« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội dải ven biển đồng bằng sông Hồng làm cơ sở phát triển nông nghiệp bền vững


Tóm tắt Xem thử

- Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội dải ven biển đồng bằng sông.
- Hồng làm cơ sở phát triển nông nghiệp bền vững.
- Trình bày các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường có tác động tới sản xuất nông nghiệp ở dải ven biển Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH).
- Nghiên cứu xác định các loại sử dụng đất, hiệu quả của các phương thức canh tác hiện có ở dải ven biển ĐBSH.
- Đề xuất các giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững ở dải ven biển ĐBSH..
- Kinh tế xã hội.
- Dải ven biển.
- Dải nông nghiệp.
- Dải ven biển Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) được phân chia bởi ranh giới của 11 huyện, thị xã, thành phố thuộc các tỉnh/thành phố là: Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình, có diện tích tự nhiên 210.533 ha gắn liền với các hệ thống cảng biển và các cơ sở công nghiệp quan trọng.
- Vị trí địa lý của vùng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung..
- Do trải dài từ: 19 o 53’ đến 21 o 34' vĩ độ Bắc nên có nhiều yếu tố và đặc điểm tự nhiên khác nhau đã chi phối, tác động tới quá trình phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.
- Tuy nhiên, dải ven biển ĐBSH chưa thực sự được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ, thường là những nghiên cứu đơn lẻ, không mang tính tổng thể nên việc khai thác sử dụng còn có nhiều hạn chế..
- Chính vì vậy, việc nghiên cứu: “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên - kinh tế xã.
- hội dải ven biển ĐBSH làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững” là đòi hỏi hết sức cấp bách và có ý nghĩa rất lớn về kinh tế, xã hội và môi trường nhằm:.
- Đề xuất các gia ̉i pháp để sử dụng hợp lý dải ven biển ĐBSH cho phát triển nông nghiệp bền vững..
- Đánh giá các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường có tác động tới sản xuất nông nghiệp ở dải ven biển ĐBSH..
- Nghiên cứu xác định các loại sử dụng đất, hiệu quả của các phương thức canh tác hiện có ở dải ven biển ĐBSH..
- Góp phần cụ thể hóa thực trạng khai thác, sử dụng hợp lý dải ven biển ĐBSH vào sản xuất nông nghiệp..
- Xây dựng cơ sở khoa học cho việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý ở dải ven biển ĐBSH..
- Đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội ở dải ven biển ĐBSH để khai thác, sử dụng bền vững vùng này..
- Lựa chọn được cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý để phát triển nông nghiệp bền vững ở dải ven biển ĐBSH..
- Để thuận tiện cho việc đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tác giả luận văn đồng ý với quan niệm Dải ven biển (hay vùng ven biển) Việt Nam chạy dài theo 3200 km bờ biển với ranh giới trùng với địa giới hành chính của các quận, huyện ven biển.
- Dải ven biển ĐBSH chạy dài gần 300 km bờ biển thuộc địa giới hành chính của 11 quận, huyện của 4 tỉnh như sau: Thủy Nguyên, Hải An, Đồ Sơn, Kiến Thụy, Tiên Lãng (Hải Phòng).
- Phát triển bền vững.
- Nông nghiệp phát triển bền vững.
- Phát triển nông nghiệp bền vững (bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp) là quá trình sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giải quyết tốt các vấn đề xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái trên cơ sở đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu của con người trong hiện tại và tương lai và được xã hội chấp nhận..
- Các nghiên cứu về điều kiện tự nhiên – kinh tế, xã hội dải ven biển ĐBSH Ở nước ta, khái niệm về dải ven biển cũng được đề cập từ lâu và dưới nhiều góc độ khác nhau và trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau.
- Đặc biệt từ giữa những năm 70 của thế kỷ trước đến nay, trong những công trình khoa học liên quan đến biển và dải ven biển nước ta, các nhà khoa học Việt Nam đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về dải ven biển và các phương án khác nhau để xác định ranh giới của dải ven biển..
- Các nghiên cứu về sử dụng đất ở dải ven biển ĐBSH.
- Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu cụ thể hơn về các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội nói chung cũng như điều kiện đất đai nói riêng theo hướng tìm ra các đặc điểm đặc trưng nhất, các yếu tố hạn chế nhất có ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của dải ven biển.
- Đây là tiểu vùng có diện tích đất hoang hóa, nguy cơ tai biến lũ lụt và sạt lở bờ biển lớn ở khu vực ven biển phía Bắc..
- Chính vì vậy, trong những năm vừa qua cũng đã có rất nhiều nghiên cứu về tiềm năng của dải ven biển nhưng những nghiên cứu này còn đơn lẻ về một vấn đề cụ thể.
- nào đó trên phạm vi của từng tỉnh, chưa mang tính tổng thể trên phạm vi cả vùng và chưa nghiên cứu trong mối quan hệ tổng hợp với các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường cho nên quá trình khai thác sử dụng còn nhiều hạn chế..
- Đây là những vấn đề đặt ra và là hướng nghiên cứu chính của đề tài luận văn góp phần sử dụng hợp lý đất cho nông nghiệp của dải ven biển vùng ĐBSH..
- Các loại sử dụng đất..
- Các loại cây trồng, vật nuôi chính gắn với các loại sử dụng đất..
- Kinh tế hộ nông dân và cơ sở sử dụng đất để sản xuất..
- Các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan tới sử dụng và phát triển khu vực nghiên cứu..
- Phạm vi nghiên cứu.
- Địa bàn nghiên cứu nằm trong địa giới hành chính 11 huyện ven biển thuộc các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.
- Nội dung nghiên cứu.
- Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Phương pháp kế thừa các thông tin, tư liệu đã có, trong đó có những tài liệu rất có giá trị như: các kết quả nghiên cứu về số lượng, chất lượng đất ven biển của Viện QH&TKNN.
- các kết quả nghiên cứu về đất cát vùng ven biển ĐBSH.
- đề tài nghiên cứu của Bộ Khoa học Công nghệ và một số đơn vị nghiên cứu khác về điều kiện tự nhiên – kinh tế, xã hội dải ven biển ĐĐBSH..
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa nghiên cứu về các loại sử dụng đất cát biển và bãi bồi ven biển để xác định khả năng khai thác, sử dụng và cải tạo chúng được phân theo các đối tượng như sau:.
- Loại sử dụng đất có hiệu quả bền vững, theo các công thức luân canh có quy mô lớn về diện tích..
- Điều tra, đánh giá mức độ thích hợp của đất cát và bãi bồi ven biển với các loại sử dụng đất được lựa chọn theo TCVN .
- Phương pháp đánh giá sử dụng đất bền vững theo quan điểm của FAO:.
- Đánh giá hiệu quả môi trường là xem xét trên cơ sở thực trạng và nguyên nhân gây áp lực đến môi trường nhằm loại bỏ các loại sử dụng đất có khả năng gây tác động xấu đến môi trường sinh thái.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích hệ thống, được sử dụng để đánh giá hiệu quả của các mô hình sử dụng đất và dự báo khả năng sử dụng đất..
- CHƢƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.
- Điều kiện tự nhiên – kinh tế, xã hội dải ven biển có ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp.
- Thực vật dải ven biển ĐBSH phong phú và đa dạng.
- Thành phần và chất lượng đất ven biển tuy không màu mỡ như những vùng khác, nhưng có địa hình bằng phẳng, vị trí thuận lợi.
- nên từ bao đời nay đã được con người tập trung khai thác, sử dụng làm nơi cư trú và phát triển kinh tế..
- Nông nghiệp vẫn là trọng tâm trong cơ cấu phát triển kinh tế vùng ven biển..
- ngành nông nghiệp trong tổng GDP không cao, vào khoảng 30 – 40% nhưng hàng năm đã tạo việc làm và đời sống ổn định cho hơn 50 % dân cư ven biển..
- Cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở dải ven biển cũng đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hoá và đa dạng hoá sản phẩm.
- Các mô hình sản xuất trong trồng trọt và chăn nuôi đang được phát triển mạnh ở nhiều địa phương ven biển.
- Đặc biệt chăn nuôi và thủy sản tăng mạnh và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất nông nghiệp ven biển..
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất vùng nghiên cứu.
- Qua kết quả phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất có thể rút ra một số nhận xét sau đây:.
- Các loại sử dụng đất có giá trị ngày công từ 20.000 đến 154.800 đồng và cho mức thu nhập thuần từ 4.4 đến 62.3 triệu đồng/ha/năm.
- tất cả các loại sử dụng đạt từ 1,1 đến 2,1 lần..
- Những loại sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao thì đều có mức đầu tư cao tương ứng.
- Ở đất phèn mặn, đất cát biển, đất mặn nhiều hiệu quả sử dụng đất còn thấp.
- Đề xuất sử dụng hợp lý bền vững.
- Căn cứ vào kết quả phân hạng thích hợp đất đai cùng với các yêu cầu sử dụng đất hợp lý kết hợp với việc xem xét các điều kiện đáp ứng phương hướng sử dụng đất của vùng, tiến hành đề xuất hướng sử dụng đất bền vững như sau:.
- Đất nông nghiệp 135.286 ha, tăng 2157 ha so với hiện trạng, diện tích tăng thêm là do khai thác từ đất chưa sử dụng.
- Đất sản xuất nông nghiệp là 100.185 ha, tăng 1736 ha so với hiện trạng..
- Diện tích đất có rừng tăng thêm 444 ha do khai thác từ đất chưa sử dụng và đất đồng muối.
- Nuôi trồng thủy sản là loại hình có hiệu quả kinh tế cao và đang có xu hướng mở rộng nên đề xuất 11.200 ha tăng 87 ha do chuyển từ diện tích làm muối sang nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác.
- Đất nông nghiệp khác (chủ yếu là đất dịch vụ nông nghiệp) đề xuất 176 ha giảm 44 ha do chuyển sang thành đất nông nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản..
- Trong đất sản xuất nông nghiệp, đề xuất chi tiết các loại sử dụng đất như sau:.
- Diện tích 1 lúa + 2 màu đề xuất 7.500 ha do chuyển từ đất chưa sử dụng..
- Diện tích 1 lúa + 1 màu được đề xuất 3.250 ha, tăng 27 ha so với hiện trạng do chuyển từ đất nông nghiệp khác sang..
- Mở rộng diện tích chuyên màu (lạc, vừng) tăng thêm khoảng 241 ha nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao từ diện tích đất chưa sử dụng..
- Diện tích tăng 337 ha chuyển từ diện tích đất chưa sử dụng sang..
- Như vậy tổng diện tích đất chưa sử dụng dự kiến bằng các giải pháp đầu tư công trình và phi công trình đưa vào sản xuất nông nghiệp là 2157 ha..
- Dải ven biển ĐBSH có DTTN 210.533 ha, được hình thành từ 5 nhóm đất chính với 19 loại đất.
- Điều này tạo ra thế mạnh của các huyện ven biển trong sản xuất nông nghiệp đứng đầu so với các huyện còn lại của 4 tỉnh..
- DVB ĐBSH hiện có 11 loại sử dụng đất nông nghiệp chính với các công thức luân canh phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương.
- loại hình trồng cói trên đất mặn trung bình, loại hình nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, trồng rừng đã được tổ chức sản xuất có hiệu quả cao về kinh tế (tổng thu đạt triệu đồng/ha/năm và thua nhập thuần đạt triệu đồng/ha/năm) và môi trường đang từng bước tạo ra sự thay đổi về chất trong tập quán sản xuất góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nông dân ở các vùng cát ven biển..
- Kết quả phân hạng thích hợp đất đai theo yếu tố hạn chế đã xác định được mức độ thích hợp của 11 loại sử dụng đất.
- Luận văn đề xuất đất nông nghiệp 135.286 ha, tăng 2157 ha so với hiện trạng, diện tích tăng thêm là do khai thác từ đất chưa sử dụng.
- Nuôi trồng thủy sản đề xuất 11.200 ha tăng 87 ha do chuyển từ diện tích làm muối sang nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác.
- Đất nông nghiệp khác (chủ yếu là đất dịch vụ phục vụ nông nghiệp) đề xuất 176 ha giảm 44 ha do chuyển sang thành đất nông nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản..
- Đã đề xuất được 5 nhóm giải pháp chung gồm: giải pháp về rà soát quy hoạch sử dụng đất, giải pháp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
- giải pháp về chế biến và tiêu thụ sản phẩm và giải pháp về chính sách và các giải pháp cụ thể cho 3 vùng: vùng đất cát biển, vùng cồn cát ven biển và vùng bãi bồi ven biển để sử dụng bền vững đất nông nghiệp DVB ĐBSH..
- Vùng ven biển và vùng sinh thái nhạy cảm nên việc đầu tư sản xuất cần.
- Nguyễn Thị Lâm (2010), Nghiên cứu sử dụng hợp lý đất cát và bãi bồi ven biển vùng Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học, Đại học Huế..
- Vũ Văn Nâm (2009), Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, Nxb Thời Đại, Hà Nội..
- Đào Quang Thắng (2009), Phát triển bền vững nông nghiệp Đà Nẵng, Luận văn tốt nghiệp hệ Cử nhân Chính quy, Đại học Đà Nẵng.
- Trương Văn Tuyên (2002), Sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong việc phát triển kinh tế biển dải ven biển Bắc Bộ - Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà nội..
- Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004), Cơ sở khoa học cho việc phát triển kinh tế - xã hội dải ven biển Việt Nam, Đề xuất các mô hình phát triển cho một số khu vực trọng điểm, Hà nội..
- TKNN (2002), Kết quả điều tra đánh giá tình hình sử dụng vùng đất cát, bãi bồi ven biển ĐBSH – Quảng Ninh, Hà Nội..
- Viện QH&TKNN (2004), Nghiên cứu quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ đất có vấn đề - đất cát biển và bãi bồi ven biển các tỉnh phía Bắc, Hà Nội..
- Viện QH&TKNN (2007), Sử dụng đất và hiện trạng các mô hình khai thác sử dụng đất có vấn đề dải ven biển đồng bằng Bắc Bộ, Hà nội..
- Viện QH&TKNN (2009), Thuyết minh bản đồ đất vùng ven biển ĐBSH tỷ lệ 1/50.000, Hà Nội.