« Home « Kết quả tìm kiếm

Dạy học đọc hiểu “Sang thu” của Hữu Thỉnh trên cơ sở sáng tạo về ngôn ngữ, hình tượng và biểu tượng của tác phẩm


Tóm tắt Xem thử

- DẠY HỌC ĐỌC HIỂU “SANG THU” CỦA HỮU THỈNH TRÊN CƠ SỞ SÁNG TẠO VỀ NGÔN TỪ, HÌNH TƢỢNG.
- VÀ BIỂU TƢỢNG CỦA TÁC PHẨM.
- Chuyên ngành: Lí luận và Phƣơng pháp dạy học (bộ môn Ngữ văn) Mã số .
- Đọc - hiểu, vấn đề thời sự của nghiên cứu và dạy học văn.
- “Sang thu”, một bài thơ hay với nhiều sáng tạo của Hữu Thỉnh..
- Tầm quan trọng của kĩ năng đọc hiểu trong tiếp nhận ngôn từ, hình tượng và biểu tượng và mối quan hệ giữa ngôn từ, hình tượng và biểu tượng của tác phẩm.
- Định hướng dạy học đọc hiểu tác phẩm "Sang thu".
- Hữu Thỉnh trong sách giáo khoa và sách giáo viên lớp 9.
- Khảo sát một số sách tham khảo có hướng dẫn đọc – hiểu tác phẩm "Sang Thu".
- Hữu Thỉnh.
- Khảo sát thực trạng dạy học đọc – hiểu tác phẩm "Sang Thu".
- Khảo sát thực trạng họcsinh học đọc – hiểu tác phẩm "Sang Thu".
- Hữu Thỉnh của học sinh.
- Một số đề nghị của giáo viên và học sinh về định hướng phương pháp dạy học văn.
- NHỮNG BIỆN PHÁP DẠY HỌC ĐỌC HIỂU TRÊN CƠ SỞ TĂNG CƢỜNG SỰ HIỂU BIẾT CỦA HỌC SINH VỀ NGÔN TỪ, HÌNH.
- TƢỢNG, BIỂU TƢỢNG ĐƢỢC SÁNG TẠO TRONG BÀI THƠ “SANG.
- THU” CỦA HỮU THỈNH.
- Vận dụng hoạt động đọc - hiểu trong quá trình dạy học bài thơ “Sang thu.
- Hướng dẫn học sinh đọc “Sang thu.
- Hữu Thỉnh trong sự đối chiếu với những bài thơ khác.
- Định hướng hoạt động đọc bằng những câu hỏi hướng vào tri thức đọc hiểu bài thơ "Sang thu".
- để phát hiện và phân tích giá trị sáng tạo của ngôn từ trong bài thơ “Sang thu.
- để phát hiện và phân tích những hình tượng nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ “Sang thu.
- để phát hiện và đánh giá biểu tượng nghệ thuật trong bài thơ “Sang thu.
- Thu thập một số ý kiến của học sinh về giá trị nội dung và hình thức của bài thơ “Sang thu.
- Lấy ý kiến về cách hiểu cái hay, cái đẹp của bài thơ “Sang thu.
- Lấy ý kiến thắc mắc chưa hiểu rõ về nội dung và hình thức bài thơ “Sang thu.
- Hữu Thỉnh, đặc biệt là về ngôn từ, hình tượng và biểu tượng.
- Đối tượng và địa bàn thực nghiệm.
- Người dạy học vừa chú ý mục tiêu giáo dục theo yêu cầu của xã hội.
- Mục tiêu dạy học môn Ngữ văn trong những năm học tiếp theo là:.
- Cung cấp các kiến thức môn Ngữ văn cho người học bao gồm tri thức về tiếng Việt, văn học (văn bản), tập làm văn..
- Để đáp ứng được những yêu cầu của giáo dục các nhà nghiên cứu cũng như bản thân người dạy học luôn mong muốn tìm ra những cách thức, phương pháp dạy học mới phù hợp và hiệu quả.
- Tìm hiểu TPVC, chúng ta luôn nhận thấy ngôn từ, hình tượng và biểu tượng có một vai trò đặc biệt trong việc thể hiện nội dung tư tưởng cũng như hình thức nghệ thuật mới mẻ, độc đáo của tác phẩm..
- “Đọc – hiểu là một địa hạt mới, gợi ra nhiều vấn đề khoa học để phương pháp dạy học phát triển thêm về mặt lí luận và vận dụng thực tế.
- Đọc – hiểu cần tách ra khỏi vòng kiểm soát chật hẹp của phương pháp để trở thành nội dung tri thức chúng gắn liền với lí thuyết tiếp nhận, lí thuyết giao tiếp, thi pháp học, lí luận dạy học Ngữ văn”.
- Nó gợi ra nhiều vấn đề đáng suy ngẫm với các nhà giáo dục, nhất là trên con đường đổi mới phương pháp dạy học đối với môn Ngữ văn.
- Người giáo viên cần dạy học sinh cách đọc để các em tự đọc lấy, tự phát hiện ra những nội dung và hình thức tiêu biểu của TPVC..
- Nếu Nguyễn Khuyến cảm nhận thu sang vào thời điểm giữa mùa, Xuân Diệu là cuối thu thì Hữu Thỉnh lại thể hiện được những rung động, cảm xúc của mình lúc giao mùa, chuyển tiết hạ chuyển sang thu qua bài thơ Sang thu.
- Đây là một bài thơ mới được đưa vào chương trình Ngữ văn THCS.
- Đồng thời là một bài thơ hay nhưng cũng là một bài thơ khó dạy trong chương trình Ngữ văn 9 ( khó với lứa tuổi học sinh THCS)..
- Bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh có những sáng tạo độc đáo, thể hiện phong cách sáng tác giàu sức gợi cảm, một hồn thơ dung dị, mộc mạc mà luôn ẩn chứa nhiều lắng sâu và trải nghiệm của chính tác giả..
- Xuất phát từ thực tế trên và điều kiện nghiên cứu của bản thân, chúng tôi chọn đề tài.
- Dạy học đọc hiểu “Sang thu” của Hữu Thỉnh trên cơ sở sáng tạo về ngôn từ, hình tượng và biểu tượng của tác phẩm” làm luận văn thạc sỹ..
- Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
- Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc rèn luyện kĩ năng tri giác ngôn ngữ, tái hiện hình tượng và khái quát biểu tượng cho HS trong quá trình tiếp nhận TPVC..
- Trong cuốn Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên Trung học phổ thông về đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2005 có chuyên đề: Phương pháp đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông của PGS.TS Nguyễn Viết Chữ.
- Chuyên đề phân tích rõ bản chất của quá trình dạy học văn trong nhà trường là quá trình bồi dưỡng kĩ năng đọc, kĩ năng nghe mà biểu hiện ra là kĩ năng nói, kĩ năng viết và quá trình phát triển năng lực tiếp nhận văn học.
- Theo tác giả “phát triển năng lực tiếp nhận của học sinh là hạt nhân của quá trình dạy học văn hiện đại” [3,tr.5]..
- phải nghiên cứu và xác định mối quan hệ bên trong mỗi tác phẩm trữ tình thông qua tác động và chức năng của hình tượng âm thanh, cấu trúc thơ, của khổ thơ, của hình ảnh” [11, tr.98].
- “Phân tích tác phẩm trữ tình cần phải quan tâm đến bình diện diễn đạt ngôn ngữ nghệ thuật” [11, tr 103].
- Ngay khi được đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 9, tác phẩm Sang thu đã gây được sự chú ý và quan tâm đặc biệt của người đọc.
- Tác phẩm được phân tích, cảm nhận và nghiên cứu dưới nhiều góc độ khía cạnh khác nhau..
- GS.TS Nguyễn Thanh Hùng trong Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường Nxb Giáo dục 2008 có bài viết Sang thu – những cảm biễn tâm hồn và sự lập trình ngôn ngữ .
- Tác giả khẳng định Sang thu là “ cảm giác trực diện của cái tôi trữ tình như “bỗng nhận ra” và “hình như thu đã về” với tín hiệu chớm thu đồng thời là cảm hứng trước sự quyến rũ của vẻ đẹp mùa thu thôn dã”.
- Những cảm giác trực diện và cảm giác chuyển đổi va chạm với nhau trong toàn bài thơ.
- Sang thu còn là cảm xúc về thời gian.
- Cảm xúc về thời gian được thể hiện qua hình tượng đám mây trong câu thơ “Có đám mây mùa hạ - Vắt nửa mình sang thu”, câu thơ là điểm nối giữ hai bờ hư thực ( hình như – vội vã)..
- TS Chu Văn Sơn với bài viết Sang thu – Hữu Thỉnh trên trang.
- Không chỉ vậy, theo tác giả “một trong những nét đặc sắc của bài Sang thu là có hai hệ thống tín hiệu báo mùa có vẻ phản trái nhau, song cả hai đều thuộc về thần thái của mùa thu”..
- PGS Nguyễn Văn Long đã khẳng định: Bài thơ Sang thu gồm ba khổ, “tất cả đều là những hình ảnh thiên nhiên đất trời lúc giao mùa sang thu.
- Nhưng đọc kĩ vào từng khổ sẽ nhận ra cách triển khai và mạch vận động của tứ thơ, bộc lộ sự phát hiện và sáng tạo riêng của Hữu Thỉnh.
- Sang thu của Hữu Thỉnh – sự vận động của một tứ thơ..
- Tác giả khẳng định “Sang thu có một cốt cách riêng: vừa cổ điển, vừa hiện đại”.
- Tính cổ điển của bài thơ là ở sự hàm súc, khơi gợi và ở thể loại.
- Tính hiện đại được thể hiện khi tác giả mở rộng đề tài, thi liệu và chất hiện thực được đưa vào bài thơ..
- Một số luận văn thạc sĩ chuyên ngành lí luận và phương pháp dạy học Ngữ văn thuộc trường ĐHGD – ĐHQG Hà Nội có liên quan: Rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh lớp 9 trong dạy học bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh – Bùi Văn Kiên....
- Điểm lại một số công trình nghiên cứu của một số tác giả về tác phẩm Sang thu – Hữu Thỉnh để thấy những đóng góp nhất định cho việc tìm hiểu, giảng dạy của giáo viên và việc học của học sinh.
- Tuy nhiên các tác giả chỉ dừng lại ở việc khai tác ngôn từ, cấu trúc và mạch cảm xúc mà chưa đi vào tìm hiểu kĩ về ngôn từ, hình tượng và biểu tượng, việc vận dụng ngôn từ, hình tượng và biểu tượng vào dạy học tác phẩm.
- Việc nghiên cứu thành công đề tài sẽ có đóng góp nhất định cho việc học tập và giảng dạy có hiệu quả tác phẩm Sang thu – Hữu Thỉnh rói riêng và thơ hiện đại nói chung..
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.
- Mục đích nghiên cứu.
- Khẳng định giá trị nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tác phẩm Sang thu , từ đó đề xuất những biện pháp dạy học đọc hiểu trên cơ sở sáng tạo của tác phẩm Sang thu, tổ chức thực nghiệm sư phạm để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ dạy học tác phẩm văn chương trong trường THCS nói chung và tác phẩm Sang thu..
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu, tìm hiểu tác phẩm Sang thu – Hữu Thỉnh dưới góc độ về ngôn từ, hình tượng và biểu tượng của bài thơ.
- khảo sát giáo án, thực trạng dạy học tác phẩm Sang thu tại trường THCS Ngô Quyền – Lê Chân – thành phố Hải Phòng..
- Thứ hai: Đề xuất biện pháp dạy đọc hiểu Sang thu – Hữu Thỉnh..
- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu là các biê ̣n pháp dạy học đọc hiểu Sang thu trên cơ sở sáng tạo về ngôn từ, hình tượng và biểu tượng nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy tác phẩm văn chương – Sang thu trong SGK Ngữ văn 9, Tập Hai.
- Nxb Giáo dục.
- Các nghiên cứu khảo sát được tiến hành trên phạm vi trường THCS Ngô Quyền – Lê Chân – Hải Phòng (học sinh lớp 9 và giáo viên dạy Ngữ văn)..
- Số liệu sử dụng để nghiên cứu đề tài này được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2013, những số liệu khảo sát mới được điều tra trong năm 2014..
- Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Tổng hợp khái quát hóa cơ sở lí luận: vấn đề ngôn từ, hình tượng và biểu tượng và các kĩ năng đọc – hiểu..
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra - khảo sát bằng phiếu hỏi, tổng kết kinh nghiệm, tham vấn chuyên gia, thực nghiệm..
- Chƣơng 2: Những biện pháp dạy học đọc hiểu trên cơ sở tăng cường sự hiểu biết của HS về ngôn từ, hình tượng, biểu tượng được sáng tạo trong bài thơ Sang thu – Hữu Thỉnh.
- Bộ Giáo dục &.
- Đào tạo, Ban liên lạc các trƣờng Đại học sƣ phạm toàn quốc (2004), Kỷ yếu Hội thảo khoa học đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở các trường Đại học sư phạm, Hà Nội..
- Đào tạo (2010), Phân phối chương trình môn Ngữ văn..
- Nguyễn Viết Chữ, Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn ở trường phổ thông, Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên trung học phổ thông về đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn, Viện nghiên cứu sư phạm..
- Nguyễn Viết Chữ (2008), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường, Nxb Giáo dục..
- Nguyễn Thanh Hùng(2008), Đọc – hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường, Nxb Giáo dục..
- Nguyễn Văn Long, Nguyễn Kim Long (2010), Kĩ năng đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 9, Nxb Giáo dục..
- Vũ Nho, Nguyễn Thúy Hồng, Trần Thị Thành (2009), Bài tập rèn kĩ năng tích hợp Ngữ văn 9, Nxb Giáo dục..
- Vũ nho, Nguyễn Trọng Hoàn, Đào Tiến Phi( 2012), Để học tốt Ngữ văn 9, tập 2, Nxb Giáo dục..
- Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội..
- Nguyễn Khắc Phi (2009), Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 2, Nxb Giáo dục..
- Nguyễn Khắc Phi (2009), Sách giáo viên Ngữ văn 9, tập 2, Nxb Giáo dục..
- Đỗ Ngọc Thống (2005), “Đổi mới hình thức và nội dung kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn”, Tạp chí Dạy &