« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO


Tóm tắt Xem thử

- Một số phương pháp nâng cao khả năng hội thoại cho sinh viên năm thứ nhất ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI – TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ- ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2008-2009.
- Tên đề tài: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG NÓI CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT.
- Tuy nhiên rất nhiều sinh viên sau khi ra trường không tự tin vào khả năng nói tiếng Nhật.
- Đặc biệt, những sinh viên năm thứ nhất rất thiếu tự tin khi nói tiếng Nhật do vốn từ vựng, ngữ pháp, vốn hiểu biết về văn hoá Nhật còn hạn chế.
- Dựa trên kinh nghiệm giảng dạy suốt 4 năm qua, tác giả xin mạnh dạn đề xuất một số phương pháp được cho là có hiệu quả trong việc nâng cao khả năng nói của sinh viên năm thứ nhất, từ đó làm tiền đề cho sinh viên phát huy khả năng nói tiếng nhật trong những năm học tiếp theo và cả trong công việc sau này.
- tài này tập trung nghiên cứu khả năng “nói” của sinh viên năm thứ nhất, chuyên ngành tiếng Nhật, khoa Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông, ĐH Ngoại Ngữ, ĐH Quốc Gia Hà Nội.
- giúp nâng cao khả năng nói tiếng Nhật của sinh viên năm thứ nhất, chuyên ngành tiếng Nhật, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau.
- Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học môn “Nói” của sinh viên năm thứ nhất, chuyên ngành tiếng Nhật, trường ĐHNN- ĐHQGHN..
- Đề xuất một số phương pháp luyện tập được cho là có hiệu quả trong việc nâng cao khả năng nói tiếng Nhật của sinh viên năm thứ nhất..
- Khảo sát kết quả học môn “Nói” của sinh viên năm thứ nhất.
- Phân tích những nguyên nhân khiến sinh viên chưa tự tin và nói tiếng Nhật chưa tốt.
- Trên cơ sở phân tích những đặc trưng của quá trình giao tiếp, những năng lực cần thiết để thực hiện hành vi nói, đề xuất một số phương pháp được cho là có hiệu quả trong việc nâng cao khả năng nói của sinh viên năm thứ nhất.
- Giúp sinh viên tự nhìn nhận lại những vấn đề cản trở khi nói tiếng Nhật mà chính các em đang mắc phải.
- PHẦN CHÍNH VĂN Gồm 3 chương Chương 1: Một số vấn đề về lý luận Chương 2: Tìm hiểu tình hình dạy và học môn “Nói” của sinh viên năm thứ nhất, chuyên ngành tiếng Nhật, ĐHNN- ĐHQGHN.
- Chương 3: Đề xuất một số phương pháp nâng cao khả năng nói của sinh viên năm thứ nhất.
- PHẦN KẾT LUẬN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG NÓI CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT.
- Với sinh viên ở trình độ sơ cấp, những kiến thức học được còn hạn chế về nhiều mặt, thì kỹ năng “nói” yêu cầu người học phải vận dụng được những kiến thức đã học để giao tiếp ở mức độ sơ cấp..
- CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP MÔN “NÓI” CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT CHUYÊN NGÀNH TIẾNG NHẬT ĐHNN-ĐHQGHN.
- Thực trạng việc giảng dạy hội thoại cho sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành tiếng Nhật..
- Hiện nay, sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành tiếng Nhật được chia thành 5 lớp, học chương trình được chỉ định như nhau.
- Tiến hành phỏng vấn các giáo viên đang phụ trách môn tiếng Nhật tổng hợp năm thứ nhất thì được biết, giờ học nói được thực hiện sau khi sinh viên đã học mẫu câu và từ vựng của từng bài với thời lượng 2 tiết 1 tuần.
- Ngoài giáo trình chính kể trên thì các giáo viên dạy môn “Nói” của sinh viên năm thứ nhất còn thường xuyên tham khảo thêm của các giáo trình tiếng Nhật sơ cấp khác cũng đang được sử dụng khá rộng rãi như “genki”, “Minna”, “shinnihongo bunka”….
- Sinh viên năm thứ nhất dùng Bộ giáo trình “tiếng Nhật sơ cấp” do trường đại học Ngoại ngữ Tokyo biên soạn.
- Điều tra khả năng Nói tiếng Nhật của sinh viên năm thứ nhất - Điểm của kỹ năng Nói thường thấp hơn so với các kỹ năng khác..
- Thiếu bối cảnh gây hứng thú cho sinh viên: Về phần bối cảnh, mặc dù đã cho sinh viên được tữ nghĩ ra bối cảnh khi luyện tập với nhau nhưng vẫn theo những mẫu câu đã học sẵn nên mục tiêu vẫn hướng vào là nhớ và dùng chính xác mẫu câu..
- Thiếu cơ hội luyện tập: Do đặc thù của kỹ năng Nói là không thể luyện tập được 1 mình nên hầu hết sinh viên chỉ luyện tập trong thời gian ít ỏi trên lớp rồi về nhà hầu như không có thời gian luyện tập..
- Khả năng hùng biện: Quá ít cơ hội để luyện tập khả năng hùng biện..
- CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG NÓI CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT CHUYÊN NGÀNH TIẾNG NHẬT.
- Một số phương pháp nâng cao khả năng nói của sinh viên năm thứ nhất..
- Bằng hình thức phỏng vấn có thể luyện cho sinh viên những năng lực cần thiết trong giao tiếp như sau:.
- Khơi gợi cảm hứng, giúp sinh viên nhớ lại các kiến thức mình đã biết liên quan đến chủ đề phỏng vấn mà giáo viên sắp đưa ra.
- Cho sinh viên tiến hành phỏng vấn - Tổng kết, yêu cầu sinh viên phát biểu kết quả phỏng vấn - Phản hồi từ phía giáo viên 1.3 Đánh giá hoạt động phỏng vấn.
- Tuy nhiên trong những trường hợp cho sinh viên tự quyết định nội dung phỏng vấn thì giáo viên có thể đánh giá xem nội dung phỏng vấn đó có thú vị hay không, có giúp người phỏng vấn có thêm nhiều thông tin mới hay không.
- Hùng biện (speech) 2.1 Đặc điểm của hoạt động hùng biện (speech).
- 2.1.1 Những đặc trưng cơ bản của hoạt động hùng biện.
- Hùng biện là nói một bài hoàn chỉnh về suy nghĩ, cảm tưởng, nhận xét… của mình về một vấn đề, chủ đề nào đó trước đông người..
- Để nói được nội dung hoàn chỉnh về một vấn đề nào đó đòi hỏi phải có sự nhất quán trong nội dung phát biểu, đồng thời cần có sự liên kết giữa các câu, các đoạn trong bài hùng biện của mình.
- Chủ đề dành cho hình thức hùng biện của sinh viên năm thứ nhất (trình độ sơ cấp) là những chủ đề khá gần gũi với đời sống hàng ngày, với những từ vựng và cách diễn đạt đơn giản, học ở giáo trình tiếng Nhật sơ cấp.
- -Hình thức tập hùng biện có thể luyện tập cho sinh viên những kỹ năng cần thiết trong hội thoại như sau:.
- Năng lực đàm thoại Thông qua việc luyện tập hùng biện, sinh viên được luyện tập khả năng nói tiếng Nhật trước đông người, đồng thời được làm quen với cách triển khai một bài biết dài, mang nội dung nhất quán, gồm những phần như sau:.
- Bắt đầu bài hùng biện - Nói về các sự kiện, các vấn đề một cách tuần tự, nêu lên vấn đề.
- Cách giải quyết các vấn đề - Cảm nghĩ của bản thân đối với các sự kiện/ vấn đề đó - Kết thúc bài hùng biện * Năng lực chiến lược (năng lực xử lý tình huống).
- Chính vì vậy trong suốt quá trình hùng biện sẽ có thể xảy ra trường hợp người nghe mất tập trung với bài hùng biện của mình, hoặc mình không tìm được từ ngữ thích hợp để diễn tả tình huống.
- Để giải quyết những vấn đề này đòi hỏi sinh viên cần có năng lực xử lý tình huống..
- Thế nào là một bài hùng biện hay?.
- Một bài hùng biện hay cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:.
- Chọn được chủ đề hay sẽ giúp bạn để lại ấn tượng khó phai trong lòng người nghe và quyết định đến 50% cho thành công của bài hùng biện.
- Cấu trúc bài hùng biện: Cấu trúc rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu..
- Cách thể hiện bài hùng biện: Phải nói bằng tất cả tình cảm của mình chứ không phải là đọc..
- Có tính hài hước: Đây là yếu tố rất quan trọng làm nên một bài hùng biện hay, dành được cảm tình của người nghe..
- Có thể dùng một số phương tiện hỗ trợ khác để cho bài hùng biện thêm sinh động và gây ấn tượng như sơ đồ, hình vẽ minh họa, trình chiếu slides, ảnh, băng video… 2.1.3.
- Các bước chuẩn bị cho một bài hùng biện:.
- Phác thảo cho nội dung sẽ hùng biện.
- Luyện tập hùng biện một mình bằng cách phát âm thành tiếng lớn.
- 2.1.4 Tổ chức hoạt động hùng biện trong giờ học.
- Muốn tổ chức được hoạt động speech trong giờ học cần thiết lập “chủ đề hùng biện”, “sắp xếp thời gian trên lớp cho hoạt động hùng biện”, “chuẩn bị và luyện tập.
- Chủ đề hùng biện Như đã nói trong phần trên, nên chọn chủ đề hùng biện là những chủ đề mà hầu hết sinh viên có quan tâm và cảm thấy hứng thú.
- Sắp xếp thời gian trên lớp cho hoạt động hùng biện Tùy theo thời gian trên lớp và số lượng sinh viên có thể tiến hành hoạt động hùng biện trên lớp theo hai cách Cách 1: Tất cả sinh viên cùng hùng biện trong một buổi (mỗi người từ 1-2 phút).
- Cách này có thể áp dụng cho những lớp học không quá động sinh viên, và với những bài hùng biện không quá dài.
- Cách 2: Mỗi buổi học gọi một vài sinh viên (mỗi người từ 4-5 phút).
- Cách này có thể áp dụng trong trường hợp lớp học đông sinh viên hoặc nội dung của bài hùng biện khá dài.
- Chuẩn bị và luyện tập hùng biện.
- Cụ thể, ở trình độ sơ cấp khi mà vốn từ và ngữ pháp còn chưa nhiều thì sinh viên sẽ viết toàn bộ nội dung phác thảo và kiểm tra lại thật kỹ trước khi hùng biện.
- Đến trình độ trung cấp thì chỉ cần viết những ý chính (outlines) ra trước khi hùng biện.
- Còn đến trình độ cao cấp thì có khi chỉ cần nghĩ ra ý tưởng trong đầu cũng có thể hùng biện được.
- 2.1.5 Phương pháp đánh giá Có thể đánh giá phần hùng biện của sinh viên dựa trên những tiêu chí sau:.
- Cách triển khai, tính liên kết, tính logic, cách bắt đầu, cách kết thúc bài hùng biện Năng lực ngôn ngữ.
- Trong bài hùng biện có những câu hỏi để lôi kéo sự chú ý của người nghe hay không, có chú ý đến phản ứng của người nghe hay không Tư thế hùng biện.
- 2.1.6 Tiến trình tổ chức hoạt động hùng biện trong giờ học.
- Hoạt động hùng biện trên lớp được tiến hành theo trình tự như sau: 1.Tạo cảm hứng cho sinh viên, gợi nhớ những kiến thức mà sinh viên đã biết về chủ đề hùng biện sắp đưa ra.
- Giới thiệu từ vựng, mẫu câu… liên quan đến bài hùng biện Hoặc là Giới thiệu bài hùng biện mẫu.
- Hoặc là Giới thiệu các cách diễn đạt liên quan đến cấu trúc, cách triển khai trong bài hùng biện 3.
- Viết phác thảo nội dung hùng biện, tập nói nội dung hùng biện 4.
- Hỏi và trả lời liên quan đến nội dung hùng biện 6.
- Phản hồi của giáo viên (về cấu trúc, nội dung, lỗi diễn đạt…) 2.2 Giới thiệu một số chủ đề hùng biện và bài hùng biện tham khảo, áp dụng cho trình độ tiếng Nhật sơ cấp.
- Để có một bài hùng biện tốt cần phải luyện tập rất nhiều.
- Trong phần này, tác giả xin giới thiệu một số chủ đề hùng biện áp dụng cho trình độ sơ cấp như “Lễ hội”, “du lịch”, “kinh tế”, “kết hôn”…Trong mỗi chủ đề, tác giả có nêu lên một số câu hỏi gợi ý để các bạn có thể hình dung ra nội dung khái quát, bài mẫu tham khảo của mỗi chủ đề.
- Hy vọng các giáo viên và sinh viên có thể tham khảo được 2.
- 2.1 Lễ hội Khi hùng biện về chủ đề lễ hội nên chú ý trả lời được những câu hỏi sau đây: 1.
- Khi hùng biện về chủ đề này cần trả lời được những câu hỏi sau: 1.
- Khi hùng biện về chủ đề “Nghề nghiệp của tôi” nên chú ý trả lời được các câu hỏi sau: 1.
- 2.2.4 Du lịch Khi hùng biện về chủ đề du lịch, nên chú ý trả lời được những câu hỏi sau: 1.
- 2.2.5 Lịch sử Khi hùng biện về chủ đề Lịch sử nên chú ý trả lời những câu hỏi sau: 1.
- Thông qua hoạt động thảo luận, sinh viên có thể phát huy những năng lực sau cần thiết cho khả năng nói tiếng Nhật:.
- Đối với trình độ sơ cấp, khi tiến hành hoạt động thảo luận trong giờ học cần chú ý một số điều như sau: Nêu mục đích của thảo luận một cách rõ ràng giúp cho sinh viên dễ hiểu, dễ diễn đạt hơn và không bị hiểu nhầm.
- Nếu vấn đề đưa ra thảo luận quá khó, có quá nhiều cách diễn đạt mới thì sinh viên sẽ không hiểu và dễ xảy ra tình trạng sinh viên sẽ nói bằng tiếng mẹ đẻ.
- Luyện tập phân vai (roleplay) là một trong những biện pháp luyện tập rất hiệu quả trong việc nâng cao khả năng nói của sinh viên.
- Tập hợp những sinh viên có cùng roleplay card lại để cùng nhau thảo luận về những cách diễn đạt, từ vựng có thể dùng nhằm hoàn thành task đề ra.
- Trong những trường hợp sinh viên không thể hoàn thành roleplay giáo viên không nên ép luyện tập bằng mọi cách.
- Có thể cho những sinh viên này đóng vai trò quan sát các nhóm khác luyện tập cho đến khi những sinh viên đó cảm thấy hứng thú và sẵn sàng.
- Một số chủ đề luyện tập phân vai cơ bản sinh viên cần nắm vững..
- Nhìn chung, sinh viên tiếng Nhật, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất còn chưa cảm thấy tự tin và khả năng “nói” còn yếu hơn so với các kỹ năng còn lại.
- Nguyên nhân là do sinh viên mới làm quen với tiếng Nhật, vốn từ vựng và tri thức ngữ pháp, tri thức văn hóa còn chưa nhiều.
- Điều này khiến sinh viên không tự tin khi nới tiếng Nhật.
- Ngoài ra còn có nguyên nhân là những bài tập luyện tập trong sách giáo khoa nhiều khi còn mang tính gò bó, chưa tạo được hứng thú cho sinh viên..
- Dựa trên nội dung về những năng lực cần thiết trong quá trình giao tiếp đã phân tích ở chương 1, đồng thời dựa trên kết quả điều tra, tác giả đã đưa ra 4 phương pháp chính được cho là có hiệu quả trong việc nâng cao khả năng nói của sinh viên năm thứ nhất.
- Mỗi phương pháp lại có những đặc điểm rất riêng nhưng đều mang một đặc điểm chung là giúp nuôi dưỡng những năng lực cần thiết trong quá trình giao tiếp (gồm có “Năng lực ngữ pháp”, “Năng lực ngôn ngữ xã hội”, “Năng lực đàm thoại”, “Năng lực chiến lược”).Giáo viên cần chọn dạng luyện tập phù hợp với từng bài học, từng mẫu câu, sao cho phát huy tối đa khả năng của sinh viên.
- PHỤ LỤC: Bản điều tra sinh viên năm thứ nhất.
- Bản điều tra Bản điều tra này nhằm tìm hiểu việc học tập môn Hội thoại, cũng như khả năng Hội thoại của các sinh viên năm thứ nhất, chuyên ngành tiếng Nhật, đại học Ngoại ngữ, đại học Quốc gia Hà Nội.
- Rất mong các bạn sinh viên hợp tác