« Home « Kết quả tìm kiếm

Đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật;.
- Nhà nước pháp quyền.
- Đạo đức công vụ.
- Pháp luật Việt Nam.
- Trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách hành chính đòi hỏi xây dựng một nền hành chính chính quy, chuyên nghiệp thực sự là của dân, do dân, vì dân, cùng với quá trình đó là “xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân”[15].
- Những phẩm chất đó như là những biểu hiện tập trung đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức..
- Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền và chuyển đổi từ nền hành chính cai quản sang nền hành chính phục vụ thực hiện các dịch vụ công đòi hỏi phải nâng cao đạo đức công vụ của tất cả mọi đối tượng cán bộ, công chức, viên chức khi thực thi công vụ..
- Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu vấn đề Đạo đức công vụ không chỉ có giá trị về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn.
- Một là: Đạo đức công vụ là vấn đề cơ bản nhất để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội.
- Có thể nói sau khi xây dựng dựng được hệ thống chính sách đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, chức năng quản lý xã hội của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thực hiện thế nào, hiệu quả, hiệu lực ra sao phụ thuộc đáng kể vào việc thực thi công vụ của đội ngũ công chức nhà nước.
- Nói cách khác đạo đức công chức trong việc thực thi công vụ có ảnh hưởng quyết định.
- Vì vậy nâng cao đạo đức công vụ ở nước ta hiện nay là nhiệm vụ cấp bách trong tiến trình cải cách nền hành chính..
- Hai là: Nhà nước ta luôn xác định nhân tố con người đóng vai trò then chốt trong công cuộc cải cách hành chính, xây dựng được một đội ngũ công chức giỏi về nghiệp vụ và đáp ứng được những chuẩn mực của đạo đức công vụ là một trong những yêu cầu cấp bách góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền đồng thời nâng cao đạo đức công vụ còn là một trong những công cụ hữu hiệu phục vụ cho cuộc đấu tranh chống tham nhũng và tiêu cực..
- Ba là: Trong nhà nước pháp quyền, người dân có vị trí đặc biệt.
- Xu hướng chung là các chức năng của nhà nước đang hướng tới phục vụ, đáp ứng lợi ích của người dân.
- Nhà nước Việt.
- Với bản chất như vậy và để thực hiện mục tiêu đó thì đội ngũ công chức phải thực sự là người có đạo đức.
- Hơn nữa trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đòi hỏi phải nâng cao đạo đức công vụ phù hợp với thông lệ quốc tế khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới..
- Tình trạng trách nhiệm và đạo đức công vụ của đội ngũ công chức đang có nhiều vấn đề.
- suy thoái đạo đức ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức.
- Đây là vấn đề nhức nhối, gây bức xúc trong nhân dân, trong xã hội và là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước..
- Như vậy việc nghiên cứu đạo đức công vụ ở nước ta hiện nay để tìm ra phương hướng, giải pháp khắc phục tình trạng này đã trở thành một đòi hỏi bức thiết không chỉ của nền hành chính quốc gia, mà còn là nhu cầu của toàn xã hội..
- Về phương diện lý luận, mặc dù trong những năm gần đây, chúng ta đã có những công trình, đề tài nghiên cứu về công vụ, công chức, đạo đức cán bộ, công chức.
- Song từ góc độ của Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật và trong môi trường xây dựng nhà nước pháp quyền để nghiên cứu đạo đức công vụ vẫn còn bỏ ngỏ.
- Với mong muốn góp thêm ý kiến làm sáng tỏ thêm những vấn đề liên quan đến đạo đức công vụ, học viên mạnh dạn chọn đề tài “Đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học..
- Mục đích của nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền.
- đánh giá thực trạng đạo đức công vụ của công chức ở Việt Nam hiện nay.
- đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao đạo đức công vụ của công chức ở nước ta hiện nay..
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về đạo đức công vụ và pháp luật về đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền Việt Nam..
- Phân tích thực trạng đạo đức công vụ của đội ngũ công chức thời gian qua, từ đó thấy được những hạn chế, yếu kém của nền công vụ nước ta..
- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ công chức nước ta hiện nay..
- Đưa ra các luận điểm khoa học về đạo đức công vụ của công chức trong nhà nước pháp quyền..
- Chỉ ra những hạn chế, yếu kém của đạo đức công vụ của công chức trong quá trình thực thi công vụ và những nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém đó..
- Đề xuất được một số phương hướng, giải pháp có căn cứ khoa học, mang tính thực tiễn nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao trách nhiệm công vụ, đạo đức công vụ trong nhà.
- nước pháp quyền ở Việt Nam..
- Chủ đề đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là một chủ đề lớn, bao gồm đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức của đối tượng cá nhân khác khi được nhà nước trao quyền thực thi công vụ.
- Vì vậy, trong khuôn khổ giới hạn của luận văn thạc sỹ, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về đạo đức công vụ của công chức hành chính nhà nước.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đạo đức công vụ của đội ngũ công chức trong bộ máy hành chính nhà nước, thông qua các hoạt động thực thi công vụ của công chức.
- Khi đánh giá thực trạng, luận văn nhấn mạnh hạn chế, yếu kém, nguyên nhân của nó chủ yếu trên các lĩnh vực: thể chế, tổ chức bộ máy, xây dựng và phát triển đội ngũ công chức và chỉ giới hạn trong hoạt động công vụ của công chức từ năm 1986 đến nay..
- Ở nước ta có nhiều đề tài công trình khoa học ở nhiều giác độ, phạm vi, giới hạn khác nhau về vấn đề đạo đức công vụ.
- Học viên đã tiếp cận một số công trình khoa học về Đạo đức công vụ được công bố như:.
- Đề tài khoa học cấp bộ “Xây dựng đạo đức cán bộ công chức Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” của TS.
- Tìm hiểu về nền hành chính nhà nước của tác giả Nguyễn Hữu Khiển, năm 2003..
- Đạo đức trong nền công vụ của nhóm tác giả Tô tử Hạ, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị Kim Thảo biên soạn năm 2002.
- Đề tài này giới thiệu các kinh nghiệm cũng như giải pháp ở các nước trên thế giới và Việt Nam về nâng cao đạo đức trong nền công vụ..
- Công vụ, công chức nhà nước của tác giả Phạm Hồng Thái, ấn hành năm 2004.
- Công trình này tập trung làm rõ những khía cạnh lý luận, pháp lý về công vụ, công chức nhà nước, nhưng công trình không có những luận bàn về đạo đức công vụ, đạo đức công chức trong thi hành công vụ..
- Xây dựng đạo đức cán bộ công chức Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, của tác giả Bùi Thế Vĩnh, ấn hành năm 2003.Các tác giả đã đưa ra một số giải pháp chung để xây dựng đạo đức cán bộ công chức trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, sự vận dụng kinh nghiệm nước ngoài trong việc thúc đẩy tiến trình luật hóa đạo đức công chức ở Việt Nam..
- Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp của tác giả Nguyễn Duy Quý, ấn hành năm 2006..
- Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay của hai tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Phúc, ấn hành năm 2003.
- Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức công vụ (Đề tài cấp bộ do tác giải Phạm Hồng Thái làm chủ nhiệm đề tài.
- Đề tài đã có những luận bàn về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, pháp luật về công vụ và đạo đức công vụ, đồng thời đã phân tích sự điều chỉnh của pháp luật về đạo đức công vụ..
- Đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay- thực trạng và xu hướng biến động(Đề tài cấp bộ năm 2002-2003 do Nguyễn Thế Kiệt - Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm đề tài)..
- Vấn đề đạo đức của cán bộ lãnh đạo quản lý trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2005 của Mai Xuân Hợi..
- Đạo đức công chức và xây dựng đạo đức công chức ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ của Lê thị Hằng - Viện triết học năm 2008..
- Trách nhiệm công chức và đạo đức công chức ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sỹ của Cao Minh Công - Viện khoa học xã hội Việt Nam năm 2012.
- Đạo đức công vụ và vấn đề nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ công chức ở nước ta hiện nay của tác giả Nguyễn Hữu Khiển đăng trên Tạp chí triết học số 10/2003..
- Nghiên cứu so sánh qui định về đạo đức công vụ của một số quốc gia và Việt Nam của tác giả Đỗ Thị Ngọc Lan, ấn hành năm 2012.
- Đề tài này đề cập đến những vấn đề chung về đạo đức công vụ, so sánh đối chiếu quy định về đạo đức công vụ của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị cho hệ thống quản lý đạo đức công vụ của Việt Nam..
- Luật cán bộ công chức năm 2008.
- Các công trình trên đã đề cập đến nhiều nội dung phong phú như bàn về đạo đức công vụ, nội dung vai trò và ý nghĩa đạo đức công vụ trong việc thực thi công vụ.
- Tuy nhiên, trong các công trình nói trên vấn đề đạo đức công vụ, đạo đức của công chức trong thi hành công vụ đã được các tác giả xem xét, giải quyết ở một số khía cạnh nhất định, từ phương diện đạo đức học, xã hội học, triết học, hành chính học, hay pháp luật hành chính, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu đạo đức công vụ dưới góc độ của Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật và trong môi trường xây dựng nhà nước pháp quyền..
- Phương pháp lịch sử: Xem xét đạo đức công vụ và pháp luật về đạo đức công vụ theo từng giai đoạn, từng quá trình.
- Từ đó tìm ra quy luật của sự phát triển cũng như vai trò của đạo đức công vụ và pháp luật về đạo đức công vụ.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Luận văn kế thừa, tổng kết lại những kết quả của các công trình nghiên cứu về đạo đức công vụ.
- Phương pháp so sánh: So sách đạo đức công vụ với các loại hình đạo đức khác..
- Phương pháp thống kê xã hội học: Từ những kết quả thống kê, điều tra, khảo sát về thực trạng đạo đức công vụ để đề ra những giải pháp hợp lý..
- Cơ sở lý luận về đạo đức công vụ trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
- Thực trạng đạo đức công vụ ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra.
- Phương hướng và những giải pháp nhằm nâng cao đạo đức công vụ trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay.
- Lê Thị Tuyết Ba (2007), Ý thức đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ, Viện triết học - Viện khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội..
- Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Báo cáo tổng kết chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn và chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn Hà Nội..
- Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2013, Hà Nội..
- Cao Minh Công (2010), “Trách nhiệm công vụ của nền hành chính vì dân ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí triết học, (12), tr.74-80..
- Cao Minh Công (2011), “Đạo đức công chức một bộ phận của đạo đức học ứng dụng”, Tạp chí Giáo dục lý luận (10), tr.58-61..
- Cao Minh Công (2012), Trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sỹ triết học, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội..
- Tô Tử Hạ, Trần Anh Tuấn và Nguyên Thị Kim Thảo (2002), Đạo đức trong nền công vụ, NXB Lao động - xã hội, Hà Nội..
- Lương Đình Hải (2004), “Mấy vấn đề về phẩm chất đạo đức của cán bộ đảng viên trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí triết học, (10), tr.7-12..
- Học viện hành chính Quốc gia (2012), Giáo trình đạo đức công vụ, tr.156-225, NXB Lao động, Hà Nội..
- Nguyễn Hữu Khiển (2003), “Đạo đức công vụ và vấn đề nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ công chức ở nước ta hiện nay”, Tạp chí triết học, (10)..
- La Quốc Kiệt (2003), Tu dưỡng đạo đức tư tưởng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Đỗ Thị Ngọc Lan (2012), Nghiên cứu so sánh qui định về đạo đức công vụ của một số quốc gia và Việt Nam, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Hồ Chí Minh (2005), Bàn về nhà nước và pháp luật, NXB Chính trị Quốc gia..
- Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1950), Công báo Việt Nam dân chủ cộng hòa, (6), Hà Nội..
- Ngô Hải Phan (2004), “Trách nhiệm pháp lý của công chức trong nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN”, Tạp chí Lý luận chính trị, (4), tr.45-50..
- Nguyễn Văn Phúc (2001), “Vấn đề xây dựng đạo đức nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, Tạp chí triết học (7), tr.8-11..
- Thang Văn Phúc (2007), “Nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức công chức trong điều kiện cải cách hành chính nhà nước”, Tạp chí cộng sản, (5)..
- Hoàng Thị Kim Quế (2005), Giáo trình lý luận chung nhà nước &.
- Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (1980), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội..
- Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật phòng chống tham nhũng, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Luật cán bộ công chức, NXB Lao động, Hà Nội..
- Phạm Hồng Thái (2004), Công vụ, công chức nhà nước, NXB Tư pháp, Hà Nội..
- Phạm Hồng Thái (2006), “Bàn về hoàn thiện thể chế công vụ và xây dựng khung của Luật công vụ Việt Nam”, Tạp chí quản lý nhà nước (8), tr.7-12..
- Nguyễn Văn Thâm (2003), “Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho cán bộ, công chức nhà nước ở nước ta hiện nay”, Tạp chí quản lý nhà nước, (4), tr.4-9..
- Đào Trí Úc (2010), Những đặc trưng cơ bản và mô hình của nhà nước pháp quyền xã hội.
- Lưu Minh Văn (2010), “Vai trò nhà nước trong thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay”, Trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường, tr.160- 163, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội..
- Vũ Văn Viên (2010), “Vấn đề trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” Trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường, tr.160-163, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.