhìn chung có xu hướng tăng, tuy nhiên, hạn ở mức trung bình - nặng chỉ ảnh hưởng vào năm 2016, chiếm tỷ lệ 2% DTTN, các năm còn lại chỉ hạn ở mức nhẹ.
- Trong đó, từ năm 2015 đến năm 2017, tỷ lệ diện tích ảnh hưởng bởi khô hạn có xu hướng tăng với tỷ lệ khoảng 145%.
- Từ năm 2017 đến năm 2018, tỷ lệ diện tích ảnh hưởng giảm với tỷ lệ khoảng 19%.
- hưởng bởi khô hạn tăng đột ngột lên 100% DTTN với tỷ lệ khoảng 33% so với năm 2018..
- Giồng Trôm cũng là huyện có tỷ lệ diện tích ảnh hưởng bởi khô hạn cao, giai đoạn này, tỷ lệ diện tích ảnh hưởng có xu hướng giảm về tổng diện tích và khô hạn ở mức trung bình - nặng nhưng tăng tỷ lệ diện tích về mức độ khô hạn nhẹ.
- Trong đó, từ năm 2015 đến năm 2016, tỷ lệ diện tích khô hạn ảnh hưởng giảm khoảng 46%.
- Đến năm 2017, tỷ lệ diện tích khô hạn ảnh hưởng tăng khoảng 60% so với năm 2016, sau đó, giảm sâu vào năm 2018, khi tỷ lệ ảnh hưởng giảm tương ứng khoảng 95%.
- Đến năm 2019, tỷ lệ diện tích ảnh hưởng đột ngột tăng cao với tổng tỷ lệ khoảng 1.600%.
- trong khi đó tỷ lệ diện tích khô hạn tăng từ 3% lên 50% DTTN so với năm 2018..
- Tiếp theo là huyện Bình Đại, tỷ lệ diện tích ảnh hưởng bởi khô hạn có xu hướng chung cho cả giai đoạn có tăng nhưng không đáng kể.
- Trong đó, chỉ có năm 2018 là không bị ảnh hưởng khô hạn mức trung bình - nặng.
- Trong 2 năm 2015 và năm 2016, tỷ lệ diện tích bị ảnh hưởng tăng với tỷ lệ khoảng 140%.
- Từ năm 2016 đến năm 2017, tỷ lệ diện tích ảnh hưởng có xu hướng giảm khoảng 3%.
- Đến năm 2018, tỷ lệ diện tích ảnh hưởng tiếp tục giảm về diện tích và mức độ hạn.
- Đến năm 2019, ảnh hưởng của khô hạn tăng lên cả về diện tích và mức độ khô hạn, tỷ lệ ảnh hưởng là 26% DTTN, tỷ lệ tăng khoảng 86% so với năm 2018..
- Trong đó, từ năm 2015 đến năm 2016, tỷ lệ diện tích ảnh hưởng bởi khô hạn tăng khoảng 213%.
- Từ năm 2016 đến năm 2018, tỷ lệ diện tích ảnh hưởng có xu hướng giảm với tỷ lệ khoảng 57%.
- Sau đó, từ năm 2018 đến năm 2019, tỷ lệ diện tích ảnh hưởng bởi khô hạn tăng đột ngột từ 20% lên 67% DTTN, tỷ lệ tăng khoảng 235%..
- Huyện Mỏ Cày Nam chỉ có 2 năm bị khô hạn ảnh hưởng, mặc dù chỉ ở mức hạn nhẹ nhưng diện tích ảnh hưởng lớn.
- đến năm 2019 diện tích ảnh hưởng tăng đột ngột lên 100% DTTN toàn huyện..
- Từ năm 2015 đến năm 2016, tỷ lệ diện tích khô hạn ảnh hưởng tăng khoảng 1.800%..
- Từ năm 2016 đến năm 2018, tỷ lệ diện tích ảnh hưởng giảm khoảng 75%.
- Cũng trong giai đoạn này, huyện Mỏ Cày Bắc chỉ bị ảnh hưởng bởi khô hạn vào năm 2019 với tỷ lệ 89% DTTN, chỉ ở mức hạn nhẹ..
- Huyện Chợ Lách hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi khô hạn trong giai đoạn này..
- Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, khô hạn đã có những ảnh hưởng nhất định trên địa bàn tỉnh Bến Tre, trừ huyện Chợ Lách thì các huyện còn lại và thành phố Bến Tre đều bị ảnh hưởng với các mức độ hạn và tỷ lệ diện tích ảnh hưởng biến động phức tạp, gây trở ngại đến các hoạt động của người dân, đặc biệt là thiếu nguồn nước phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Bên cạnh đó, khô hạn cũng dẫn đến tình trạng đất bị khô.
- Biến động khô hạn trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019.
- Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, tình hình khô hạn trên địa bàn tỉnh Bến Tre biến động phức tạp và khó lường trước.
- Diện tích biến động vùng khô hạn tương đối lớn.
- Toàn tỉnh Bến Tre chỉ có 61.745 diện tích không bị ảnh hưởng bởi khô hạn, chiếm tỷ lệ 26% DTTN, vùng ảnh hưởng bởi khô hạn là 177.676 ha, chiếm tỷ lệ 74% DTTN.
- Biến động diện tích ảnh hưởng bởi khô hạn giai đoạn ở tỉnh Bến Tre.
- Trong giai đoạn này, vùng khô hạn trên địa bàn tỉnh Bến Tre cũng biến động phức tạp.
- Đến năm 2019, vùng khô hạn biến động theo hướng tăng tỷ lệ diện tích ảnh hưởng của hạn nhẹ lên 61%.
- Bản đồ biến động khô hạn giai đoạn ở tỉnh Bến Tre 4.
- Nghiên cứu đã xây dựng được bản đồ đánh giá các vùng bị ảnh hưởng bởi khô hạn.
- Mức độ khô hạn có sự thay đổi qua từng năm và phụ thuộc vào các điều kiện thời tiết, đặc biệt là lượng mưa trên địa bàn.
- Ranh giới biến động khô hạn tại các vùng có thay đổi, nhìn chung có xu hướng tăng và giảm diện tích vùng bị ảnh hưởng vào giữa năm 2015 và 2019..
- Khô hạn đã và đang ảnh hưởng đến các mô hình canh tác nông nghiệp tỉnh Bến Tre.
- Do đó, những nghiên cứu đánh giá về ảnh hưởng của khô hạn đến