« Home « Kết quả tìm kiếm

Đào tạo luật và nghề luật ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Từ năm 1986, khi công cuộc đổi mới ở Việt Nam được đề xướng và phát triển, thì nhu cầu đòi hỏi phải có các quy định của pháp luật điều chỉnh các hoạt động của xã hội, nhất là trong lĩnh vực kinh tế ngày càng bức thiết hơn.
- Khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều thì sự đòi hỏi các quy định của pháp luật phải đầy đủ hơn, rõ ràng hơn, chính xác hơn và minh bạch hơn.
- Tích cực nâng cao trình độ nhận thức về các vấn đề và lĩnh vực pháp luật..
- Các hình thức đào tạo khá đa dạng, nhằm tạo những điều kiện thuận lợi cho mọi người đều có những cơ hội tiếp cận và lĩnh hội được các kiến thức pháp luật.
- Luật sư.
- Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư, nguyên tắc hành nghề luật sư là (i) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- (v) Chịu trách nhiệm trước pháp luật Về hoạt động nghề nghiệp luật sư..
- phản bác lại ý kiến, quan điểm của người khác mà mình cho rằng không phù hợp với pháp luật và đạo lí.
- Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của luật về luật sư..
- Hành nghề luật sư ở nước ngoài..
- Các quyền khác theo quy định của luật về luật sư..
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của luật về luật sư..
- việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật..
- Thực hiện tư vấn pháp luật..
- Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật..
- Thực hiện dịch vụ pháp lí khác theo quy định của luật về luật sư..
- Bên cạnh các quy định về hành nghề luật sư, Điều 9, Luật Luật sư năm 2012 cũng đưa ra các hành vi mà luật sư bị nghiêm cấm, các hành vi đó bao gồm:.
- Cung cấp dịch vụ pháp lí cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc);.
- xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật;.
- Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;.
- Móc nối, quan hệ với người THTT, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc;.
- Nhận, đòi hỏi bất kì một khoản tiền, lợi ích khác khi thực hiện trợ giúp pháp lí cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lí theo quy định của pháp luật.
- từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lí, của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật;.
- Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhàm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác"..
- Luật gia không có chứng chỉ hành nghề, ngoài công việc chính tại các cơ quan, tổ chức, họ có thể tham gia hoạt động nghề nghiệp tại Trung tâm Trợ giúp pháp lí với vai trò cộng tác viên hoặc là tư vấn viên, cộng tác viên tại các Trung tâm Tư vấn pháp luật.
- Việc hoạt động nghề nghiệp này của Luật gia tuân theo pháp luật về trợ giúp pháp lí và pháp luật về hoạt động tư vấn pháp luật..
- Khác với luật sư, luật gia hoạt động theo sự phân công của Trung tâm Trợ giúp pháp lí hoặc Trung tâm Tư vấn pháp luật.
- Luật gia có thể tham gia tố tụng với tư cách là Bào chữa viên nhân dân, Trợ giúp viên pháp lí, cộng tác viên Trợ giúp pháp lí hoặc Tư vấn viên pháp luật..
- Công dân Việt Nam có phẩm chất đạo đức, đã hoặc đang làm công tác pháp luật trong các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế, xã hội, trong lực lượng vũ trang nhân dân, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện và tích cực tham gia hoạt động cho Hội đều có thể xin vào Hội Luật gia.
- Chấp hành pháp luật của Nhà nước, Điều lệ, nghị quyết, quyết định của Hội..
- Tham gia phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật..
- Khái niệm: Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án..
- Ngoài ra, để có thể trở thành thẩm phán thì người đó phải có trình độ cử nhân luật trở lên, đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử, có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật và phải có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao..
- Theo quy định tại Điều 76 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, trách nhiệm đầu tiên của thẩm pháp là trung thành với Tổ quốc, gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
- giữ bí mật Nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật..
- Thẩm phán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và các quyết định của mình.
- nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- Thẩm phán trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tòa án nơi Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ xét xử có trách nhiệm bồi thường và Thẩm phán đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án theo quy định của pháp luật..
- Pháp luật hiện hành cũng quy định rõ một số việc thẩm phán không được làm, bao gồm:.
- Những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm..
- Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật..
- Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án..
- Tiếp bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định..
- Kiểm sát viên.
- Khái niệm: Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp..
- Điều kiện trở thành Kiểm sát viên: Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có trình độ cử nhân luật, đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Pháp lệnh này, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên.
- Kiểm sát viên cao cấp..
- Kiểm sát viên trung cấp..
- Kiểm sát viên sơ cấp..
- Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp do pháp luật quy định..
- Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên phải tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Viện trưởng Viện Kiểm sát cấp mình, sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao..
- Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ được giao khi có căn cứ cho rằng việc đó là trái pháp luật.
- Kiểm sát viên phải từ chối THTT hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do pháp luật tố tụng quy định..
- Điều tra viên.
- Khái niệm và tiêu chuẩn Điều tra viên.
- Khái niệm: Điều tra viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ điều tra vụ án hình sự..
- thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Pháp lệnh về tổ chức điều tra hình sự, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên.
- Các bộc Điều tra viên.
- Điều tra viên có ba bậc sau đây:.
- Điều tra viên sơ cấp: Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Pháp lệnh về tổ chức điều tra hình sự, có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên, là sĩ quan công an, sĩ quan quân đội tại ngũ, cán bộ Viện Kiểm sát nhân dân, có khả năng điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên sơ cấp..
- Điều tra viên trung cấp: Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Pháp lệnh Về tổ chức điều tra hình sự, và đã là Điều tra viên sơ cấp ít nhất là 05 năm, có khả năng điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và có khả năng hướng dẫn các hoạt động điều tra của Điều tra viên sơ cấp thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp..
- Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Pháp lệnh Về tổ chức điều tra hình sự, có thời gian làm công tác pháp luật từ 09 năm trở lên, có khả năng điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và có khả năng hướng dẫn các hoạt động điều tra của Điều tra viên sơ cấp thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp;.
- Điều tra viên cao cấp: Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Pháp lệnh Về tổ chức điều tra hình sự và đã là Điều tra viên trung cấp ít nhất là 05 năm, có khả năng nghiên cứu, tổng hợp để xuất biện pháp phòng, chống tội phạm, có khả năng điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, có khả năng hướng dẫn các hoạt động điều tra của Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp..
- Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Pháp lệnh Về tổ chức điều tra hình sự và đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 14 năm trở lên, có khả năng nghiên cứu, tổng hợp đề xuất biện pháp phòng, chống tội phạm, có khả năng.
- Nhiệm kì của Điều tra viên là 05 năm kể từ ngày được bổ nhiệm..
- Chấp hành viên.
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên..
- áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Yêu cầu cơ quan công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật..
- Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án.
- Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật, thu phí thi hành án và các khoản phải nộp khác..
- Được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định của Chính phủ..
- Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chấp hành viên phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án và được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín..
- Công chứng viên.
- Khái niệm và điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm Công chứng viên.
- Khái niệm: Công chứng viên là công chức do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm.
- Công chứng viên phải hoạt động chuyên trách, không được kiêm nhiệm công việc khác..
- Điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm Công chứng viên:.
- Theo yêu cầu của pháp luật hiện hành, người muốn trở thành Công chứng viên phải là công dân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam.
- có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;.
- tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng theo quy định của Luật Công chứng hiện hành.
- Ngoài ra, cá nhân đó phải bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng..
- Quyền hạn của Công chứng viên (người thực hiện công chứng, chứng thực).
- Công việc chủ yếu của Công chứng viên là công chứng.
- Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng..
- Theo quy định tại Điều 17 của Luật Công chứng năm 2014, công chứng viên có quyền:.
- Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề công chứng..
- Tham gia thành lập Văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng cho tổ chức hành nghề công chứng..
- Được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật này..
- Các quyền khác theo quy định của của pháp luật..
- Cũng theo quy định tại Điều 17 của Luật Công chứng năm 2014, công chứng viên có nghĩa vụ:.
- Tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng..
- Hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng..
- Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng..
- Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác..
- Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm..
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng của mình.
- chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng công chứng mà mình là công chứng viên hợp danh..
- Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên..
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.