« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh An Giang


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH AN GIANG.
- Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) tỉnh An Giang, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp trong thời gian tới.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp chưa cao, chỉ có 55% HTXNN được xếp loại mạnh, trung bình/yếu (45.
- Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra khó khăn của HTXNN là thiếu vốn (do số góp vốn của các thành viên HTX thấp, bình quân 100.000 đồng/thành viên HTX).
- Đồng thời, qua phân tích kết quả hồi quy cho thấy, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTXNN bị tác động bởi các yếu tố: năm thành lập HTXNN, nguồn vốn, trình độ quản lý của ban giám đốc và hình thức hoạt động dịch vụ của HTXNN..
- Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh An Giang.
- Theo báo cáo của Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang trong 03 năm thực hiện đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác (KTHT) trong nông nghiệp giai đoạn thì toàn tỉnh có 01 Liên hiệp hợp tác xã (HTX) và 106 HTX, trong đó có 18 HTX hoạt động từ 04 dịch vụ trở lên, 26 HTX hoạt động từ 2-3 dịch vụ, số còn lại chỉ hoạt động 01 dịch vụ.
- Phần lớn các HTX đều hoạt động dịch vụ bơm tưới, bơm tiêu là chủ yếu.
- Ngoài ra, các HTX còn thực hiện thêm các dịch vụ như tín dụng nội bộ (20 HTX), cung ứng vật tư nông nghiệp (19 HTX), tiêu thụ nông sản (13 HTX) và nhân giống lúa (08 HTX)..
- Mặc dù, trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân và lãnh đạo sở ban ngành tỉnh An Giang luôn đặc biệt quan tâm, hỗ trợ về mặt chính sách để phát triển kinh tế hợp tác và HTXNN trên địa nhưng nhìn chung kết quả mang lại còn nhiều hạn chế, trong đó nhận thấy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh (lợi nhuận) của các HTXNN còn thấp, lợi ích về mặt kinh tế góp vốn cho thành viên HTX là không cao.
- Đối tượng và nội dung nghiên cứu của đề tài là hình thức quản lý, tổ chức các hoạt động của HTX trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang.
- Những HTX này được phân loại thành 2 nhóm đối tượng nghiên cứu: (i) Nhóm HTXNN hoạt động kinh doanh hiệu quả trung bình/yếu.
- (ii) Nhóm HTXNN hoạt động kinh doanh hiệu quả tốt tại tỉnh An Giang.
- Việc phân loại HTXNN này được đánh giá trên cơ sở các tiêu chí như: số năm hoạt động, hình thức hoạt động, nguồn vốn, số thành viên HTX của HTXNN..
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài là chỉ nghiên cứu các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn.
- Ngoài ra, 30 thành viên của HTX (trong 20 HTXNN khảo sát) đã được phỏng vấn, nhằm đánh giá, nhận định về hiệu quả hoạt động của các HTXNN..
- thực trạng về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTXNN của tỉnh và xem những biến phụ thuộc có bị ảnh hưởng trong quá trình hoạt động của HTXNN như năm thành lập, nguồn vốn góp, số lượng ban giám đốc, hình thức hoạt động, trình độ học vấn ban giám đốc..
- xác định hiệu quả tài chính đầu tư của HTX và của các thành viên tham gia và không tham gia HTX..
- Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTXNN..
- nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTXNN.
- Trên cơ sở tham khảo các kết quả nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTXNN (lợi nhuận), mô hình định lượng được thiết lập trong phạm vi nghiên cứu này bao gồm 5 yếu tố là biến độc lập: năm thành lập HTXNN (X 1.
- hình thức hoạt động (X 3.
- X 2 : Nguồn vốn điều lệ HTX Triệu đồng + Hà Thị Thu Hà (2017) X 3 : Hình thức hoạt động 1= đa dịch vụ.
- đơn dịch vụ + Huỳnh Kim Nhân (2017.
- X 3 : Hình thức hoạt động (1= đa dịch vụ_trên 2 dịch vụ.
- 0= đơn dịch vụ).
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thực trạng về tình hình hoạt động HTXNN.
- 3.1.1 Lịch sử hình thành và số lượng thành viên các HTXNN tại địa phương khảo sát.
- Hợp tác xã là nơi liên kết các thành viên, cơ bản bước đầu đã giúp thành viên khắc phục được khó khăn trong sản xuất nhỏ.
- Bảng 3: Số thành viên HTX tham gia lúc thành lập và hiện nay của HTXNN.
- Số thành viên HTX tham gia Lúc thành lập Hiện nay.
- 50 thành viên 6 30 3 15.
- Từ 50 – 100 thành viên 10 50 7 35.
- 100 thành viên 4 20 10 50.
- thành viên HTX góp vốn cao nhất 364 triệu đồng/HTXNN và thành viên HTX góp vốn thấp nhất 100 ngàn đồng/HTXNN..
- Điều này nói lên các thành viên HTX đã nhận thức và thấy được lợi ích nhận được từ HTXNN nên đã mạnh dạng góp vốn tăng thêm..
- 3.1.3 Lĩnh vực đăng ký kinh doanh dịch vụ HTXNN.
- Trong nhiều loại hình dịch vụ mà các HTXNN được khảo sát thì phổ biến nhất là các dịch vụ sau:.
- (ii) HTXNN hoạt động 02 dịch vụ (bơm tưới kết hợp cung ứng lúa giống.
- (iii) HTXNN hoạt động 03 dịch vụ (bơm tưới kết hợp cung ứng lúa giống, tín dụng nội bộ.
- và (iv) HTXNN hoạt động 05 dịch vụ (bơm tưới kết hợp tín dụng nội bộ, cung ứng giống lúa vật tư và Cobe chiếm (20.
- Qua khảo sát cho thấy HTXNN hoạt động càng nhiều dịch vụ thì sẽ mang lại nhiều lợi ích cho HTX và thành viên HTX (Hình 3)..
- Hình 3: Số lượng dịch vụ hoạt động của.
- 3.2.1 Hiệu quả các dịch vụ kinh doanh của HTXNN.
- Bên cạnh phản ánh hiệu quả kinh tế của toàn hoạt động HTXNN, tính hiệu quả của từng loại hình dịch vụ phổ biến mà các HTXNN khảo sát đang thực hiện cũng được đề cập..
- Bên cạnh các hoạt động sản xuất chính của HTXNN, các HTXNN còn thực hiện nhiều loại hình dịch vụ khác phục vụ cho thành viên HTX và người dân ở địa phương.
- Trong đó, một số dịch vụ phổ biến mà hiện tại các HTXNN đang thực hiện như dịch vụ bơm tưới, dịch vụ vật tư nông nghiệp,.
- dịch vụ cung ứng lúa giống, dịch vụ tín dụng nội bộ, dịch vụ Cobe, dịch vụ cuốn rơm, dịch vụ sấy lúa, dịch vụ gặt đập liên hợp..
- Các dịch vụ, hoạt động chủ yếu của các HTXNN trên địa bàn nghiên cứu bao gồm:.
- Dịch vụ bơm tưới: Đây là dịch vụ phổ biến nhất ở hầu hết các HTXNN được khảo sát, đáp ứng được nhu cầu cấp bách và kịp thời bơm tưới, tiêu úng phục vụ cho thành viên HTX và hộ nông dân không là thành viên HTX có diện tích lân cận..
- Hình thức hoạt động dịch vụ này thường thu tiền vào cuối mùa vụ.
- Giá của dịch vụ thường dao động từ đồng/1000m 2.
- Dịch vụ tín dụng nội bộ: Có thể khẳng định rằng dịch vụ này vô cùng cần thiết trong HTXNN, góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu cần vốn của thành viên HTX.
- Phần nào giải quyết khó khăn thiếu vốn cấp thiết của thành viên HTX trong sản xuất và mua bán nhỏ.
- Nguồn vốn của hoạt động này chủ yếu là vốn góp của thành viên HTX và nguồn vốn huy động từ bên ngoài hoặc của thành viên HTX có vốn nhàn rỗi, sau đó cho thành viên HTX vay lại với lãi suất dao động từ tháng.
- Mỗi HTXNN có quy định lãi suất khác nhau, tùy vào nguồn vốn huy động và phụ thuộc vào hiệu quả mang lại từ hoạt động này..
- Dịch vụ vật tư nông nghiệp: Đây cũng là dịch vụ rất quan trọng trong các dịch vụ của HTXNN..
- Dịch vụ này có tác dụng rất lớn là cung cấp kịp thời lượng phân bón cần thiết cho thành viên HTX phục vụ sản xuất lúa hàng năm.
- Hình thức hoạt động phổ biến đó là HTX huy động vốn từ thành viên HTX, sau đó đại diện ban giám đốc HTX đứng ra đi mua phân bón ở đại lý cấp 1 về bán lại cho thành viên HTX với giá rẻ hơn so với tư nhân bên ngoài.
- Dịch vụ cung ứng lúa giống: Đây là dịch vụ không kém phần quan trọng của HTXNN, cung cấp lúa giống kịp thời và cần thiết cho thành viên HTX, Đại diện BQL HTX đứng ra tìm công ty (cửa hàng) mua lúa giống cuối vụ trả tiền rồi về phân phối lại cho thành viên HTX không tính lãi suất..
- Dịch vụ thu hoạch: Ngày nay cùng với việc dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, sản xuất ngày càng gia tăng, thì vấn đề đặt ra là làm sao có nhân công để thu hoạch lúa được kịp thời vụ và ít bị thất thoát sau thu hoạch, đảm bảo chất lượng và nâng cao giá trị sản phẩm hàng nông sản là hết sức cần thiết và cấp bách, Để giải quyết được vấn đề vừa nêu trên thì hoạt động dịch vụ thu hoạch (gặt đập liên hợp) trong HTXNN được ra đời, nhằm phục vụ cho thành viên HTX và nông.
- dân ở địa phương nhưng hiện tại dịch vụ này chưa phổ biến nhiều ở các HTXNN vì chi phí mua máy GĐLH cao mà HTX lại thiếu vốn đầu tư..
- Dịch vụ sản xuất lúa giống: Cùng với HTXNN thì các câu lạc bộ, tổ hợp tác sản xuất nhiều giống.
- lúa có uy tín và chất lượng cao phục vụ cho bà con trong tỉnh và một số nông dân ở địa phương lân cận, Từ đó, hoạt động này trở nên phổ biến ở các địa phương của An Giang, Theo điều tra thực tế có 5 HTXNN trong vùng nghiên cứu sản xuất giống chủ yếu cung cấp cho thành viên HTX..
- Bảng 4: Lợi nhuận bình quân các dịch vụ của HTXNN.
- Bảng 4 trình bày kết quả phân tích lợi nhuận bình quân một vài dịch vụ chủ yếu của hai nhóm HTXNN trung bình/yếu và mạnh.
- Đối với nhóm HTXNN trung bình/yếu nguồn thu nhập và lợi nhuận chính mang lại cho HTXNN từ dịch vụ bơm tưới (trên 80.
- kế đến là chăn nuôi, tính dụng nội bộ và dịch vụ cung ứng vật tư.
- Trong khi đó, đối với nhóm HTXNN mạnh cho thấy nguồn thu nhập đa dạng hơn, từ dịch vụ bơm tưới là 40,3%, dịch vụ sản xuất và cung ứng lúa giống là 24,2%, cung ứng vật tư nông nghiệp 12,1.
- dịch vụ phun xịt 14,2%..
- phát triển kinh tế, cung ứng các dịch vụ sản xuất nông nghiệp cho khu vực nông thôn.
- 10%, đó là: năm thành lập, nguồn vốn HTXNN, hình thức hoạt động kinh doanh của HTXNN, và trình độ học vấn của chủ nhiệm/giám đốc HTXNN..
- Do đó, nếu HTX hoạt động theo luật HTX 2012 sẽ có xu hướng tổ chức quản lý tốt, từ đó giúp tạo ra doanh thu cao hơn những HTX hoạt động thành lập trước 2012..
- Hệ số ước lượng biến vốn góp của thành viên HTX có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% và có tương quan thuận với lợi nhuận HTX.
- Cụ thể nếu các yếu tố khác không thay đổi, nếu khi vốn góp của thành viên HTX tăng 1 triệu đồng thì lợi nhuận HTXNN sẽ có xu hướng gia tăng thêm 24.22 triệu đồng..
- Hình thức hoạt động (X 3.
- Hệ số ước lượng biến số hình thức hoạt động dịch vụ của HTXNN có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%.
- Yếu tố này tương quan tỷ lệ thuận với lợi nhuận của HTX, phù hợp với kỳ vọng ban đầu, cụ thể nếu các yếu tố khác không thay đổi, nếu HTXNN tăng mức độ về đa dạng các hoạt động dịch vụ thì lợi nhuận của HTXNN sẽ có xu hướng gia tăng 34,59 triệu đồng..
- 3.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTXNN.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh HTXNN và kết quả mô hình hồi qui làm cơ sở gợi ý 1 vài giải pháp góp phần nâng cao lợi nhuận trong các dịch vụ của HTXNN, cụ thể như sau:.
- Tận dụng nguồn vốn sẵn có: HTXNN cần tận dụng tối đa và phát huy nguồn vốn sẵn có bằng cách huy động từ thành viên HTX và từ nguồn vốn tích lũy từ các hoạt động qua các năm.
- Bên cạnh đó, HTXNN cần tích lũy vốn tự có: Khi đã có đủ lực về người và của thì các HTX NN cần đầu tư mở rộng thêm dịch vụ để có thể gia tăng lợi nhuận cho HTXNN, đồng thời cũng đáp ứng cao nhất nhu cầu cho thành viên HTX từ đầu vào đến đầu ra.
- Từ đó có thể thu hút thêm nhiều thành viên HTX, vì họ thấy được nhiều lợi ích khi tham gia vào HTX hơn là hoạt động đơn lẻ, góp phần làm tăng thêm vốn cho HTX.
- Đồng thời, tiếp cận nguồn vốn từ hệ thống tài chính: Chính quyền địa phương cũng cần phải có những chính sách ưu tiên về vay vốn cho các HTX trên địa bàn (nhất là các HTXNN yếu kém), góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX hoạt động..
- X 3 : Hình thức hoạt động .
- phương cũng cần mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho thành viên HTX về kiến thức kinh tế hợp tác như Luật HTX 2012, Nghị định 151 về tổ hợp tác/HTX.
- Những HTXNN hoạt động có lợi nhuận đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho thành viên HTX và nông dân lân cận..
- Với HTXNN hoạt động nhiều dịch vụ, cách quản lý điều hành của ban giám đốc HTX tốt, số lượng thành viên HTX nhiều, nguồn vốn góp cho HTX lớn thì có xu hướng cho lợi nhuận cao hơn..
- Lợi nhuận sản xuất kinh doanh dịch vụ của HTXNN đạt chưa cao, chỉ có 55,5% được xếp loại mạnh, trung bình/yếu (45.
- Bên cạnh đó, việc góp vốn của HTXNN còn hạn chế thành viên HTX góp vốn thấp nhất là 100.000 đồng..
- Đa số thành viên HTX tham gia vào HTXNN chủ yếu có diện tích đất sản xuất ít (thấp nhất 0,2ha)..
- Hầu hết các HTXNN đều thiếu vốn sản xuất để mở thêm dịch vụ, việc tiếp cận nguồn vốn vay rất hạn chế, nhất là nguồn vốn vay tín chấp với tư cách là HTXNN, vốn hoạt động sản xuất chủ yếu là vốn góp điều lệ và lợi tức từ hoạt động..
- Lợi nhuận HTXNN bị tác động bởi 4 yếu tố gồm: năm thành lập HTXNN, nguồn vốn, hình thức hoạt động dịch vụ và trình độ học vấn của giám đốc HTXNN..
- Đối với thành viên HTX: Cần phải có cái nhìn xa hơn về mô hình hợp tác xã kiểu mới, hoạt động theo Luật HTX và vận hành theo cơ chế thị trường.
- Ngoài ra, thành viên HTX cần tích cực vận động người dân cùng tham gia vào HTXNN..
- Đối với Ban giám đốc HTX: Từng bước củng cố và tạo lòng tin cho thành viên HTX đối với HTXNN, ban giám đốc HTXNN phải có những hoạt động, phương án sản xuất kinh doanh cụ thể mang lại lợi ích thiết thực cho thành viên HTX;.
- tăng cường đa dạng các hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTXNN nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của thành viên HTX và góp phần tăng lợi nhuận của HTXNN..
- Đối với nhà nước: Cần có những chính sách, qui định cụ thể rõ ràng, dễ áp dụng hơn đối với hình thức HTX nhất là các chính sách về đất đai, hỗ trợ vốn vay, những HTXNN hiện đang hoạt động kém hiệu quả vẫn được vay vốn tín chấp..
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ.
- Chi cục phát triển nông thôn tỉnh An Giang (2017), Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp giai đoạn năm .
- Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác xã nông nghiệp tỉnh An Giang..
- Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Trà Vinh