« Home « Kết quả tìm kiếm

Dạy học địa lí tự nhiên đại cương ở trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên theo hướng tiếp cận năng lực


Tóm tắt Xem thử

- DOI:10.22144/ctu.jsi.2019.103 DẠY HỌC ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG Ở.
- Địa lí tự nhiên đại cương, năng lực, tiếp cận năng lực.
- Giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học đang là xu thế chung của các nước tiên tiến trên thế giới.
- Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về dạy học Địa lí tự nhiên đại cương ở trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên theo hướng tiếp cận năng lực, bao gồm:.
- phát triển chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học.
- đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực..
- Dạy học địa lí tự nhiên đại cương ở trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên theo hướng tiếp cận năng lực.
- dưỡng, hỗ trợ giáo viên và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông nâng cao năng lực theo các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.
- Sự thay đổi giáo dục từ cách tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực sẽ giúp cho sinh viên Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên khi ra trường đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông..
- Trong chương trình đào tạo ngành Sư phạm Địa lí của Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, nội dung Địa lí tự nhiên đại cương được xây dựng thành hai học phần với 6 tín chỉ (học phần Trái Đất, khí quyển, thạch quyển 3 tín chỉ.
- Những nội dung về kiến thức Địa lí tự nhiên đại cương rất quan trọng, phục vụ cho việc dạy học môn Địa lí lớp 10.
- dục phổ thông mới, là nền tảng kiến thức địa lí cho các em học sinh sau này.
- Dạy học Địa lí tự nhiên đại cương ở trường Sư phạm theo hướng tiếp cận năng lực sẽ giúp các em sinh viên chủ động, tích cực và sáng tạo hơn trong quá trình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng Địa lí tự nhiên đại cương và vận dụng được kiến thức, kỹ năng này trong việc giảng dạy sau này đáp ứng được xu thế chung của giáo dục đại học và xu thế đổi mới giáo dục ở trường phổ thông..
- Các dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu dạy học Địa lí tự nhiên đại cương ở trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên theo hướng tiếp cận năng lực được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau gồm:.
- chương trình đào tạo ngành Sư phạm Địa Lí của Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên (2014).
- các tài liệu về phát triển chương trình giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phát triển năng lực người học..
- Nguồn dữ liệu khá phong phú kết hợp với thực tiễn nghiên cứu, giảng dạy tại Khoa Địa lí - Trường ĐHSP Thái Nguyên..
- Các phương pháp nghiên cứu dạy học Địa lí tự nhiên đại cương ở trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên theo hướng tiếp cận năng lực được sử dụng bao gồm:.
- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu được vận dụng khi thu thập các tài liệu về chương trình đào tạo ngành Sư phạm Địa lí của Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
- các tài liệu về phát triển năng lực người học, phát triển chương trình.
- Đặc biệt, tài liệu Chương trình Giáo dục phổ thông mới được coi là nguồn tài liệu quan trọng cho việc nghiên cứu phát triển chương trình Địa lí Địa lí tự nhiên đại cương ở Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên theo định hướng phát triển năng lực người học.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm được sử dụng để phân tích, đánh giá thực tiễn dạy học Địa lí tự nhiên đại cương qua tham khảo ý kiến của các giảng viên Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và một số giảng viên của các Trường Sư phạm khác..
- 3.1 Khái quát về năng lực và dạy học tiếp cận năng lực.
- 3.1.1 Khái niệm năng lực.
- Thuật ngữ năng lực có nguồn gốc tiếng latinh.
- Trong tiếng Anh, năng lực có thể được dùng những thuật ngữ như: capability, competency,… Phạm trù năng lực thường được hiểu theo nhiều cách khác nhau (Trần Thị Thanh Thủy, 2016.
- Capability: Năng lực hiểu theo nghĩa chung nhất là khả năng mà cá nhân thể hiện khi tham gia một hoạt động nào đó ở một thời điểm nhất định..
- Competency: Năng lực là khả năng thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ/hành động cụ thể, liên quan đến một lĩnh vực nhất định dựa trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kĩ xảo và sự sẵn sàng hành động..
- Từ những khái niệm nêu trên có thể hiểu như sau: Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính tâm lí cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí… để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định.
- Năng lực cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống..
- 3.1.2 Phân loại năng lực trong lĩnh vực giáo dục.
- Phân loại năng lực là một vấn đề phức tạp và chưa đi đến sự thống nhất chung.
- Theo Nguyễn Thanh Sơn (2015) thì năng lực trong lĩnh vực giáo dục thường được phân thành 4 loại hoặc 2 loại như sau:.
- Phân loại năng lực theo cấu trúc gồm 4 loại:.
- (i) Năng lực cá thể: Là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, giới hạn cá nhân, những quan điểm, chuẩn mực đạo đức và động cơ chi phối thái độ, hành vi ứng xử..
- (ii) Năng lực chuyên môn: Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn hoặc đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác..
- (iii) Năng lực phương pháp: Là khả năng hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ khác nhau..
- (iv) Năng lực xã hội: Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội và những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với các thành viên khác..
- Phân loại năng lực theo cấu trúc gồm 2 loại:.
- (i) Năng lực chung: Là năng lực cơ bản, thiết yếu để sinh viên có thể sống và làm việc bình thường trong xã hội như: Khả năng hành động độc lập thành công.
- (ii) Năng lực chuyên biệt: Là năng lực được hình thành và phát triển do một lĩnh vực, môn học cụ thể nào đó.
- Năng lực chỉ có thể thấy được khi quan sát hoạt động của sinh viên ở các tình huống nhất định..
- Năng lực được hình thành không chỉ trong quá trình học tập tại trường mà cả ngoài trường và xã hội..
- 3.1.3 Dạy học tiếp cận năng lực.
- Tiếp cận năng lực giúp người học không chỉ biết học thuộc, ghi nhớ mà còn phải biết làm thông qua các hoạt động cụ thể, sử dụng những tri thức học được để giải quyết các tình huống do cuộc sống đặt ra.
- Dạy học tiếp cận năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho người học năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống nghề nghiệp (Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội, 2016)..
- Dạy học tiếp cận năng lực khác với dạy học tiếp cận nội dung được trình bày trong Bảng 1..
- Bảng 1: Sự khác nhau giữa dạy học tiếp cận nội dung và dạy học tiếp cận năng lực.
- Tiêu chí Tiếp cận nội dung Tiếp cận năng lực.
- Học là quá trình kiến tạo, sinh viên tự tìm tòi, khám phá, phát hiện, tự hình thành hiểu biết, năng lực.
- Chú trọng hình thành các năng lực (sáng tạo, hợp tác,…).
- Nội dung dạy học.
- Phương pháp dạy học.
- Dạy học tương tác..
- Hình thức tổ chức dạy học.
- 3.2 Phát triển chương trình Địa lí tự nhiên đại cương theo định hướng phát triển năng lực người học.
- Trong xu hướng đó, quá trình đào tạo ngành Sư phạm Địa lí ở Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên rất cần thiết phát triển CTĐT nói chung và phát triển CTĐT Địa lí tự nhiên đại cương nói riêng nhằm đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay..
- Trước đây, chương trình Địa lí tự nhiên đại cương lấy kiến thức, kỹ năng, thái độ làm cơ sở để.
- rằng, các kiến thức, kỹ năng, thái độ chỉ là những mặt riêng biệt của năng lực.
- Do vậy, cần lấy năng lực người học làm trọng tâm trong phát triển CTĐT Địa lí tự nhiên đại cương..
- Việc phát triển CTĐT Địa lí tự nhiên đại cương lấy năng lực người học làm trọng tâm cần:.
- Chú trọng tích hợp, thực hành, gắn nội dung môn học với thực tiễn nhằm rèn luyện cho sinh viên kỹ năng vận dụng kiến thức địa lí vào việc tìm hiểu và giải quyết một số vấn đề của thực tiễn.
- Ngoài ra, cần kết hợp nội dung Địa lí tự nhiên đại cương và nội dung lí luận dạy học định hướng giảng dạy nội dung kiến thức Địa lí tự nhiên đại cương ở trường phổ thông cho sinh viên..
- Hệ thống năng lực cần đạt của chương trình Địa lí tự nhiên đại cương.
- Chương trình Địa lí tự nhiên đại cương trong đào tạo ngành Sư phạm Địa lí ở Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên ngoài việc góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên như: Có phẩm chất đạo đức cá nhân tốt, tâm huyết với nghề, biết chia sẻ với người học và đồng nghiệp.
- chương trình cần hình thành những năng lực chung, như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, đặc biệt, bám sát với yêu cầu của giáo dục phổ thông mới, chương trình Địa lí tự nhiên đại cương cần hình thành các năng lực chuyên môn như sau:.
- Năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: Năng lực này được phát triển trong hoạt động nhận thức các sự vật, hiện tượng, quá trình địa lí gắn với lãnh thổ, như:.
- Năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí: Năng lực này được phát triển trong hoạt động nhận thức và phát triển kỹ năng phân tích các mối liên hệ (tương hỗ, nhân quả) giữa các hiện tượng, quá trình địa lí tự nhiên, như:.
- Năng lực sử dụng các công cụ của Địa lí học và tổ chức học tập thực địa: Năng lực này được phát triển trong hoạt động của sinh viên như: sử dụng bản đồ, atlat địa lí, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ, lát cắt, mô hình, bảng số liệu, tranh ảnh.
- và tổ chức các hoạt động học tập thực địa như tìm hiểu, khảo sát, điều tra địa lí địa phương khi dạy học Địa lí tự nhiên đại cương..
- Năng lực thu thập, xử lí và truyền đạt thông tin địa lí: Năng lực này được phát triển trong hoạt động của sinh viên thu thập, chọn lọc, hệ thống hoá tư liệu, tài liệu.
- truyền đạt thông tin địa lí khi dạy học Địa lí tự nhiên đại cương..
- Năng lực nghiên cứu khoa học Địa lí tự nhiên: Năng lực này được phát triển trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.
- Sinh viên biết hướng đến các nghiên cứu liên hệ kiến thức Địa lí tự nhiên đại cương với thực tiễn.
- Năng lực dạy học Địa lí tự nhiên đại cương ở trường phổ thông: Năng lực này được phát triển trong hoạt động vận dụng kiến thức Địa lí tự nhiên đại cương và kiến thức lí luận dạy học để giảng dạy học kiến thức Địa lí tự nhiên đại cương ở trường phổ thông..
- Việc xác định hệ thống năng lực cần đạt đối với người học là cơ sở xuất phát của việc lựa chọn các nội dung dạy học Địa lí tự nhiên đại cương..
- 3.3 Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí tự nhiên đại cương theo định hướng phát triển năng lực người học.
- Để thực hiện thành công đổi mới phương pháp dạy học Địa lí tự nhiên đại cương theo định hướng.
- phát triển năng lực người học, các giảng viên cần được giao quyền chủ động về thiết kế, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra quá trình dạy học.
- Trong quá trình dạy học Địa lí tự nhiên đại cương, để phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu, tính tích cực, sáng tạo của sinh viên, giảng viên cần hướng dẫn sinh viên cách lập kế hoạch học tập, cách sử dụng thời gian hợp lí, cách đọc tài liệu, cách tìm kiếm và thu thập tài liệu….
- Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí tự nhiên đại cương theo định hướng phát triển năng lực người học cần được tiến hành qua việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực kết hợp với cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống, cụ thể như sau:.
- Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực..
- đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, đặc biệt là tăng cường tổ chức thuyết trình (seminar) giúp sinh viên phát huy được năng lực độc lập, tư duy khoa học, sáng tạo..
- Ví dụ: Khi dạy nội dung “Khí áp”, để phát triển năng lực của người học, giảng viên có thể áp dụng phương pháp dạy học theo góc, chia lớp ra 4 góc như sau:.
- Việc đổi mới phương pháp dạy học Địa lí tự nhiên đại cương cần được đồng bộ hóa với việc được trang bị những điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp, đảm bảo giảng viên có thể thực hiện nhiệm vụ dạy học một cách thuận lợi và dễ dàng.
- 3.4 Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập Địa lí tự nhiên đại cương của sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực.
- Mục đích của kiểm tra, đánh giá (KTĐG) là đo lường năng lực của sinh viên.
- Đổi mới KTĐG kết quả học tập Địa lí tự nhiên đại cương của sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực được thể hiện:.
- Trước kia, điểm chung của toàn học phần Địa lí tự nhiên đại cương trong đào tạo ngành Sư phạm Địa lí ở Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên xác định các trọng số là 30% điểm thành phần (điểm quá trình học tập, thường bao gồm điểm chuyên cần, kiểm tra, thực hành.
- Đổi mới nội dung KTĐG kết quả học tập: Nội dung KTĐG kết quả học tập Địa lí tự nhiên đại cương cần lấy tiêu chí năng lực làm trọng tâm, nghĩa là phải đảm bảo đánh giá được năng lực của người học.
- Đổi mới KTĐG kết quả học tập Địa lí tự nhiên đại cương cần phải gắn liền với việc đổi mới các mặt hoạt động khác như: đổi mới chương trình đào tạo Địa lí tự nhiên đại cương, đối mới phương pháp giảng dạy của giảng viên, cách học của sinh viên, đổi mới công tác chỉ đạo hoạt động đào tạo….
- Dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học đang là xu thế giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới.
- Theo đó, đổi mới dạy học Địa lí tự nhiên đại cương ở Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên theo định hướng phát triển năng lực người học là rất cần thiết.
- Đổi mới dạy học Địa lí tự nhiên đại cương theo hướng tiếp cận năng lực sẽ giúp cho sinh viên khi ra trường đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông, phù hợp với xu thế của giáo dục hiện nay..
- Đổi mới dạy học Địa lí tự nhiên đại cương ở Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên theo hướng tiếp cận năng lực cần phải được thực hiện một cách đồng bộ từ phát triển chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học.
- đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực nhằm nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực cho giáo dục phổ thông mới..
- Quyết định số 885/QĐ-ĐHSP, ngày về việc “Ban hành Chương trình Giáo dục Đại học: Chương trình Sư phạm Địa lí”, ngày truy cập 16/4/2019.
- Phát triển năng lực người học đáp ứng yêu cầu xã hội tại các trường đại học Việt Nam.
- Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
- Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm