« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG CÓ SỰ THAM GIA: TRƯỜNG HỢP XÂM NHẬP MẶN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG CÓ SỰ THAM GIA:.
- Đánh giá tổn thương có sự tham gia của cộng đồng được thực hiện trên nhiều nhóm xã hội khác nhau dựa vào điều kiện kinh tế và môi trường sinh thái ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long.
- Kết quả cho thấy xâm nhập mặn, khan hiếm nguồn nước ngọt và ảnh hưởng của triều cường là những hiểm họa quan trọng nhất ở khu vực này và chúng có khuynh hướng trở nên trầm trọng hơn trong những năm gần đây.
- Tuy nhiên, những biện pháp này bộc lộ nhiều bất cập bởi vì chưa quan tâm đúng mức đến các yếu tố sinh thái, kinh tế và xã hội nhưng kết quả từ nghiên cứu này cho thấy tính tổn thương lại phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố trên.
- Do vậy, các chiến lược thích ứng trong tương lai cần xem xét đến các vấn đề đã nêu để các nhóm đều được hưởng lợi, đặc biệt những nhóm dễ bị tổn thương nhất như người nghèo, dân tộc Khơ-me và cộng đồng sống ngoài đê bao..
- Từ khóa: Đánh giá tổn thương có sự tham gia, ven biển, đồng bằng sông Cửu Long.
- Thuật ngữ tổn thương được sử dụng khá lâu trên thế giới trong các chuyên ngành địa lý và nghiên cứu thảm họa do thiên tai để mô tả mức độ ảnh hưởng của chúng trong mối liên hệ về vị trí địa lý và tự nhiên hơn là quan tâm đến yếu tố xã hội (Adger, 1999.
- Đánh giá tổn thương do các thiên tai liên quan đến nước cũng được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới trong thời gian gần đây (Birkmann et al., 2006.
- Ngoài ra, họ cũng nhấn mạnh đến sự tham gia của cộng đồng trong tiến trình đánh giá tổn thương..
- Những năm gần đây, cách tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng trong các dự án phát triển được đề cập đến rất nhiều ở Việt Nam nói chung và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng (Binh, 2008).
- Tuy nhiên, khái niệm về đánh giá tổn thương có sự tham gia thì còn khá mới mẻ và các nghiên cứu về lĩnh vực này còn rất ít.
- Báo cáo này trình bày kết quả đánh giá tổn thương có sự tham gia của cộng đồng đối với xâm nhập mặn ở vùng ven biển ĐBSCL như là một cách tiếp cận mới, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của cộng đồng tham gia vào tiến trình phân tích các mối hiểm họa ở địa phương và phương thức ứng phó của họ..
- 2.1.1 Tổn thương và các yếu tố ảnh hưởng.
- Tổn thương (vulnerability) là thuật ngữ dùng để xác định đặc điểm của một người hoặc một nhóm người và hoàn cảnh sống của họ có ảnh hưởng đến khả năng ứng phó, chống chịu và phục hồi từ tác động của một mối hiểm họa nào đó (Wisner và ctv, 2004).
- Nhiều tác giả cho rằng nghiên cứu tổn thương nên bao gồm:.
- Tính biểu hiện (hazard exposure): hay còn gọi mức độ ảnh hưởng là sự biểu hiện của cá thể, hộ gia đình, cộng đồng, quốc gia hoặc hệ sinh thái bị ảnh hưởng bởi một yếu tố bất lợi nào đó về môi trường hay chính trị xã hội được đặc trưng bởi tần suất, cường độ, thời gian và không gian xuất hiện của sự kiện (Turner et al.,2003.
- Năng lực ứng phó (adaptive capacity): là tiềm năng để ứng phó và làm giảm tính tổn thương của một hệ thống nào đó.
- Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính dễ bị tổn thương mà chúng ta cần phải lưu ý khi thực hiện đánh giá tổn thương.
- Do vậy, kết quả nghiên cứu này sẽ tập trung vào 3 khía cạnh của tổn thương và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính dễ bị tổn thương của cộng đồng, không chỉ điều kiện tự nhiên mà còn quan tâm đến kinh tế - xã hội..
- Bảng 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tổn thương.
- 2.1.2 Đánh giá tổn thương có sự tham gia.
- Theo Chiwaka và Yates (2005) đánh giá tổn thương có sự tham gia (Participatory Vulnerability Analysis – PVA) là tiến trình phân tích tính tổn thương một cách hệ thống bao gồm sự tham gia tích cực của cộng đồng và các bên có liên quan để đánh giá chi tiết tình trạng tổn thương của một nhóm người nào đó trong cộng đồng, đồng thời khuyến khích họ tham gia vào việc xây dựng kế hoạch hành động thích hợp nhằm giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương của họ.
- PVA là phương pháp đánh giá tổn thương đa cấp, nghĩa là cần thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau (ví dụ: quốc gia, tỉnh, huyện, xã, cộng đồng).
- Bởi vì trong nhiều trường hợp, nguồn lực và giải pháp để giảm tính tổn thương cho cộng đồng thường nằm ngoài tầm của chính cộng đồng đó mà cần có sự hỗ trợ từ cấp cao hơn..
- Có rất nhiều khung lý thuyết để đánh giá tổn thương đã được áp dụng trong những bối cảnh khác nhau ở các thời điểm khác nhau.
- Hình 1: Khung lý thuyết đánh giá tổn thương (dựa vào Birkmann, 2006).
- (ii) tham vấn các chuyên gia về kinh tế xã hội và quản lý tài nguyên thiên nhiên ở đại học Cần Thơ để chọn tỉnh, các yếu tố quyết định bao gồm xác định vùng bị nhiễm mặn, các hệ thống canh tác chủ yếu, mức độ thiệt hại do xâm nhập mặn, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ Khơ-me và tỷ lệ hộ sản xuất nông nghiệp.
- (iii) khảo sát cấp tỉnh để chọn huyện và các cộng đồng tham gia trong tiến trình PVA.
- Trà Cú nằm ở vùng ven biển Đông bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn.
- Do vậy, thông tin và dữ liệu thu thập được đa dạng và bổ sung cho nhau trong việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính tổn thương của cộng đồng..
- Trước tiên, các số liệu thứ cấp liên quan đến tình hình kinh tế xã hội, môi trường, xâm nhập mặn và sản xuất nông nghiệp được thu thập thông qua các báo cáo hàng năm, niên giám thống kê, tài liệu đã xuất bản.
- Phỏng vấn chuyên gia (KIP, Key Informant Panel) được thực hiện từ cấp tỉnh đến huyện và các xã có cộng đồng tham gia trong tiến trình PVA.
- Đánh giá tổn thương có sự tham gia của cộng đồng sử dụng cách tiếp cận PVA như tài liệu hướng dẫn của Actionaid.
- 15 người/nhóm) có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau (giàu/nghèo, Kinh/Khơ- me) ở 3 tiểu vùng sinh thái riêng biệt trên địa bàn huyện Trà Cú..
- 3.1 Hiện trạng kinh tế xã hội huyện Trà Cú.
- Trên 90% dân số của huyện sống ở nông thôn và chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp hay nuôi trồng thủy sản.
- Trước năm 1995, vùng ven biển ĐBSCL nói chung và Trà Cú nói riêng bị ảnh hưởng nặng nề bởi hiện tượng xâm nhập mặn gây nên tình trạng thiếu nước ngọt trong mùa khô.
- Từ năm 1995, hàng loạt công trình ngăn mặn được xây dựng trên địa bàn để phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân, trong đó quan trọng nhất là tiểu dự án Nam Mang Thít (NMT) do Ngân hàng Thế giới tài trợ.
- Dựa vào địa hình, đặc điểm đất đai, chế độ thủy văn và hệ thống thủy lợi, Trà Cú được chia thành 3 tiểu vùng sinh thái (Hình 2)..
- 3.2.1 Tiểu vùng 1.
- Tiểu vùng 1 nằm bên trong hệ thống thủy lợi của tiểu dự án NMT nên nông nghiệp ở đây phát triển mạnh.
- Lịch thời vụ của tiểu vùng 1 được trình bày như Hình 3, cây trồng chính ở đây là lúa..
- Thịtrấn Trà Cú Tiểu vùng 2.
- Tiểu vùng 3 Tiểu vùng 1.
- Đê bao Nam Mang Thít Chú thích.
- Hình 3: Lịch thời vụ ở tiểu vùng 1 của huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
- Hạn thường xảy ra vào tháng 4 đến tháng 5, tức đầu vụ hè thu (HT) nên làm ảnh hưởng đến việc gieo sạ và giai đoạn mạ của vụ này.
- Tiểu vùng 1, mặc dù được bảo vệ bởi hệ thống đê bao NMT nhưng vẫn có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi XNM trong khoảng tháng 12 đến tháng 4 năm sau do rò rỉ và vận hành cống không hợp lý.
- Ngoài vấn đề thiếu nguồn nước ngọt do hạn hán và XNM, ở những vùng trũng và vùng hệ thống kênh nội đồng chưa hoàn chỉnh dễ bị ngập úng do mưa to vào tháng 8 và tháng 9 gây ảnh hưởng cho việc thu hoạch lúa HT và xuống giống vụ TĐ.
- Tóm lại, tiểu vùng 1 là vùng đã được ngọt hóa và sản xuất lúa thâm canh nhưng vẫn đối mặt với 2 thách thức lớn là thiếu nước ngọt và bị ảnh hưởng bởi XNM..
- 3.2.2 Tiểu vùng 2.
- Phần lớn diện tích đất canh tác của tiểu vùng 2 nằm ngoài đê bao NMT nên bị ảnh hưởng bởi XNM và triều cường biển Đông.
- Lịch thời vụ của tiểu vùng 2 được trình bày ở hình 4, cây trồng chính ở đây là mía..
- Hình 4: Lịch thời vụ ở tiểu vùng 1 của huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
- Những mối hiểm họa đe dọa đến sản xuất và sinh kế của cộng đồng bao gồm xâm nhập mặn, ngập do triều cường, hạn hán và bão.
- Hàng năm vào mùa khô, mặn xâm nhập làm ảnh hưởng đến sản xuất mía, vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn nếu mưa trễ và hạn kéo dài.
- dưới tác động của triều biển Đông gây ngập ở khu vực ngoài đê bao.
- Người dân còn cho biết, mực nước ngập ngày càng cao trong thời gian gần đây, nhất là khi đóng các cống ngăn mặn làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng..
- Bảng 2: Ảnh hưởng của triều cường (ngập) đến sản xuất mía ở Trà Cú.
- 3.2.3 Tiểu vùng 3.
- Tiểu vùng 3 hay còn gọi là vùng Láng, nằm hoàn toàn ngoài đê bao NMT nên bị ảnh hưởng bởi XNM vào mùa khô và ngập do triều cường.
- Kết quả PVA cho thấy, bệnh trên tôm được xem là mối nguy lớn nhất cho sản xuất ở đây.
- Ngoài dịch bệnh trên tôm, những năm mặn về sớm thì nguy cơ lúa bị ảnh hưởng là rất cao.
- Vấn đề triều cường thời gian gần đây cũng diễn biến phức tạp làm ngập các đê bao cục bộ gây thiệt hại cho sản xuất và đi lại của người dân, nhất là thời điểm đóng cống trong hệ thống đê bao NMT..
- Mặc dù huyện Trà Cú thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nhờ các chương trình và chính sách phù hợp nhưng đây vẫn là một trong những huyện nghèo nhất vùng ĐBSCL.
- Đặc điểm của nhóm người dễ bị tổn thương và nhóm người có năng lực ứng phó được trình bày như bảng 3 dưới đây..
- Bảng 3: Đặc điểm của nhóm người dễ bị tổn thương và nhóm người có năng lực ứng phó.
- Nghèo đói là vấn nạn chung làm con người dễ bị tổn thương đối với các hiểm họa..
- Lĩnh vực Tiêu chí Nhóm dễ bị tổn thương Nhóm có năng lực ứng phó Kinh tế Nguồn thu.
- Đê bao Ngoài đê bao NMT và các đê bao cục bộ, không có đê bao cá thể.
- Trong đê bao NMT hoặc có khả năng xây dựng đê cá thể Vị trí nhà ở Đồng trống, xa lộ lớn Thuận tiện giao thông đi lại Nước sinh.
- dân địa phương phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp và giá cả thị trường..
- Thời gian gần đây, năng suất cây trồng và vật nuôi không tăng (hay tăng rất chậm) nhưng giá thành sản xuất tăng cao do diễn biến thất thường của thời tiết, dịch bệnh tràn lan và giá cả đầu vào tăng.
- Kết quả là thu nhập và đời sống người dân bị ảnh hưởng..
- 3.4 Biện pháp đối phó và thích ứng 3.4.1 Xây dựng đê bao.
- Bên cạnh các công trình thủy lợi lớn như NMT được đầu tư bởi trung ương thì còn nhiều chương trình xây dựng đê bao ngăn mặn và triều cường với qui mô nhỏ hơn (đê bao cục bộ) được đầu tư bởi nguồn vốn địa phương.
- Ở những nơi chưa có đê bao tập thể như tiểu vùng 2 và 3, người dân tự bảo vệ mùa màng và tài sản của họ bằng cách xây dựng đê bao cá thể.
- Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng và duy tu đê bao cá thể rất tốn kém nên chỉ phù hợp cho những hộ khá giả.
- Nhờ xây dựng các công trình đê bao ngăn mặn và triều cường nên sản xuất được thâm canh cao và ổn định.
- Ngoài ra, rò rỉ mặn, vận hành cống bọng và nguy cơ sạt lỡ luôn là mối lo ngại làm tăng rủi ro trong sản xuất.
- Do vậy theo dõi diễn biến của mặn để xây dựng lịch vận hành cống hợp lý và nâng cấp đê bao cho vùng có nguy cơ sạt lở là cần thiết..
- Điều chỉnh lịch thời vụ: Dựa vào kinh nghiệm, lịch vận hành cống và lịch thời vụ của ngành nông nghiệp, người dân điều chỉnh thời gian xuống giống cho phù hợp với thực tế sản xuất từng mùa vụ.
- Ngoài ra, việc xuống giống trễ vụ này sẽ ảnh hưởng đến lịch gieo trồng ở các vụ kế tiếp (xem thêm phần 3.3).
- Thay đổi cây trồng vật nuôi: Chọn lựa cây trồng và vật nuôi thích hợp với điều kiện sản xuất của từng tiểu vùng là biện pháp được chú trọng nhiều trong thời gian qua.
- Ví như ở tiểu vùng 2, trước đây lúa là cây trồng chính nhưng hiện tại đây là vùng nguyên liệu mía vì cây mía thích hợp hơn so với lúa trong điều kiện bị ảnh hưởng bởi triều cường và XNM kéo dài.
- Tương tự, tiểu vùng 3 thích hợp cho nuôi trồng thủy sản nên tôm sú được đưa vào nuôi từ những năm 1990.
- 3.4.3 Chính sách hỗ trợ khắc phục sản xuất.
- Cụ thể, thực hiện chính sách hỗ trợ để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, huyện Trà Cú đã chi tổng số tiền hơn 1,1 tỷ đồng cho hơn 2.000 hộ bị ảnh hưởng bởi hạn hán vụ lúa HT 2010 và hơn 7,1 tỷ đồng hỗ trợ cho 9.673 hộ bị ảnh hưởng bởi XNM vụ lúa ĐX PNNPTNT-TC, 2011).
- ngoài ra, chính sách này cũng chưa quan tâm đến các đối tượng dễ bị tổn thương (người nghèo, dân tộc).
- Giếng khoan hộ gia đình là hình thức phổ biến để cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất ở nông thôn hiện nay.
- Việc khai thác nước ngầm để phục vụ sinh hoạt và sản xuất là cần thiết.
- Thực tế cho thấy, có nhiều hình thức đa dạng hóa nguồn thu nhập như đa dạng hóa cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp (rau màu, tôm, cua, chăn nuôi bò.
- Sản xuất nông nghiệp và thủy sản vùng ven biển ĐBSCL có những bước phát triển đáng kể đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn ở đây trong thời gian qua.
- Tuy nhiên, sự thay đổi thất thường của thời tiết nhất là tình trạng xâm nhập mặn và triều cường ngày càng diễn biến phức tạp và khó lường đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.
- Bên cạnh đó, biến động giá cả thị trường, môi trường ô nhiễm và dịch bệnh trên tôm cũng đã gây thêm nhiều bất lợi trong sản xuất.
- Đặc biệt cần quan tâm đến những nhóm dễ bị tổn thương nhất như người có thu nhập thấp, dân tộc thiểu số và cộng đồng sống ngoài đê bao.
- thích ứng trong tương lai là cách tiếp cận đánh giá tổn thương có sự tham gia của cộng đồng (PVA).
- Bởi vì kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu này cho thấy PVA giúp nhận ra những nhóm dễ bị tổn thương cần giúp đỡ và đánh giá được năng lực của họ để từ đó phát triển các chiến lược thích ứng phù hợp.
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trà Cú, Trà Vinh..
- Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Trà Vinh.