« Home « Kết quả tìm kiếm

Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Địa 12 Chuyên Quảng Nam 2019-2020 Có Đáp Án


Tóm tắt Xem thử

- a) Chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất có tác động như thế nào đến hoạt động của frông? Giải thích hiện tượng mưa frông.
- b) Tại sao sự phát triển và phân bố sinh vật chịu ảnh hưởng chủ yếu của nhân tố khí hậu? Câu 2.
- a) Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
- b) Tại sao khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP của các nước phát triển? Câu 3.
- (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích các nhân tố tác động đến chế độ nhiệt và chế độ mưa của nước ta.
- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a) Phân tích nguyên nhân phân thành hai mùa khí hậu ở miền Bắc và miền Nam (ranh giới: dãy Bạch Mã).
- b) Nhận xét và giải thích về các hướng núi chính ở nước ta.
- (3,0 điểm) a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, làm rõ sự phù hợp của phân bố dân cư ở Đông Nam Bộ với các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội.
- Tại sao tỉ số giới tính của Đông Nam Bộ lại thấp hơn mức bình quân của cả nước? b) Phân tích ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
- (3,0 điểm) a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét về ngành du lịch nước ta.
- b) Tại sao ở nước ta diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn diện tích cây công nghiệp hàng năm? Câu 7.
- (3,0 điểm) a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh thế mạnh về tự nhiên để phát triển sản xuất lương thực của Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long.
- b) Giải thích tại sao việc phát triển cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ góp phần vào việc phát triển bền vững.
- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (NXB Giáo dục Việt Nam)..
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỊA LÍ.
- 2) Hướng dẫn chấm chủ yếu theo hướng “mở”, chỉ nêu những ý chính, từ đó phát triển các ý cụ thể.
- Chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất có tác động như thế nào đến hoạt động của frông? Giải thích hiện tượng mưa frông..
- Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời kéo theo sự di chuyển của các khối khí, đồng thời cũng kéo theo sự chuyển động của các frông (dẫn chứng về mùa hạ và mùa đông của bán cầu Bắc.
- Tại sao sự phát triển và phân bố sinh vật chịu ảnh hưởng chủ yếu của nhân tố khí hậu?.
- Sự phát triển và phân bố sinh vật chịu tác động của nhiều nhân tố: khí hậu, đất, địa hình, sinh vật, con người.
- Trong đó, khí hậu là nhân tố đóng vai trò chủ yếu.
- Khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm không khí, nước, ánh sáng) ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật.
- Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn (dẫn chứng.
- Nước và độ ẩm không khí: những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi là môi trường tốt để sinh vật phát triển và ngược lại (dẫn chứng.
- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến sự phát triển và phân bố công nghiệp..
- Vị trí tác động đến việc lựa chọn sự phân bố công nghiệp (phân tích)..
- Điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu-nước.
- tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho phát triển và phân bố công nghiệp (phân tích.
- Khoáng sản (trữ lượng, chất lượng, chủng loại, phân bố) chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp (phân tích.
- Nhân tố khác (sinh vật, đất) là điều kiện quan trọng cho sự phát triển và phân bố một số ngành công nghiệp (phân tích)..
- Tại sao các ngành dịch vụ thường chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP của các nước phát triển?.
- Trình độ phát triển kinh tế cao, năng suất lao động cao, mạng lưới đô thị phát triển thúc đẩy các ngành dịch vụ.
- Dân cư có mức sống cao, nhu cầu dịch vụ lớn và đa dạng tạo thuận lợi cho dịch vụ phát triển..
- Phân tích các nhân tố tác động đến chế độ nhiệt và chế độ mưa của nước ta..
- Nhân tố tác động đến chế độ nhiệt: Vị trí địa lí, gió, địa hình (phân tích.
- Gió: Gió mùa Đông Bắc làm cho phần lãnh thổ phía Bắc có mùa đông lạnh (2-3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 180C).
- Gió mùa Tây Nam làm cho nhiệt độ cả nước cao và tương đối đồng nhất vào mùa hạ.
- Địa hình.
- Độ cao địa hình làm cho nhiệt độ cả nước phân hoá thành ba đai cao (nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi, ôn đới gió mùa trên núi.
- Nhân tố tác động đến chế độ mưa: Vị trí địa lí, hoàn lưu khí quyển (gió, frông, dải hội tụ, bão.
- địa hình (phân tích.
- Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ: Nước ta tiếp giáp với biển Đông rộng lớn, đường bờ biển dài, lãnh thổ hẹp ngang nên ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào đất liền, các khối khí khi di chuyển qua biển tăng thêm ẩm gây mưa lớn.
- Gió mùa: Nước ta nằm trong phạm vi hoạt động của hoàn lưu gió mùa châu Á (gió mùa mùa đông: lạnh, ít mưa.
- gió mùa mùa hạ: nóng, ẩm, mưa nhiều.
- Đầu mùa hạ, được hình thành giữa gió mùa Tây Nam (Tbg) và Tín phong bán cầu Bắc chạy theo hướng kinh tuyến gây mưa đầu mùa cho cả nước, mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên.
- Giữa và cuối mùa hạ: hình thành giữa gió mùa Tây Nam (Em) và Tín phong bán cầu Bắc vắt ngang qua nước ta gây mưa lớn và lùi dần theo vĩ độ nên đỉnh mưa cũng lùi dần từ Bắc vào Nam.
- Frông: hoạt động từng đợt vào mùa đông, chủ yếu ở phía bắc vĩ tuyến 160B làm cho thời tiết biến đổi nhanh chóng, nhiệt độ hạ thấp, gió đổi hướng và gây mưa.
- Bão: do nằm ở vĩ độ thấp nên nước ta có các cơn bão nhiệt đới xuất phát từ Thái Bình Dương và biển Đông.
- Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất là duyên hải miền Trung, đặc biệt là Bắc Trung Bộ gây mưa lớn.
- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân thành hai mùa khí hậu ở miền Bắc và miền Nam (ranh giới dãy Bạch Mã)..
- PHƯƠNG ÁN 1 * Sự phân mùa - Miền Bắc: có một mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
- Phân tích - Nguyên nhân chủ yếu: hoạt động của gió mùa.
- Gió mùa mùa đông: từ tháng XI đến tháng IV năm sau + Ở miền Bắc, gió mùa Đông Bắc (từ khối khí lạnh phương Bắc tới) tạo nên một mùa đông lạnh.
- Nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
- Khi di chuyển xuống phía Nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã.
- Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ và tạo nên một mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
- Gió mùa mùa hạ: từ tháng V đến tháng X + Nửa đầu mùa hạ, gió tây nam từ vịnh Tây Ben-gan thổi theo hướng tây nam vào nước ta, gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
- Giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (Tín phong bán cầu nam) hoạt động mạnh lên.
- Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
- Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ gây mưa cho đồng bằng Bắc bộ.
- PHƯƠNG ÁN 2 * Sự phân mùa - Miền Bắc: có một mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
- Mùa đông lạnh, ít mưa (từ tháng XI đến tháng IV): do tác động của gió mùa Đông Bắc (từ khối khí lạnh phương Bắc tới) tạo nên một mùa đông lạnh.
- Mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều (từ tháng V đến tháng X): do tác động của gió mùa mùa hạ và dải hội tụ nhiệt đới.
- Mùa khô: Tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ và tạo nên một mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
- Nửa đầu mùa hạ, gió tây nam từ vịnh Tây Ben-gan thổi theo hướng tây nam vào nước ta, gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
- Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên..
- Nhận xét và giải thích về các hướng núi chủ yếu ở nước ta..
- Giải thích.
- Làm rõ sự phù hợp của phân bố dân cư ở Đông Nam Bộ với các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội.
- Tại sao tỷ số giới tính của Đông Nam Bộ lại thấp hơn mức bình quân của cả nước?.
- Đặc điểm chung của phân bố dân cư ở vùng Đông Nam Bộ: mật độ dân số cao hơn mức bình quân cả nước, phân bố không đều giữa phía bắc và phía nam của vùng, không đều giữa thành thị và nông thôn (dẫn chứng theo Atlat.
- Tác động của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội đến sự phân bố dân cư ở Đông Nam Bộ.
- Các nhân tố tác động tới mật độ dân số cao: vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi, vùng có nền kinh tế phát triển nhất cả nước.
- Các nhân tố tác động tới phân bố dân cư không đều giữa các vùng: phía nam có địa hình thấp và bằng phẳng hơn, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh….
- phía bắc có địa hình cao và dốc hơn, hoạt động nông - lâm nghiệp là chủ yếu, công nghiệp và dịch vụ còn hạn chế.
- Các nhân tố tác động tới phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn: vùng có nhiều trung tâm công nghiệp lớn, sản xuất phát triển.
- Đông Nam Bộ có tỷ số giới tính thấp do luồng nhập cư nhiều nữ (ở đây tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất của các ngành công nghiệp nhẹ....).
- Phân tích ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta..
- Đô thị hoá có tác động mạnh tới quá trình chuyến dịch cơ cấu kinh tế của nước ta (phân tích.
- Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước (phân tích.
- Các thành phố, thị xã có nhiều thế mạnh về kinh tế, có sức hút đối với đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế (phân tích.
- Nhận xét về ngành du lịch nước ta.
- Điều kiện phát triển: Thế mạnh về tài nguyên du lịch + Tài nguyên du lịch tự nhiên * Địa hình: bờ biển, đảo, cácxtơ * Sinh vật, nước, khí hậu + Tài nguyên du lịch nhân văn * Di tích, di sản.
- Tình hình phát triển: Ngành du lịch nước ta đang phát triển nhanh.
- Phân bố: Trên phạm vi cả nước đã hình thành được các trung tâm và điểm du lịch..
- Tại sao ở nước ta diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn diện tích cây công nghiệp hàng năm?.
- Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh là do thị trường tiêu thụ mở rộng, nhất là các nước EU, Bắc Mỹ.
- diện tích đất có thể chuyển sang trồng cây công nghiệp lâu năm còn nhiều khả năng.
- chính sách phát triển cây công nghiệp lâu năm để xuất khẩu sản phẩm.
- Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng chậm là do nhu cầu của thị trường biến động.
- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh thế mạnh tự nhiên để phát triển sản xuất lương thực của Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long..
- Đồng bằng sông Hồng: đất nông nghiệp (diện tích nhỏ hơn.
- khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
- Đồng bằng sông Cửu Long: đất nông nghiêp (diện tích lớn hơn.
- khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện rõ tính chất cận xích đạo.
- Giải thích tại sao việc phát triển cơ câu nông - lâm - ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ góp phần vào việc phát triển bền vững..
- Phát triển lâm nghiệp cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng, bảo vệ tài nguyên đất, điều hòa chế độ nước của sông ngòi..
- Phát triển các mô hình nông lâm kết hợp ở trung du góp phần sử dụng hợp lí tài nguyên, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động..
- Phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn cát tạo điều kiện bảo vệ môi trường..
- Việc khai thác, nuôi trồng thủy sản góp phần phát triển KT -XH và khai thác thế mạnh của vùng.