« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐẠO ĐỨC DA CAM


Tóm tắt Xem thử

- ĐẠO ĐỨC DA CAM ĐẠO ĐỨC DA CAM Hồ Khang Viện lịch sử quân sự Việt Nam Hồ Hoàng Thái.
- Học viên cao học Lịch sử Việt Nam.
- Đi qua chiến tranh, mà có thể ngay trong chiến tranh nữa, người ta thấy rằng sự thử thách của đạo đức cũng quan trọng như sự thử thách về sức mạnh, niềm tin và trí tuệ.
- Trong thời đại nhân loại tiến đến sự đồng thuận về lương tri và con người, việc nhắc lại chiến tranh, tội ác và đạo đức là cần thiết: bởi vì lịch sử thường tàn nhẫn để lại những người gánh chịu hậu quả khắc nghiệt của chiến tranh, trong khi cuộc sống đời thường của họ lại là nỗi đau không thể xóa nhòa của quá khứ.
- Những nạn nhân nhiễm chất độc da cam người Việt Nam ngày nay chính là minh chứng đau lòng về cuộc sống đời thường như thế.
- Họ không có thời gian để suy nghĩ, hoặc không thể suy nghĩ, về chiến tranh hay đạo đức, trước cuộc sống ngày qua ngày chật vật.
- Bên cạnh sự đồng cảm sâu sắc với những số phận bất hạnh đó, chúng ta cần tỉnh táo nhìn lại bài học lương tri của người Mỹ: ở đâu người ta nhân danh mục đích cuối cùng của mình để gây ra tội ác, ở đó nỗi đau họ gây ra là không thể chấp nhận.
- Chúng tôi cũng giới hạn bài viết này vào một khuôn khổ như thế, để lần lượt tìm hiểu: (1) sự hi sinh lương tâm của Mỹ trong việc sử dụng chất độc da cam.
- (2) Tòa án lương tri – phán quyết của tòa án Mỹ về việc bồi thường cho các nạn nhân.
- Tội ác da cam Hi sinh lương tâm Chất độc da cam được đưa vào Việt Nam ban đầu do mục đích kiểm soát đường bộ và đường thủy dọc biên giới Việt Nam theo sự phê chuẩn (11-1961) của John Kenedy.
- Ngô Đình Diệm hào hứng ủng hộ biện pháp chiến tranh này: “Việc rải chất khai quang là một phương tiện rất hữu hiệu mà các nước chậm phát triển có thể sử dụng để chống lại chiến tranh du kích của cộng sản”.
- Có lẽ, với Ngô Đình Diệm, đây chỉ là chất khai quang theo nghĩa đen của nó, và cũng chỉ là phương tiện chống lại chiến tranh du kích, một công cụ chiến tranh thuần túy: “Từ 1962 đến 1971, lực lượng không quân Hoa Kỳ đã ném 18.85 triệu gallon thuốc diệt cỏ - hai phần ba trong đó là chất độc da cam – lên những cánh rừng và đồng ruộng Nam Việt Nam.
- 3.6 triệu héc-ta, phần diện tích lớn hơn cả Connecticut (một tiểu bang của Hoa Kỳ - ND), và 8.6 phần trăm diện tích Việt Nam bị bao phủ bởi thứ thuốc này.
- Một tính toán rõ ràng đằng sau hành động này, được biết đến dưới tên chiến dịch Ranch Hand, là khai quang nhằm giảm khu vực hoạt động của du kích và nhờ đó giúp cho người Mỹ và Nam Việt Nam tận dụng được hỏa lực siêu việt của họ, ngoài ra sự phá hủy mùa vụ cũng ngăn chặn sự cung ứng lương thực cho Mặt trận Giải phóng Dân tộc”.
- Cái công cụ phi nhân tính này đã được chính quyền Mỹ biện hộ, như mọi chính quyền nhơ bẩn khác thường dùng mục đích biện hộ cho hành động rồi lấp liếm hậu quả, như sau: “Những nơi mà mùa màng bị phá hủy đều bỏ hoang và chủ yếu được quân Việt Cộng sử dụng để cung cấp lương thực.
- Những chất hóa học sử dụng ở đó không hề nguy hiểm với con người hay động vật và cũng không ảnh hưởng đến mùa vụ những năm sau này tại đây.
- Averell Harriman đối với chính quyền Mỹ.
- Họ cho rằng không có cách nào chắc chắn rằng chỉ có mùa vụ của “Việt Cộng” bị tiêu diệt, và những sai lầm không thể tránh khỏi sẽ bỏ qua cho nông thôn của người dân Nam Việt Nam.
- Hilsman cũng cho rằng sử dụng những thứ thuốc trừ cỏ như thế có thể cung cấp cho Bắc Việt một bằng chứng để coi Mỹ là “đội quân ngoại xâm đánh thuê” còn Harriman cũng đề nghị chỉ sử dụng phương pháp hủy hoại mùa màng trong giai đoạn mà công cuộc chống chiến tranh du kích được hỗ trợ bởi tình hình người dân bản xứ và quân “Việt Cộng” không trộn lẫn với nhau.
- Lương tâm Mỹ trong nỗ lực lẻ loi của nó chỉ thấy được rằng hiệu quả quân sự của những biện pháp sắp được sử dụng là không đảm bảo.
- Nó chỉ dừng ở cái ngưỡng nhận ra những nguy cơ mà Mỹ có thể gánh chịu, về mặt hình ảnh của nó trước người dân Việt Nam hay sự sai sót nếu có nhầm lẫn.
- Sự chất vấn của lương tâm Mỹ như thế mang đậm tính cân nhắc hơn là sự phản tỉnh của nền dân chủ vĩ đại này.
- Chiến tranh trong cái nhìn đại đế chế đơn thuần giản lược xuống một tình trạng tiêu hủy nguồn lực, bao gồm trong đó một loạt các sự kiện đối sánh chiến lược - trong một mô hình theo lối đó, đạo đức hay lương tâm là những nhân tố thừa thãi, lạc lõng.
- Sự phản tỉnh ích kỉ không thể cứu vãn được tội ác liên tục mà Mỹ đã gây ra trên chiến trường miền Nam.
- Như thế, Kenedy đã thực hiện việc sử dụng hình thái đơn sơ của vũ khí hóa học, thuốc diệt cỏ, thứ mà Roosevelt đã cố gắng ngăn cấm dùng đến trong chiến tranh với Nhật.
- Cũng từ 1961, những vết ngã đạo đức của quân Mỹ ngày càng rõ nét.
- Chính quyền ngạo mạn đó không làm sao hiểu được sự sa lầy chiến tranh đã được mở màn bằng sự hi sinh lương tâm của chính nó.
- Ta chẳng ngạc nhiên rằng chỉ cho đến khi sự đổ vỡ trong lòng nước Mỹ trở thành những vết thương đau đớn, chính giới Mỹ mới bàng hoàng dừng cuộc chiến từng bước trong danh dự vốn chưa có bao giờ trong cuộc chiến tranh này.
- Toàn bộ lương tâm Mỹ, bị che phủ bởi sự ngạo mạn rốt cuộc chỉ là vài tiếng vọng đơn lẻ.
- Đúng như Hilsman đã thấy trước, nước Mỹ đã đánh mất mình bằng những chính sách vô lương tâm của nó.
- Đây cũng là bài học đắt giá cho những đế chế đang lên của thế giới mới: rằng sự vô đạo đức của những chính sách đối ngoại tưởng được biện hộ cho việc sẽ mang lại lợi ích rốt cuộc lại chỉ đem đến nhiều sự thù địch lẫn những bước chân sa lầy đầy cay đắng.
- Có thể tóm tắt thành quả hóa học của người Mỹ ở Việt Nam như sau: “Trong cuộc chiến tranh Việt Nam triệu lít chất độc diệt cỏ đã được rải xuống từ năm 1961 đến năm 1971 nhằm làm rụng lá rừng và phá hủy mùa màng.
- Được biết đến nhiều nhất là chất độc màu da cam, chiếm khoảng 65% tổng lượng chất độc được sử dụng (theo nghiên cứu của Stellman và các đồng tác giả, 2003).
- Hơn nữa, sự tồn dư lâu dài đã được ghi nhận về nồng độ dioxin cao trong thức ăn, đất và mô cơ thể người ở Việt Nam, có nghĩa là độc tính của các chất nói trên có thể vẫn tồn tại rất lâu sau chiến tranh”.
- Tòa án lương tri Hướng về đạo đức nhân loại Ngày triết gia lỗi lạc Bertrand Rusell tại phiên họp Tòa án Tội Ác chiến tranh Quốc tế (International War Crimes Tribunal) đã lên tiếng.
- Chúng ta thành lập tòa án cho chính mình, thậm chí ngay cả khi không có quyền lực nào thừa nhận nó, để trả lời, với mọi người khác… (1) Có phải Chính quyền Mỹ… đã xâm lược theo luật Quốc tế? (2) Liệu quân đội Mỹ đã sử dụng hay thực hành những vũ khí mới hay bj cấm bởi luật chiến tranh.
- Tòa án này sẽ kiểm chứng mọi bằng chứng có thể từ mọi nguồn hay đảng phái.
- Đó có thể là những bằng chứng từ miệng hay văn bản.
- Không có bằng chứng quan trọng nào bị bỏ qua.
- Không nhân chứng nào có thẩm quyền để làm chứng về các sự kiện liên quan với những yêu cầu thông tin của chúng ta bị từ chối một buổi điều trần.
- Mặt trận giải phóng Dân tộc của Nam Việt Nam và Chính phủ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đảm bảo trước chúng ta sự hợp tác của họ, để cung cấp những thông tin cần thiết, và để giúp chúng ta thẩm tra sự chính xác và độ tin cậy của thông tin… Chúng ta mời Chính phủ Hoa Kỳ đến trình bày bằng chứng hoặc hoặc làm cho nó được trình bày, và để chỉ dẫn cho chính quyền của nó hay người đại diện cho Nhà nước trong trường hợp này.
- Mục đích của chúng ta là thiết lập, không sợ hãi cũng không thiên vị, sự thật đầy đủ về cuộc chiến.
- Chúng ta thực sự hi vọng rằng những nỗ lực như thế sẽ cống hiến cho công lý của thế giới, cho sự tái lập nền hòa bình và sự giải phóng của những người bị áp bức”.
- Sự thật chúng ta truy tìm là sự thật về tội ác da cam mà chính quyền Mỹ đã liều lĩnh sử dụng mà chỉ quan tâm thuần túy tới mục đích chiến tranh của nó.
- Đó là sự thật rằng chất độc da cam đã hủy hoại cả con người và môi trường Việt Nam trong nhiều thập kỷ kế tiếp, mà di chứng của nó vẫn hiện diện khắp nơi cho đến ngày nay.
- Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NAS) đã đưa ra Danh mục các loại bệnh do chất độc màu da cam gây ra, nhiều bệnh trong số này được tìm thấy ở các nạn nhân da cam Việt Nam: “1.
- Những bệnh có đủ bằng chứng là do tiếp xúc với chất độc màu da cam: ung thư tổ chức phần mềm (Soft-tissue sarcoma).
- Bệnh có bằng chứng hạn chế là do tiếp xúc với chất da cam: Ung thư đường hô hấp bao gồm: ung thư phổi, phế quản, khí quản, thanh quản.
- Sự thật là hàng triệu ha rừng ở nội địa và rừng ngập mặn ở ven bờ Nam Bộ bị rải chất độc màu da cam nhiều lần khiến thực vật kém phát triển.
- Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Nga Xofronov Ghenrik Alexandrovich và Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Rumax Vladimia Xtepanovich bằng kết quả nghiên cứu của mình cũng khẳng định những tác hại không thể chối bỏ của chất độc da cam đối với con người không những trong 20 năm mà có thể lên tới 100 năm.
- Bao nhiêu gia đình phải chịu đau đớn cả thể xác lẫn tâm hồn vì di chứng của chất độc da cam cần phải được dẫn ra để làm nhân chứng cho vết thương chiến tranh này? Bao nhiêu kiếp sống đang chết chậm nữa để làm bằng cớ cho phiên xử lương tri về chất độc da cam? Đúng như Russell nói, phiên tòa mà chúng ta cần đến không phải để đòi bồi thường – đồng tiền nào đáng trả cho vết thương thực sự mà những con người mang theo chất độc da cam phải chịu.
- mà để đấu tranh cho “công lý của thế giới, cho sự tái lập nền hòa bình và sự giải phóng của những người bị áp bức”.
- Phiên tòa mà chúng ta cần đến là để chống lại tội ác chiến tranh, cũng là tội ác văn minh, mà sự đền bù chỉ có ý nghĩa xoa dịu những đau đớn còn tồn tại của chiến tranh cũng như để nhắc nhở lại những tội ác nhân danh chiến tranh được tiến hành.
- Một phiên tòa khiếu kiện của những nạn nhân nhiễm chất độc da cam là tiếng nói của sự đau khổ, tiếng nói của những bằng chứng sống.
- Cao hơn sự đền bù chính là trách nhiệm tố cáo “Nước Mỹ đã dùng một Nhà nước theo lối phát xít cho những nấc thang của tội ác”.
- Không bao giờ là lỗi thời khi chúng ta cần phê phán nghiêm khắc, bằng những phiên tòa và lời kêu gọi của lý trí, sự áp đặt của quyền lực mà nước giàu dùng để đối xử với nước nghèo, sự khống chế và đe dọa của những đế chế tàn bạo trước các quốc gia vốn chuộng hòa bình nhưng yếu thế.
- Nhưng niềm kiêu ngạo của đại đế chế vẫn không vì đi qua chiến tranh mà suy giảm.
- Ngày 22 tháng 2 năm 2008, Tòa phúc thẩm Liên bang Mỹ tại New York đã ra phán quyết bác đơn kiện của các công dân Việt Nam, nạn nhân chất độc da cam/dioxin chống các công ty hóa chất.
- Tòa án Mỹ bảo vệ nước Mỹ, bảo vệ những người đã bảo vệ nước Mỹ: nó cho rằng chất độc da cam được sử dụng nhằm bảo vệ quân Mỹ chứ không chủ ý nhắm tới dân thường, hơn nữa chưa có bằng chứng cho thấy chất độc da cam trực tiếp tác động làm hại con người (mà chỉ trong những quá trình lưu chuyển chất độc trong nguồn nước, qua các thế hệ thì tác hại khủng khiếp của nó mới được vén lộ).
- mặt khác do bị cáo là các công ty hóa chất, vấn đề pháp luật càng ngăn cản các nạn nhân giành được bồi thường chiến tranh.
- Mặc dù các Tòa án Mỹ đã nhận xử vụ kiện chất độc da cam như Tòa án Quốc Tế, nhưng chẳng có công lý nào thực sự được đưa ra nếu người ta còn từ chối xem đây là Tòa Án lương tri, nơi phán xử sự vô đạo đức của một siêu cường chứ không phải nơi đòi tiền bồi thường cho những người riêng lẻ.
- Cần một một Tòa Án Tội ác Chiến tranh để bảo vệ những nguyên lý đạo đức nhân loại căn bản, bảo đảm cho một nền hòa bình dài lâu, chứ không đơn giản chỉ là những phiên tòa tranh cãi thông thường giữa các nạn nhân và các công ty hóa chất.
- Chừng nào chúng ta chối bỏ việc nhìn thẳng vào sự thật về quyền độc đoán của các nước lớn để phê phán nó, đấu tranh với nó vì mục tiêu chung của nhân loại, chừng nào người ta còn bám lấy chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và lảng tránh trách nhiệm của những Chính quyền trước quyết định của nó và ảnh hưởng những quyết định ấy tới sinh mạng của vô số con người, bất kể dân tộc nào.
- chừng ấy nhân loại vẫn phải gánh chịu và sẽ còn phải gánh chịu những tham vọng bá quyền, thứ tham vọng nham hiểm bao giờ cũng biết cách ẩn mình dưới nhiều tên gọi cao đẹp hòng phục vụ cho mục đích ích kỉ của những kẻ cầm quyền – hay những lợi ích hẹp hòi núp dưới tên lợi ích quốc gia.
- Một tòa án như thế cần nhân danh lợi ích của nhân loại, dựa trên nền tảng đạo đức lấy con người làm căn bản, để bảo vệ con người trước toàn bộ cái thế giới độc ác bao giờ cũng biết cách tàn phá nhân loại bằng chiến tranh, bằng sự hủy diệt dưới nhiều hình thức, đặc biệt hình thức bạo lực.
- Tội ác mà người Mỹ từng gây ra ở Việt Nam là dựa vào sức mạnh vượt trội và sự kiêu ngạo bá quyền từng ám ảnh cả hệ thống Mỹ.
- Những Chính quyền nào đã một lần bước lên đài cao của quyền lực như thế đều sẵn sàng gây ra tội ác để thản nhiên bỏ mặc những nạn nhân của nó.
- Vì vậy, cuộc đấu tranh của những nạn nhân chất độc da cam ngày hôm nay vẫn là và phải hiểu như là cuộc đấu tranh cho đạo đức nhân loại, chống lại trật tự bất công của kẻ mạnh, cũng như cuộc đấu tranh cho lợi ích của chính họ.
- Cuộc đấu tranh như vậy cần đến sự ủng hộ không phải chỉ của người Việt Nam mà là của toàn thể nhân dân tiến bộ trên thế giới.
- Ngô Đình Diệm trả lời phỏng vấn VOA, dẫn theo Lê Cao Đài, Chất da cam trong chiến tranh Việt Nam, tình hình và hậu quả, Nxb HN, tr13.
- Cần lưu ý rằng theo William A.Buckingham, Diệm là người hăng hái nhiệt tình ủng hộ việc phá hoại mùa màng, và khăng khăng rằng có thể biết đích xác những cánh đồng “Việt Cộng” ở đâu, “chính quyền Nam Việt Nam lấy làm khó hiểu tại sao Mỹ chần chừ không cung cấp cho họ những công cụ thích đáng giúp họ đạt được mục đích dễ dàng hơn… Áp lực của Sài Gòn gia tăng khiến ngày tổng thống Kenedy quyết định cho phép việc phun thuốc bị cấm này được tiếp tục” (xem trong Operation Ranch Hand: Herbicides In SouthEast Aisa, nguồn: Air University Review, tháng 7-8/1983.
- Đáng lưu ý rằng mặc dù ngăn cản chính sách dùng chất độc hóa học trong chiến tranh Việt Nam, nhưng lối tiếp cận của Hilsman lại nhằm ngăn cản sự thoái hóa của chính sách quốc gia, ông cho rằng đó là “cuộc chiến trên những chính sách quốc gia”.
- Việc chấp thuận dùng thuốc diệt cỏ mà không lưu tâm đến những ảnh hưởng của nó, do đó, là làm thương tổn chính Mỹ, có thể biến Mỹ thành một “đế quốc dã man”.
- HYPERLINK "http://rand.org" �http://rand.org.
- Dễ dàng để thấy rằng bản báo cáo đánh giá chỉ đơn thuần tính toán sai lầm của Mỹ về mặt lợi ích chiến tranh hơn là phê phán bản chất sai trái của nó đối với nông dân Nam Việt Nam.
- Các hoạt động chống đối tội ác hóa học của chính quyền từ phía các nhà khoa học đã liên tục làm suy giảm các hoạt động của Mỹ về rải chất diệt cỏ khắp miền Nam.
- Nhưng chính quyền Sài Gòn vẫn tiếp tục sử dụng chất khai quang.
- Một báo cáo đặc biệt đáng đọc của Đỗ Quý Toàn, Chất độc da cam và tỷ lệ ung thư của người Việt Nam 30 năm sau chiến tranh, World Bank Policy Research Working Paper #5041, Washington DC: September 2009.
- Bản dịch tiếng Việt có thể tìm trên � HYPERLINK "http://viet-studies.info" �http://viet-studies.info�.
- HYPERLINK "http://www.soft-vision.com/ao_vets/pdf/Stellman1537.pdf" �http://www.soft-vision.com/ao_vets/pdf/Stellman1537.pdf�) trong đó đưa ra số liệu như sau: số hóa chất sử dụng mà quân đội Mỹ đã phun xuống Việt Nam trong thời gian 1962-1971 là 76,9 triệu lít.
- số nạn nhân ước tính cho đến 2003 có thể lên đến 4,8 triệu người.
- ước tính, trong thời gian quân đội Mỹ đã thực hiện trót lọt 19.905 phi vụ rải chất độc da cam xuống miền Nam (chứ không phải con số 10.000 như báo cáo trước đây của Lầu Năm Góc.
- HYPERLINK "http://www.vietnamese-american.org" �http://www.vietnamese-american.org.
- Theo Ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/Đi-ô-xin , nguồn: Website Bộ ngoại giao Việt Nam.
- HYPERLINK "http://www.mofa.gov.vn" �http://www.mofa.gov.vn�.
- Cũng xem thêm Mỹ thừa nhận chất độc màu da cam có thể gây ung thư máu, nguồn � HYPERLINK "http://www.ykhoanet.com" �http://www.ykhoanet.com.
- Xem thêm Chất độc màu da cam huỷ diệt môi trường ở Việt Nam như thế nào?, Hội bảo vệ Thiên nhiên – Môi trường Việt Nam, đăng trong � HYPERLINK "http://www.khoahoc.com.vn" �http://www.khoahoc.com.vn� ngày � HYPERLINK "http://www.khoahoc.com.vn/daily/23102005/index.aspx" \o "Các tin trong ngày .
- Xem thêm Chất độc da cam gây hậu quả lâu dài đối với Việt Nam.
- HYPERLINK "http://www.mofa.gov.vn" �http://www.mofa.gov.vn.
- Ban chủ tọa tòa sơ thẩm Khu vực 2 tại Manhattan nói: “Một chi tiết quan trọng là chính các nguyên đơn cũng không hề đưa ra cáo buộc rằng chính phủ Mỹ đã chủ ý hại dân thường thông qua việc sử dụng chất da cam.
- (Xem thêm Giữ nguyên phán quyết Dioxin, nguồn � HYPERLINK "http://www.bbc.co.uk/vietnamese" �http://www.bbc.co.uk/vietnamese� ngày 23/2/2008).
- Các công ty hóa chất cũng nhân đó cho rằng: “Chất da cam là thuốc diệt cỏ dùng để bảo vệ quân Mỹ và quân miền Nam Việt Nam.
- (Xem Báo Mỹ viết gì về vụ kiện chất da cam, nguồn � HYPERLINK "http://www.bbc.co.uk/vietnamese" �http://www.bbc.co.uk/vietnamese� ngày 28/2/2005).
- Sự thật là, chính quyền Mỹ đã sử dụng cái quyền lực thế trên của nó để bất chấp mọi sự tố cáo đưa chất độc da cam vào chiến trường Việt Nam, chứ không phải các công ty hóa chất chủ ý.
- Và bây giờ, một nạn nhân của chất độc da cam nên kiện Chính quyền Mỹ (là ai?) hay các công ty hóa chất (thừa bằng chứng để bào chữa là vô tội theo nguyên tắc của Tòa án Mỹ.
- Chính người Mỹ cũng thấy thế, họ dăng khẩu hiệu: “Các công ty phải trả giá cho tội ác của mình” và đặt câu hỏi cho các công ty này “Làm sao họ có thể về nhà và sống bình thường với lương tâm của mình được”.
- (Xem thêm: Tòa NewYork nghe vụ kiện Dioxin, nguồn � HYPERLINK "http://www.bbc.co.uk/vietnamese" �http://www.bbc.co.uk/vietnamese� ngày 19/6/2007).
- (ii) các luật sư của nguyên đơn đưa ra các tội danh các tội danh như: “Tội ác chiến tranh, diệt chủng, chống nhân lọai, tra tấn, hành hung, cố ý hay bất cẩn gây thống khổ tinh thần, bất cẩn gây tử vong, làm giầu bất chính và làm tổn hại môi trường” là quá to lớn, chỉ áp dụng cho các quốc gia chứ không thể áp dụng đối với các công ty.
- HYPERLINK "http://www.bbc.co.uk/vietnamese/" �http://www.bbc.co.uk/vietnamese/� ngày 13/6/2007).
- Chừng ấy đủ để nói rằng tội ác thật sự nằm ở đâu.