« Home « Kết quả tìm kiếm

Dạy học truyện ngắn Lão Hạc trong chương trình Ngữ văn lớp 8 theo đặc trưng thể loại.


Tóm tắt Xem thử

- DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN “LÃO HẠC” TRONG CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 8.
- Một tác phẩm ra đời không chỉ phản ánh cuộc sống phong phú, muôn vẻ quanh ta mà còn thể hiện thái độ, tình cảm của nhà văn với vạn vật..
- Nguyên nhân một phần do GV đứng lớp chưa nhận thức đúng đắn về ngành nghề nghệ thuật này, chưa ý thức hết được tầm quan trọng của những kiến thức về loại thể của tác phẩm, từ đó dẫn đến tình trạng phiến diện, suy diễn, thậm chí gò ép nội dung tư tưởng của tác phẩm..
- Nam Cao có vị trí rất quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại..
- Cả cuộc đời Nam Cao là một quá trình phấn đấu không mệt mỏi cho một nhân cách cao đẹp – nhân cách trong cuộc đời và nhân cách trong sáng tạo nghệ thuật.
- Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao không dài, chỉ gói gọn trong 15 năm gia tài văn chương của Nam Cao để lại cho đời không quá đồ sộ nhưng những tác phẩm của ông sẽ còn trường tồn mãi với thời gian, được lớp lớp thế hệ bạn đọc đón nhận nồng nhiệt.
- Các tác phẩm của Nam Cao đã thể hiện một chủ nghĩa nhân văn cao cả, một phong cách nghệ thuật đa dạng và phong phú.
- Nếu Chí Phèo, Sống mòn là đại diện xuất sắc cho phong cách nghệ thuật Nam Cao theo kiểu điển hình hóa đầy kịch tính thì Lão Hạc, Đời thừa là hiện thân khác cho một tài năng phong cách theo lối kết cấu mới với kiểu diễn biến tâm lý và một giọng điệu trữ tình khác biệt..
- đã không dừng lại ở những giá trị có sẵn mà cố gắng “tìm tòi”, “sáng tạo”, khơi sâu vào những “địa tầng” mới của văn chương Nam Cao.
- Trong cuốn Nam Cao - nhà văn hiện thực xuất sắc in năm 1961, Hà Minh Đức đã chỉ ra nét độc đáo trong tác phẩm của Nam Cao và cho rằng:.
- “Nam Cao thiên về phân tích những biểu hiện nội tâm của nhân vật.
- Do đó hầu hết các tác phẩm của Nam Cao thường kết cấu theo lối tâm lý”.[9, tr.184].
- Phong Lê trong bài viết Đặc trưng bút pháp hiện thực Nam Cao cũng đã có những nhận định sâu sắc, chỉ ra bút pháp hiện thực Nam Cao qua các sáng tác.
- Lách vào từng ý nghĩ, từng suy tính: “Đọc Nam Cao ta có dịp phanh phui so đi lặp lại đến tận đáy sâu sự thật, và qua đó chiêm nghiệm sự đa dạng, đa thanh của cuộc đời..
- Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Nhà văn - tư tưởng và phong cách đã chỉ ra vẻ đẹp tư tưởng nhân đạo trong tác phẩm của Nam Cao: “Nam Cao là người hay băn khoăn về vấn đề nhân phẩm, về thái độ khinh trọng đối với con người.
- Nhiều tác phẩm xuất sắc của anh đã trực diện đặt ra vấn đề này và anh đứng ra minh oan, chiêu tuyết cho những con người bị miệt thị một cách bất công” [22, tr.221].
- Trong bài Nhớ Nam Cao và những bài học của ông, Nguyễn Đăng Mạnh đã có nhận định sắc sảo: “Nam Cao là người hay băn khoăn về vấn đề nhân phẩm, về thái độ khinh, trọng đối với con người.
- Bích Thu với bài Sức sống của một sự nghiệp văn chương in trong cuốn Nam Cao tác gia và tác phẩm nhận xét: “Ngôn ngữ trong sáng tác của Nam Cao là ngôn ngữ đa âm, phức điệu hiện đại, dù được viết vào thời đại ông nhưng bây giờ đọc vẫn thấy mới.
- Ngôn ngữ của tác phẩm Nam Cao là sự hòa âm phối hợp của nhiều loại ngôn ngữ khác nhau như là sự sống tự nó cất lên như thế.
- Ở loại hình tự sự nhân vật người kể chuyện và nhân vật của tác phẩm tương ứng với hai loại ngôn ngữ: ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật”.
- Nguyễn Văn Hạnh với bài viết Nam Cao và khát vọng về một cuộc sống lương thiện xứng đáng đã nhận xét: “Với quan điểm nhân đạo sâu sắc của mình, có thể nói trong văn học nước ta nửa đầu thế kỷ XX, hơn bất kỳ một nhà văn nào khác, Nam Cao đã đặt ra trực diện vấn đề kiếp người, vấn đề thân phận con người, vấn đề con người bị tha hoá, không được sống như bản tính của mình, theo những nhu cầu tự nhiên lành mạnh của mình”.
- Trần Đăng Suyền trong bài viết Nam Cao - Nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn đã nhận xét: “Đối với Nam Cao, cái quan trọng hơn cả trong nhiệm vụ phản ánh chân thật cuộc sống là cái chân thật của tư tưởng, của nội tâm nhân vật.
- Xét cho tới cùng, cái quan trọng nhất trong tác phẩm không phải là bản thân sự kiện, biến cố tự thân mà là con người trước sự kiện, biến cố” [40, tr.156- 157].
- Bên cạnh những bài nghiên cứu, tìm hiểu về tác gia Nam Cao và giá trị các tác phẩm của ông.
- giới nghiên cứu, phê bình đã mở rộng tầm nhìn, phạm vi nghiên cứu để khẳng định một cách khách quan, đúng đắn về tài năng của Nam Cao qua việc so sánh, đối chiếu những nét tương đồng của Nam Cao với các nhà văn tên tuổi trên thế giới.
- Gorki và Nam Cao đã nhấn mạnh: “Đây là sự gặp gỡ ngẫu nhiên giữa hai tư tưởng nghệ thuật lớn.
- Gorki cũng như Nam Cao đều là hai nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, đều chú ý đến những người cùng khổ, bất hạnh, bị xã hội áp bức.
- Tác giả Đào Tuấn Ảnh trong bài viết Tsêkhôp và Nam Cao - một sáng tác hiện thực kiểu mới nhận xét: “Điều đầu tiên đập vào mắt độc giả khi đọc các tác phẩm của Tsêkhôp và Nam Cao là cả hai đều viết về những điều vặt vãnh của đời sống hàng ngày.
- Nhìn chung tất cả các ý kiến nhận định đánh giá hầu như đều thống nhất với nhau ở quan điểm: Truyện ngắn Nam Cao là truyện viết rất ít sự kiện, ít nhân vật và chủ yếu là truyện xoay quanh cuộc sống đời thường, kết cấu truyện thường là kết cấu tâm lý bỏ ngỏ, kết cấu vòng tròn..
- Trần Đăng Suyền trong Nhà văn hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo cũng đã đưa ra ý kiến về cái chân thật của tư tưởng, của nội tâm nhân vật trong văn của Nam Cao: “Đối với Nam Cao, cái quan trọng hơn cả trong nhiệm vụ phản ánh chân thật cuộc sống là cái chân thật của tư tưởng, của nội tâm nhân vật.
- Xét cho tới cùng, cái quan trọng nhất trong tác phẩm không phải là bản thân sự kiện, biến cố tự thân mà là con người trước sự kiện biến cố”.
- Như vậy, qua việc trình bày tình hình nghiên cứu ở trên về tác gia Nam Cao cũng như những giá trị qua các sáng tác của ông, chúng tôi có thể đi đến kết luận rằng: Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, tìm hiểu về tác gia Nam.
- Cao và các tác phẩm của ông ở nhiều góc độ, bình diện khác nhau mà thật sâu sắc như: về nội dung tác phẩm, ngôn ngữ, giọng điệu, kết cấu, thi pháp phong cách… Song những bài nghiên cứu, chuyên luận nghiên cứu sâu về những nét riêng thi pháp truyện ngắn Nam Cao chưa có nhiều, đặc biệt là mảng các truyện ngắn giàu chất hiện thực.
- Những năm gần đây, có nhiều luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ về các tác phẩm của Nam Cao song chưa có công trình nào trực tiếp bàn về hướng dạy truyện ngắn Lão Hạc.
- Chính vì vậy, việc đưa ra hướng dạy học truyện ngắn hiện thực trong văn học Việt Nam 1930-1945 nói chung và truyện ngắn hiện thực Nam Cao nói riêng cần được quan tâm nghiên cứu để tìm ra hướng dạy học phù hợp đạt hiệu quả.
- Luận văn của chúng tôi nghiên cứu về đề tài: Dạy học truyện ngắn Lão Hạc trong chương trình Ngữ văn lớp 8 theo đặc trưng thể loại.
- Tình hình nghiên cứu dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại.
- Những năm gần đây do yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, GV Ngữ văn các cấp đã được bồi dưỡng nhiều tri thức các thể loại văn học và dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại.
- Bên cạnh đó cũng có nhiều công trình nghiên cứu, các tài liệu hướng dẫn phân tích tác phẩm văn chương theo loại thể.
- Trên cơ sở những thành tựu về loại thể văn học và thi pháp học, nhiều nhà nghiên cứu, nhà sư phạm tâm huyết đã đề xuất cách thức, con đường dạy học sinh cảm thụ, tiếp nhận tác phẩm văn chương nói chung.
- tác phẩm văn xuôi nói riêng theo đặc trưng thể loại.
- Các tác giả trong chuyên luận của mình khi nói về vấn đề giảng dạy và phân tích tác phẩm văn chương đều không bỏ qua đặc thù thẩm mĩ của thể loại tác phẩm cần phân tích.
- Trần Thanh Đạm: Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể (Nhà xuất bản Giáo dục, 1971).
- Nhóm tác giả trường ĐHSP Hà Nội I: Nhà văn và tác phẩm trong trường phổ thông, Nhà xuất bản Đa ̣i ho ̣c Sư pha ̣m, 2001..
- Nguyễn Viết Chữ: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2006).
- Trong cuốn Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại, tác gia ̉ Lã Nhâm Thìn cũng khẳng định việc phân tích tác phẩm văn học từ góc nhìn thể loại là một trong những hướng khoa học nhất, hiệu quả nhất, vừa có ý nghĩa về khoa học cơ bản, vừa thiết thực về khoa học sư phạm, là một công đôi việc, là mũi tên đạt được hai đích, là cần thiết với nhà nghiên cứu đồng thời cần thiết với người giảng dạy..
- Ngoài ra, trong cuốn Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, tác giả Trần Thanh Đạm đã giải đáp phần nào những thắc mắc, băn khoăn của giáo viên trong vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể..
- Mặt khác, tác giả cũng đưa ra phương pháp vận dụng đặc trưng thể loại truyện ngắn vào việc giảng dạy tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao..
- Tình hình nghiên cứu của chuyên ngành phương pháp dạy học văn về các tác phẩm của Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc ở trường phổ thông.
- Nam Cao xuất hiện trong chương trình phổ thông với tư cách là một tác gia lớn, là một trong những gương mặt nổi bật của văn xuôi hiện đại, là cây bút tiêu biểu nhất, xuất sắc nhất của văn học hiện thực phê phán (1930-.
- Thời gian sáng tác không dài, khối lượng tác phẩm để lại không đồ sộ nhưng chúng thực sự đã trở thành “mẫu số vĩnh hằng” trong nền văn học dân tộc.
- Các tác phẩm của ông luôn là mối quan tâm trăn trở của nhiều giáo viên dạy văn và học sinh, đặc biệt là của các nhà nghiên cứu chuyên ngành phương pháp..
- Về tài liệu hướng dẫn giảng dạy và học tập: Bên cạnh các sách giáo khoa, sách giáo viên và sách thiết kế bài giảng cũng có một số cuốn sách tham khảo và hướng dẫn của một số nhà phương pháp như: Cuốn Nam Cao - một đời văn của Lê Tiến Dũng (Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 2001).
- Phân tích tác phẩm Nam Cao trong nhà trường của Nguyễn Văn Tùng (Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2003).
- Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường – Nam Cao Văn Giá tuyển chọn và biên soạn (Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1999).
- Phương pháp giảng dạy tác phẩm văn chương theo loại thể Nguyễn Viết Chữ (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2006.
- Có thể nói đây là những tài liệu bổ ích và thiết thực cho công việc giảng dạy và học tập về các tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường phổ thông..
- Nghiên cứu, khám phá những tác phẩm của Nam Cao, Nguyễn Thị Thanh Hương có bài Những tác động thẩm mĩ tiềm tàng trong tác phẩm của Nam Cao..
- Bên cạnh đó còn có một số luận văn, khoá luận nghiên cứu về phương pháp dạy học các tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường phổ thông như: Đỗ Bích Liên với đề tài Đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Chí Phèo và biện pháp giáo dục thẩm mỹ cho học sinh lớp 11.
- Nguyễn Văn Thắng với đề tài Một số biện pháp hướng dẫn học sinh tiếp nhận ngôn ngữ người kể chuyện trong truyện ngắn Nam Cao ở trường THPT.
- Trần Thị Thu Hà với đề tài khoá luận Vận dụng tri thức đọc hiểu để hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao trong nhà trường THPT.
- Phạm Thị Thu với đề tài “Dạy học tác phẩm Chí Phèo, Đời Thừa của Nam Cao theo đặc trưng thể loại”..
- Tình hình nghiên cứu về truyện ngắn Lão Hạc.
- Trong mấy chục năm qua, nhất là khoảng mười năm trở lại đây có nhiều nhà nghiên cứu đã mở ra các hướng tiếp cận tác phẩm của Nam Cao ở nhiều góc độ, khía cạnh.
- Để tìm ra phương pháp, biện pháp dạy học những tác phẩm của Nam Cao, trong đó có tác phẩm Lão Hạc ở trường phổ thông sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.
- Nghiên cứu, tiếp thu và đi tới một cách dạy thích hợp truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao trong chương trình bậc THCS - Châu Thị Kim Ngân..
- Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn lớp 8 - Nguyễn Đức Khuông (Chủ biên).
- Mục đích nghiên cứu.
- Thực hiện đề tài: Dạy học truyện ngắn Lão Hạc trong chương trình ngữ văn lớp 8 theo đặc trưng thể loại, luận văn hướng tới mục đích là tìm ra những phương pháp và biện pháp tối ưu nhất góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc dạy học tác phẩm Lão Hạc.
- Đồng thời chúng tôi mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả dạy học tác phẩm văn chương ở trường phổ thông.
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là tìm ra hướng dạy học truyện ngắn Lão Hạc theo đặc trưng thể loại, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc.
- dạy học truyện ngắn này trong chương trình THCS.
- Tìm hiểu về tác phẩm văn học, đặc trưng loại hình tác phẩm tự sự, đặc trưng của thể loại truyện ngắn..
- Tìm hiểu về thực trạng dạy học tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao ở một số trường THCS trên địa bàn huyện Gia Bình- Bắc Ninh..
- Tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực tiễn để từ đó xác định hướng dạy học hợp lý và hiệu quả cho việc dạy học tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao ở trường THCS..
- Khảo sát bằng thực nghiệm, đánh giá kết quả nghiên cứu để có cái nhìn tổng thể về dạy học tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao..
- Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng được lựa chọn nghiên cứu là phương pháp dạy học truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao theo đặc trưng thể loại..
- Phạm vi nghiên cứu.
- Căn cứ mục đích khoa học và đối tượng nghiên cứu của đề tài, luận văn chỉ đi sâu tập trung nghiên cứu trong phạm vi cụ thể là tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao trong chương trình Ngữ văn lớp 8 ở trường THCS.
- Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Chƣơng 2: Định hướng dạy học truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao theo đặc trưng thể loại..
- Lê A (Chủ biên) (2007), Dạy học Ngữ văn 8 theo hướng tích hợp.
- Nguyễn Viết Chữ (2006), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể.
- Nguyễn Viết Chữ (2009), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường.
- Hà Minh Đức (1961), Nam cao - nhà văn hiện thực xuất sắc.
- Nguyễn Đức Khuông (2012), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 8.
- Nguyễn Văn Long (2009), Phân tích tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại.
- Phan Tro ̣ng Luâ ̣n (2009), Phương pháp dạy học Văn.
- Phan Trọng Luận (chủ biên) (2008), Phương pháp dạy học Văn , tập 1, 2.
- Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hà Nội..
- Đoàn Đức Phƣơng(2008), Phương pháp luận nghiên cứu Văn học.
- Trần Đăng Suyền(2008), Nam Cao và những truyện ngắn chọn lọc.
- Nhà xuất bản Văn Học..
- Trần Đăng Suyền (2004), Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao.
- Bích Thu (2005), Nam Cao về tác gia và tác phẩm.
- Phạm Thị Thu (2012), Dạy học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao theo đặc trưng thể loại.
- Nguyễn Văn Tùng (2003), Phân tích tác phẩm Nam Cao trong nhà trường.
- Nguyễn Trí (và một số tác giả) (2001), Một số vấn đề đổ mới phương pháp dạy học Văn – Tiếng Việt