« Home « Kết quả tìm kiếm

đạo đức công phu hay chính trị thực hành


Tóm tắt Xem thử

- Bàn về tư tưởng Nho giáo của Hồ Quý Ly.
- Hồ Quý Ly là nhân vật lịch sử đặc biệt và khá phức tạp.
- Việc đánh giá về Hồ Quý Ly xưa và nay rất khác nhau.
- Các đánh giá về Hồ Quý Ly phức tạp vì tầm vóc lịch sử của ông lớn, trong sự nghiệp đó có cả hay cả dở, cả thành cả bại.
- Đánh giá về hiện tượng Hồ Quý Ly là phức tạp, các ý kiến đánh giá trên phương diện tư tưởng của ông, đặc biệt là tư tưởng Nho giáo của ông lại càng phức tạp.
- Bài viết này điểm qua vài nét nổi bật của lịch sử nghiên cứu đánh giá tư tưởng của Hồ Quý Ly, cố gắng phân tích những nguyên nhân và động cơ của các cách đánh giá, nhìn tư tưởng Nho giáo của Hồ Quý Ly như một thực thể sống động với những gì mà con người ấy phải đối mặt, cách hành động và lựa chọn hành động, đồng thời cũng đặt tư tưởng Nho giáo của ông trong tổng thể tư tưởng Nho giáo trong lịch sử để định vị và nhìn nhận..
- Hồ Quý Ly là một trong những nhà Nho Việt Nam có những ý kiến thảo luận sớm nhất về Nho giáo kể từ sau độc lập.
- Thật khó có thể chắc chắn rằng, những tóm lược đó đã từng là những điểm mấu chốt, quan trọng nhất trong tư tưởng Nho học của Hồ Quý Ly thể hiện trong Minh Đạo cũng như các tác phẩm khác, bởi lẽ nó được thực hiện bởi những người hoàn toàn không có thiện cảm với ông và việc trích dẫn nhằm phục vụ cho mục tiêu rất rõ ràng mà chúng tôi sẽ đề cập tới ở sau.
- Chúng ta chỉ có thể tin rằng, những điều được dẫn ra trong ĐVSKTT là có thực trong các văn bản Hồ Quý Ly đã viết, nhưng sự thực đó chỉ là một phần, một bộ phận của những gì đã được Hồ Quý Ly viết ra.
- Điều trớ trêu là những câu chữ ngắn gọn ấy lại là những điều rất độc đáo, rất có sức nặng thông tin, và còn rất quan trọng nữa… Sự đa dạng trong các ý kiến đánh giá về tư tưởng Nho học của Hồ Quý Ly hầu hết đều liên quan tới cách đọc những dòng chữ ngắn ngủi trong ĐVSKTT..
- Công việc của chúng tôi cũng lại bắt đầu bằng việc dẫn lại các đoạn ghi chép trong ĐVSKTT có liên quan tới tư tưởng Nho học của Hồ Quý Ly..
- Có thể nói, các ghi chép trong bộ chính sử quan trọng nói trên bắt đầu nhắc tới Hồ Quý Ly từ những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XIV và còn kéo dài tới nhiều năm tháng sau khi nhà Hồ bị diệt.
- Những dòng chép trực tiếp về tư tưởng và hoạt động học thuật của Hồ Quý Ly chủ yếu chỉ có mấy dòng sau đây, vì tính quan trọng của tư liệu, khiến chúng tôi thấy cần phải dẫn toàn văn hơn là tóm lược và dẫn ý:.
- Theo những thông tin của chính sử, có thể khẳng định Hồ Quý Ly đã thể hiện tư tưởng của mình về Nho giáo bằng việc viết sách Minh Đạo 14 thiên.
- Ngoài ra, Hồ Quý Ly còn có một số hoạt động thực tế thể hiện quan điểm và thái độ của ông đối với Nho giáo.
- Năm 1397, Hồ Quý Ly ra lệnh cho đặt các học quan, cấp học điền ở các phủ lộ để cho học quan và đốc học dạy bảo học trò cho thành tài, rồi cứ tới cuối năm tiến cử người ưu tú lên triều đình.
- Mùa thu năm 1400, Hồ Quý Ly cho mở khoa thi Thái học sinh, lấy đỗ 20 người, trong đó có những người như: Nguyễn Trãi, Lưu Thúc Kiệm, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên, Hoàng Hiến, Nguyễn Thành… (ĐVSKTT, Bản kỉ, q.8, tờ 37b-38a).
- Có thể thấy Hồ Quý Ly cũng có những động thái thể hiện việc đề cao Nho giáo và Nho học, trọng dụng các Nho thần trong thực tế..
- Các nhà Nho đánh giá Hồ Quý Ly.
- Ngô Sĩ Liên cũng khẳng định rằng, các đại Nho đời Tống mà Hồ Quý Ly phê phán là những người xuất sắc, có đóng góp to lớn cho Nho học và đương nhiên không thể chê bai theo cách của Hồ Quý Ly:.
- Các nhà Nho đã không thể bình tĩnh, điềm đạm phê phán Hồ Quý Ly theo kiểu ẩn ngôn, hay vi ngôn mà đã “nhảy dựng lên” không tiếc dùng vô số đại ngôn, trực ngôn để phê phán, nhiếc móc..
- Khi chép những trang về Hồ Quý Ly trong ĐVSKTT, các sử gia nhà Nho đã đưa vào rất nhiều chi tiết, ngôn hành nhắm tới một mục đích là dựng lại một chân dung phản diện, một kẻ tặc thần soán đoạt.
- Họ muốn miêu tả thật kỹ một Hồ Quý Ly từ lúc mới vào triều đã nhiều tham vọng, không từ một thủ đoạn nào để thâu tóm quyền lực và giằng giật lấy ngai vàng, ngay cả khi ngai vàng đó là của con rể và cháu ngoại của mình.
- Hồ Quý Ly đã được ĐVSKTT mô tả theo bút pháp như vậy suốt từ khi ông xuất hiện cho tới khi bị bắt ở núi Thiên Cầm.
- Mà tính khuynh hướng của việc chép về Hồ Quý Ly như tôi đã phân tích ở trên là theo hướng “biếm trừng” chứ không phải “bao khuyến”.
- Và như vậy cũng có nghĩa là các chi tiết đó để minh chứng thêm cho một Hồ Quý Ly, xảo quyệt trong chính trị, tàn nhẫn trong ứng xử, và vô đạo xét về phương diện một nhà Nho.
- Sau khi đã công phu dựng lên một Hồ Quý Ly phản diện, nhà Nho thấy vẫn chưa yên tâm, những đoạn “sử thần bàn rằng” với những lời mắng chửi không tiếc lời được xem là hoàn tất và khép lại công việc cái quan định luận với một nhân vật lịch sử..
- Họ là những nhà đạo đức, và có thể xem họ là những người cùng một phía với những người đã bị Hồ Quý Ly phê phán..
- Với thái độ đánh giá như vậy, đương nhiên khó có được một sự đánh giá khách quan, chân thực về học thuật của Hồ Quý Ly..
- Các học giả hiện đại đề cao Hồ Quý Ly.
- Nếu như xu hướng chung của các nhà Nho phê phán gay gắt Hồ Quý Ly thì ngược lại, các học giả hiện đại thế kỷ XX lại không tiếc lời ca ngợi ông.
- Cao Tự Thanh thì coi việc Hồ Quý Ly phê phán Tống Nho như là một biểu hiện của quá trình tìm kiếm học thuyết chính trị hoàn toàn độc lập với Trung Quốc:.
- Ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu hiện đại được trích trên đây chỉ là một phần những ý kiến, công trình đã được xuất bản, công bố có liên quan tới Hồ Quý Ly.
- Chúng ta cũng nhận thấy các ý kiến đề cao, ca ngợi, khẳng định đối với tư tưởng Nho giáo của Hồ Quý Ly hầu hết đều đứng từ quan điểm dân tộc để đánh giá.
- Trong những thời kỳ ngọn cờ phản phong kiến được dương cao, Tống Nho bị đồng nhất với phong kiến cổ hủ, phản động, thì các ý kiến phê Tống Nho của Hồ Quý Ly càng được đề cao tán thưởng.
- Thái độ với Nho giáo của Hồ Quý Ly được coi là một thành tố của các hoạt động cải cách, tư tưởng cải cách, của sự đề cao tinh thần độc lập tự chủ của dân tộc, đề cao văn hóa dân tộc.
- Việc Hồ Quý Ly chê bai các đại Nho Trung Quốc được xem như một bản lĩnh của nhà cải cách, một chủ động sáng tạo trong tiếp nhận và bản lĩnh dân tộc xét trong quan điểm đối xử với Nho giáo Trung Quốc..
- Trong thực tế, những việc mà Hồ Quý Ly làm có thực sự là sự lật nhào đối với các nhà tư tưởng và chính trị đời Tống? Có phải là Hồ Quý Ly muốn đề ra một lý thuyết mới? Có phải ông ghét lý thuyết, có phải đó là khuynh hướng chống giáo điều? Có phải là chủ động tiếp thu và sáng tạo thì phải cho những lãnh tụ đề xướng và phát triển của Nho gia là trộm cắp.
- Các ghi chép liên quan tới Hồ Quý Ly là những sự kiện thuộc giai đoạn từ những năm đầu thập kỷ 70 thế kỷ XIV , cho tới khi người Minh bắt cha con Hồ Quý Ly đưa về Trung Quốc.
- Các sự kiện có liên quan tới thời kỳ làm quan và thời kỳ làm vua của Hồ Quý Ly kéo dài trên 30 năm lịch sử.
- Vì thế người chép sử chỉ chọn và chép các chi tiết phục vụ việc làm rõ nhân cách Hồ Quý Ly mà theo họ là kẻ gian thần, phản thần, bội đức, và một ông vua tiếm vị nhiều tội lỗi.
- Những chi tiết chỉ cho chúng ta thấy một phương diện về nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly mà thôi.
- Theo tôi, người chép sử chép các sự kiện phê Tống Nho bao hàm cả chê sự khen của Nghệ Tông đối với 14 thiên Minh Đạo, và đồng thời chê “thiển kiến” của Hồ Quý Ly.
- Ghi để biếm trừng cả Nghệ Tông, các vua cuối triều Trần và Hồ Quý Ly, dĩ nhiên đối tượng chính vẫn là nhằm vào Hồ Quý Ly..
- Có thể thấy các sự kiện thể hiện thái độ của Hồ Quý Ly đối với Nho giáo đã dẫn ở trên diễn ra gần như liền nhau, liên tục trong các năm .
- Nó cũng diễn ra vào thời điểm Hồ Quý Ly đang leo lên những nấc thang quyền lực cao nhất, trước khi giành ngai vàng.
- Sự kiện dâng sách Minh Đạo, dịch thiên Vô dật dạy vua trẻ, đề cao Chu Công…cho tới sự kiện Đoàn Xuân Lôi và Đào Sư Tích bị biếm trích vì phản đối Hồ Quý Ly cho ta thấy động cơ của Hồ Quý Ly khi thảo luận về Nho giáo mang sắc thái chính trị trực tiếp và đậm nét.
- Hồ Quý Ly muốn nêu ra những ý kiến của riêng mình nhằm khẳng định phương diện tư tưởng và học thuật của mình trong con mắt của sĩ phu, bắt họ phải thừa nhận thậm chí là vì sợ hãi chứ không phải vì chân lý của học thuật.
- Cái mà Hồ Quý Ly muốn là sự thần phục của sĩ phu, bằng mọi cách, cả khoe kiến văn, tư tưởng, học vấn ( không cần biết đúng sai), lẫn thanh trừng, chém giết.
- Hồ Quý Ly viết sách Minh Đạo 14 thiên.
- Lại một vấn đề nữa đặt ra là Đạo mà Hồ Quý Ly muốn làm minh là đạo gì? Nó đương nhiên là Đạo Nho, nhưng thứ Nho nào? Chúng ta buộc phải đoán định việc này với những thông tin ít ỏi..
- Củng cố vị thế trước sĩ phu về mặt tư tưởng, tạo hậu thuẫn tư tưởng cho cải cách và cho cả việc cướp ngôi… Theo tôi, việc thảo luận về Nho giáo của Hồ Quý Ly phải xét từ góc độ chính trị trước và là động cơ trực tiếp.
- [35] trước hết Hồ Quý Ly muốn ngầm ví mình đang làm một sự nghiệp vĩ đại tương tự như Chu Công đối với Thành Vương nói riêng và nhà Chu nói chung.
- Do đó, đề cao Chu Công là Hồ Quý Ly ngầm cho rằng các công việc cải cách, sắp đặt lại điển chương chế độ của mình đang làm là noi theo việc chế lễ tác nhạc của Chu Công.
- Học giả Trung Quốc Hà Thành Hiên cho rằng Hồ Quý Ly ngầm tuyên bố sẽ cướp ngôi như Vương Mãng: “Có một điều bí mật lớn nhất mà ông không công khai nói ra, chính là ông muốn bắt chước việc Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán, chiếm lấy chính quyền họ Trần rồi thay thế nó.
- Việc Vương Mãng cướp ngôi diễn ra đã hơn 1000 năm trước thời Hồ Quý Ly.
- Chỉ cần sự khôn ngoan tối thiểu, Hồ Quý Ly cũng không dại gì ví mình với Vương Mãng, sự ngầm ví đó chỉ bất lợi cho ông ta.
- Việc làm của Hồ Quý Ly là muốn lái chuyển tư tưởng sĩ phu đi lệch khỏi quỹ đạo chính đang diễn ra, sự đi lệch cái không khí chính thống đang diễn ra, hoặc chí ít cũng là làm rối nhiễu tư tưởng kẻ sĩ có lợi cho việc thoán đoạt.
- Hồ Quý Ly cũng đã làm một việc tương tự xét về mặt phương pháp, chứ không phải ông ngầm thổ lộ sẽ cướp ngôi.
- Việc Đào Sư Tích và Đoàn Xuân Lôi bị biếm trích càng chứng tỏ dụng ý chính trị và dùng quyền lực chính trị để lái chuyển tư tưởng của Hồ Quý Ly.
- Như vậy phương diện thứ nhất mà chúng tôi nhấn mạnh trong việc phân tích lại các sự kiện liên quan tới tư tưởng Nho giáo của Hồ Quý Ly chính là sự khẳng định bản chất chính trị, tính mục đích chính trị của Hồ Quý Ly trong các hoạt động này.
- Chúng ta lại cần thiết phải đọc và phân tích các sự kiện từ một góc độ khác nữa để thấy thêm diện mạo tư tưởng Nho giáo của Hồ Quý Ly..
- Hồ Quý Ly phê rất nhiều người: Khổng tử, Hàn Dũ, Chu Đôn Di, Trình Di, Chu Hy và nhiều nhà Đạo học đời Tống khác.
- Có thể nhận thấy một hệ thống trong việc phê phán của Hồ Quý Ly.
- Như vậy việc phê phán của Hồ Quý Ly chính nhằm vào dòng chính thống của Nho gia, mà trực tiếp nhất là các đại biểu của phái Lý học trong Tống Nho (nhưng không phải là tất cả Tống Nho, vì không thấy ông nhắc đến các đại biểu như Trương Tái, Thiệu Ung, Trình Hạo, Lục Cửu Uyên và các thành viên thuộc các dòng phái này)..
- Vấn đề quan trọng nhất theo tôi nằm ở chỗ, Hồ Quý Ly chê điều gì ở Tống Nho và Khổng, Hàn? Ông ta chê một vài điểm thuộc về hành trạng, quan hệ và việc xuất xử của Khổng tử, chê Hàn Dũ ( 768-824.
- Hồ Quý Ly không nhằm gì vào những điểm cốt yếu trong tư tưởng và học thuyết của Khổng tử như Nhân học và thuyết tu dưỡng của ông.
- Việc chê Đạo học gia đời Tống cũng vậy, Hồ Quý Ly không hề nhằm vào vũ trụ luận, tâm tính học của họ.
- [38] Có thể thấy, Hồ Quý Ly chê Trình Chu “học rộng, nhưng ít tài, không sát với sự việc” chính là phê phán góc độ kinh thế, phương diện chính trị thực hành, phê họ quá thiên lệch về phương diện đạo đức tu dưỡng mà xem nhẹ quyền thuật chính trị, hiệu quả thực tiễn của hành động.
- Nếu các học giả đời Tống đề ra các lý thuyết chính trị là lý luận cai trị mới, nhưng đẩy các lý thuyết đó thành vạn năng, và chỉ biết có lý thuyết thì việc Hồ Quý Ly chống lại các lý thuyết đó mới được gọi là chống giáo điều..
- Hợp cả việc khen và chê của Hồ Quý Ly, ta thấy, ông chủ trương và đề cao hành động chính trị thực tiễn, đề cao hành động, lấy hiệu quả thực tiễn làm tiêu chuẩn chứ không phải đạo đức nhân nghĩa.
- Vấn đề ở Hồ Quý Ly không phải ở chỗ giữa lý thuyết và hành động.
- Những người đi trước đánh giá về Hồ Quý Ly không coi trọng lý thuyết là không sai nhưng có vẻ như chưa chỉ ra đúng thực chất và gọi đúng tên của nó..
- Những nhân vật loại này chẳng hạn như Vương An Thạch trước Hồ Quý Ly và Trương Cư Chính sau ông không xa.
- (Điều này chúng ta sẽ thấy các sử gia từ Ngô Sĩ Liên đến Ngô Thì Sĩ, những người thấm nhuần đạo học Trình Chu, chê bai Hồ Quý Ly và cũng đồng thời thể hiện quan điểm đạo đức chính thống của họ như thế nào.).
- Người viết bài này nhấn mạnh, việc chê Tống Nho của Hồ Quý Ly trước hết xuất phát từ nhu cầu đem tư tưởng hậu thuẫn cho hoạt động chính trị và cải cách.
- Đạo đức chính thống theo Tống Nho chống lại chính các hành động tiếm quyền và vượt phận của Hồ Quý Ly.
- Đương nhiên điều đó chẳng có lợi gì cho Hồ Quý Ly.
- Nó cũng phù hợp với con người thích hành động và con người cải cách, chủ trương cải cách của Hồ Quý Ly.
- Đó không phải là sản phẩm của sự cọ sát tư tưởng ở chiếu sâu, là sự đối thoại của các dòng ý kiến, những khác biệt trong tư duy triết học mà là sự lựa chọn những gì phù hợp và phục vụ được cho mục đích thực dụng của Hồ Quý Ly..
- Nếu xét từ góc độ phân tích các tệ hại do việc đề cao một cách cực đoan đạo đức, tu dưỡng của Tống Nho đối với đời sau thì ta thấy hành động của Hồ Quý Ly có ý nghĩa tích cực nhất định.
- Ở một chiều khác, việc khen chê của Hồ Quý Ly lại cũng cho ta thêm một minh chứng về sự thắng thế của khuynh hướng thực tiễn, trọng chính trị thực hành hơn công phu tu dưỡng đạo đức của Nho học Việt Nam.
- Có một nhà Nho cùng thời với Hồ Quý Ly đã có một đánh giá về ông đáng chú ý, đó là Nguyễn Trãi.
- [39], Nguyễn Trãi đã dùng một từ rất đắt và theo tôi là rất chính xác để nói về Hồ Quý Ly – Nguyễn Trãi gọi ông ta là anh hùng, “Anh hùng di hận kỷ thiên niên” (người anh hùng để hận đến muôn đời).
- Chất “anh hùng” ấy giúp Hồ Quý Ly không cảm thấy e ngại khi giải thích kinh điển không theo Trình Chu, chê Khổng Phu tử, thích đề cao ai mặc theo sở đắc và dụng ý của mình.
- Tư tưởng của Hồ Quý Ly không phải là tiêu biểu cho tư tưởng của Việt Nam nói chung, bằng chứng là trước và sau ông người ta đang giới thiệu Tống Nho.
- Hồ Quý Ly trước sau vẫn là một nhà Nho.
- Quốc Ấn: Hồ Quý Ly, nhân vật lỗi lạc nhất thời đại từ Đông sang Tây- Nam Cường, Sài Gòn 1974..
- Nguyễn Danh Phiệt: Hồ Quý Ly- Viện Sử học & NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội 1997..
- Phan Đăng Thanh, Trương Thị Hòa: Cải cách Hồ Quý Ly- NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996.
- Whitmore, John K -Vietnam, Hồ Quý Ly, and the Ming Yale University Press -1985.
- Dòng họ Hồ và Hồ Quý Ly trong lịch sử .
- [22] Các ghi chép về Hồ Quý Ly, Việt sử thông giám cương mục, về cơ bản không có gì khác với Đại Việt sử ký toàn thư.
- Thiên Nhân vật chí trong Lịch triều hiến chương loại chí, chỉ có vài dòng vắn tắt về Hồ Quý Ly.
- Phần có nhiều lời bàn và quan điểm đánh giá Hồ Quý Ly sau Sử ký toàn thư phải kể tới Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ, tuy nhiên Ngô Thì Sĩ chỉ nói tỷ mỷ hơn mà không có gì khác đáng kể về phương diện tư tưởng, quan điểm so với các tác giả của Đại Việt sử ký toàn thư.
- Tuy nhiên các ghi chép này chủ yếu thể hiện quan hệ bang giao Việt - Trung, những hoạt động chuẩn bị cho cuộc chinh phạt Việt Nam mà không cho biết gì thêm về tư tưởng và học thuật của Hồ Quý Ly.
- [23] Các trước tác của Hồ Quý Ly hiện nay đều thất truyền, nó cũng là tình hình chung của nhiều thư tịch thời Lý Trần khác, nhưng đối với Hồ Quý Ly, tài liệu của ông nếu chính xác là có tư tưởng bài bác Khổng tử và các vị đại Nho đời Tống như các mô tả còn lại thì người Minh chắc chắn không để cho chúng còn được lưu hành tại Việt Nam.
- Mặt khác, chúng ta cũng không hoàn toàn loại trừ khả năng, những tài liệu về thái độ của Hồ Quý Ly đối với Nho giáo mà thế hệ các nhà Nho sử gia sau 1427 được tiếp xúc đã có dấu ấn và tác động của người Minh.
- [29] Lịch sử tư tưởng Việt Nam, T1, NXB Khoa học Xã hội 1993- Tr Phạm Văn Sơn, Việt sử toàn thư, phần “Cuộc cách mạng của Hồ Quý Ly”, [31] Việt sử toàn thư – Cuộc cách mạng của Hồ Quý Ly [32] Tạ Chí Đại Trường: Sử Việt đọc vài quyển, Văn mới;Califonia 2004.
- sự kiện người anh hùng chí lớn thất bại… tất cả những điều đó hợp lại khiến chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ rằng đây là những dòng thơ bi khái về lịch sử, con người, sự kiện có liên quan tới Hồ Quý Ly và người anh hùng được Nguyễn Trãi nói tới không phải ai khac, chính là Hồ Quý Ly.