« Home « Kết quả tìm kiếm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT chuyên Đại học Vinh (Lần 4) Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Ngữ văn có đáp án


Tóm tắt Xem thử

- Bạn đã bao giờ tự hỏi, điều gì khiến bạn cảm thấy khó chịu, ghét bỏ đối phương vào lúc đó chưa? Vì họ có quan điểm trái ngược? Hay vì họ không chịu lắng nghe bạn, không tin bạn, không tuân theo bạn, không thừa nhận rằng bạn đúng?.
- (2) Chúng ta có nhất thiết cần phải chiến đấu đến cùng với người khác để giành được phần thắng, để được thừa nhận? Đến cuối cùng, chiến thắng đó liệu sẽ đem lại cho bạn điều gì? Bạn có thực sự chiến thắng không hay đó đơn thuần là chiến thắng của “cái Tôi” bên trong bạn?.
- (3) Một “cái Tôi” luôn kêu gào muốn người khác phải nghe mình, phải tôn trọng mình, phải để mình làm chỉ huy.
- Một “cái Tôi” khắc khoải mong được thừa nhận.
- “cái Tôi” thích chiến đấu hơn là nhún nhường.
- Một “cái Tôi” nói lý lẽ rất giỏi, nhưng lại chỉ thích bịt tai, vì không chịu lắng nghe nên chưa thể hiểu, chưa thể thương một người có lựa chọn khác biệt.
- Một “cái Tôi” vẫn còn cầm tù mình trong những vai trò, ranh giới, ẩn giấu bên trong là những lo toan, sợ hãi nên khi đứng trước sự đối lập, mới vội vàng nóng giận, vội vàng tức tối, cảm thấy bị đe doạ và lo lắng về tương lai.
- Khi “cái Tôi” tù túng thì sẽ rất khó để nó thực sự tôn trọng sự tự do của kẻ khác..
- Xác định những phép liên kết được sử dụng trong đoạn (1) và (3) của văn bản..
- Theo tác giả, một “cái Tôi” tù túng thường có những biểu hiện như thế nào? (0,5 điểm).
- Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (3) của văn bản.
- Theo anh/chị, việc đề cao “cái Tôi” cá nhân sẽ tác động như thế nào đến lối sống của thế hệ trẻ hiện nay? (1,0 điểm).
- Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu hỏi được đặt ra trong văn bản ở phần Đọc hiểu: Chúng ta có nhất thiết cần phải chiến đấu đến cùng với người khác để giành được phần thắng, để được thừa nhận?.
- Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái.
- Những học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi.
- Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy.
- Bàn về đoạn thơ trên, có ý kiến cho rằng: Đoạn thơ có cái bay bổng, đậm màu sắc của văn hóa dân gian.
- Lại có ý kiến nhấn mạnh: Trích đoạn thể hiện cái nhìn mới mẻ, độc đáo của tư duy hiện đại..
- 1 Các phép liên kết được sử dụng trong đoạn (1) và (3) của văn bản:.
- Phép lặp: Một “cái Tôi”..
- 2 Theo tác giả, một “cái Tôi” tù túng thường có những biểu hiện sau:.
- Luôn kêu gào muốn người khác nghe mình, tôn trọng mình, phải để mình làm chỉ huy.
- khắc khoải mong được thừa nhận.
- thích chiến đấu hơn là nhún nhường.
- 3 Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (3) của văn bản:.
- Tác dụng: Diễn tả đầy đủ, rõ ràng những biểu hiện của “cái Tôi” tù túng để mọi người nhận biết rõ hơn sự phong phú, phức tạp của nó..
- Phép điệp từ, điệp ngữ: Một “cái Tôi”, mình,.
- Tác dụng: Nhấn mạnh hơn sự thể hiện không tích cực của “cái Tôi”.
- Qua đó, bộc lộ thái độ không đồng tình, phê phán của tác giả trước “cái Tôi” tù túng.
- 4 Việc đề cao “cái tôi” cá nhân có sự tác động nhiều chiều đến lối sống của thế hệ trẻ hôm nay:.
- Ở chiều hướng tích cực: Việc đề cao “cái Tôi” cá nhân là nhu cầu mang tính nhân bản, nhân văn chính đáng.
- Ở chiều hướng tiêu cực: Không ít bạn trẻ đã bằng mọi cách thể hiện.
- “cái Tôi” thái quá, tuyệt đối hóa, tôn sùng nó đến mức cực đoan.
- Vì vậy, mỗi cá nhân phải biết đặt “cái Tôi” trong mối quan hệ với.
- “cái Tôi” cần tuân theo chuẩn mực đạo lý, văn hóa.
- 1 Viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu hỏi được đặt ra trong văn bản ở phần Đọc hiểu: Chúng ta có nhất thiết cần phải chiến đấu đến cùng với người khác để giành được phần thắng, để được thừa nhận?.
- Giải thích: “Chiến đấu đến cùng” là cách nói hình ảnh, dùng để diễn tả trạng thái đấu tranh (bằng ngôn ngữ hay hành động) một cách kiên quyết, không khoan nhượng, không chịu từ bỏ khi diễn ra mâu thuẫn, xung đột giữa bản thân và các lực lượng khác.
- Câu hỏi trên đặt ra vấn đề mở để mọi người cùng suy ngẫm: liệu đây có phải là cách duy nhất để mỗi người giành được chiến thắng, để được thừa nhận trong cuộc sống không?.
- Khẳng định trong cuộc sống, để giành được chiến thắng, để được thừa nhận, nhiều khi con người phải “chiến đấu đến cùng”, bởi:.
- Chiến thắng và được mọi người thừa nhận là nhu cầu chính đáng của con người.
- Để bảo vệ nhu cầu chính đáng ấy, tất yếu mỗi người cần phải “chiến đấu đến cùng”..
- Chỉ có kiên quyết bảo vệ quan điểm, hướng đi của mình đến cùng thì người khác mới hiểu rõ ngọn ngành, bị thuyết phục và đồng thuận với điều đúng đắn.
- Cũng chỉ qua “chiến đấu đến cùng”, mỗi người mới “loại bỏ” được các đối thủ cạnh tranh, mới chứng minh bản thân là người chiến thắng xứng đáng..
- Qua hành động “chiến đấu đến cùng”, mỗi người cũng chứng tỏ được trí tuệ, bản lĩnh, lập trường, quan điểm sống… của bản thân, làm người khác hiểu mình hơn..
- Tuy nhiên, “chiến đấu đến cùng” không phải là con đường duy nhất để giành được chiến thắng, để được thừa nhận, bởi:.
- Đôi khi, “chiến đấu đến cùng” lại gây nên tác dụng trái ngược: làm chúng ta trở nên cố chấp, cực đoan, hiếu chiến, hiếu thắng.
- làm bản thân ta và người khác dễ bị tổn thương.
- Không phải khi nào “chiến đấu đến cùng” cũng giành được chiến thắng nếu quan điểm, hướng đi của bản thân sai lầm.
- Có rất nhiều sự việc cần phải trải qua thời gian mới chứng tỏ được chân lý, mới được thừa nhận..
- Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới.
- mẻ về vấn đề nghị luận.
- 2 Bàn về đoạn thơ trích trong "Đất Nước".
- của Nguyễn Khoa Điềm, có ý kiến cho rằng: Đoạn thơ có cái bay bổng, đậm màu sắc văn hoá dân gian.
- Lại có ý kiến nhấn mạnh: trích đoạn có cái nhìn mới mẻ, độc đáo của phương thức tư duy hiện đại.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích đoạn trích qua đó làm sáng tỏ hai ý kiến: Đoạn thơ có cái bay bổng, đậm màu sắc văn hoá dân gian, thể hiện cái nhìn mới mẻ, độc đáo của tư duy hiện đại:.
- Đất Nước là chương thứ V của trường ca Mặt đường khát vọng (1974).
- Đoạn trích thể hiện thái độ ca ngợi, biết ơn của tác giả đối với Nhân Dân – những con người đã góp phần tạo nên hình hài Đất Nước.
- Đây là một trong những trích đoạn đặc sắc, kết hợp nhuần nhuyễn giữa màu sắc văn hóa dân gian và tư duy hiện đại độc đáo, mới mẻ..
- Đoạn thơ có cái bay bổng, đậm màu sắc văn hoá dân gian: Ý kiến này tiếp cận đoạn thơ chủ yếu từ phương diện hình thức nghệ thuật, đã khẳng định đặc trưng nổi bật của đoạn thơ là dấu ấn của văn hóa dân gian đậm đà – tức là những yếu tố cổ xưa, quen thuộc đã trở thành truyền thống..
- Trích đoạn còn thể hiện cái nhìn mới mẻ, độc đáo của tư duy hiện đại: Ý kiến này lại nhấn mạnh đến phương diện nội dung của đoạn thơ, khẳng định tác giả đã dùng cái nhìn, kiểu tư duy của người đương thời, ít thấy trước đây để quan sát, suy ngẫm, chiêm nghiệm..
- Hai ý kiến tưởng chừng đối lập trên bề mặt hình thức (một ý kiến khẳng định dấu ấn truyền thống, một ý kiến khẳng định màu sắc hiện đại) nhưng kỳ thực đã tiếp cận đoạn trích từ hai phương diện khác nhau là nội dung và hình thức, giúp phát hiện vẻ đẹp, giá trị phong phú của đoạn thơ này..
- Phân tích đoạn thơ để làm rõ ý kiến.
- Đoạn thơ có cái bay bổng, đậm màu sắc văn hoá dân gian..
- Đoạn thơ sử dụng chất liệu của văn hóa, văn học dân gian: danh lam thắng cảnh không xa lạ mà đều gắn với những tích truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích gần gũi, đã hằn sâu vào tâm linh, văn hóa.
- Đoạn thơ sử dụng ngôn ngữ bình dị như lời ăn, tiếng nói hàng ngày;.
- ngôn ngữ và chất liệu văn hóa dân gian dẫn người đọc vào một miền huyền thoại lung linh, tạo ra một thế giới nghệ thuật vừa quen thuộc vừa lạ, vừa chân thực vừa bay bổng, phát huy trí tưởng tượng tối đa của người đọc, tạo nên chất lãng mạn đặc sắc của đoạn thơ..
- Trích đoạn còn thể hiện cái nhìn mới mẻ, độc đáo của tư duy hiện đại:.
- Mới mẻ, độc đáo qua cách quan sát, nhìn nhận về những danh lam, thắng cảnh: Những danh lam, thắng cảnh như núi Vọng Phu, hòn Trống Mái hay núi Bút non Nghiên.
- Mới mẻ, độc đáo trong cách tư duy, lý giải nguồn gốc hình hài Đất Nước: không phải bởi các vị thần hay vận động địa chất qua hàng ngàn năm kiến tạo nên mà chính Nhân Dân mới là chủ thể kiến tạo các danh lam, thắng cảnh ngày nay.
- Bằng thân phận, tâm hồn, tính cách, lối sống…, Nhân Dân đã hóa thân để tạo nên hình hài Đất Nước.
- Những hành động tưởng chừng như rất đời thường, những phẩm chất truyền thống quen thuộc qua góc nhìn của tác giả đã trở nên thật vĩ đại, thiêng liêng vì nó không chỉ gắn liền với từng mảnh đời cụ thể nữa mà đã được “kết nối” trong một công cuộc chung: kiến tạo Đất Nước..
- Mới mẻ, độc đáo, hiện đại trong cách nhìn, cách đánh giá về vai trò, sự đóng góp của những con người đời thường, bình dị, vô danh, có thể thấy ở khắp nơi trên Đất Nước mình: họ có thể đảm đương những trọng trách lịch sử thiêng liêng.
- Còn trong quan niệm của tác giả, những “anh hùng” làm nên kỳ tích ấy lại là Nhân Dân – những con người nhỏ bé, bình dị, vô danh.
- Sự hi sinh của họ cho Đất Nước thật tự nguyện, âm thầm, lặng lẽ nhưng cũng thật đáng nể phục.
- Cấu trúc đoạn thơ được diễn đạt theo lối quy nạp tránh được sự khiên cưỡng, áp đặt, góp phần tạo nên chất trữ tình - chính luận cho bản trường ca..
- Nội dung: Đoạn thơ bộc lộ sự khám phá mới mẻ về Đất Nước “Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”.
- Bằng cách vẽ lên dáng hình Đất Nước theo lối liệt kê địa danh ba miền Bắc - Trung - Nam, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện một niềm tin vững chắc về một ngày mai tươi sáng: non sông thu về một mối..
- Sở dĩ xuất hiện 2 ý kiến này là bởi Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện.
- tư duy mới mẻ, hiện đại về Đất Nước bằng một hình thức thơ đậm chất truyền thống..
- Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.