« Home « Kết quả tìm kiếm

Dấu hiệu "đã bị xử lý hành chính" trong pháp luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn


Tóm tắt Xem thử

- Dấu hiệu "đã bị xử lý hành chính".
- trong pháp luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận.
- và thực tiễn.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật hình sự.
- Abstract: Tổng quan các quan niệm về dấu hiệu “đã bị xử lý hành chính” trong pháp luật hình sự (PLHS).
- Khái quát dấu hiệu „đã bị xử lý hành chính” trong quá trình hình thành, phát triển của hệ thống PLHS Việt Nam qua các giai đoạn từ 1945 đến nay..
- Đưa ra nhận xét, đánh giá vấn đề phân biệt tội phạm với vi phạm hành chính trong PLHS mỗi giai đoạn, đặc biệt là trong hệ thống PLHS hiện nay.
- Tập trung làm sáng tỏ sự khác biệt giữa các đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội, trong đó có đặc điểm “đã bị xử phạt hành chính” với các dấu hiệu khác thuộc về yếu tố chủ thể trong cấu thành tội phạm.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn phân biệt tội phạm với vi phạm hành chính theo pháp luật hiện hành cũng như với thực tiễn áp dụng dấu hiệu “đã bị xử lý hành chính”, đề xuất hoàn thiện vấn đề tội phạm hóa – phi tội phạm hóa một số hành vi thích ứng với điều kiện mới.
- kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số cấu thành cụ thể ở Phần các tội phạm của BLHS hiện hành.
- làm rõ những hạn chế, khiếm khuyết về mặt lập pháp và thực tiễn áp dụng pháp luật hành chính hiện hành, góp phần nâng cao hiệu quả phân biệt tội phạm với vi phạm hành chính trong pháp luật hình sự Việt Nam Keywords: Luật hình sự.
- Pháp luật hình sự.
- Vi phạm hành chính.
- Vi phạm pháp luật Content.
- Vi phạm pháp luật là hành vi của con người, trái với quy định của pháp luật, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập, bảo vệ và là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
- Để bảo vệ lợi ích của xã hội, trách nhiệm đấu tranh phòng, chống các vi phạm pháp luật là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, nhưng trước hết là của Nhà nước, mà đại diện ở đây là các cơ quan bảo vệ pháp luật..
- Tội phạm và vi phạm hành chính là các vi phạm pháp luật, có cùng bản chất là tính nguy hiểm cho xã hội nhưng giữa chúng có sự khác nhau về mức độ của tính nguy hiểm..
- Chính trên cơ sở sự khác nhau này mà nhà nước xác lập các loại trách nhiệm pháp lý khác nhau để đấu tranh và phòng chống các hành vi vi phạm.
- Như vậy, sự khác nhau về mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là tiêu chí chung thống nhất để phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác.
- Do đó, phân biệt giữa tội phạm với các vi phạm pháp luật khác được thực hiện trong nhiều ngành luật và là nhiệm vụ chung của cả hệ thống pháp luật, trong đó có LHS.
- Để đấu tranh với tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, Nhà nước đã phải sử dụng một loạt các biện pháp pháp lý như: biện pháp hình sự, biện pháp hành chính, biện pháp dân sự,… Trong các biện pháp tác động bằng pháp luật thì biện pháp hình sự là biện pháp có tính cưỡng chế nghiêm khắc nhất.
- Cho nên, biện pháp này chỉ thích hợp để đấu tranh với loại vi phạm pháp luật có tính nguy hiểm cao cho xã hội - tội phạm.
- Nhưng để có thể sử dụng biện pháp hình sự đấu tranh với loại hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội là tội phạm, đòi hỏi phải có sự phân biệt để xác định hành vi là tội phạm hay chỉ là các vi phạm pháp luật khác như vi phạm hành chính..
- Như vậy, phân biệt tội phạm với vi phạm hành chính là cơ sở để Nhà nước áp dụng các biện pháp pháp lý khác nhau nhằm đảm bảo cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả, đảm bảo cho PLHS và pháp luật hành chính thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình..
- BLHS năm 1999, trên cơ sở tiêu chí chung đã được xác định, ở phần các tội phạm, nhà làm luật thực hiện việc phân biệt tội phạm với vi phạm hành chính thông qua các dấu hiệu cụ thể thuộc về các yếu tố cấu thành như các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan (hành vi, hậu quả.
- các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan (lỗi, động cơ, mục đích ) hoặc các dấu hiệu thuộc về bản thân người phạm tội (đã bị xử phạt hành chính, đã bị xử lý kỷ luật.
- Tuy nhiên, trong các quy định của PLHS hiện hành, các dấu hiệu của tội phạm đã được xác định ở trong cấu thành cụ thể, nhưng trên thực tế, không phải khi nào ranh giới phân biệt giữa tội phạm và vi phạm cũng có thể dễ dàng nhận thức và áp dụng thống nhất.
- Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu tiếp tục đẩy công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tư pháp, thực hiện chủ trương cải cách tư pháp nhằm xây dựng một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, văn minh, bảo vệ công lý trong điều kiện mới ở nước ta hiện nay..
- Ngày Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 48/NQ - TW “Về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020".
- động của các cơ quan tư pháp kết hợp với công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tư pháp, trong đó có PLHS.
- Vì vậy, nghiên cứu dấu hiệu "đã bị xử lý hành chính".
- nói riêng, cũng như vấn đề phân biệt giữa tội phạm với vi phạm hành chính nói chung là cần thiết và có ý nghĩa về mặt lập pháp, cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật.
- Xuất phát từ những lý do cơ bản và cấp thiết cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn trên đây, cùng với sự quan tâm, mong muốn tìm hiểu của bản thân, góp phần phục vụ cho nhu cầu công tác thực tế, tác giả lựa chọn đề tài: "Dấu hiệu "đã bị xử lý hành chính".
- trong pháp luật hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn".
- Vì vậy, các quy định về tội phạm và các dấu hiệu trong CTTP của BLHS không phải là vấn đề mới mẻ trong giới nghiên cứu chuyên ngành luật hình sự cũng như những người làm công tác thực tiễn.
- Luật hình sự Việt Nam (quyển I) Những vấn đề chung, NXB Khoa học xã hội năm 2000 của GS.
- Tội phạm và CTTP, NXB Công an nhân dân, năm 2006, GS.
- Luận án tiến sĩ luật học "Ranh giới giữa tội phạm và không phải là tội phạm trong luật hình sự Việt Nam".
- Luận án Phó tiến sĩ luật học "Chế tài hành chính - Lý luận và thực tiễn".
- Các bài đăng trên các tạp chí: "BLHS 1999 với việc quy định đặc điểm về nhân thân là dấu hiệu định tội".
- “Đã bị xử phạt hành chính - một quy định trong BLHS Việt Nam năm 1999 để phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác".
- của tác giả GSTSKH Đào Trí Úc, tạp chí Nhà Nước và pháp luật số 01/2001… Tuy nhiên, các công trình và các bài viết nêu trên chỉ đề cập ở khía cạnh rất hạn chế về dấu hiệu “ đã bị xử phạt hành chính".
- với ý nghĩa là dấu hiệu được dùng để phân biệt tội phạm với các vi phạm hành chính và là để thu hẹp hoặc mở rộng phạm vi phải xử lý về mặt hình sự, mà chưa có công trình nào khái quát được đầy đủ bản chất, mục đích của việc quy định dấu hiệu này trong PLHS hiện hành để có thể nhận thấy được những bất cập khi quy định đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội là dấu hiệu định tội.
- 1999 theo tinh thần Nghị quyết 48/NQ-TW và Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị, công trình nghiên cứu này là chuyên khảo đầu tiên về "Dấu hiệu "đã bị xử lý hành chính ".
- trong PLHS Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học..
- Đề tài xác định trọng tâm nghiên cứu là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh dấu hiệu “đã bị xử lý hành chính".
- Trên cơ sở phân tích những hạn chế của dấu hiệu ".
- đã bị xử lý hành chính ".
- cũng như những bất cập trong thực tiễn áp dụng đề tài đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện luật hình sự cũng như những căn cứ để phân biệt tội phạm với vi phạm hành chính nói riêng, vi phạm pháp luật khác nói chung trong thực tiễn áp dụng PLHS..
- Làm rõ những vấn đề lý luận về dấu hiệu "đã bị xử lý hành chính".
- trong PLHS, làm cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề liên quan đến việc quy định dấu hiệu này trong PLHS..
- Đánh giá hệ thống PLHS hiện hành và thực tiễn áp dụng của các cơ quan tiến hành tố tụng về dấu hiệu ".
- đã bị xử lý hành chính".
- để đưa ra những căn cứ phân biệt ranh giới giữa tội phạm và vi phạm hành chính trong mối liên hệ với lý luận và thực tiễn đấu tranh với tội phạm..
- Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự về căn cứ phân biệt giữa tội phạm và vi phạm hành chính, đồng thời ở một chừng mực nhất định cũng xem xét và đề xuất việc hoàn thiện PLHC đối với một số vấn đề liên quan tội phạm..
- Trong quá trình triển khai luận văn tác giả đã kết hợp với những cơ sở lý luận và thực tiễn đấu tranh với tội phạm mà đáng chú ý là từ thời điểm Nhà nước ta ban hành BLHS năm 1999 đến nay..
- Cái mới của luận văn thể hiện trước hết ở chỗ, đây là công trình nghiên cứu đầu tiên đề cập một cách có hệ thống và tương đối toàn diện về dấu hiệu "đã bị xử lý hành chính".
- Thứ nhất, xác định quan niệm tổng quát về dấu hiệu “đã bị xử lý hành chính".
- đã bị xử phạt hành chính” với các dấu hiệu khác thuộc về yếu tố chủ thể trong cấu thành tội phạm..
- Thứ hai, khái quát dấu hiệu “đã bị xử lý hành chính” trong quá trình hình thành và phát triển của hệ thống PLHS Việt Nam qua các giai đoạn từ 1945 đến nay.
- Trên cơ sở đó đưa ra nhận xét và đánh giá vấn đề phân biệt tội phạm với vi phạm hành chính trong PLHS ở mỗi giai đoạn, đặc biệt là hệ thống PLHS hiện hành..
- Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực tiễn phân biệt tội phạm với vi phạm hành chính theo PLHS hiện hành cũng như với thực tiễn áp dụng dấu hiệu “ đã bị xử lý hành chính” trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm hiện nay, tác giả lập luận cho việc hoàn thiện ranh giới phân biệt giữa tội phạm với vi phạm hành chính nói riêng, các vi phạm pháp luật nói chung, theo hệ thống với các vấn đề sau:.
- Trình bày những yếu tố ảnh hưởng đến việc tội phạm hóa- phi tội phạm hóa trong PLHS.
- Từ đó, đề xuất tội phạm hóa - phi tội phạm hóa một số hành vi thích ứng với các điều kiện mới nhằm góp phần hoàn thiện việc quy định tội phạm cũng như ranh giới phân biệt giữa tội phạm với vi phạm hành chính trong PLHS..
- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số cấu thành cụ thể trong phần các tội phạm của BLHS nhằm đảm bảo cho việc áp dụng đúng đắn chế tài, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới..
- Ở một chừng mực nhất định, làm rõ những hạn chế, khiếm khuyết về mặt lập pháp cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật hành chính hiện hành.
- Trên cơ sở đó, để nâng cao khả năng tác động của chế tài hành chính đối với vi phạm hành chính với tư cách là một trong các biện pháp nhằm hạn chế phạm vi tác động của TNHS.
- Tác giả đề xuất một số vấn đề liên quan đến quy định về vi phạm hành chính và chế tài hành chính nhằm góp phần hoàn thiện ranh giới giữa vi phạm hành chính với tội phạm.
- Chương 1: Một số vấn đề chung về dấu hiệu "đã bị xử lý hành chính".
- trong pháp luật hình sự..
- Chương 2: Dấu hiệu "đã bị xử lý hành chính".
- trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam và thực tiễn phân biệt tội phạm với vi phạm hành chính thông qua dấu hiệu này..
- Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của việc phân biệt giữa tội phạm với vi phạm hành trong pháp luật hình sự..
- Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24-5 của về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020..
- Bộ Tư pháp (1985), Thuyết minh dự thảo "Pháp lệnh về xử phạt hành chính", tháng 11/1985, tr.
- Bộ Tư pháp (2000), Số chuyên đề về BLHS của nước CHXHCN Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật..
- Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu KHPL (2005), Bình luận pháp luật xử phạt VPHC năm 2002, Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- Bộ Tư pháp, Viện KHPL (2006), Một số vấn đề về chính sách hình sự trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước, Hà Nội..
- Tạp chí Dân chủ và Pháp luật..
- Nguyễn Bình (1990), Cơ sở lý luận - thực tiễn của cuộc xây dựng và ban hành pháp lệnh xử phạt VPHC, Đề tài: "Xử phạt hành chính", mã số Viện Nghiên cứu KHPL, Bộ Tư pháp, tr.
- Chính phủ (1999), Nghị định số 26/1999 của Chính phủ về xử phạt hành chính các hành vi vi phạm môi trường..
- Chính phủ (1999), Nghị định số 77/1999 của Chính phủ về xử phạt hành chính các hành vi vi phạm môi trường..
- Bùi Xuân Đức (2006), “Về vi phạm hành chính và hình thức xử phạt hành chính: Những hạn chế và giải pháp đổi mới”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 02/2006..
- Đỗ Đức Hồng Hà Đã bị xử phạt hành chính".
- một quy định trong BLHS Việt Nam năm 1999 nhằm phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác”, Tạp chí TAND số 01/2003..
- Nguyễn Ngọc Hòa (2001), “Bộ luật Hình sự năm 1999 với việc quy định đặc điểm về nhân thân là dấu hiệu định tội”, Tạp chí Luật học, tr.
- Nguyễn Ngọc Hòa (2006), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội..
- Phạm Quang Huy (2002), Ranh giới giữa tội phạm và không phải tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ.
- Ngô Tứ Liễn (1994), “Cơ sở của TNHC và một số vấn đề sửa đổi Điều 1 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số .
- Tạ Minh Lý (1990), Một số vấn đề sau một năm thực hiện pháp lệnh xử phạt VPHC, Đề tài "Xử phạt hành chính", mã số Viện Nghiên cứu KHPL, Bộ Tư pháp, Hà Nội, 132 tr, tr.115 (39)..
- Nguyễn Tuyết Mai (2006), “Hoàn thiện pháp luật hình sự về tội sử dụng trái phép chất ma tuý ở Việt Nam”, Tạp chí Kiểm sát số 15/2006..
- Đinh Văn Quế (2005), Pháp luật hình sự thực tiễn xét xử và án lệ, Nxb Lao động Xã hội..
- Trần Văn Thuận Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm".
- Vũ Thư (1996), Chế tài hành chính - Lý luận và thực tiễn, Luận án Phó tiến sĩ..
- Toà án nhân dân tối cao Thống kê án xét xử sơ thẩm hình sự của TAND Tối cao về các tội phạm môi trường..
- Lê Minh Thông (1993), Pháp luật về các vấn đề nhân văn trong Nhà nước pháp quyền, trong sách "Một số vấn đề về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam", Trường Cao đẳng Kiểm sát, Hà Nội, tr.
- UBTVQH (1995, năm 2002), Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Nước CHXHCN Việt Nam..
- Đào Trí úc (1993), Những vấn đề lý luận về cuộc đổi mới pháp luật hình sự trong giai đoạn hiện nay, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội..
- Đào Trí úc (2000), Luật Hình sự Việt Nam, Quyển 1, Những vấn đề chung, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội..
- Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Viện Khoa học (2006), “Báo cáo kết quả phối hợp nghiên cứu, tổng kết về những vướng mắc khó khăn, bất cập trong việc áp dụng BLHS năm 1999”, Tạp chí Bảo vệ pháp luật.