« Home « Kết quả tìm kiếm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh, Đắc Nông


Tóm tắt Xem thử

- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến cấu 3:.
- Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? (0.25).
- Nội dung chính của văn bản trên là gì? (0.25).
- Nêu ngắn gọn suy nghĩ của anh chị về hình ảnh chiếc phao trong văn bản trên khoảng 5 - 7 dòng? (0.5).
- Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất.
- Chữ “khuất” trong câu thơ “Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất” có ý nghĩa gì? Từ đó, phân tích ý nghĩa cả câu thơ trên? (0,5 điểm).
- Cả đoạn thơ cho ở đề bài tập trung miêu tả hình ảnh gì? Hình ảnh đó hiện ra như thế nào?.
- Cảm nhận của anh (chị) về những vẻ đẹp của nhân vật người “vợ nhặt” trong truyện “Vợ nhặt”.
- của Kim Lân và nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu..
- Áo phao trao sự sống.( 0.25).
- Áo phao biểu tượng của tình yêu gia đình.(0.25) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 4 đến câu 8:.
- Tác dụng: miêu tả sinh động, chân thực hình ảnh đất trời vào thu: sắc trời mùa thu trong xanh, gió thu lay động cành lá khiến lá cây xào xạc như tiếng reo vui, tiếng nói cười.
- Đó là một hình ảnh đất nước mới mẻ, tinh khôi, rộn rã sau ngày giải phóng.
- Chữ “khuất” trong câu thơ “Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất”.
- Với ý nghĩa như vậy, câu thơ ngợi ca những người đã ngã xuống dâng hiến cuộc đời cho đất nước sẽ ngàn năm vẫn sống mãi với quê hương.
- Vậy “Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất” khẳng định tinh thần bất khuất, kiên cường của dân tộc, đất nước ta.
- Cả đoạn thơ tập trung miêu tả hình ảnh đất nước.
- Qua đoạn thơ, hình ảnh đất nước hiện ra sinh động, chân thực, gần gũi.
- Đó là một đất nước tươi đẹp, rộng lớn, màu mỡ, phì nhiêu, tràn đầy sức sống.(0.5).
- Cảm xúc của nhà thơ: yêu mến, tự hào về đất nước .(0.25) Phần II.
- Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản.
- Yêu cầu cụ thể:.
- Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề.
- phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề.
- phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân..
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên.
- b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):.
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự đánh giá/thái độ/quan điểm đối với công việc của bản thân và những người xung quanh..
- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung..
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác..
- c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp.
- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên.
- Giọt nước: chỉ những gì nhỏ bé, đơn lẻ, những con người riêng lẻ..
- Câu nói của Đức Phật: hàm chỉ mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa một con người với muôn triệu con người.
- Chỉ khi nào hòa vào các dòng nước, làm nên sông suối, biển cả mênh mông, chúng mới có thể hiện hữu..
- Trong quan hệ xã hội, giữa cá nhân và tập thể có mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại..
- Không có cá nhân thì không có tập thể, tập thể chỉ tồn tại khi các cá nhân có quan hệ gắn kết.
- Cá nhân gắn bó với tập thể thì sức mạnh được nhân lên và tồn tại vững bền..
- Chỉ mỗi phần tử cá nhân không thể làm nên một gia đình..
- Ý 2: Cá nhân rất cần đến tập thể.
- Cá nhân chỉ là cá thể nhỏ bé với nhiều giới hạn, nếu sống biệt lập thì không thể tồn tại lâu được.
- Cá nhân không thể nào sống tách rời tập thể..
- Ra ngoài xã hội, cá nhân cần sự giúp đỡ, quan tâm của bạn bè và những người khác.
- Tập thể mang đến cho cá nhân cho con người những niềm vui, sự chia sẻ.
- Con người khi gặp thử thách, gian truân thì được sự giúp đỡ.
- Cá nhân chỉ có sức mạnh khi hòa hợp, gắn bó với tập thể.
- Tập thể tạo môi trường cho cá nhân hoạt động và bộc lộ khả năng..
- Trường học không chỉ là nơi để học sinh học tập, rèn luyện mà còn là nơi họ có thể thi thố, thể hiện năng lực học tập của chính mình..
- Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc thắng lợi được nhờ sức mạnh của cả dân tộc, trong đó mọi cá nhân đều góp mặt bằng sức mạnh riêng, khả năng riêng..
- Ý 3: Có phải lúc nào cá nhân cũng cần đến tập thể?.
- Nếu cá nhân chỉ dựa vào người khác mà không có ý thức tự vươn lên thì không thể trưởng thành được..
- Sự khẳng định, nỗ lực của cá nhân vẫn là điều quan trọng..
- Những gian nan thử thách trong cuộc sống luôn đến bất ngờ, lúc đó ta không có sẵn người để giúp đỡ, an ủi thì ta tự chọn cho mình hướng giải quyết riêng..
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề: Lời dạy của đức Phật sẽ không bao giờ bị vùi lấp nếu nó nằm trong tâm niệm của một người, một thế hệ và của nhiều người.
- Những con người, cá nhân nào sống biệt lập, không cần đến những người khác thì sớm hay muộn cũng sẽ gặp thất bại và sẽ bị đào thải..
- Sống trong tập thể, nếu cá nhân không có sự rộng lượng và hăng hái, không có trách nhiệm cho tập thể thì cũng không có đủ sức mạnh, sự tự tin để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống để đi đến thành công..
- Con người nếu sống một mình thì sẽ không có ai giúp sức, dễ dàng bị quật đổ.
- Sống trong cộng đồng xã hội, ta không thể tách rời mà không hòa nhập, không có trách nhiệm với cộng đồng.
- Mỗi cá nhân đều tiềm tàng những sức mạnh riêng.
- Cá nhân nào thì tập thể ấy, vì thế, mỗi cá nhân phải tự rèn luyện mình để tạo nên tập thể mạnh:.
- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ..
- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên..
- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên..
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên..
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm.
- thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật..
- thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật..
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo.
- không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật..
- Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt.
- phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân..
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên.
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp của nhân vật người “vợ nhặt” trong truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân và nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu..
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung..
- Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên.
- Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, viết về tình huống "nhặt vợ".
- độc đáo, qua đó thể hiện niềm tin mãnh liệt vào phẩm chất tốt đẹp của những con người bình dị trong nạn đói thê thảm..
- Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc ở thời kì sau, viết về lần giáp mặt của một nghệ sĩ với cuộc sống đầy nghịch lí của một gia đình hàng chài, qua đó thể hiện lòng xót thương, nỗi lo âu đối với con người và những trăn trở về trách nhiệm của người nghệ sĩ..
- Đây là hai nhân vật không phải là nhân vật chính của hai tác phẩm.
- Thoảng nhìn bên ngoài , cả hai đều không có vẻ gì đặc biệt.
- Cô “vợ nhặt” xuất hiện trước mặt Tràng trong lần thứ hai với thân hình gầy sọp, quần áo tả tơi như tổ đĩa, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.
- Còn người đàn bà hàng là một người phụ nữ miền biển trạc ngoài 40, thô kệch, mặt rỗ, lúc nào cũng xuất hiện với vẻ mệt mỏi tạo ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ..
- Người vợ nhặt: Tuy không được miêu tả thật nhiều nhưng người vợ nhặt vẫn là một trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm.
- Nhân vật này được khắc hoạ sống động, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, ban đầu và về sau..
- Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng, là một lòng ham sống mãnh liệt..
- Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người biết điều, ý tứ..
- Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực, biết lo toan..
- Người đàn bà hàng chài: Là nhân vật chính, có vai trò quan trọng với việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm.
- Nhân vật này được khắc hoạ sắc nét, theo lối tương phản giữa bề ngoài và bên trong, giữa thân phận và phẩm chất..
- Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh..
- Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc, can đảm, cứng cỏi..
- Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thương chồng, thương con hết mực và thấu hiểu, sâu sắc lẽ đời..
- Tương đồng: Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của hoàn cảnh.
- Họ là những người phụ nữ nhân hậu, hiền thục của người phụ nữ Việt Nam.
- Những hình ảnh đó mang lại cho người đọc những cảm nhận sâu sắc và bài học quý giá để noi gương..
- Khác biệt: Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là những phẩm chất của một nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dư vị hóm hỉnh, trong nạn đói thê thảm.
- Vẻ đẹp được khắc sâu ở người đàn bà hàng chài là những phẩm chất của một người mẹ nặng gánh mưu sinh, hiện lên qua các chi tiết đầy kịch tính, trong tình trạng bạo lực gia đình....
- Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển, biến đổi từ thấp đến cao (cảm hứng lãng mạn), trong khi đó người đàn bà chài lưới lại tĩnh tại, bất biến như một hiện thực nhức nhối đang tồn tại(cảm hứng thế sự-đời tư trong khuynh hướng nhận thức lại).
- Sự khác biệt giữa quan niệm con người giai cấp (Vợ nhặt) với quan niệm con người đa dạng, phức tạp( Chiếc thuyền ngoài xa) đã tạo ra sự khác biệt này