« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá tiềm năng phát triển vườn cây ăn trái đặc sản gắn với du lịch tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN VƯỜN CÂY ĂN TRÁI ĐẶC SẢN GẮN VỚI DU LỊCH TẠI HUYỆN TỊNH BIÊN, TỈNH AN GIANG.
- 1 Khoa Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ.
- 3 Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long.
- An Giang, cây ăn trái đặc sản, du lịch sinh thái, tiềm năng Keywords:.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tiềm năng phát triển vườn cây ăn trái đặc sản, xác định thị hiếu du khách, phân tích và tìm giải pháp kết hợp giữa vườn cây ăn trái gắn với du lịch nhằm tạo điểm nhấn thu hút du khách, góp phần tăng thu nhập cho các hộ trồng vườn huyện Tịnh Biên..
- Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn 68 hộ nông dân trồng cây ăn trái của 4/14 xã, thị trấn có diện tích trồng cây ăn trái nhiều nhất cũng như có tiềm năng phát triển du lịch và phục vụ khách du lịch ở khu vực Núi Cấm.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sản xuất các loại cây ăn trái đặc sản như:.
- Đối với khía cạnh cầu, khách du lịch bộc lộ sự ưa thích trái măng cục, dâu núi và vú sữa và thích các hoạt động như tự hái trái cây tại vườn, nghe câu chuyện tâm linh và thưởng thức trái cây với các mức giá sẵn sàng chi trả cho từng hoạt động này lần lượt là 66.006 đồng, 40.189 đồng và 25.698 đồng.
- Tóm lại, việc xây dựng và phát triển mô hình vườn cây ăn trái gắn với phát triển du lịch là một trong những hướng đi khả thi trong thời gian tới.
- Đánh giá tiềm năng phát triển vườn cây ăn trái đặc sản gắn với du lịch tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang..
- Cây ăn trái (CAT) là loại thực phẩm cần cho cuộc sống của con người.
- Trong đó, diện tích trồng cây ăn trái ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là 307.062 ha (chiếm 37,5% tổng diện tích cây ăn trái cả nước), sản lượng là 3,8 triệu tấn (chiếm 46,9% tổng sản lượng CAT của cả nước)..
- Bên cạnh đó, An Giang được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên đa dạng của thất sơn hùng vĩ với những ngọn núi uy nghiêm, hệ thống sông ngòi chằng chịt kết hợp với nhiều lễ hội văn hóa tâm linh nổi tiếng và cửa khẩu biên giới đã giúp An Giang hàng năm đón trên 6 triệu lượt khách đến tham quan du lịch..
- Trong đó, theo báo cáo của Ban quản lý du lịch huyện Tịnh Biên (2016), hàng năm đến những ngày lễ hội, huyện thu hút trên 3,048 triệu lượt khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan và mua sắm, đây chính là lợi thế của huyện nhờ có khu di tích lịch sử cấp quốc gia là chùa Hòa Thạnh và cụm di tích lịch sử văn hóa được công nhận cấp tỉnh.
- Đặc biệt, Tịnh Biên có chợ cửa khẩu biên giới và Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư là những điểm đến ưa thích của du khách khi tham gia các chuyến du lịch..
- Tịnh Biên là huyện miền núi có diện tích cây ăn trái là 2.340 ha chiếm 26,16% diện tích cây ăn trái của tỉnh.
- Một số cây ăn trái đặc trưng như xoài với diện tích 1.390,2 ha, sản lượng 15.488,6 tấn.
- Tuy nhiên, hiện nay các sản phẩm CAT đặc sản hiện có trên địa bàn chưa trở thành sản phẩm đặc trưng để thu hút du khách đến tham quan và thưởng thức.
- Bên cạnh đó, các hộ có vườn CAT đặc sản ở đây thường trồng tự phát chưa có sự liên kết giữa các nhà vườn với nhau để tạo ra nhiều hoạt động phong phú gắn với các chuyến du lịch để phục vụ du khách.
- vì vậy, trong thời gian qua, mặc dù lượng khách đến địa phương tham quan du lịch khá đông nhưng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu du khách là không nhiều, không tạo được điểm nhấn và không làm tăng thêm thu nhập cho các hộ trồng CAT.
- Đây cũng là một trong những lý do dẫn đến nguy cơ làm giảm dần diện tích cây ăn trái trên địa bàn huyện Tịnh Biên, đặc biệt là một số loại cây ăn trái (CAT) đặc sản của địa phương đang có nguy cơ biến mất, không tạo được sản phẩm đặc trưng phục vụ du khách.
- Điều đó làm Tịnh Biên mất đi lợi thế so sánh so với các địa phương khác, dẫn đến không phát huy được nguồn lực nội tại đưa việc phát triển kinh tế vườn gắn với du lịch trở thành ngành có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế của địa phương.
- Vì vậy việc nghiên cứu “Đánh giá tiềm năng phát triển vườn cây ăn trái đặc sản gắn với du lịch ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang” là rất cần thiết nhằm các mục tiêu cụ thể sau:.
- Đánh giá thực trạng sản xuất, hiệu quả tài chính của vườn CAT đặc sản trên địa bàn huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang;.
- Xác định thị hiếu của khách du lịch đối với mô hình vườn CAT đặc sản trên địa bàn huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang;.
- Giải pháp phát triển vườn CAT đặc sản gắn với du lịch nhằm tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch góp phần tăng thu nhập cho các hộ trồng vườn CAT đặc sản trên địa bàn huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang..
- Để đánh giá tiềm năng phát triển mô hình vườn cây ăn trái đặc sản gắn với phát triển du lịch, nghiên cứu tiếp cận theo ba khía cạnh chính như sau (Hình 1):.
- Khả thi về chủ trương và chính sách phát triển của địa phương.
- Trong nghiên cứu này, hai nhóm đối tượng được chọn để thu thập số liệu sơ cấp gồm: đại diện hộ trồng cây ăn trái (khía cạnh cung - để đánh giá tính khả thi về hiệu quả tài chính) và khách du lịch (khía cạnh cầu - để đánh giá tiềm năng về thị hiếu của khách du lịch)..
- Đối với khía cạnh cung hay nông dân trồng cây ăn trái, tiêu chí chọn vùng nghiên cứu là dựa vào diện tích, sản lượng và vị trí giao thông thuận tiện phù hợp với tuyến du lịch của vườn cây ăn trái.
- Tổng diện tích trồng CAT của 4 xã là 1.193,4 ha, chiếm khoảng 51% tổng diện tích cây ăn trái của huyện Tịnh Biên..
- Bên cạnh đó, 4 xã này nằm trên tuyến đường tỉnh lộ 948 và quốc lộ 91 là tuyến đường giao thông chính nối liền các huyện, thị với biên giới Campuchia và đây cũng là tuyến du lịch chính của huyện.
- Ngoài ra, để tìm hiểu thị hiếu của du khách, đối tượng nghiên cứu được tập trung phỏng vấn là khách du lịch tại khu vực đỉnh Núi Cấm gồm: khu vực chùa Vạn Linh, chùa Phật lớn và khu vực Tượng phật Di Lặc.
- Vì khu vực này hiện có số lượng khách du lịch đến tham quan và dừng chân là khá đông nên thuận lợi cho việc tiếp cận và đảm bảo thời gian phỏng vấn khách du lịch.
- Tổng cỡ mẫu khách du lịch được chọn phỏng vấn là 127 người.
- Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tiến hành phỏng vấn người am hiểu (KIP) gồm 7 đối tượng: Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện, Trạm Khuyến nông, Ban Quản lý Du lịch huyện, Lãnh đạo 4 xã..
- Để đánh giá thị hiếu khách du lịch, nghiên cứu sử dụng phương pháp mô hình sự lựa chọn (Choice Modelling) để xác định thị hiếu và yếu tố ảnh hưởng đến thị hiếu của du khách đối với mô hình vườn cây ăn trái gắn với du lịch được giả định..
- Bảng 1: Các loại CAT đặc sản chính của huyện Tịnh Biên.
- Vùng khả thi lựa chọn phát triển mô hình vườn cây ăn trái đặc sản gắn với phát triển du lịch.
- Bên cạnh đó, nhiều loại CAT đặc sản khác với mùi vị ngon, lạ và đặc biệt đã góp phần tạo tính hiếu kỳ và thu hút mọi người quan tâm và thưởng thức..
- Hiện nay, diện tích trồng xoài cát Hòa Lộc tiếp tục được tăng lên và có xu hướng thay thế một số loại CAT đặc sản khác, nhiều diện tích vườn đã được cải tạo và trồng mới để thay thế một số cây hiện đã già cỗi (nhiều vườn có cây trên 30 năm tuổi)..
- Bên cạnh đó, chính quyền địa phương đang triển khai nhiều chính sách để hỗ trợ phát triển loại cây này như thành lập các hội nhà vườn, hỗ trợ sản xuất theo mô hình VietGAP,.
- Hình 2: Lịch mùa vụ CAT đặc sản trên địa bàn huyện Tịnh Biên Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tịnh Biên, 2016 Về hình thức canh tác, hiện có loại hình chính là.
- Về hiệu quả tài chính, các mô hình trồng CAT đặc sản của huyện được phân tích như sau:.
- Bảng 2: Hiệu quả tài chính vườn CAT đặc sản huyện Tịnh Biên Chỉ tiêu.
- Từ doanh thu và tổng chi phí thể hiện trong Bảng 2, có thể thấy rằng trong các loại CAT đặc sản thì xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng và quýt hồng là 3 loại cây có lợi nhuận cao so với những loại cây còn lại..
- Kết quả cho thấy có 20 khách du lịch đến huyện Tịnh Biên lần đầu, chiếm tỷ trọng 15,7%, điều này cho thấy du lịch ở Tịnh Biên hằng năm đều thu hút.
- một lượng khách du lịch mới đến để khám phá những điểm du lịch mới và một phần là do công việc, là những khách du lịch ở những tỉnh xa.
- Khách du lịch đi 1-2 lần/năm chiếm tỷ trọng cao nhất 71,6%, đa phần là những khách du lịch trong tỉnh và một số tỉnh lân cận nằm trong khu vực ĐBSCL.
- Còn lại 12,5% là khách du lịch đến đây từ 3-5 lần/năm hầu hết đây là những khách du lịch trong tỉnh, họ đến đây nhằm mục đích tín ngưỡng, hành hương và yêu thích nơi đây..
- Kết quả khảo sát ở Bảng 3 cho thấy trong tổng số 127 khách du lịch có đến 87 du khách trả lời là biết đến các loại CAT đặc sản của địa phương (huyện Tịnh Biên), chiếm tỷ trọng 68,5%.
- Đó là điều kiện thuận lợi ban đầu trong việc quảng bá các loại CAT đặc sản đến khách du lịch..
- Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có đến 92 khách du lịch (chiếm tỷ trọng 72,4%) trả lời đã từng mua các loại CAT đặc sản ở địa phương..
- Bảng 3: Sự hiểu biết về cây ăn trái của khách du lịch.
- Có biết các loại CAT đặc sản 87 68,5.
- Không biết các loại CAT đặc sản 40 31,5.
- Có mua các loại CAT đặc sản 92 72,4.
- Không mua các loại CAT đặc sản 35 27,6.
- Nguồn: Kết quả phỏng vấn thực tế 127 khách du lịch ở huyện Tịnh Biên, 2016 Để tìm hiểu thị hiếu hay các tiêu chí mà khách.
- du lịch quan tâm đến CAT đặc sản của huyện Tịnh Biên, nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn khách.
- du lịch để tìm hiểu về sở thích, kết quả cho thấy có đến 51,2% khách thể hiện sự quan tâm của mình đối với các loại CAT đặc sản, cụ thể được trình bày Bảng 4..
- Bảng 4: Sự quan tâm đến các loại CAT đặc sản huyện Tịnh Biên.
- Ý kiến của khách du lịch Số quan sát (Người) Tỷ trọng.
- khách đến CAT đặc sản.
- Đặc sản/mua làm quà 25 38,5.
- Không biết là đặc sản 2 3,2.
- Khách du lịch quan tâm đến các loại trái cây đặc sản ở đây là do ngon, ít thuốc bảo vệ thực vật, biết nguồn gốc chiếm tỷ trọng 60,0% trong tổng số khách trả lời có quan tâm đến CAT đặc sản.
- Bên cạnh đó, trong tổng số 62 khách du lịch trả lời không quan tâm đến các loại CAT đặc sản có đến 35 du khách (chiếm tỷ trọng 56,5%) là còn do dự do chưa biết đến, chưa từng thưởng thức và không có ý kiến cụ thể.
- Đối tượng du khách này cũng có thể trở thành khách hàng tiềm năng trong tương lai về tiêu thụ CAT đặc sản của địa phương nếu du khách được giới thiệu và có dịp dùng thử một vài loại trái cây đặc sản ở đây..
- Khách du lịch đều có quan tâm và thích trái cây đặc sản trên địa bàn huyện.
- Việc giả định thành lập vườn CAT đặc sản để phục vụ du khách đến tham quan, giải trí và thưởng thức (đây là mô hình hoàn toàn mới trên địa bàn huyện Tịnh Biên) thì du khách có sẵn sàng tham quan không.
- Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 127 khách du lịch, kết quả có 117 du khách đồng ý tham gia (chiếm tỷ trọng 92,1%)..
- Điều này cho thấy khách du lịch ngoài việc ưa thích đến trái cây đặc sản thì các hoạt động liên quan đến vườn CAT cũng được du khách quan tâm và muốn được trải nghiệm..
- Bảng 5: Sự sẵn lòng tham gia của du khách đối với mô hình vườn CAT đặc sản.
- hình CAT đặc sản Tần số Tỷ trọng.
- Nguồn: Kết quả phỏng vấn thực tế 127 khách du lịch ở huyện Tịnh Biên, 2016.
- Sở thích của khách du lịch có ảnh hưởng rất lớn đến mô hình du lịch kết hợp vườn CAT được giả định.
- Do vậy, việc xác định và lượng hóa cụ thể thị hiếu của khách du lịch là rất cần thiết, kết quả phân tích về thị hiếu của khách du lịch đối với các thuộc tính giả định của mô hình vườn cây ăn trái đặc sản được trình bày ở Bảng 6..
- Từ kết quả hồi quy được trình bày ở Bảng 6 trên, ta có thể tính được sự sẵn lòng chi trả (Willingness to pay – WTP) cho các thuộc tính của mô hình vườn CAT đặc sản giả định như sau:.
- Biến giá với hệ số âm cho thấy khi giá tăng thì thị hiếu của khách du lịch sẽ giảm 0,013 lần..
- 3.3 Tiềm năng về chủ trương và chính sách Sau hơn một năm từ khi quyết định số 899/QĐ- TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành quyết định số 1884/QĐ-UBND ngày phê duyệt “Quy hoạch phát triển vùng sản xuất cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” và tiếp theo là quyết định số 1114/QĐ-UBND An Giang, ngày 12/4/2017 về việc phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tịnh Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
- Nội dung các quy hoạch tập trung vào phát triển sản xuất cây ăn trái, chủ yếu ở các huyện Chợ Mới, Tịnh Biên và An Phú.
- Bên cạnh đó, tỉnh cũng chủ trương phát triển ngành du lịch của toàn tỉnh, thông qua quyết định số 1008/QĐ-UBND ngày 01/7/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang từ năm 2014 đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.
- Du lịch tỉnh An Giang chủ trương phát triển theo hướng du lịch bền vững, đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch, văn hóa xã hội và môi trường thiên nhiên, đảm bảo lợi ích cộng đồng và lợi ích chính đáng của du khách đến tham quan..
- Tịnh Biên phát triển du lịch dựa trên cơ sở khai thác có hiệu quả tiềm năng về du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh gắn với phát triển khu kinh tế cửa khẩu.
- kết nối với các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh - sang Campuchia và các nước lân cận (theo Quyết định 1008/QĐ-UBND ngày 01/7/2014 về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh An Giang từ năm 2014 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”)..
- Tóm lại, từ những kết quả trên cho thấy về mặt hiệu quả tài chính, thị hiếu của khách du lịch cũng như chủ trương và chính sách thì việc xây dựng mô hình du lịch gắn với phát triển vườn CAT đặc sản là một hướng đi đầy tiềm năng cho huyện Tịnh Biên trong thời gian tới..
- Định hướng trong phát triển kinh tế của huyện Tịnh Biên là lấy thương mại và du lịch làm động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế dựa trên nền tảng lĩnh vực nông nghiệp.
- có nhiều lễ hội văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh nổi tiếng và thu hút lượng khách đáng kể đến tham quan du lịch hàng năm.
- Đây là tiềm năng, lợi thế, điều kiện quan trọng nếu khai thác tốt sẽ góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện.
- Tuy nhiên, trong thời gian qua việc phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của huyện..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy xoài cát Hòa Lộc, Xoài Thanh Ca, dâu núi và mãng cầu xiêm đều mang lại hiệu quả tài chính cao, xu hướng người dân cũng muốn xây dựng vườn CAT kết hợp với du lịch.
- Về phía khách du lịch, các loại CAT được ưa thích gồm măng cụt, dâu núi và vú sữa và cũng thích được tham quan vườn CAT để được trải nghiệm các hoạt động như: tự hái, nghe câu chuyện tâm linh và thưởng thức trái cây tại vườn với các mức giá họ sẵn sàng chi trả cho từng hoạt động này lần lượt là 66.006đồng, 40.189 đồng, 25.698 đồng.
- Về khía cạnh chủ trương, chính sách thì việc xây dựng và phát triển mô hình vườn cây ăn gắn với phát triển du lịch là một trong những hướng đi khả thi trong thời gian tới..
- Ban quản lý du lịch huyện Tịnh Biên (2016).
- Báo cáo tình hình du lịch trên địa bàn huyện năm 2016 và phương hướng năm 2017..
- Chi cục Thống kê huyện Tịnh Biên (2016).
- số 899/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”..
- Quyết định số 1008/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang từ năm 2014 đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030..
- Quyết định số 1884/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển vùng sản xuất cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.