« Home « Kết quả tìm kiếm

DấU ẤN VăN HóA TRONG TậP TùY BúT " NHữNG BƯớC LANG THANG TRÊN Hè PHố CủA Gã BìNH NGUYÊN LộC"


Tóm tắt Xem thử

- DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG TẬP TÙY BÚT.
- “NHỮNG BƯỚC LANG THANG TRÊN HÈ PHỐ CỦA GÃ BÌNH NGUYÊN LỘC”.
- Tùy bút, dấu ấn văn hóa, giao lưu văn hóa, văn hóa truyền thống, phong cách nghệ thuật.
- Bằng thực tế sáng tác đa dạng, phong phú và phong cách nghệ thuật độc đáo, nhà văn Bình Nguyên Lộc đã xác lập được một vị trí khá chắc chắn trong mảng văn xuôi Nam Bộ vào nửa sau thế kỷ XX.
- Tác phẩm của ông góp phần tái hiện lại một cách chân thực và sinh động những biến động sâu sắc trong đời sống xã hội, đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân vùng đất phương Nam theo sự xâm nhập của văn minh phương Tây.
- Truyện ngắn và tiểu thuyết là hai thể loại sở trường của Bình Nguyên Lộc.
- Tuy nhiên, không thể bỏ qua những đóng góp của nhà văn ở thể loại tùy bút.
- Từ góc nhìn văn hóa, bài viết sau đây sẽ tập trung khảo sát giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật thể hiện của một tập tùy bút tiêu biểu – Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc.
- qua đó, có thể hiểu thêm, hiểu đúng, hiểu sâu sắc hơn về sự nghiệp sáng tác và phong cách văn xuôi Bình Nguyên Lộc..
- 1 Sinh năm 1914, tại làng Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa (nay là thị trấn Tân Uyên, tỉnh Bình Dương), Bình Nguyên Lộc là một tên tuổi lớn trên văn đàn ở miền Nam vào những thập niên 60, 70 của thế kỷ XX với sự nghiệp trước tác.
- Ngoài sáng tác văn chương (tiểu thuyết, truyện ngắn, tùy bút.
- ông còn tham gia chú giải các tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam, Trung Quốc (Văn chiêu hồn, Tự tình khúc, Thu.
- Bình Nguyên Lộc là một nhà văn giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.
- Cảm hứng chủ đạo ở hầu hết tác phẩm của Bình Nguyên Lộc là cảm hứng thế sự.
- Trang viết của ông, vì thế, mang rõ dấu ấn văn hóa của cộng đồng cư dân vùng đất phương Nam.
- Văn phong Bình Nguyên Lộc thật giản dị, gần gũi, như một thứ đặc sản được tích hợp từ phương ngữ và tâm hồn, tính cách Nam Bộ..
- Bằng sự nghiệp sáng tác phong phú, đa dạng và có chất lượng nghệ thuật cao, đóng góp của nhà văn Bình Nguyên Lộc cho văn xuôi Việt Nam hiện đại là không thể phủ nhận.
- Gần đây, văn chương Nam Bộ nói chung và sáng tác của Bình Nguyên Lộc nói riêng đã có được sự chú ý đáng kể.
- Tác phẩm của ông được sưu tầm khá đầy đủ và đã in thành Tuyển tập (Nguyễn Q.
- Đây là tín hiệu đáng mừng, là cơ sở cần thiết cho các bước nghiên cứu tiếp theo về quá trình sáng tác và phong cách nghệ thuật của nhà văn..
- đã vượt qua con đường khốn khó, hai bên là hai cái vực: hoặc là viết giống Nguyễn Tuân, hoặc không phải là tùy bút” (Vương Trí Nhàn).
- Bởi dù có tài hoa, uyên bác đến đâu thì một mình cụ Nguyễn cũng không thể nào dựng lên nổi một lâu đài tùy bút nguy nga, lung linh nhiều sắc màu như thế.
- Còn phải kể đến một số cây bút nữa đã có tác phẩm hay ở thể loại này: Thạch Lam (Hà Nội băm sáu phố phường), Vũ Bằng (Thương nhớ mười hai), Nguyễn Trung Thành (Đường chúng ta đi), Nguyễn Thi (Dòng kinh quê hương), Hoàng Phủ Ngọc Tường (Ai đã đặt tên cho dòng sông.
- Băng Sơn với hàng loạt tùy bút về Hà Nội… Trong số đó, không thể quên nhà văn Bình Nguyên Lộc với tập tùy bút Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc, do nhà xuất bản Thịnh Ký in lần đầu vào năm 1966..
- Gồm 18 đoản thiên thuộc dạng tùy bút văn hóa - phong tục, tác phẩm đã phục dựng lại thật sinh động cả một môi trường văn hóa rộng lớn:.
- Dưới ngòi bút giàu chất trữ tình của Bình Nguyên Lộc, đó không chỉ là không gian sinh tồn mà còn là không gian nghĩa tình, nơi các thế hệ, các cộng đồng dân tộc, các tôn giáo,… bao đời chung sống hòa thuận, gắn bó bền chặt với nhau.
- Dấu ấn văn hóa in rõ nét trong tác phẩm, từ những phương diện của nội dung tư tưởng cho tới hình thức nghệ thuật thể hiện..
- 2.1 Trước hết, có thể xem tập tùy bút này như một “bảo tàng mini”, nơi còn lưu giữ được những vẻ đẹp xưa - những giá trị văn hóa đã dần mai một đi vì sức hủy hoại của thời gian và lối sống hiện đại.
- Đề tài của tác phẩm hết sức phong phú, đa dạng, bao quát hầu hết những phương diện đời sống: từ vật chất đến tinh thần, từ cảnh sắc thiên nhiên đến sinh hoạt xã hội của con người, từ cõi dương đến cõi âm, từ bản sắc văn hóa đến giao lưu văn hóa,… Hình như mọi sự việc, hiện tượng trong đời thường đều có thể trở thành đối tượng để khơi gợi suy tư, cảm xúc ở tác giả.
- Trên bước đường lang thang, gã lãng tử ấy luôn mở rộng tâm hồn để giao hòa với đất trời, cây cối, sông rạch, cầu đường,… Thiên nhiên dưới ngòi bút Bình Nguyên Lộc bao giờ cũng rất đỗi duyên dáng, hữu tình, như những.
- người bạn đồng hành gần gũi, cảm thông với con người trong cuộc mưu sinh đầy nhọc nhằn..
- Những hàng me Sài Gòn đã từng gợi lên bao nỗi niềm nhớ thương trong lòng lữ khách: “Ôi, những hàng me chợ Cũ, những hàng me phố Gia Long, những hàng me phố Tản Đà giao nhành rợp bóng, những hàng me bầu bạn của người đi bộ về trưa, những hàng me tò mò dòm vào các cửa sổ tư gia, gửi vào đó những lá nhỏ li ti trên tóc cô gái bé, những hàng me tán xanh sậm quyến luyến những tiếng dương cầm của ai trong cửa sổ vọng ra.
- Nên chi, đi xa mười năm, vẫn nhớ Sài Gòn..
- Sông con ơi! Sài Gòn làm đỏm làm dáng mà người vẫn dơ, vẫn hôi mùi bùn non, mùi nước mắm, hôi cái mùi của những chị cần lao.
- Sự giao lưu văn hóa đã diễn ra hết sức sâu sắc trong đời sống cộng đồng ở vùng đất Sài Gòn.
- Bởi vì “Dân tộc Việt Nam rất khoan hồng về tín ngưỡng”, cho nên: “Không tôn giáo nào không có đền thờ ở Sài Gòn”.
- Nhưng lối kiến trúc kỳ quặc của ngôi chùa này khiến con người bỡ ngỡ biết bao.
- Sài Gòn của ta không có chùa ra hồn chùa về mặt kiến trúc”.
- dùng của nhà văn Nguyễn Minh Châu) của tác giả về các giá trị văn hóa dân tộc..
- Những con phố cũ của Sài Gòn qua cách miêu tả, ví von vừa tài hoa uyên bác vừa hóm hỉnh của Bình Nguyên Lộc, chợt trở nên thật sinh động, khó quên.
- Nhà văn luôn lảy ra được cái hồn cốt lịch sử, văn hóa tiềm ẩn đằng sau mỗi tên phố, tên đường.
- Bởi Tản Đà không phải là thi sĩ mà thôi, lại còn là thực sĩ nữa… Sài Gòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh.
- Không chỉ chú tâm phục dựng những giá trị văn hóa hữu hình, Bình Nguyên Lộc còn nhập thân được vào đời sống tinh thần của cư dân Sài Gòn xưa để cảm nhận một cách tinh tế những cung bậc cảm xúc được ghi lại qua làn điệu ca dao dân ca trữ tình ngọt ngào.
- Đời sống vật chất dù còn nhiều vất vả, lo toan, nhưng thế giới tâm hồn người Sài Gòn vẫn luôn dạt dào yêu thương, tình nghĩa.
- Cô lái đò hẳn là đẹp lắm, và nhứt là đứng đắn lắm, nên cả vạn trai Sài Gòn mới thách đố nhau cái kỳ công oái oăm ấy”..
- Khi cần thề thốt, người Sài Gòn không bóng gió xa xôi mà lấy chính những sự vật, hiện tượng gần gũi để minh chứng cho lòng dạ sắt son của mình:.
- Đứng trên lập trường dân tộc và đạo lý truyền thống, Bình Nguyên Lộc cảm thấy xót xa trước sự biến dời quá nhanh chóng của thế thái nhân tình.
- Có lúc ông bực dọc thốt lên: “Tình duyên! Ôi tình duyên Sài Gòn ba lăng nhăng lắm”:.
- Truyền thống xu, túi ấy được người Sài Gòn ngày nay thừa tự và nâng lên đến độ tuyệt vời”..
- Và người đàn bà Sài Gòn ở đầu thế kỷ này đã xem nhẹ tiết hạnh khả phong rồi đó.
- Đời sống đô thị dĩ nhiên đưa đến tâm trạng ấy, không đổ thừa cho chiến tranh được vì thuở ấy làm gì có chiến tranh, phim khiêu dâm, tác phẩm hiện sinh?”..
- Những tiếng rao hàng ban đêm giữa dòng sông Ông Lãnh cũng được ghi lại đầy ám ảnh trên trang tùy bút của Bình Nguyên Lộc.
- Bình Nguyên Lộc vốn không thuộc nhóm cư dân bản địa, có gốc gác lâu đời ở Sài Gòn..
- Nhưng phải công nhận rằng nhà văn đã xác lập được mối quan hệ thân thiết, bền chặt với đất đai và con người.
- để không chỉ tái hiện lại chân thực, sinh động bức tranh đời sống mà còn phác họa thành công những nét cơ bản nhất diện mạo của một vùng văn hóa đặc sắc.
- Để làm được điều đó, chỉ với tài năng thôi thì chưa đủ, cần phải có quan niệm nghệ thuật đúng đắn và một tấm lòng yêu thương thường trực, biết xót đau trước thân phận con người..
- 2.2 Qua tập tùy bút Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc, tác giả đã cung cấp cho người đọc nhiều thông tin có ý nghĩa văn hóa về đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư ở vùng đất Sài Gòn, vào khoảng giữa thế kỷ XX.
- Nhưng thuật sự chưa phải là mục đích trước hết và duy nhất, chính cái mạch trữ tình lúc dào dạt, mãnh liệt, khi bàng bạc, thâm trầm, mới góp phần quan trọng để làm nên sức ám ảnh lâu bền cho trang viết của Bình Nguyên Lộc.
- Phương thức trần thuật trực tiếp được sử dụng trong hầu hết các đoản thiên tùy bút.
- Có thể nhận ra hai trạng thái cảm xúc được bộc lộ rõ nét nhất trong tác phẩm là thương và nhớ..
- Mỗi khi cần bộc lộ cảm xúc trực tiếp, Bình Nguyên Lộc thường dùng chữ thương thay cho chữ yêu.
- Mang tâm trạng một kẻ ly hương, gã lãng tử đất Đồng Nai luôn khao khát được trải lòng mình để giao hòa, cảm thông với đời sống xung quanh.
- Ông thương những hàng me mỗi mùa thay lá: “Lòng sầu xứ quê của những kẻ lạc loài vào đô thị Sài Gòn được dịu đi vài phần khi nhìn những hàng me Nguyễn Du và Hồng Thập Tự ngả màu rồi lại thắm màu… Tôi thương Sài Gòn vì những hàng me”, thương con sông Ông Lãnh gắn bó thân thiết với cuộc sống cần lao:.
- “Sông con ơi! Sài Gòn làm đỏm làm dáng mà người vẫn dơ, vẫn hôi mùi bùn non, mùi nước mắm, hôi cái mùi của những chị cần lao.
- Nói rằng thương cảnh vật, nhưng thực chất tấm lòng nhà văn luôn hướng về phía cuộc sống con người để mà cảm thông, sẻ chia.
- Thật giản dị, gần gũi mà thấm thía, bởi đó là tình người cao cả, vượt lên trên mọi định kiến, toan tính hẹp hòi: “Tình đất Sài Gòn tản mác trong người, trong vật…Vì hiếm hoi nên tình như không thỏa.
- Trên bước đường lang thang, gã lãng tử còn phải đau lòng chứng kiến bao cảnh tượng xô bồ, hỗn tạp, phản văn hóa.
- Gần giống như khi Nguyễn Tuân viết Vang bóng một thời, Thạch Lam viết Hà Nội băm sáu phố phường, Vũ Bằng viết Thương nhớ mười hai, Bình Nguyên Lộc cũng bày tỏ niềm xót xa, tiếc nuối về những điều tốt đẹp đã bị mai một đi trước sức tấn công của mãnh lực đồng tiền.
- Bởi lối sống hiện đại đã “cơ khí hóa tâm hồn con người” (Nguyễn Tuân), làm cho con người trở nên lạnh lùng, nhẫn tâm, sòng phẳng hơn.
- Cảm quan văn hóa và mối quan tâm thường trực đến thân phận con người đã góp phần làm nên độ tinh nhạy kỳ lạ ở người nghệ sĩ, để có thể nhập thân vào đối tượng miêu tả mà khám phá ra những chiều kích ý nghĩa sâu xa..
- Nhìn cái chợ “Lạc-son Tây” (nơi bán đấu giá đồ cổ), nhà văn vừa tỏ ra bất bình trước thói hãnh tiến, hợm hĩnh của bọn trưởng giả học làm sang vừa ngậm ngùi cho những giá trị nghệ thuật bị hắt hủi, lãng quên: “Cái xã hội Lạc-son Tây này thật là ngộ nghĩnh… Có những cô me cặp tay đức lang quân đen hay trắng, mua liều, mua lĩnh khiến người ta phải sốt ruột giùm cho đồng tiền của họ… Người ngộ nghĩnh, đồ vật lại bâng khuâng.
- Mặc dù sau này đi học trường Tây, nhưng qua văn chương người đọc vẫn nhận ra ở Bình Nguyên Lộc một tấm lòng An Nam thuần phác, luôn tôn thờ và nuối tiếc những giá trị truyền thống.
- 3 Văn phong Bình Nguyên Lộc vừa gần gũi với cách viết của những cây bút văn xuôi tiêu biểu Nam Bộ thời kỳ này vừa có nét duyên dáng riêng, thật độc đáo.
- Khi viết tác phẩm Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc, nhà văn bước sang tuổi 52.
- Ở độ tuổi này, con người có thể tri thiên mệnh, nghĩa là đã đủ trải nghiệm để ngộ ra những chân lý trong cuộc đời và không còn hoài nghi, lẫn lộn giả chân nữa.
- Cả khi phê phán cái xấu, ông cũng không quá gay gắt, nặng lời: “Sài Gòn thay đổi như chong chóng.
- Giọng điệu chủ đạo này vừa bộc lộ rõ cái tạng của nhà văn vừa gần gũi với một nét tính cách Nam Bộ: hiền lành nhưng cương quyết, hiếu hòa nhưng không thỏa hiệp với cái ác, rất mực yêu thương con người nhưng không dung túng cho thói xấu xa, vô đạo đức..
- Cũng không phải vì thế mà trở nên đơn điệu, nhàm tẻ, giọng điệu văn chương của Bình Nguyên Lộc có sự chuyển đổi linh hoạt để luôn phù hợp với nội dung tư tưởng, cảm xúc.
- Có lúc như nhập thân vào cảnh vật và đời sống cần lao của người dân để cảm thông, sẻ chia, trân trọng.
- không hề có sự đố kỵ, phân biệt: “Ba trăm năm nữa Sài Gòn chúng ta vẫn còn chứa chấp một nước Tàu nhỏ.
- đã tô lên một góc Sài Gòn một biệt sắc riêng, làm cho gương mặt của nó thêm một nét ngộ nghĩnh thầm kín dễ yêu”..
- Đôi khi điểm nhìn để quan sát và cảm nhận của tác giả có sự giao thoa, hòa trộn giữa khách quan với chủ quan (trực tiếp kể lại sự việc rồi gián tiếp bày tỏ cảm xúc, quan điểm đánh giá của riêng mình): “Dân Sài Gòn quả đã bỏ mất hết khiếu tế nhị trong việc ăn uống.
- Bình Nguyên Lộc đã tránh được lối kể chuyện hoặc nôm na hoặc cà kê, dài dòng văn tự.
- phá tài tình từ công phu của bậc cao thủ, đủ sức sáng tạo nên một bức ký họa thật giản ước mà bao quát toàn cảnh hiện thực đời sống nhố nhăng, bừa bộn buổi giao thời..
- Có thể kể thêm một nét độc đáo của ngòi bút Bình Nguyên Lộc, góp phần làm nên cảm giác thú vị cho độc giả: đó là chất hóm hỉnh nhẹ nhàng, tinh tế.
- Cái giá hai trăm rất buồn cười ấy làm cho hàng trăm cánh tay mọc lên thình lình và một lượt với nhau, bao nhiêu chàng thất nghiệp đi lang thang trên hè phố…, bao nhiêu kẻ hiếu kỳ, bao nhiêu ông già bà cả mà răng lung lay rất sợ thức ăn lạnh, đều tham gia đấu giá vì tham của rẻ… Có những ông sang trọng quá chừng mà sao cứ mua giành với những người không sắm nổi đồ mới.
- Câu văn trong tập tùy bút Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc thật đẹp và giàu chất thơ.
- Hình như nhà văn không muốn chế biến thêm một món “đặc sản” ngôn từ, nên đã dồn sức vào việc chắt lọc từ ngữ, trau chuốt âm điệu, lựa chọn hình ảnh,… hơn là đưa vào tác phẩm thật nhiều phương ngữ Nam Bộ..
- Ở phương diện này, thiết nghĩ cần ghi nhận đóng góp của nhà văn Bình Nguyên Lộc trong ý thức đưa văn.
- chương Nam Bộ hòa nhập với những giá trị văn hóa chung của cộng đồng dân tộc..
- 4 Trong bài viết Thương một nhành mai đăng trên tạp chí Kiến thức ngày nay, số xuân 1998, nhà thơ Viễn Phương có nêu cảm nghĩ của mình cái chết lạnh lẽo, cô đơn nơi xứ người của nhà văn Bình Nguyên Lộc: “Tôi nghĩ rằng nhà văn Bình Nguyên Lộc không phải chết vì khói thuốc mà ông chết còn vì nỗi nhớ quê hương, nỗi buồn xa xứ, một căn bệnh thường gặm nhấm trái tim mong manh của những người già phải sống xa quê” (Bình Nguyên Lộc được con bảo lãnh sang Mỹ - chú thích của TVM).
- Như chúng ta đã biết: chỉ mới rời Đồng Nai lên Sài Gòn thôi mà trong tâm hồn của gã lãng tử ấy đã dào dạt một nỗi niềm nhớ thương, nuối tiếc đến quặn lòng về cố hương thì việc phải dứt áo ra đi để sống kiếp tha hương nơi xứ người, với Bình Nguyên Lộc, quả là một niềm đau vượt quá sức chịu đựng.
- Bình Nguyên Lộc đã sống trọn cuộc đời mình qua hết thảy những biến động dữ dội của lịch sử dân tộc trong thế kỷ XX.
- Vậy mà trước sau, nhà văn vẫn giữ vẹn một tấm lòng son.
- Riêng tập tùy bút Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc, với giá trị nội dung sâu sắc và phẩm chất nghệ thuật độc đáo, thực sự nó đã có một vị trí xứng đáng trên văn đàn hiện đại.
- Mặt khác, đóng góp của nhà văn Bình Nguyên Lộc sẽ càng đáng được trân trọng hơn nữa khi tiếp cận tác phẩm ấy từ góc độ văn hóa..
- Vũ Hạnh, Nguyễn Ngọc Phan (2008), Văn học thời kỳ 1945-1975 ở thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Văn hóa Sài Gòn, tr.
- Viễn Phương (1997), “Thương một nhành mai (Nhớ anh Bình Nguyên Lộc.
- Thắng (1999), Từ điển tác gia Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin..
- Thắng tuyển chọn (2004), Tuyển tập Bình Nguyên Lộc, Nxb Văn học, HN.