« Home « Kết quả tìm kiếm

Đề ôn tập năm 2020 môn Ngữ Văn 12 - Trường THPT Ngô Gia Tự


Tóm tắt Xem thử

- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 1 ĐỀ ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 NĂM 2020.
- Có những người luôn dè bỉu người khác và cho rằng nếu bản thân làm việc đó chắc chắn sẽ tốt hơn hoặc đôi khi lại săm soi họ tại sao làm như vậy.
- Nếu bạn cả cuộc đời chỉ biết đi trong đôi giày của chính mình bạn sẽ mãi là kẻ đơn độc, thế nhưng nếu bạn biết đặt mình vào đôi giày của người khác, bạn sẽ cảm nhận được những khó khăn, sự cố gắng và hoàn cảnh của họ.
- Đặt mình vào vị trí của người khác là cách mà bạn thay đổi cái nhìn về cuộc đời khách quan hơn.
- Đừng bao giờ để bản thân mình lên trên người khác, vì cho dù bạn có thành công cũng là thành công của một kẻ ích kỷ..
- Chỉ ra tác hại của hành động luôn dè bỉu người khác được nêu trong đoạn trích..
- Xác định và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Nếu bạn cả cuộc đời chỉ biết đi trong đôi giày của chính mình bạn sẽ mãi là kẻ đơn độc, thế nhưng nếu bạn biết đặt mình vào đôi giày của người khác, bạn sẽ cảm nhận được những khó khăn, sự cố gắng và hoàn cảnh của họ..
- Anh/ chị hiểu thay đổi cái nhìn về cuộc đời khách quan hơn như thế nào?.
- Anh/Chị có cho rằng biết đặt mình vào đôi giày của người khác là điều tuổi trẻ cần ghi nhớ hay không? Vì sao?.
- Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc “Đừng bao giờ để bản thân mình lên trên người khác, vì cho dù bạn có thành công cũng là thành công của một kẻ ích kỷ.” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được trích ở phần Đọc -hiểu..
- Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, ở phần mở đầu truyện,nhà văn Tô Hoài tả nhân vật Mị: “một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa.Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.
- Đến cuối truyện, khi chứng kiến “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen” của A Phủ khi bị trói, Mị suy nghĩ: “Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết.
- (Tô Hoài - Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.4 và tr.13) Phân tích hình ảnh nhân vật Mị trong hai lần được miêu tả như trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này..
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 2 ĐÁP ÁN ĐỀ ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 NĂM 2020.
- Tác hại của hành động luôn dè bỉu người khác được nêu trong đoạn trích:.
- Dè bỉu người khác sẽ làm cho người dè bỉu trở nên tự cao, tự phụ vào bản thân mình..
- Dè bỉu người khác là một trong những biểu hiện xuống dốc đạo đức của con người..
- -Biện pháp tu từ : Ẩn dụ: “đôi giày” là hoàn cảnh trong cuộc sống..
- -Tác dụng: gợi hình ảnh cụ thể, giúp người đọc hình dung rõ ràng về việc chúng ta phải thấu hiểu cho hoàn cảnh của người khác.
- Không nên lấy suy nghĩ của mình áp đặt cho mọi người, mọi vấn đề..
- Thay đổi cái nhìn về cuộc đời khách quan hơn là cách suy nghĩ tích cực với mọi việc và mọi người..
- Vì cuộc đời không phải ai cũng có hoàn cảnh số phận như nhau..
- Biết đặt mình vào đôi giày của người khác là điều tuổi trẻ cần ghi nhớ vì: Sống trên đời, mỗi người đều có một hoàn cảnh, một số phận khác nhau .
- tính cách và cách suy nghĩ cũng không thể giống nhau..
- Phải biết đặt bản thân mình vào vị trí của người khác để cảm nhận được sâu sắc những khó khăn thử thách của họ.
- II.TẬP LÀM VĂN Câu 1:.
- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ.
- Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề..
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: “Đừng bao giờ để bản thân mình lên trên người khác, vì cho dù bạn có thành công cũng là thành công của một kẻ ích kỷ.”.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 3 c.
- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm.
- các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận.
- rút ra bài học nhận thức và hành động.
- -Nêu dẫn ý: Ông bà ta có câu “Cao nhân tắc hữu cao nhân trị” :(người tài cao thì sẽ có người tài cao hơn trị.
- Nêu câu trích: “Đừng bao giờ để bản thân mình lên trên người khác, vì cho dù bạn có thành công cũng là thành công của một kẻ ích kỉ”..
- -Vấn đề cần bàn: Sự kiêu căng, xem thường người khác luôn đem lại những hậu quả không ngờ.
- Nếu có thành công cũng là thành công một cách “thất bại” của con người ích kỷ..
- +Để bản thân mình lên trên người khác là gì? Là luôn xem mình là tài giỏi hơn người khác, từ đó xem thương họ và luôn để cao bản thân mình.
- +Ích kỉ là gì? Là người chỉ biết sống vì lợi ích bản thân mình mà không quan tâm đến suy nghĩ của người khác..
- +Nghĩa cả câu: đừng bao giờ xem mình là giỏi hơn người mà xem thường họ, vì cho dù bạn có thành công cũng là thành công của một kẻ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình..
- Tại sao tuổi trẻ đừng bao giờ để bản thân mình lên trên người khác?.
- Vì một khi đặt bản thân mình lên trên người khác thì bạn trẻ sẽ làm bất cứ điều gì để chứng minh cho người khác thấy rằng mình đang tài giỏi hơn mọi người.
- Từ đó dẫn đến chủ quan mà quyết định sai lầm, do không có suy nghĩ chín chắn..
- +Sống mà tự cao quá mức, sẽ dễ dàng dẫn đến thất bại vì không có sự học hỏi tìm hiểu những thành công của những người khác.
- Chúng ta sẽ cô độc trong cuộc sống mà chính chúng ta đã tạo ra..
- Bàn bạc mở rộng: Phê phán biểu hiện lối sống ích kỉ, tự cao, tự đại, xem bản thân mình là duy nhất..
- Bắt người khác làm theo suy nghĩ và hành động của mình.
- Dù bạn có thành công, mọi người vẫn không xem bạn là người thành công đích thực mà chỉ xem như là thành công của kẻ thất bại..
- Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp:.
- -Nhận thức: Cần hiểu ý nghĩa của việc biết thấu hiểu, cảm thông cho người khác;.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 4 -Hành động: cần sống hòa đồng, gắn bó với sự đồng cảm, biết chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh, đấu tranh với những suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến người khác..
- Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận..
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.
- Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề..
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
- Hình ảnh nhân vật Mị trong hai lần được miêu tả, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này..
- -Tô Hoài là nhà văn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại;.
- Sáng tác theo xu hướng hiện thực, thiên về phản ánh những sự thật của cuộc sống đời thường của con người, nhất là người dân miền núi trong những trang viết bình dị, tinh tế và giàu chất thơ..
- Trong truyện, ở đầu và cuối truyện, nhà văn tập trung miêu tả hình ảnh nhân vật Mị, tiêu biểu cho số phận và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ miền núi Tây Bắc..
- Khái quát tác phẩm: Truyện “Vợ chồng A Phủ” được nhà văn Tô Hoài sáng tác năm 1952, in trong tập “Truyện Tây Bắc”.
- Tác phẩm gồm hai phần: phần đầu kể về cuộc sống tủi nhục của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài, là nô lệ nhà thống lí Pá Tra.
- Phân tích nhân vật Mị qua 2 lần miêu tả:.
- -Nhân vật Mị trong lần miêu tả thứ nhất:.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 5 ++Đang tuổi thanh xuân, vì món nợ truyền kiếp của gia đình mà cô trở thành con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra.
- +Cuộc sống hiện tại.
- Tô Hoài đã phác họa chân dung nhân vật để gợi mở nội tâm: mặt buồn rười rượi.
- ++Cuộc sống đó hoàn toàn cùng khổ về vật chất, bế tắc về tinh thần.
- -Nhân vật Mị trong lần miêu tả thứ hai: diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm cứu A Phủ:.
- ++Tâm trạng của Mị trước đêm cởi trói cho A Phủ.
- Cuộc sống đọa đày trong nhà thống lý Pá Tra của Mị vẫn tiếp diễn.
- ++Tâm trạng của Mị khi chứng kiến nước mắt của A Phủ.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 6 phải đứng trói như thế kia.
- Mị xót xa cho A Phủ như xót xa cho chính bản thân mình.
- Tình thương khiến cô đi đến hành động cắt dây cởi trói cho A Phủ, dù vẫn còn lo sợ: hốt hoảng, rón rén, thì thào hai tiếng: Đi ngay!.
- Đây không phải là hành động mang tính bản năng.
- Mị giải thoát cho A Phủ và cũng giải thoát cho chính bản thân.
- Hành động táo bạo và bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái yếu ớt dám chống lại cả cường quyền và thần quyền..
- -Nhà văn Tô Hoài đã miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị rất tự nhiên, hợp lí và chân thật..
- Nghệ thuật kể chuyện: lối trần thuật hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, giọng văn trầm lắng - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
- Nhà văn ít miêu tả hành động mà chủ yếu là khắc họa tâm tư, thế giới đời sống nội tâm nhân vật..
- Giọng kể hòa nhập vào tâm tư nhân vật.
- c.Nhận xét sự thay đổi nhân vật Mị qua 2 lần miêu tả:.
- +Ở lần miêu tả 1: Lúc đầu Mị là người còn gái cam chịu, vô cảm, bị tê liệt tinh thần phản kháng.
- Mị đau khổ trong cuộc đời bất hạnh của chính mình, bị 2 thế lực thần quyền và cường quyền chà đạp.
- Mị phải sống một cuộc đời đau khổ về vật chất và bế tắc về tinh thần.
- Lần này nhà văn Tô Hoài chủ yếu tập trung miêu tả chân dung Mị từ xa đến gần, nhất là tả gương mặt để bộc lộ nỗi đau thân phận của nhân vật;.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 7 +Ở lần miêu tả 2: Khi nhìn thấy được thấy giọt nước mắt của A Phủ, Mị đã hồi sinh trong tâm hồn.
- Mị đã ý thức được nỗi đau cuộc đời của mình và của người cùng cảnh ngộ.
- Lần này nhà văn chủ yếu tập trung miêu tả diễn biến nội tâm rất phong phú và sâu sắc của Mị, trước khi đi đến hành động táo bạo nhất: cởi trói cho A Phủ, cũng là cởi trói cuộc đời nô lệ của 2 người….
- Qua sự thay đổi của nhân vật Mị, nhà văn gửi gắm tấm lòng nhân đạo: thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm với thân phận đau khổ của người dân miền núi Tây Bắc.
- chỉ ra con đường giải phóng cho người dân lao động thoát khỏi cuộc đời tăm tối, đó là về với cách mạng.
- Tóm lại vấn đề đã nghị luận.
- Cảm nghĩ bài học cuộc sống từ nhân vật Mị d.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 8 Website HOC247 cung cấp một môi trường học trực tuyến sinh động, nhiều tiện ích thông minh, nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những giáo viên nhiều năm kinh nghiệm, giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm đến từ các trường Đại học và các trường chuyên danh tiếng.