« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐấT Và NGƯờI NAM Bộ QUA MộT Số TRUYệN NGắN CủA ANH ĐứC


Tóm tắt Xem thử

- ĐẤT VÀ NGƯỜI NAM BỘ.
- QUA MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA ANH ĐỨC.
- Chúng tôi nghiên cứu một số truyện ngắn Anh Đức viết trong khoảng thời gian để làm rõ vấn đề vùng đất và con người Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ.
- Về vùng đất Nam Bộ, Anh Đức đã làm nổi bật cảnh trí đặc thù vùng sông nước và sức sống mãnh liệt của nó trong chiến tranh.
- Về con người, Anh Đức chú ý đến tập thể nhân dân, miêu tả họ như là những con người thầm lặng nhưng góp phần quan trọng vào cuộc kháng chiến.
- mỗi người bằng cách riêng của mình đã tạo nên bức chân dung con người Nam Bộ anh hùng.
- Với những truyện ngắn đó, Anh Đức khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học cách mạng..
- Từ khóa: truyện ngắn, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vùng đất Nam Bộ, con người Nam Bộ, kháng chiến chống Mỹ, sức sống mãnh liệt, tập thể nhân dân, nhân vật, hiện thực, trữ tình, tính cách.
- Anh Đức thuộc lớp nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước..
- Người con của mảnh đất miền Nam ấy đã chứng kiến những năm tháng khốc liệt của cuộc chiến tranh, đã chắt lọc từ thực tế đau thương mà anh dũng thành những trang văn hào hùng và thấm đẫm nghĩa tình..
- Ngoài tiểu thuyết Hòn Đất gắn liền với tên tuổi Anh Đức, ông còn có nhiều truyện ngắn độc đáo.
- Ở đây chúng tôi chỉ dừng lại trong phạm vi những truyện ngắn ông viết về cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước của quân dân miền Nam, những truyện ngắn trong khoảng mười năm Khói (1963), Đứa con (1963), Đất.
- Một điều dễ nhận thấy khi đọc những tác phẩm trên: dù viết về chiến tranh nhưng Anh Đức không tập trung vào những trận đánh nảy lửa, không nặng về việc miêu tả chiến trường.
- Ống kính của ông thường chú ý những khía cạnh đời thường, dù là đời thường trong chiến tranh.
- ngòi bút của ông thường khắc họa những con người bình dị, nhưng vì là cái bình dị trong một hoàn cảnh đặc biệt nên nó cũng trở nên phi thường.
- Cảnh xóm làng Thạnh Tân đổ nát vì bom đạn kẻ thù chỉ là bề mặt của một nguồn sức sống mãnh liệt âm thầm chảy dưới tầng sâu của những căn hầm bí mật (Mùa gió)… Cứ thế, qua mỗi trang văn, Anh Đức lại đem đến cho người đọc một sự ngạc nhiên đầy thú vị về thiên nhiên và con người của vùng đất phương Nam..
- 2 VÙNG ĐẤT NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN ANH ĐỨC.
- Vùng đất Nam bộ hiện lên qua những truyện ngắn nói trên của Anh Đức nổi bật với hai trạng thái đối nghịch nhau: một vùng đất bị bom đạn cày xới tơi bời nhưng đồng thời là một vùng đất tươi đẹp..
- 2.1 Vùng đất bị chiến tranh tàn phá.
- Khoảng thời gian Anh Đức viết những truyện ngắn này, cuộc chiến tranh ở miền Nam đã đến hồi quyết liệt.
- Những đôi cánh chấp chới, những tiếng kêu lạc lõng trong đêm của đàn chim mất tổ vừa là hiện thực vừa như một hình ảnh tượng trưng cho số phận con người trong chiến tranh.
- “Chỉ còn một thứ cây, đó là những chà gai tre rải trên mặt đất để ngụy trang.
- Vùng đất trù phú “cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” giờ tan hoang, xơ xác vì bom đạn.
- Cái mùi đất cháy trong Mùa gió cứ ám ảnh người đọc như là bằng chứng đắng lòng cho sự tận diệt của chiến tranh.
- Nói cò diệc không nơi trú ẩn, cây cối không còn đất sống chính là để gợi suy nghĩ về con người, về những vất vả đau thương mà đồng bào miền Nam phải chịu trong hoàn cảnh ấy..
- 2.2 Vùng đất tràn đầy sức sống.
- có một góc nhìn riêng, một cách tiếp cận riêng với đề tài chiến tranh.
- Mặc dù trong truyện ngắn Anh Đức cũng có những hình ảnh đau thương nhưng dường như ông không đặt trọng tâm ngòi bút vào sự tàn khốc của chiến tranh.
- Trong Giấc mơ ông lão vườn chim, rừng bị bom xăng đốt cháy từng mảng, nhưng sức sống của nó thì vẫn tiềm tàng: “Xung quanh ông, rừng tràm vẫn vươn những thân trắng lốp, lá tràm vẫn xanh ngắt che rợp trên đầu.” Còn rừng là còn nơi trú ngụ của con người, của chim chóc, còn cánh tay che chở an toàn cho bộ đội, còn đường rút cho các anh sau mỗi trận công đồn,… Trong Xôn xao đồng nước, Anh Đức miêu tả cánh đồng Tháp Mười tháng bảy loang loáng nước, bầu trời xám xịt, mặt nước đìu hiu.
- Đó chính là Tháp Mười với mùa nước nổi quen thuộc, là “Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh.
- Đoạn văn trên đã cho người đọc cảm nhận vẻ đẹp và sức sống của cả một vùng đất, quen thuộc từ bao đời nay chứ không phải chỉ là một phát hiện tình cờ trong chiến tranh.
- Ngòi bút Anh Đức thành công nhất trong miêu tả có lẽ chính là khi chỉ sử dụng một vài chi tiết mà thâu tóm được cả cái hồn của một vùng đất..
- Trong một truyện ngắn khác, Mùa gió, Anh Đức lại chứng tỏ khả năng quan sát tinh tế và lựa chọn chi tiết đặc sắc với hình ảnh:.
- Sự sống trỗi dậy từ trong lòng đất, từ trên mặt nước, từ chính cái chết mà kẻ thù gieo rắc xuống vùng đất này.
- Những hình ảnh như thế trong truyện ngắn Anh Đức có một giá trị rất đặc biệt, nó chứa đựng cả triết lý về lẽ sinh tồn của vạn vật, về sự biến hóa của vũ trụ và cả niềm lạc quan vô tận của con người..
- Như vậy, mảnh đất Nam Bộ hiện ra dưới ngòi bút Anh Đức mang đậm tính hiện thực nhưng cũng rất trữ tình.
- Sự tàn phá của chiến tranh chỉ làm người ta thêm trân trọng những hình ảnh thân thương và thêm quyết tâm đánh đuổi kẻ thù, xây dựng lại quê hương.
- Chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- trong truyện ngắn Anh Đức vì thế ngời sáng một cách tự nhiên, mộc mạc như chính bản tính chân chất của con người Nam Bộ..
- 3 CON NGƯỜI NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN ANH ĐỨC.
- Trong tác phẩm văn học, nhân vật là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực cuộc sống, đồng thời thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình.
- Việc lựa chọn nhân vật thể hiện quan điểm, vốn sống, tầm nhìn và sở trường riêng của mỗi nhà văn.
- Có khi cùng một mảng hiện thực nhưng mỗi nhà văn có cách lựa chọn nhân vật chính rất khác nhau.
- Trong mảng văn học chiến tranh cũng vậy.
- Có những nhà văn chọn người lính và chiến trường làm đối tượng đặc tả để cho thấy cái khốc liệt của cuộc chiến.
- Có người chọn khai thác những con người ở “phía bên kia” để phơi bày âm mưu, thủ đoạn, sự tàn ác đối với đồng bào và nhiều khi cả bi kịch do chính họ gây ra cho bản thân mình.
- Có người chọn miêu tả tập thể nhân dân như là một nguồn sức mạnh âm thầm mà bền bỉ tiếp thêm cho cách mạng… Có thể xem Anh Đức thuộc nhóm thứ ba này..
- Trong số những truyện ngắn của Anh Đức mà chúng tôi lựa chọn, nhân vật anh bộ đội thường chỉ là nhân vật phụ, là cái cớ để nhân vật chính xuất hiện hoặc giữ vai trò tô đậm tính cách nhân vật chính.
- Họ thường giữ vai trò người kể chuyện, hoặc là người cung cấp thông tin về nhân vật chính cho người kể chuyện, hoặc là người thân thuộc mà qua đó có thể giúp người đọc hiểu thêm về nhân vật chính.
- Dù không phải nhân vật chính nhưng anh bộ đội trong truyện ngắn Anh Đức giữ vai trò là một phía của mối quan hệ cá nước với nhân dân.
- Điều đó không hạ thấp vai trò anh bộ đội, mà ngược lại, càng tôn thêm giá trị của những con người biết dựa vào sức mạnh vô tận của nhân dân để chiến đấu vì chính nghĩa..
- Vậy con người Nam bộ trong truyện ngắn Anh Đức cụ thể là những ai? Đó là những “ông già Nam Bộ” như ông Tám Xẻo Đước (Đất), ông Tư Vườn Chim (Giấc mơ ông lão vườn chim).
- Mỗi giới, mỗi lớp người có một hoàn cảnh riêng, nhưng mỗi người một nét đã vẽ nên bức chân dung con người Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ, qua cái nhìn của Anh Đức..
- 3.1 Nhân vật “ông già Nam Bộ”.
- Trước hết, những nhân vật này mang vẻ đẹp của người nông dân chân chính, gắn bó máu thịt với từng tấc đất quê hương.
- Họ được miêu tả với vẻ quắc thước, rắn rỏi của người lao động, tấm lòng thủy chung với mảnh đất quê hương và ý chí kiên cường bất khuất trước kẻ thù.
- Và hình ảnh ông bị bắn vào đầu nhưng vẫn xông thẳng tới kẻ thù như là hành động cụ thể nhất hiện thực hóa lời thề đó.
- Nhân vật này vừa mang tính hiện thực của con người Nam Bộ trong cuộc chiến đấu với chính sách dồn dân lập ấp của Mỹ ngụy, vừa.
- Đó là cái tình của ông đối với rừng tràm, với đàn cò diệc thân quen, và với “đám bộ đội” mà ông luôn yêu quý.
- Anh Đức đã thật xuất sắc khi miêu tả hình ảnh ông Tư đứng bất động nhìn đàn chim nháo nhác bay trong ánh chiều nhập nhoạng, bàn tay cào lên ngực thốt lên hai tiếng “Trời ơi”..
- Đó là hệ quả của tội ác mà kẻ thù gây nên, nhưng cũng chính nó sẽ là nguyên nhân, là động lực cho sự vùng lên của nhân dân.
- Ông không chỉ đối đầu với lửa đỏ mà chính là đối đầu với sức mạnh quân sự của một cường quốc xâm lược..
- Đó không chỉ là mảnh đất ông bà để lại, là khu rừng cho họ sự sống, mà đó chính là đất nước, là máu thịt Tổ quốc, là một phần thân thể họ không thể tách rời.
- Sự khác biệt trong số phận hai nhân vật nói trên cũng chính là bước phát triển đi lên của cuộc chiến đấu mà quân dân miền Nam dốc lòng thực hiện..
- 3.2 Nhân vật phụ nữ.
- Loại nhân vật thứ hai trong truyện ngắn Anh Đức, cũng rất đặc biệt, là người phụ nữ.
- Nhiều nhà nghiên cứu như Phạm Văn Sĩ, Phùng Quý Nhâm đều nhất trí rằng, Anh Đức thật sự thành công khi khắc họa nhân vật nữ, từ “Một truyện chép ở bệnh viện” cho đến những tác phẩm sau này như “Hòn Đất”, truyện ngắn thời kỳ chống Mỹ.
- Người phụ nữ trong truyện ngắn Anh Đức - dù là tù nhân hay giao liên, là du kích hay cô giáo, dù đã có chồng con hay mới mười chín đôi mươi - đều gặp nhau ở nét dũng cảm kiên cường nhưng lại đầy nữ tính.
- Anh Đức rất khéo léo trong việc lựa chọn chi tiết để từ đó làm toát lên tính cách của nhân vật.
- Sức hấp dẫn của những hình tượng nhân vật nữ này không chỉ ở hành động mà phần nhiều chính là ở thái độ của họ khi thực hiện những hành động đó.
- Họ xem đó là điều bình thường, thậm chí là đương nhiên.
- đã phản chiếu tình yêu quê hương, sự nhận thức sâu sắc về trách nhiệm công dân và cả tính cách anh hùng của mỗi người con Nam Bộ trong cuộc chiến sinh tử trên quê hương mình..
- Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đó thì quả là Anh Đức có hơi “lên gân” khi viết về người phụ nữ, bởi người đọc chưa thấy được cái nữ tính thiên bẩm trong con người họ.
- Sự dịu dàng trìu mến của chị Lộc dành cho con chính là điều mà bà mẹ nào trên thế gian này cũng có, bất kể trong cảnh tù đày gian khổ mọi bề.
- Giọt nước mắt của Quế khi thấy người yêu chịu cực khổ trong hầm chính là bản năng chăm sóc gia đình của người phụ nữ, là tình thương yêu dịu dàng của họ đối với người thân..
- Những người phụ nữ ấy đối với kẻ thù quyết liệt, gan góc bao nhiêu thì cũng dịu dàng, âu yếm bấy nhiêu đối với người thân, với đồng bào.
- 3.3 Nhân vật thiếu niên.
- Nói về truyện ngắn chống Mỹ của Anh Đức, không thể không nhắc đến những nhân vật thiếu niên.
- Cũng như với những nhân vật khác, Anh Đức không nặng về khai thác chiến công ở họ.
- Hoàn cảnh của Trọng trong truyện ngắn cùng tên thì có phần bi đát hơn.
- Hai nhân vật kể trên giúp chúng ta hình dung một cuộc chiến âm thầm mà đồng bào miền Nam không lúc nào bỏ qua, đó là cuộc chiến giành giật từng con người khỏi bàn tay bọn cướp nước và bán nước.
- Họ không coi chuyện con mình đi bộ đội là sự hy sinh, ngược lại họ coi đó là con đường duy nhất để con được sống cho ra con người.
- Chỉ riêng điều đó tự nó đã có đủ khả năng nói lên tính chất cuộc chiến tranh..
- 3.3 Nhân vật nghệ sĩ.
- Trong số những tác phẩm Anh Đức viết trong thời gian mười năm này, Người chơi đại hồ cầm có phần đặc biệt.
- Truyện ngắn này không nói về bộ đội hay du kích, giao liên hay cô giáo mà nói về nghệ sĩ – người nghệ sĩ trong chiến tranh, người.
- nghệ sĩ phục vụ kháng chiến.
- Cùng với nó, anh đã đem âm nhạc nối kết anh em, xoa dịu cái khốc liệt của cuộc chiến nhưng đồng thời cũng động viên họ bằng những giai điệu hào hùng.
- Hình ảnh anh Hoài biểu diễn trong dàn nhạc của bạn đem lại cho người nghệ sĩ trong chiến tranh một diện mạo khác.
- Họ đã cho bè bạn năm châu chứng thực một điều: dân tộc Việt Nam không chỉ biết cầm súng tiêu diệt kẻ thù.
- Bằng truyện ngắn này, Anh Đức giúp người đọc hiểu hơn về người nghệ sĩ trong kháng chiến, một lớp người thầm lặng, không có chiến công tính bằng con số nhưng vẫn xứng đáng được gọi là chiến sĩ..
- Với những nhân vật đại diện như vừa kể ở trên, con người Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ được Anh Đức miêu tả như những anh hùng của thời đại mới.
- Giữ lại những điều bình dị hàng ngày của đời sống trong hoàn cảnh chiến tranh chính là một cách chiến thắng kẻ thù.
- Ngòi bút Anh Đức cũng không tránh khỏi đôi phần lãng mạn, nhưng đó là chút lãng mạn cần thiết để động viên tinh thần nhân dân, giúp họ vững tin vào con đường mà cả dân tộc đang đi..
- Bằng những câu chuyện cảm động, với giọng văn nhẹ nhàng, Anh Đức đã giúp người đọc hình dung ra mảnh đất Nam Bộ anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ..
- Qua mỗi trang văn mà giữ được hồn vía của một vùng đất, đó chính là thành công của nhà văn.
- Với những truyện ngắn chống Mỹ của Anh Đức, người đọc cảm nhận được đất Nam Bộ có cảnh sắc riêng, người Nam Bộ có những nét tính cách riêng, nhưng tựu trung lại đều là quê hương Tổ quốc, đều là con Rồng cháu Tiên.
- Đó cũng chính là sợi dây kết nối để tác phẩm của Anh Đức hòa được vào nguồn mạch chung của nền văn học dân tộc..
- Phan Cự Đệ (chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Truyện ngắn Quyển hai, tập VI, NXB Văn học..
- Vũ Tiến Quỳnh (1998), Phê bình bình luận văn học – Anh Đức – Nguyễn Quang Sáng – Nguyên Ngọc – Đoàn Giỏi, NXB Văn nghệ TPHCM.