« Home « Kết quả tìm kiếm

Đề xuất mô hình nông nghiệp đô thị theo hướng bền vững tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng


Tóm tắt Xem thử

- ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG, TỈNH SÓC TRĂNG.
- Nông nghiệp đô thị, mô hình, tiêu chí, tiềm năng phát triển.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm đề xuất các mô hình nông nghiệp đô thị mang hiệu quả cao, bền vững, hài hòa giữa giá trị kinh tế-xã hội và môi trường.
- Phương pháp nghiên cứu bao gồm thu thập số liệu thứ cấp, phỏng vấn 51 chuyên gia (KIP) về lĩnh vực nông nghiệp đô thị, 10 cuộc thảo luận PRA và đánh giá thích nghi đất đai, phỏng vấn 182 nông hộ tại Thành phố Sóc Trăng.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống nông nghiệp đô thị ở Thành phố Sóc Trăng tương đối đa dạng về mô hình canh tác và quy mô canh tác.
- Cơ cấu nông nghiệp có đủ 3 lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
- Nghiên cứu đã xác định được 23 chỉ tiêu quan trọng cho quy hoạch và phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố Sóc Trăng theo hướng bền vững.
- Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã đề xuất được 6 mô hình tiềm năng phát triển ở khu vực đô thị Thành phố Sóc Trăng, cụ thể cho vùng nội ô có: (1) hoa kiểng, (2) nấm bào ngư, (3) rau thủy canh.
- Nông nghiệp đô thị là ngành sản xuất ở trung tâm, ngoại ô và vùng lân cận đô thị, có chức năng.
- trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và phân phối các loại thực phẩm, lương thực và các sản phẩm khác, sử dụng các nguồn lực tự nhiên và nhân văn, các sản phẩm cùng các dịch vụ ở đô thị và vùng lân cận đô.
- thị để cung cấp trở lại cho đô thị các sản phẩm và dịch vụ cao cấp.
- Nông nghiệp đô thị bao gồm nông nghiệp nội thị và nông nghiệp ngoại thị với các hoạt động chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản (FAO, 1996.
- Đây là xu hướng phát triển mới và quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp và phát triển đô thị xanh của đất nước (Đào Lan Phương, 2012;.
- Sóc Trăng là thành phố có nhiều khu vực nông nghiệp nông thôn đã và đang chuyển thành khu vực nông nghiệp đô thị trong một thời gian ngắn (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng, 2010)..
- Với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp tại các khu vực đô thị và ven đô, nhu cầu tăng giá trị sản xuất, nâng cao thu nhập, tạo công ăn việc làm, cung ứng nông sản hàng hóa chất lượng cao, an toàn, vệ sinh thực phẩm,… ngày càng cao (Zezza &.
- Bên cạnh đó, do mật độ dân cư cao ở khu vực đô thị, yêu cầu về một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn và thân thiện với môi trường cũng ngày càng cấp bách (Bulter and Maronek, 2002).
- Vì vậy, việc nghiên cứu xác định mô hình nông nghiệp đô thị và quy hoạch vùng sản xuất hiệu quả cao, bền vững, hài hòa giữa giá trị kinh tế-xã hội- môi trường đô thị theo chiến lược phát triển của tỉnh (Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng, 2010), kết hợp với đánh giá chuyên gia và nhu cầu người dân là rất cần thiết..
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia - KIP Phỏng vấn bằng câu hỏi mở đối với 51 chuyên gia về lĩnh vực nông nghiệp và nông nghiệp đô thị (các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học, Lãnh đạo địa phương tại các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND các phường, hội nông dân.
- xây dựng và đánh giá các tiêu chí về mô hình nông nghiệp đô thị trên cơ sở đánh giá nhiều lựa chọn và xây dựng các trọng số cho các tiêu chí của 3 lĩnh vực: môi trường, xã hội và kinh tế thông qua việc đánh giá của chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp đô thị..
- Nghiên cứu đã thực hiện 10 cuộc phỏng vấn ở 5 phường được chọn nghiên cứu và tại các sở ngành như Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Phòng Kinh tế, Hội Nông dân.
- Thành phần tham gia là lãnh đạo địa phương, lãnh đạo các cơ quan ban ngành và nông dân có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp tại TPST..
- Phương pháp phân vùng thích nghi cho các mô hình nông nghiệp đô thị.
- Sử dụng phương pháp đánh giá và phân vùng thích nghi của FAO (1976), phân cấp các yếu tố thích nghi cho các mô hình nông nghiệp đô thị bao gồm các bước:.
- Loại đất: đất phù sa- đất phù sa phát triển- đất phèn hoạt động- cát, đất bồi (đất nhiễm mặn).
- Đánh giá và phân vùng thích nghi các mô hình nông nghiệp đô thị: dựa vào bảng tổng hợp đơn vị đất đai và các yếu tố chẩn đoán đã được chọn ra cho mô hình sản xuất để thành lập bảng phân cấp thích nghi cho từng đơn vị đất đai.
- Thực trạng các mô hình canh tác nông nghiệp của nông hộ tại TPST.
- Kết quả khảo sát thực trạng các mô hình nông nghiệp từ 182 phiếu phỏng vấn nông hộ tại TPST cho thấy mô hình liên quan đến hoạt động trồng trọt chiếm 83% số hộ thực hiện, mô hình chăn nuôi.
- Các mô hình canh tác của các nông hộ tại TPST Kết quả khảo sát cho thấy các loại cây trồng chủ.
- yếu được các nông hộ canh tác phổ biến trong mô hình (Hình 2a) rất đa dạng.
- Các loại cây trồng chủ yếu trong mô hình (a) và sự phân bố các loại cây trồng theo khu vực (b) tại TPST.
- Sự phân bố các loại cây trồng theo từng phường nghiên cứu tại TPST (Hình 2b) cho thấy mô hình nấm được trồng ở phường 4, phường 6 và phường 8..
- Kết quả khảo sát các loại gia súc gia cầm chủ yếu trong các mô hình chăn nuôi ở TPST (Hình 3a) cho thấy mô hình chăn nuôi heo và bò là hai loại gia súc chiếm phần lớn trong tổng số hộ tham gia mô hình được khảo sát.
- Các loại vật nuôi chủ yếu trong mô hình chăn nuôi (a) và sự phân bố các loại vật nuôi theo khu vực (b) tại TPST.
- Mô hình chăn nuôi heo được phân bố ở hầu hết các phường trong TPST.
- Mô hình chăn nuôi bò cũng phân bố ở hầu hết các phường, phường có tỷ lệ nuôi bò cao nhất với 38,4% là phường 8 và phường 10, thấp nhất là phường 6 chỉ có 7,7%.
- Loại vật nuôi khá mới đối với mô hình chăn nuôi của TPST đó là mô hình nuôi thỏ và mới được nuôi thử nghiệm ở phường 5 (Hình 3b)..
- Hình 4 thể hiện tỷ lệ các loại thủy sản chủ yếu trong mô hình nuôi thủy sản ở TPST tính trên số hộ điều tra.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy thủy sản không phải là thế mạnh của nông nghiệp đô thị TPST.
- Hình 4b chỉ ra rằng phường 4, phường 5 và phường 8 có sự xuất hiện của các mô hình nuôi thủy sản.
- Các loại thủy sản chủ yếu trong mô hình nông nghiệp đô thị (a) và sự phân bố của chúng tại các Phường (b) của TPST.
- Xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn mô hình nông nghiệp đô thị TPST.
- nông nghiệp đô thị trên cơ sở phát triển hiệu quả về kinh tế, bền vững về môi trường và đáp ứng nhu cầu xã hội..
- 2.Góp phần bảo tồn, phục tráng và phát triển các giống vật nuôi, cây trồng đặc trưng của địa phương..
- 4.Góp phần điều hòa nhiệt độ, giảm sức nóng trong đô thị..
- 5.Sử dụng các vật liệu tự nhiên, rác thải không độc, thân thiện với môi trường, dễ tái chế, ít tốn kém, phù hợp với nông nghiệp ở đô thị (tận dụng rác thải hữu cơ đô thị cho sản xuất nông nghiệp như: sản xuất phân trộn từ rác thải đô thị, thuốc trừ sâu hữu cơ, thức ăn cho vật nuôi)..
- 6.Tăng cường tính đa dạng trong sử dụng đất, cải thiện độ phì nhiêu của đất và phù hợp với điều kiện đất đai ở đô thị..
- 7.Tận dụng sử dụng nước thải ở đô thị (chứa nhiều chất dinh dưỡng, không tốn kém) để phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp ở đô thị, từ đó giúp cải thiện chất lượng nguồn nước..
- 8.Sử dụng hiệu quả nguồn chất thải từ mô hình sản xuất cho các hoạt động tiết kiệm chi phí và tăng thu nhập cho nông hộ..
- 15.Tăng thêm nguồn thu nhập mới cho cộng đồng ở đô thị..
- 16.Tận dụng đất ở đô thị một cách hiệu quả để tối đa hóa diện tích sử dụng cho trồng trọt/chăn nuôi..
- quá trình thực hành nông nghiệp (chi phí phân bón, thức ăn, nước tưới tiêu,…)..
- 19.Cung cấp các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cho địa phương, các khu vực khác trong cả nước và mở rộng thị trường tiến đến xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp đô thị chất lượng cao sang các nước khác trên thế giới..
- Xây dựng không gian xanh thư giãn ở đô thị kết hợp với du lịch sinh thái phục vụ cho người dân trong nước và du khách..
- Phù hợp với nguồn lực của cư dân đô thị..
- Mô hình dễ dàng chuyển giao và nhân rộng sản xuất..
- Áp dụng công nghệ cao, cơ giới hóa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương..
- Lựa chọn các mô hình nông nghiệp đô thị tại TP Sóc Trăng.
- Theo kết quả đánh giá, có 6 mô hình nông nghiệp đô thị theo hướng bền vững được đề xuất dựa cơ sở định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp đô thị TPST và 23 tiêu chí được xây dựng dựa trên ý kiến tham luận của chuyên gia và người dân trên địa bàn TPST (Hình 5)..
- Đối với vùng nội ô, hoa kiểng, nấm bào ngư và rau thủy canh là những loại cây trồng rất có tiềm năng phát triển trong bối cảnh nền nông nghiệp ngày càng phát triển hiện đại.
- Đây là 3 mô hình trồng thích hợp nhất trong vùng nội ô của TPST phát triển trong giai đoạn tới nhằm để xây dựng một nền nông nghiệp vừa có tính bền vững phù hợp với xu hướng phát triển vừa nâng cao thu nhập cho người dân..
- Đối với vùng ven đô thành phố, các mô hình lúa chất lượng cao, rau an toàn và nuôi bò sữa- hầm ủ biogas là thích hợp với thực trạng hiện nay vì mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao và các nông hộ khu vực ven đô có đủ điều kiện thuận lợi nhất về tự nhiên, nguồn nhân lực, thổ nhưỡng và có mức tác động đến môi trường tương đối thấp, đầu ra phù hợp và đáp ứng với nhu cầu thị trường trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời cung cấp cho vùng nội ô những sản phẩm đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm..
- Đây là những mô hình nông nghiệp đô thị định hướng phát triển cho giai đoạn tiếp theo của nền nông nghiệp đô thị của TP Sóc Trăng.
- mô diện tích đất canh tác mà nông hộ đang sở hữu, năng lực kinh nghiệm mà nông hộ đang có, điều kiện tự nhiên như thổ nhưỡng, khí hậu và truyền thống văn hóa ở tại mỗi khu vực mà có hình thức khuyến cáo thích hợp theo hướng canh tác mô hình nào cho phù hợp nhất với từng nông hộ..
- Trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp đô thị TPST, các mô hình nông nghiệp được lựa chọn qua các tiêu chí đánh giá, phân tích thực trạng, đánh giá chuyên gia và đề xuất trên cơ sở phân vùng thích nghi cho hai vùng nội ô và ven đô của TPST.
- Tương ứng với từng vùng sẽ có những mô hình tiêu biểu dựa trên chỉ tiêu lựa chọn là có hiệu quả nhất trong số các mô hình cùng lĩnh vực và những mô hình có tiềm năng phát triển.
- Các mô hình sẽ được đánh giá, phân vùng thích nghi và xây dựng bản đồ quy hoạch thông qua các yếu tố tự nhiên cho các mô hình chịu ảnh hưởng trực tiếp với điều kiện tự nhiên là 2 mô hình: (4) lúa chất lượng cao và (5) rau an toàn.
- Các mô hình còn lại đối với vùng nội ô gồm có: (1) hoa kiểng.
- (2) nấm bào ngư và (3) rau thủy canh được quy hoạch phát triển như sau: mô hình (1) hoa kiểng phát triển ở các phường 1, phường 2, phường 3, phường 5 và phường 6 vừa kinh doanh và vừa trang trí cho gia đình.
- mô hình nấm bào ngư tập trung phát triển ở phường 2 và phường 6 chủ yếu ở các hộ có diện tích đất trống từ 50 m 2 trở lên.
- mô hình rau thủy canh phù hợp với diện tích nhỏ phát triển ở phường 1 và phường 3 vừa tận dụng cho tiêu dùng gia đình và vừa mang tính chất giải trí và trang trí.
- Đối với vùng ven đô thì mô hình (6) bò sữa- hầm ủ Biogas phát triển ở phường 3 và phường 5, phường 8 và phường 9..
- Mô hình nông nghiệp đô thị TPST Trên cơ sở định hướng phát triển với mục tiêu.
- quy hoạch và tổ chức lại sản xuất, phát triển bền vững mô hình, phân vùng thích cho các mô hình thích nghi tự nhiên theo các tiêu chí lựa chọn và phân cấp thích nghi cho mô hình.
- Kết hợp với quy hoạch và tổ chức lại sản xuất cho các mô hình sản xuất không chịu ảnh hưởng trực tiếp với điều kiện tự nhiên, đáp ứng yêu cầu phát triển theo định hướng chiến lược của TPST trong tương lai..
- Giải pháp phát triển bền vững mô hình nông nghiệp đô thị tại TPST.
- Để phát triển bền vững mô hình nông nghiệp đô thị tại TPST, một số giải pháp thực hiện như sau:.
- Phân vùng quy hoạch, đảm bảo công tác quản lý hoạt động sản xuất và bảo đảm việc quản lý và kiểm soát tốt các vấn đề về môi trường thúc đẩy phát triển mô hình bền vững..
- Bản đồ quy hoạch phân bố các mô hình nông nghiệp đô thị TPST.
- Tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển từng mô hình, cân đối cung - cầu thị trường, từng bước hình thành các vùng sản xuất an toàn tại các vùng quy hoạch thích nghi..
- Xây dựng liên kết mô hình sản xuất chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng..
- Định hướng chiến lược phát triển sản xuất mô hình theo hướng bền vững GAP, VietGAP, cung cấp nguồn sản phẩm chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng..
- Hướng dẫn các phương pháp xử lý ô nhiễm môi trường nhằm tăng hiệu quả trong hoạt động các mô hình..
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên môn đủ sức kiểm tra, giám sát các mô hình trong các hoạt động sản xuất của nông hộ..
- Có chính sách hỗ trợ đối với các hộ khó khăn về vốn, có vị trí sản xuất không thuận lợi, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất chưa tốt chuyển sang các mô hình sản xuất khác..
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của nước ta.
- Theo đó, nông nghiệp đô thị ngày càng trở nên thiết yếu trong bối cảnh sự đô thị hóa ngày càng làm hạn hẹp diện tích đất canh tác.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống nông nghiệp đô thị ở TPST tương đối đa dạng về mô hình canh tác và quy mô canh tác.
- Cơ cấu nông nghiệp có đủ 3 lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản..
- Có 6 mô hình tiềm năng phát triển ở khu vực đô thị TPST được đề xuất cho vùng nội ô và ven đô bao gồm: Vùng nội ô các mô hình (1) hoa kiểng, (2) nấm bào ngư, (3) rau thủy canh.
- Vùng ven đô bao gồm các mô hình: (4) lúa chất lượng cao, (5) rau an toàn và (6) bò sữa- hầm ủ Biogas..
- Các mô hình được phân bố ở vùng nội ô bao gồm: (1) hoa kiểng phát triển ở các phường 1, phường 2, phường 3, phường 5, phường 6 và phường 10.
- (2) nấm bào ngư tập trung phát triển ở phường 2 và phường 6.
- (3) mô hình rau thủy canh phù hợp với diện tích nhỏ phát triển ở phường 1 và phường 3 vừa tận dụng cho tiêu dùng gia đình và vừa mang tính chất giải trí và trang trí.
- Đối với vùng ven đô thì mô hình (4) lúa chất lượng cao tập trung phát triển ở phường 5, phường 7, phường 8.
- mô hình (5) rau an toàn tập trung phát triển tại phường 4, phường 6 và phường 7.
- (6) bò sữa- hầm ủ Biogas phát triển ở phường 3 và phường 5, phường 8 và phường 9..
- Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững và những bài học cho phát triển nông nghiệp ở Campuchia.
- Tạp chí Khoa học và Phát triển .
- Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng.
- Báo cáo tổng hợp dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển Nông nghiệp - Nông thôn và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ lực ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.