« Home « Kết quả tìm kiếm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 trường THCS - THPT Đông Du, Đắk Lắk (Lần 2)


Tóm tắt Xem thử

- Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:.
- Cho biết đoạn thơ trên được làm theo thể thơ nào? (0,25 điểm).
- Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên (0,5 điểm) Câu 3.
- Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên (0,25 điểm).
- Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 4 đến Câu 7:.
- Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị.
- Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian.
- (Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr.
- Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích? (0,25 điểm).
- Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,5 điểm) Câu 6.
- Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích? (0,5 điểm).
- Từ đoạn trích, anh/chị hãy nêu quan điểm của mình về vai trò của tiếng nói dân tộc trong bối cảnh hiện nay.
- Trả lời trong khoảng 7 - 10 dòng? (0,75 điểm).
- Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện sau:.
- Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao đi với quyết tâm chiến thắng.
- Câu 2 (4 điểm): Cảm nhận của em về vẻ đẹp của hai đoạn thơ sau:.
- (Quang Dũng.
- Việt Bắc).
- Đoạn thơ trên thuộc thể thơ tự do - Điểm 0,25: Trả lời đúng câu hỏi.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
- Điểm 0,5: Trả lời đúng 2 biện pháp tu từ theo cách trên.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 trong 2 biện pháp tu từ theo cách trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
- Đoạn thơ bộc lộ tình yêu Tự do tha thiết, mãnh liệt của tác giả - Điểm 0,25: Trả lời theo cách trên.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 4.
- Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích: Phong cách ngôn ngữ chính luận..
- Điểm 0,25: trả lời như đáp án..
- Điểm 0: trả lời sai hoặc không trả lời..
- Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận bình luận..
- Điểm 0,5: trả lời như đáp án..
- Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích: Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị..
- Đó là văn hoá, là tinh hoa của dân tộc Việt qua các thời đại, là sự sống còn của đất nước..
- “Chúng ta cần phải làm cho tiếng Việt giàu đẹp vì đó là sự sống còn của cả dân tộc”.
- Điểm 0,75: trả lời như đáp án.
- Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục..
- Điểm 0,5: trả lời 1/2 đáp án trình bày sạch, chữ viết rõ ràng..
- Điểm 0,25: trả lời ½ đáp án nhưng chữ viết cẩu thả, gạch xóa nhiều..
- Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận để tạo lập văn bản.
- thể hiện khả năng nghị luận và cảm thụ tốt.
- diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết.
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận.
- Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề.
- phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân..
- Điểm 0: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: (0,25) Tình yêu thương, sự sẻ chia trong cuộc sống..
- Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp.
- sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh, bình luận).
- Giới thiệu vấn đề nghị luận..
- Câu chuyện giúp chúng ta nhận thức được nhiều vấn đề về tình yêu thương, sự sẻ chia trong cuộc sống:.
- Làm gì để thể hiện lòng yêu thương, vị tha, chia sẻ….
- Câu chuyện trên còn giúp chúng ta thêm hiểu về sự chiến thắng trong cuộc sống:.
- Mình chiến thắng người khác (đối thủ) là rất tự hào..
- Giúp người khác cùng chiến thắng càng đáng tự hào hơn nữa..
- Chiến thắng được chính bản thân mình thực sự là vinh quang.
- Đó là chiến thắng sự ích kỉ,.
- Điểm 1,5 - 2: làm được trọn vẹn các ý trên, diễn đạt trôi chảy, văn viết có hình ảnh cảm xúc..
- Điểm trình bày được 2/3 các ý trên, diễn đạt còn có một số đoạn chưa lưu loát..
- Điểm trình bày được ½ các ý trên, diễn đạt lủng củng, chữ viết cẩu thả, khó đọc..
- 0,25 điểm: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm.
- thể hiện khả năng cảm thụ tốt.
- Điểm 0: Văn viết còn thiếu cảm xúc, chưa sử dụng kết hợp các thao tác lập luận….
- thể hiện khả năng nghị luận và cảm thụ văn học tốt.
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: (0,25) Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:.
- Điểm 0,25: nêu được giá trị nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ, chỉ ra được nét tương đồng và tương phản của hai đoạn thơ ấy..
- Nội dung (3 điểm).
- sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh).
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích trong bài thơ “Tây Tiến”của Quang Dũng..
- Khi viết về người lính Tây Tiến, Quang Dũng đã nói tới cái chết, sự hi sinh nhưng không gây cảm giác bi lụy, tang thương.
- Hàng loạt từ Hán - Việt trang trọng “biên cương”, “viễn xứ”, “chiến trường”, “áo bào”… tạo không khí bi thương đã thể hiện rất rõ tính bi tráng trong sự hi sinh của người chiến sĩ..
- Nhà thơ dùng những từ thuần Việt “bỏ quên đời”, “về đất” để diễn tả cái chết của người lính.
- Cái chết của người lính được xem như một giấc ngủ dài, sau khi hoàn thành nhiệm vụ đối với Tổ quốc, họ thanh thản trở về với lòng đất mẹ..
- Câu thơ “Áo bào thay chiếu anh về đất” cũng thể hiện rất rõ chất bi tráng của sự hi sinh.
- Cuộc sống chiến đấu, thiếu thốn đến độ khi chết người lính không có đến cả một manh chiếu để chôn.
- Đây là lối diễn đạt sáng tạo “áo” là từ thuần Việt đi liền với từ “bào” là từ Hán Việt, khiến cho tấm áo của người lính càng trở nên sang trọng.
- Người lính chiến được hình tượng hóa thành những dũng tướng thời phong kiến..
- Trong âm hưởng vừa dữ dội, vừa hào hùng của thiên nhiên, cái chết, sự hi sinh của người lính Tây Tiến không hề bi lụy mà thấm đẫm tinh thần bi tráng “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” được viết dưới dạng nhân hóa.
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu..
- Hai câu thơ gợi được không gian rộng lớn Những đường Việt Bắc của ta và thời gian đằng đẵng đêm đêm của cuộc kháng chiến vĩ đại..
- Hình ảnh so sánh, cường điệu như là đất rung góp phần nêu bật sức mạnh đại đoàn kết của quân dân ta, góp phần thể hiện ý chí quyết tâm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù để bảo vệ Tổ quốc..
- Hình ảnh những chiếc mũ nan phản ảnh một hiện thực khó khăn của những ngày kháng chiến chống pháp.
- Hình ảnh ánh sao đầu súng gợi ta liên tưởng tới vẻ đẹp của hình ảnh đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
- Có điều nếu trong bài thơ Đồng chí hình ảnh đầu súng trăng treo là biểu tượng cho khát vọng hòa bình thì ánh sao ở đây lại là biểu tượng cho niềm tin vào lí tưởng, niềm tin vào chiến thắng trong tâm hồn người ra trận.
- vào tương lai tươi sáng của toàn dân tộc..
- Những bó đuốc đỏ rực không chỉ soi đường mà còn làm sáng bừng lên hình ảnh những đoàn dân công tiếp lương, tải đạn phục vụ kháng chiến.
- Có thể hình dung, trong đêm khuya, đủ cả trẻ, già, trai, gái, họ đến từ nhiều miền khác nhau, họ đi bằng nhiều phương tiện chuyên chở : xe đẩy, xe thồ, gồng gánh… với quyết tâm góp công sức nhỏ bé vào cuộc kháng chiến của toàn dân tộc..
- Hình ảnh cường điệu bước chân nát đá được vận dụng từ câu thành ngữ quen thuộc chân cứng đá mềm nhằm thể hiện ý chí phi thường của những con người quyết tâm vượt núi cao, đèo dốc, vượt qua bao khó khăn, trở ngại để đảm bảo sức mạnh vật chất cho bộ đội chiến đấu và chiến thắng..
- Sở dĩ họ có ý chí quyết tâm như vậy bởi vì họ luôn tin tưởng vào tương lai tươi sáng của toàn dân tộc: Nghìn đêm thăm thẳm sương dày,.
- Hình ảnh đối lập được sử dụng làm bật ý nghĩa của hai câu thơ.
- Nếu như câu thơ trên là hình ảnh biểu tượng cho những đêm đen nô lệ mà dân tộc ta phải trải qua của nghìn năm phong kiến trì trệ, hàng trăm năm quằn quại trong ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân phát xít, thì câu dưới bừng lên ánh sáng của niềm tin vào tương lai đang hứa hẹn ở phía trước..
- Chỉ ra nét tương đồng và khác biệt ở hai đoạn thơ:.
- Cả hai đoạn trích đều viết về hình tượng người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì của dân tộc.
- Họ đã phải đổ bao công sức, máu xương để góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang cho dân tộc.
- Đoạn thơ của Quang Dũng viết về những ngày đầu kháng chiến chống pháp còn bao thiếu thốn khó khăn, nên không tránh khỏi mất mát, hi sinh.
- Tuy nhiên với bút pháp hiện thực kết hợp nhuần nhuyễn với bút pháp lãng mạn hào hoa, với thể thơ bảy chữ phóng khoáng, giàu giá trị tạo hình đoạn thơ đã thành công trong việc ca ngợi vẻ đẹp bi tráng của những người lính trí thức..
- Đoạn thơ của Tố Hữu viết khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi;.
- với thể thơ lục bát đậm chất trữ tình kết hợp khéo léo với những hình ảnh biểu tượng giàu sức gợi, đoạn thơ tái hiện hình tượng về sức mạnh quân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã làm nên chiến thắng vẻ vang..
- Vẻ đẹp bi tráng kết hợp với khí thế hào hùng tạo nên nét đẹp toàn diện về hình tượng người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp..
- Điểm 2,5 - 3: làm được trọn vẹn các ý trên, diễn đạt trôi chảy, văn viết có hình ảnh cảm xúc..
- thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt