« Home « Kết quả tìm kiếm

Dạy học bài thơ "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong chương trình Ngữ văn 10 theo hướng tiếp cận thi pháp học


Tóm tắt Xem thử

- DẠY HỌC BÀI THƠ “NHÀN” CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM TRONG CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 THEO.
- HƢỚNG TIẾP CẬN THI PHÁP HỌC.
- CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN NGỮ VĂN).
- Một số vấn đề về thi pháp và thi pháp học.
- Khái niệm thi pháp và thi pháp học.
- Các bình diện thi pháp cơ bản trong sáng tạo văn học.
- Thi pháp văn học Trung Đại Việt Nam.
- Nội hàm khái niệm văn học Trung đại Việt Nam.
- Một số đặc trưng thi pháp văn học trung Đại Việt Nam.
- Một số vấn đề về thi pháp thơ Nôm Đường luật.
- Một số vấn đề về thi pháp thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Nghệ thuật thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Dạy học tác phẩm theo hướng tiếp cận thi pháp học.
- Chƣơng 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC THƠ TRUNG ĐẠI TRONG NHÀ TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐỔI MỚI DẠY HỌC BÀI THƠ NHÀN CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM THEO HƢỚNG TIẾP CẬN THI PHÁP HỌC.
- Thực trạng dạy học thơ trung đại trong nhà trường trung học phổ thông hiện nay.
- Thực trạng dạy học thơ trung đại nói chung trong nhà trường trung học phổ thông hiện nay.
- Thực trạng dạy học bài “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong chương trình Ngữ văn 10.
- Những định hướng đổi mới dạy học bài thơ “Nhàn” của Nguyễn.
- Bỉnh Khiêm từ hướng tiếp cận thi pháp học.
- Dạy học bài “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm từ hướng tiếp cận thi pháp thơ trung đại.
- Dạy bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm theo đặc điểm thi pháp tác giả.
- Kết hợp một cách hợp lí với một số phương pháp dạy học tích cực các tác phẩm văn chuơng.
- Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM DẠY BÀI THƠ “NHÀN” CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM THEO HƢỚNG TIẾP CẬN THI PHÁP HỌC.
- Những khó khăn, thuận lợi đặt ra khi dạy bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Thiết kế giáo án thực nghiệm dạy học bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Văn học là ngành nghệ thuật có sức hấp dẫn tự nó, Các Mác có nói:.
- Nói đến mỗi tác phẩm văn học là nói đến nghệ thuật tái hiện sự sống bằng hình tượng trong trạng thái cảm xúc của chủ thể phản ánh, đưa lại cho người thưởng thức những khoái cảm thẩm mĩ.
- Dạy học môn văn không tách rời khỏi việc khám phá, phát hiện ra sức hấp dẫn của mỗi tác phẩm văn học ở ngôn từ, hình tượng…Mỗi giờ giảng văn đạt sẽ đem lại cho các em những rung cảm thẩm mĩ, mở rộng tầm nhìn của các em vào cuộc sống, làm cho các em xúc động sâu xa trước một thế giới Chân – Thiện – Mĩ với bao khát vọng, ước mơ của con người ở mọi thời đại.
- Vì vậy trách nhiệm của mỗi người giáo viên dạy văn là mỗi giờ lên lớp phải tìm thấy và phát hiện ra cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học, làm cho các em thực sự sống trong thế giới hình tượng đó, thực sự rung cảm với niềm vui, nỗi buồn…mà tác giả thể hiện.
- Để giờ văn thực sự thu hút học sinh, công việc mà chúng tôi hết sức chú ý đó là đổi mới phương pháp dạy học..
- Tác phẩm văn học mà học sinh trung học phổ thông được học ra đời ở nhiều giai đoạn lịch sử với những bối cảnh xã hội khác nhau, tâm thế của các tác giả cũng rất đa dạng, phong phú, phức tạp.
- Đặc biệt những tác phẩm văn học trung đại mà học sinh lớp 10 được học như Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đọc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du là những kiệt tác văn chương dân tộc, nhưng không phải lúc nào cũng đến được với học.
- Sự cách bức về thời đại, về tâm lí dễ khiến cho học sinh khó hiểu, nản lòng và chán khi tiếp xúc với tác phẩm.
- Về phía người thầy đây là tác phẩm hay và khó, kiến thức nhiều mà thời gian dành cho mỗi bài chỉ gồm một tiết nên rất khó tổ chức một tiết học hợp lí, khoa học và hấp dẫn..
- Đứng trước những tác phẩm khó, các em đọc qua loa, nghe giảng một cách đại khái dẫn tới không hiểu hết được bao tâm huyết và sự sáng tạo tuyệt vời của người viết gửi gắm trong tác phẩm.
- Để tháo gỡ tình trạng trên, chúng tôi đưa ra một định hướng dạy tác phẩm văn học trung đại trong chương trình phổ thông theo hướng tiếp cận thi pháp học..
- Hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường đang tiếp tục diễn ra.
- Đặc biệt dạy học văn từ hướng tiếp cận thi pháp đang diễn ra sâu rộng, và bước đầu đã có kết quả.
- Việc phổ biến tri thức thi pháp học trong nhà trường đã có bề dày khoảng 20 năm.
- Từ những vấn đề trên, cùng với khát khao muốn khám phá cái hay cái đẹp trong văn học trung đại, mà cụ thể là tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Dạy học bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong chương trình Ngữ văn 10 theo hướng tiếp cận thi pháp học.
- Chúng tôi mong muốn đề tài này sẽ góp một phần nhỏ vào quá trình hiện đại hóa việc dạy học môn Ngữ văn hiện nay..
- Lịch sử nghiên cứu 2.1.
- Thi pháp học.
- Từ giữa thế kỷ XX công việc nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học theo tinh thần thi pháp học là xu hướng chung trên phạm vi toàn thế giới.
- Chúng ta đã có một đội ngũ thi pháp học đông đảo.
- Việc tiếp cận và ứng dụng quan điểm thi pháp học trong nghiên cứu, phê bình, lý luận văn học ở Việt Nam đã có bề dày hơn hai mươi năm, trùng khớp với thời kỳ đầu của cao trào Đổi mới trên bình diện toàn xã hội nói chung và trong văn học nói riêng.
- Sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành và các công trình nghiên cứu chuyên biệt chứa đựng rất nhiều tri thức về thi pháp học.
- Tuy nhiên, cách hiểu về thi pháp học chưa thống nhất và sự vận dụng vào nghiên cứu và phê bình văn học còn nhiều sự máy móc thiên lệch, phiến diện như quá chú trọng phân tích hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học.
- Đọc các bài viết về thi pháp học, ta dễ nhận thấy các nhà thi pháp học đều khẳng định: Nghiên cứu, phê bình theo hướng thi pháp học nghĩa là nghiêng về phân tích hình thức nghệ thuật tác phẩm bởi nội dung trong tác phẩm phải được suy ra từ hình thức, đó là hình thức mang tính nội dung.
- Ta có thể thấy, các nhà thi pháp học, từ nhẹ đến nặng đều phê phán và đối lập với xu hướng nghiên cứu, phê bình trước đây là thô thiển, chú trọng phân tích nội dung của tác phẩm văn học.
- Nhìn vào đời sống chúng ta có thể thấy rằng thi pháp học không phải là hướng nghiên cứu, phê bình văn học duy nhất, nhưng phải thừa nhận nó là hiện tượng nổi bật nhất.
- Quả là như thế, nghiên cứu phê bình văn học được dán mác “Thi pháp học” đã trở thành mốt thời thượng, thi pháp học trở thành “Miền đất hứa” nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học trẻ…Vì thế, việc nhận diện lại thi pháp học luôn là vấn đề cần thiết..
- Thi pháp học ở Nga xuất hiện rải rác từ cuối thế kỷ XIX và thực sự bùng phát đầu thế kỷ XX với chủ nghĩa hình thức Nga, sau đó bị trấn át để nhường chỗ cho nghiên cứu xã hội học mác-xít.
- Những năm 70, 80, thi pháp học lịch sử được đề xướng rầm rộ..
- Năm 1976, trong sách “Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người” rồi tiếp theo, năm 1983 Khrapchenco tổng kết thi pháp học lịch sử như là khuynh hướng nổi bật của nghiên cứu văn học Liên Xô từ năm 1959..
- Ở Pháp, thi pháp học bắt đầu được nhà thơ P.
- Valéry nói đến trong chuyên đề giảng ở Viện Hàn lâm Pháp năm 1935, nhưng nó thực sự thu hút với sự bùng phát của chủ nghĩa cấu trúc những năm 60 do ảnh hưởng của việc giới thiệu thi pháp học Nga đầu thế kỷ..
- Ở Việt Nam, từ những năm 30 cho đến trước Cách mạng tháng Tám, 1945 thi pháp chỉ được nhắc đến lẻ tẻ trong một số công trình văn học mà chưa phải phương pháp luận của một trào lưu, một xu hướng thẩm mỹ.
- Từ năm 1945 đến năm 1975, nói chung các nhà lí luận và sáng tác văn học cách mạng dường như chỉ quan tâm nội dung phản ánh hiện thực mà ít chú ý đến phương diện thi pháp, mặc dù đôi lúc có quan tâm đến phong cách, bút pháp sáng tác của nhà văn.
- Ở miền Nam trong vùng kiểm soát của chính quyến cũ, tuy có điều kiện giới thiệu về lí thuyết cấu trúc song chưa nêu vấn đề nghiên cứu thi pháp văn học.
- Đã có một số công trình lí luận, nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, các giáo sư bậc đại học nhưng còn tản mạn, phân tán và về cơ bản, thi pháp học vẫn chỉ được quan niệm như là phép tắc làm thơ, kiến thức về thi ca.
- Việc nghiên cứu, phê bình văn học về cơ bản vẫn theo truyền thống cũ.
- những năm 1980 một số nhà nghiên cứu văn học như Phạm Vĩnh Cư, Duy Lập, Vương Trí Nhàn, Lại Nguyên Ân,…đã giới thiệu thi pháp học Liên Xô vào Việt Nam, dịch một số công trình của Bakhtin, Khrapchenco…Đồng thời chuyên đề thi pháp học được Trần Đình Sử mở tại Đại học Sư phạm Hà Nội, một số cuộc hội thảo chuyên đề về thi pháp học đã được tổ chức tại Hà Nội…Từ đó nhu cầu tìm hiểu thi pháp học đã trở nên sôi động trong giới nghiên cứu và giảng dạy văn học, nhiều người xem đó là cách đổi mới trong nghiên cứu, phê bình văn học.
- Đến cuối năm 1990, thi pháp học đã được Trần Đình Sử viết thành giáo trình đầu tiên ở bậc đại học, cao đẳng.
- Trong không khí đó, nhiều công trình vận dụng thi pháp học vào nghiên cứu, phê bình văn học lần lượt xuất hiện, tạo thành phong trào chiếm ưu thế.
- Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam viết về đặc trưng thi pháp của ngôn ngữ thơ theo quan điểm của chủ nghĩa cấu trúc thuộc trường phái R.Jakobson.
- Đó là các nhà ngôn ngữ học, còn các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đi vào thi pháp khá đông đảo và cũng đạt kết quả bước đầu rất đáng chú ý như: Hoàng Trinh, Bùi Công Hùng, Nguyễn Kim Đính, Đỗ Đức Hiểu…Khuynh hướng nghiên cứu, phê bình văn học theo tinh thần thi pháp học thu hút đông đảo giới nghiên cứu, phê bình tham gia là một “hiện tượng” của đời sống văn học Việt Nam, nó.
- Lê Bảo - Hà Minh Đức - Đỗ Kim Hồi - Nguyễn Hoành Khung - Nguyễn Xuân Lạc - Nguyễn Đăng Mạnh - Đoàn Đức Phƣơng - Vũ Anh Tuấn - Trần Thị Băng Thanh - Lã Nhâm Thìn - Trần Khánh Thành - Văn Tâm - Nguyễn Quốc Túy - Trần Đăng Xuyền - Hoàng Hữu Yên (1997), Giảng văn Văn học Việt Nam.
- Nguyễn Viết Chữ (2009), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương..
- Hà Minh Đức (chủ biên) (1998), Lí luận văn học.
- Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2009), Từ điển thuật ngữ văn học.
- Đinh Gia Khánh (chủ biên) (2002), Văn học Việt Nam thế kỷ X – nửa đầu thế kỷ XVIII.
- Nguyễn Khuê (1997), Tâm sự Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân quốc ngữ thi tập.
- Phan Trọng Luận (2007), Văn học nhà trường, nhận diện, tiếp cận, đổi mới.
- Nguyễn Đăng Na (chủ biên) (2010), Văn học trung đại Việt Nam tập hai.
- Bùi Văn Nguyên (1986), Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Bùi Văn Nguyên (1992), Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm tập hai, thơ văn chữ Hán.
- Nguyễn Khắc Phi (2006), Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 10 nâng cao.
- Trần Đình Sử (1993), Giới thiệu và tuyển chọn Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học.
- Trần Đình Sử (chủ biên) (2008), Giáo trình lí luận văn học tập hai tác phẩm và thể loại văn học.
- Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam..
- Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam.
- Trần Thị Băng Thanh – Vũ Thanh (2001), Nguyễn Bỉnh Khiêm về tác gia và tác phẩm