« Home « Kết quả tìm kiếm

Dạy học vật lí bằng sơ đồ tư duy


Tóm tắt Xem thử

- Trường THCS Tân Hà Tổ Lý -Hóa-Địa MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY.
- Nói cách khác là thông qua dạy học, giáo viên cần trang bị cho học sinh phương pháp học tập, là công cụ để học sinh học tập suốt đời..
- Thực tiễn dạy học nhiều năm chúng tôi nhận thấy: Học sinh chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ hàng đống kiến thức trong hàng chục môn học khác nhau.Nếu giáo viên yêu cầu học sinh học thuộc lòng kiến thức nhưng chưa chú ý rèn luyện cho học sinh phương pháp học để tự mình ghi nhớ kiến thức là chưa đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra..
- Phần lớn học sinh phải học vẹt, ghi nhớ máy móc để trả bài lấy điểm trong tiết học sau.
- Nhiều học sinh cảm thấy mệt mỏi, quá tải trong học tập.
- nhiều giáo viên than phiền sao nhiều học sinh chán học, lười học, không nhớ kiến thức cũ…Thực trạng đáng buồn đó là động cơ thúc đẩy chúng tôi tìm hiểu một số phương pháp dạy cho học sinh phương pháp học..
- Sử dụng sơ đồ tư duy (Mind mapping) trong dạy học là phương pháp dạy học chúng tôi đã áp dụng trong thực tế dạy vật lý và công nghệ tại trường THCS Tân Hà một số năm gần đây.Bước đầu gặp nhiều khó khăn, bởi đây là công cụ học tập còn khá mới mẻ.
- Tuy nhiên, rất mừng là phần lớn học sinh, nhất là học sinh khá, giỏi nắm bắt rất nhanh và áp dụng có hiệu quả.
- Học sinh trung bình và yếu cảm thấy giảm bớt áp lực trong việc ghi nhớ kiến thức, việc học trở nên nhẹ nhàng hơn..
- Những tín hiệu đáng mừng đó tạo niềm tin để chúng tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này nhằm trao đổi thông tin, vận dụng sáng tạo sơ đồ tư duy của Tony Buzan vào thực tiễn nhà trường chúng ta..
- Vì thời gian áp dụng còn chưa dài , việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học còn phải cần nhiều thời gian để chiêm nghiệm,điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn, do đó chúng tôi chỉ tập trung trao đổi ở mức vận dụng sáng tạo SĐTD vào môn vật lý và công nghệ bậc THCS trong việc học bài mới, giải bài tập vật lý, ôn tập tổng kết chương .Rõ ràng mỗi môn học có đặc trưng riêng, tuy nhiên phần cơ bản áp dụng SĐTD chúng tôi nhận thấy là tương tự nhau..
- Trong sáng kiến kinh nghiệm này chúng tôi tập trung tìm hiểu cách vận dụng sơ đồ tư duy vào việc dạy vật lý và công nghệ mang tính đặc thù môn học như sau: 1.3.1 Tìm hiểu cách dạy một bài mới môn vật lý và công nghệ bằng sơ đồ tư duy.
- 1.3.2 Tìm hiểu cách giải bài toán vật lý bằng sơ đồ tư duy.
- 1.3.3 Tìm hiểu cách ôn tập chương, học kỳ môn vật lý bằng sơ đồ tư duy II.
- Sơ đồ tư duy(Mind mapping) do Tony Buzan sáng tạo năm 1974 được lưu hành và áp dụng nhanh chóng tại các cơ sở huấn luyện học tập tại các nước phát triển trên khắp thế giới,đặc biệt phát triển tại Hoa Kỳ và châu Âu.
- Sơ đồ tư duy còn được ứng dụng trong công tác quản lý, công tác huấn luyện thi đấu thể thao, lập chiến lược hoạt động kinh doanh…vv.
- Chương trình Thiếu Niên Siêu Đẳng(Super –Teen) do Ernest Wong người Mã Lai sáng tạo năm 1985 đã ứng dụng rất thành công sơ đồ tư duy vào việc huấn luyện phương pháp học tập tại các nước châu Á như Singapor,Mã Lai, Hồng Kông, Indonesia.
- Năm 1998 Adam Khoo người Singapor xuất bản cuốn “Tôi tài giỏi-Bạn cũng thế”và được Trần Đăng Khoa và Uông XuânVy dịch sang tiếng Việt năm 2008 giúp học sinh Việt Nam tiếp cận với phương pháp học tập mới.Trong đó sơ đồ tư duy được ứng dụng làm công cụ ghi chú tối ưu nhằm ghi nhớ kiến thức một cách khoa học: Ngắn gọn và có hệ thống..
- Sơ đồ tư duy tận dụng nguyên tắc của trí nhớ siêu đẳng là tận dụng hình ảnh, màu sắc và từ khóa để liên kết ý tưởng thành một sơ đồ ngắn gọn chứa các dòng chảy thông tin giúp học sinh ghi nhớ kiến thức một cách khoa học.
- Não trái xử lí thông tin về lập luận, toán học, phân tích ngôn ngữ, sự kiện,…Não phải chúng ta lo những việc như âm nhạc, sáng tạo, mơ mộng, tưởng tượng, màu sắc, tình cảm,… Sơ đồ tư duy là sự kết hợp cả hai bán cầu và việc ghi nhớ và hồi tưởng kiến thức đã học thông qua cách ghi nhớ kết hợp chữ viết với hình ảnh, màu sắt làm nổi bật các ý trọng tâm và ngôn ngữ là những từ khóa quan trọng ngắn gọn để dễ nhớ..
- Sơ đồ tư duy có thể phân loại như sau: 1.
- Sơ đồ tư duy tổng quát dạng đề cương: Giúp học sinh nắm được số liệu kiến thức để chuẩn bị cho kì thi, không đi sâu vào chi tiết từng nội dung..
- Sơ đồ tư duy theo chương :Tập trung thông tin của từng chủ đề kiến thức, mô tả đầy đủ thông tin chính và phụ cho từng chương hay chủ đề kiến thức.
- Sơ đồ tư duy theo đoạn văn hay bài học: Giúp học sinh tóm tắt kiến thức trong một tiết học thành một sơ đồ tí hon nhưng chứa đựng đầy đủ các thông tin cơ bản và chi tiết trong bài học đó.
- Theo chúng tôi, sơ đồ tư duy còn có thể triển khai theo hướng phân tích, tổng hợp nhằm định hướng giải quyết bài toán phức tạp qua nhiều bước, nhiều nội dung phải giải quyết.Chúng tôi tạm đặt sơ đồ tư duy này là: Sơ đồ tư duy phân tích ,tổng hợp..
- II.2.Thực trạng Việc học tập của học sinh chúng ta hiện nay chưa được giáo viên quan tâm nhiều tới phương pháp học.
- Giáo viên chỉ tập trung chú ý đến phương pháp truyền đạt của mình có phù hợp với cả ba đối tượng học sinh không.
- có bám chuẩn kiến thức kỹ năng không.
- Bởi vậy nhiều học sinh khả năng tự học chưa tốt, việc học thiếu sáng tạo.
- Kết quả là nhiều học sinh cảm thấy quá tải trong việc ghi nhớ kiến thức.
- nhất là đối với học sinh trung bình và yếu..
- Trong giải pháp này chúng tôi đưa ra một số kinh nghiệm xây dựng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học vật lý và công nghệ trong một tiết dạy bao gồm: Tiết dạy kiến thức mới.
- tiết ôn tập chương, học kỳ tiết giải bài tập vật lý và công nghệ bằng sơ đồ tư duy..
- rõ ràng sơ đồ tư duy mỗi người tạo ra là sản phẩm sáng tạo mang dấu ấn cá nhân độc đáo.Học sinh trong một lớp, mỗi em có một sơ đồ riêng của mình,chúng tôi khuyến khích sáng tạo cá nhân.Tuy nhiên các bước đi để xây dựng sơ đồ tư duy là tương tự nhau,giải pháp này tập trung vào các bước để tạo lập sơ đồ tư duy đó..
- II.3.1 Tìm hiểu cách dạy một bài mới môn vật lý và công nghệ bằng sơ đồ tư duy Cơ sở để xây dựng sơ đồ tư duy trong một tiết dạy là chuẩn kiến thức kỹ năng (KTKN) của bài đó.Chuẩn KTKN giúp giáo viên không bỏ sót kiến thức, kỹ năng bắt buộc phải thực hiện, giảm bớt những kiến thức kỹ năng có trình bày trong sách nhưng đã được giảm tải hay KTKN mới bổ sung không có trong sách giáo khoa..
- Sách giáo khoa là tài liệu tham khảo chủ lực giúp giáo viên và học sinh nắm được những nội dung chính trong một bài dạy.Đặc biệt sách giáo khoa vật lý được viết không theo cách truyền thống mà là những hướng dẫn, đặt vấn đề, làm thí nghiệm vật lý, ghi nhớ kiến thức chính…với kênh hình ảnh khá phong phú cần được tận dụng trong quá trình dạy học vật lý.
- Khác với cách dạy truyền thống, kiến thức được truyền đạt lần lược từ mục 1,2,3… Trong bài dạy sử dụng sơ đồ tư duy, sau khi đặt vấn đề vào bài mới cần vẽ chủ đề trung tâm ở giữa bảng đen.
- học sinh nên quay vở nằm ngang vẽ ở trung tâm trang giấy, các em được tự do lựa chọn hình vẽ, màu sắt sao cho phù hợp với nội dung bài học.Kinh nghiệm cho thấy chủ đề trung tâm là hình vẽ nổi bật nhưng không nên quá rườm rà, nên chọn phấn màu đậm cho nổi bật.
- Trước khi vẽ các tiêu đề chính giáo viên cần cho học sinh đọc nhanh nội dung bài dạy để tìm cách chia nhóm kiến thức toàn bài thành các tiêu đề chính.
- Giáo án cho bài dạy là sơ đồ tư duy giáo viên chuẩn bị sẵn nên ước tính khoảng không gian cho từng tiêu đề..
- Học sinh nên vẽ minh họa trong thời gian học bài, để dành thời gian trên lớp tập trung nghe giảng, tránh tình trạng học sinh say mê vẽ hình minh họa mà quên nghe giảng.
- Sơ đồ tư duy chỉ có tác dung ghi nhớ tốt khi người học hiểu rõ nội dung ghi nhớ và ghi sơ đồ theo cách hiểu của mình.
- Để từ đó khi làm bài, các em có thể diễn đạt chi tiết từ nội dung chính mà mình đã ghi nhớ chứ không phải ghi nhớ máy móc rồi trình bày như sơ đồ.
- Dạy theo sơ đồ tư duy thì nhất thiết phải có nhiều phấn màu để làm nổi bật các tiêu đề, hình ảnh minh họa.
- Thực tế chúng tôi triển khai dạy một số khối (7,9) tiết bài mới vật lý và công nghệ bằng sơ đồ tư duy có chủ ý quan sát phản ứng của học sinh tại trường THCS Tân Hà thì nhận thấy: Lúc đầu học sinh hơi nghỡ ngàng trong cách ghi chép, nhưng chỉ sau một tháng làm quen với phương pháp mới học sinh bắt đầu thích thú và có nhiều sáng tạo trong cách ghi chép.
- Việc học nhẹ nhàng hơn vì dễ ghi nhớ kiến thức.
- Như vậy lo lắng của giáo viên lúc ban đầu là học sinh không ghi chép được đã được giải tỏa.
- Trong giờ học thỉnh thoảng lại có một học sinh phát ra tiếng cười sảng khoái, các em cảm thấy thích thú khi mình phát hiện ra cách ghi chép, vẽ hình minh họa độc đáo.
- Học sinh chúng ta tiến bộ rất nhanh trong cách ghi chép và có nhiều sáng tạo.
- Đó là tín hiệu rất đáng mừng trong việc trển khai dạy học bằng sơ đồ tư duy..
- Để khuyến khích học sinh cẩn thận, sáng tạo trong ghi chép trên lớp và bổ xung hình ảnh vào sơ đồ khi học, mỗi học kỳ giáo viên nên chấm vở một lần lấy điểm HS1, đồng thời kiểm soát việc làm bài tập ở nhà của học sinh.
- Nên thông báo trước cho học sinh điều này từ đầu năm học, đầu học kỳ sẽ có tác dụng rất tốt trong việc ghi chép của học sinh.
- Phần lớn học sinh rất cẩn thận, chú tâm trong việc trình bày vở của mình.
- Như vậy vở của học sinh không là những con chữ khô khan mà là tác phẩm nghệ thuật mang tính sang tạo cao.
- Nhiều em có cách ghi SĐTD hết sức độc đáo giúp các em dễ ghi nhớ kiến thức bằng cách riêng của mình..
- Để tăng khả năng tự học, tự ghi chép bằng sơ đồ tư duy, khi thấy học sinh đã thành thạo giáo viên nên để một vài tiết nội dung không quá phức tạp cho học sinh tự nghiên cứu, trao đổi để vẽ sơ đồ tư duy.
- Trong những giờ như thế chúng tôi quan sát thấy học sinh làm việc rất tốt, rất tích cực.
- phần lớn các em đã tự mình vẽ được sơ đồ.
- Tuy nhiên giáo viên cần hướng dẫn chi tiết các bước để triển khai sơ đồ tư duy, tránh tình trạng giao việc rồi bỏ mặt học sinh muốn làm gì thì làm..
- Chốt lại việc sử dụng sơ đồ tư duy trong từng tiết dạy mang lại nhiều lợi ích cho học sinh: giúp các em dễ nắm bài, dễ ghi nhớ, tạo điều kiện để phát huy năng lực sáng tạo, khả năng phân bố không gian, từng bước rèn luyện năng lực tự học, tự chọn lọc thông tin để ghi nhớ một cách khoa học.
- năng lực xâu chuỗi kiến thức một cách có hệ thống để tạo nên sơ đồ tư duy…Để làm được điều đó giáo viên cần phải nắm thật vững mục tiêu từng bài dạy trong hệ thống chuổi kiến thức cần cung cấp trong từng chương, từng khối lớp.
- II.3.2 Tìm hiểu cách giải bài toán vật lý định lượng bằng sơ đồ tư duy.
- Không những được áp dụng trong bài dạy lý thuyết, ngay trong tiết bài tập vật lý và công nghệ chúng ta có thể sử dụng sơ đồ tư duy như một công cụ phân tích, tổng hợp, ghi chú nhằm đưa ra cách giải phù hợp.
- nó giúp học sinh trình bày bài toán một cách có hệ thống, thấy rõ từng bước đi, từng cách làm.
- từ đó rèn luyện năng lực phân tích, tổng hợp cũng như nắm vững kiến thức đã học áp dụng vào từng tình huống bài toán cụ thể..
- Sử dụng sơ đồ tư duy được áp dụng trong việc giải bài tập vật lý ở phần định hướng giải, các phần khác như tóm tắt đề, trình bày bài giải tương tự như cách làm truyền thống.
- Học sinh sẽ thấy cách nào ngắn gọn để chọn lựa..
- Quá trình giải bài toán vật lý định lượng là quá trình đi ngược với hướng đã phân tích định hướng giải, học sinh cần được hướng dẫn, rèn luyện cách nhận biết và chỉ ra trên sơ đồ tư duy định hướng giải có bao nhiêu bước giải, áp dụng công thức nào, lời giải như thế nào, trình tự giải thể hiện rất rõ ràng khi áp dụng SĐTD định hướng giải..
- khi đó học sinh chỉ cần dùng máy tính thay kết quả vào công thức đã biến đổi dưới mũi tên phân tích để chọn kết quả đúng, tránh tình trạng làm mò, thử nhiều kết quả.
- Cần phát huy năng lực phân tích tổng hợp và tính toán nhanh của học sinh thông qua định hướng giải bằng SĐTD..
- Thực tế áp dụng SĐTD định hướng giải cho học sinh tại trường THCS Tân Hà chúng tôi nhận thấy đây là cách làm rất tốt để tiết kiệm thời gian cho tiết bài tập ít ỏi trong chương trình vật lý.
- Giáo viên chỉ cần làm hoàn chỉnh một bài tập vật lý để các em hình dung cách trình bày một bài toán vật lý, các bài khác còn lại chỉ cần phân tích định hướng giải .Tuy nhiên đây là cách làm không quen thuộc với học sinh chúng ta, học sinh phải có thời gian dài tập luyện từ lớp 8 đến lớp 9 mới thành thục.
- II.3.3 Tìm hiểu cách ôn tập chương, học kỳ môn vật lý bằng sơ đồ tư duy:.
- Trong tiết ôn tập chương bộ môn vật lý hiện nay trong sách giáo khoa thường được cấu trúc gồm 3 phần: 1.Tự kiểm tra: Gồm các câu hỏi trắc nghiệm hay tự luận để học sinh tự làm.
- Trò chơi: Được thiết kế một cách linh hoạt, thường là bài tập điền vào ô trống các từ khóa liên quan đến kiến thức đã học nhằm tăng sức hấp dẫn cho học sinh.
- Trong tiết ôn tập, thông thường giáo viên giao cho học sinh tự làm phần tự kiểm tra trước ở nhà, phần vận dụng được tổ chức, hướng dẫn giải tại lớp.
- Cuối cùng là trò chơi cho các nhóm học sinh thi đua giải quyết nhằm tăng sức hấp dẫn cho bài học..
- Thực tế áp dụng tiết ôn tập theo 3 phần như thế chúng tôi nhận thấy học sinh được rèn luyện kỹ năng giải bài tập, trả lời câu hỏi khá tốt trong tiết ôn tập.
- Để lấp khoảng trống này, chúng tôi đã đưa việc xây dựng sơ đồ tư duy vào tiết ôn tập nhằm hệ thống kiến thức đã học trong một chương, một học kỳ.
- giúp các em nắm tốt hơn hệ thống kiến thức, và nhất là dễ học, dễ nhớ kiến thức cơ bản đã học trong chương một cách rời rạc qua các tiết dạy cách nhau khá xa, vì môn vật lý số tiết trong tuần rất ít (L6,7,8 : 1tiết/ tuần.
- Thông thường chúng tôi hướng dẫn cho học sinh làm sơ đồ tư duy trước ở nhà.
- trên lớp giáo viên hỗ trợ để các em bổ sung, điều chỉnh cho đầy đủ nhằm hệ thống hóa kiến thức và rèn kỹ năng thiết lập SĐTD cho học sinh.
- Có thể chấm ( lấy điểm hệ số 1) SĐTD tự làm của học sinh để các em chú tâm làm tốt hơn khâu quan trọng này.
- Như vậy khoảng 1/3 thời gian tiết ôn tập nhằm mục đích hệ thống hóa kiến thức đã học, giúp các em dễ ghi nhớ kiến thức bằng SĐTD.
- Thời gian còn lại tập trung cho việc rèn kỹ năng giải bài tập vận dụng trong sách giáo khoa.Học sinh lớp 6,7 giáo viên cho các em pho to SĐTD giáo viên làm sẵn vì kỹ năng tự làm SĐTD của các em tự làm còn ở mức thấp, độ chính xác chưa cao.
- Sơ đồ tư duy của một chương là hệ thống kiến thức bao trùm cả một nhóm lớn kiến thức, kỹ năng .
- Sơ đồ tư duy là công cụ hết sức hữu ích cho học sinh học bài, nắm vững kiến thức có hệ thống..
- Thực tế dạy học một số năm qua cho thấy: Nếu học sinh được rèn luyện bằng sơ đồ tư duy hàng ngày thông qua từng tiết dạy, thông qua bài tập một cách thường xuyên thì kỹ năng của các em tăng lên rất nhanh.
- Đến tiết ôn tập nhiều em đã tự làm được sơ đồ tư duy khá tốt.
- Tuy nhiên giáo viên cần soạn sẵn sơ đồ tư duy chương để các em làm tài liệu học tập, trên sơ đồ nên có một phần cho các em bổ sung cho hoàn thiện như công thức, đơn vị…vv.
- II.4.1- Sơ đồ tư duy cho một bài dạy: Xem vở học sinh lớp 7A1,7A2….
- II.4.2- Sơ đồ tư duy cho bài toán vật lý: Xem bài 11 lý 9.
- II.4.3 - Sơ đồ tư duy cho tiết ôn tập chương: Xem SĐTD chương âm học,SĐTD chương quang học 7.
- III.Kết luận III.1.Kết luận: Thông qua lý luận và nhất là thực tiễn dạy học bằng SĐTD môn vật lý và công nghệ tại trường THCS Tân Hà chúng tôi nhận thấy lợi ích và tín hiệu vui phản hồi từ học sinh: Các em cảm thấy thú vị hơn, được sáng tạo trong giờ học, việc ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn.
- Học sinh chỉ cần 5 đến 10 phút để học bài, từ đó việc học trở nên nhẹ nhàng hơn.Chỉ sau một thời gian ngắn bở ngỡ ban đầu, phần lớn học sinh đã ghi bài bằng SĐTD khá sáng tạo, một số em vẽ SĐTD rất đẹp, bố trí không gian hợp lý.
- Như vậy chúng ta đã đạt mục tiêu của mình là thông qua việc truyền thụ kiến thức, kỹ năng môn học chúng ta đã rèn luyện cho học sinh phương pháp học tập.
- Dạy học bằng SĐTD cũng giúp giáo viên đỡ bỏ sót kiến thức, giúp việc dạy bám sát kiến thức kỹ năng.
- Sơ đồ tư duy không những giúp rất nhiều cho giáo viên trong tiết dạy bài mới, đặc biệt là tiết ôn tập hệ thống hóa kiến thức trước khi kiểm tra, một số tiết giải bài tập vật lý 8,9..
- Có thể nói SĐTD là xương sống cho mỗi tiết dạy, mang lại nhiều lợi ích cả cho giáo viên và học sinh.
- Một số lớp GVCN chưa chú ý nhắc nhở học sinh trực nhật mang đầy đủ phấn màu, nhiều lớp học sinh không có đủ dụng cụ ghi chép như viết màu, bút chì làm hạn chế việc ghi chép bằng SĐTD.