« Home « Kết quả tìm kiếm

DI CƯ Ở HÀ NỘI VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ


Tóm tắt Xem thử

- Hai mươi năm qua di cư trong nước ở Việt Nam đã nổi lên như một hiện tượng kinh tế - xã hội có tác động rất lớn và nhiều mặt đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các vùng lãnh thổ, trong đó có hiện tượng di dân vào các thành phố lớn và rất lớn.
- Hiện tượng di cư, nhất là di cư nông thôn vào đô thị gắn liền với quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá, cũng như sự phát triển đa dạng của kinh tế đô thị và sự cách biệt trong phát triển vùng đang làm cho bức tranh di cư ở nước ta có những màu sắc riêng, mang tính quy luật và cũng có những đặc điểm ngoài quy luật nhưng có thể giải thích được.
- Quá trình đô thị hoá không đều, với sự phát triển nóng của đô thị lớn thứ hai cả nước là Hà Nội làm cho các vấn đề di cư ở đô thị đang trở thành một tiêu điểm của nghiên cứu phát triển..
- Một số quan niệm về di cư 1.1.
- Di cư.
- Đối với người di cư, di cư là một quá trình hướng tới sự thay đổi tình trạng kinh tế của họ và gia đình.
- Đối với xã hội, di cư tác động tới cả kinh tế và xã hội.
- Nhìn nhận của xã hội cũng phức tạp và thay đổi nhiều theo thời gian, mới đây di cư được nhìn nhận theo chiều hướng đánh giá tích cực hơn..
- Về động lực của di cư.
- Trước thời kỳ Đổi mới, có nhiều cuộc di cư có tổ chức, như là đưa dân đi xây dựng vùng kinh tế mới ở Trung du và miền núi phía Bắc, rồi sau đó là Tây Nguyên.
- Sau Đổi mới, di cư có tổ chức ít dần, xuất hiện một loại hình di cư mới: di cư "tự do".
- Di cư tự do cũng còn được gọi với những cách gọi khác là di cư "tự phát", di cư "tự nguyện", tất cả đều cùng có nghĩa là tự cá nhân hoặc nhóm người lựa chọn nơi đến, cách đi và cách kiếm sống ở nơi mới.
- Di cư tự do ở nước ta xuất hiện có một lý do đặc biệt là do Nhà nước có chính sách cởi mở về quản lý hộ khẩu..
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội..
- Lực hút, đó là khả năng hấp dẫn người di cư ở đầu đến, với những điều kiện thuận lợi mà trong con mắt của người di cư, họ kỳ vọng có một cuộc sống tốt hơn, an toàn hơn, dịch vụ xã hội tốt hơn cho bản thân và gia đình, thậm chí như là một miền đất hứa.
- Sự kỳ vọng này càng lớn, thì người di cư cho rằng càng xứng đáng với cái giá mà họ sẽ phải trả cho một cuộc phiêu lưu mới.
- Người di cư đã quyết định, dựa trên sự kỳ vọng đó.
- Đối với người nông dân rời đồng ruộng để vào đô thị, thì trong phần lớn các trường hợp, ánh đèn đô thị, sự hấp dẫn của đô thị chỉ là "ảo ảnh".
- Lực đẩy, đó là những hoàn cảnh khó khăn ở đầu đi mà người di cư phải nếm trải, thường là những khó khăn về kinh tế, sự suy thoái về tài nguyên làm mất đi sinh kế của họ, cái vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo.
- Chẳng hạn, sự phát triển công nghiệp và dịch vụ đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng các thành phố lớn, thường đi kèm với hiện tượng mất đất nông nghiệp ở nông thôn và nếu như các hậu quả của sự mất tư liệu sản xuất nông nghiệp chủ yếu này không được giải quyết hợp lý, nông dân không có việc làm, bị lâm vào cảnh nghèo đói, và có sự chênh lệch quá lớn trong thu nhập của các tầng lớp dân cư, trong sự phát triển giữa các vùng, thì đều có thể dẫn đến tình trạng di cư, đặc biệt là di cư nông thôn - thành thị..
- Bối cảnh chung về di cư ở nước ta trong 5 năm .
- Bảng 1 - Một số chỉ tiêu về đô thị hoá và di cư ở 4 thành phố lớn .
- tỉnh/TP Hà Nội Hải.
- Tỷ suất nhập cư (người nhập cư/1000 dân).
- Nữ Tỷ suất di cư thuần (số di cư thuần/1000 dân).
- So sánh số liệu giữa hai cuộc Tổng điều tra dân số 1999 và 2009, quy mô chuyển cư nội địa và cường độ di cư giữa các vùng tăng lên rõ rệt.
- Tính chung cả nước, tỷ suất di cư.
- Đông Nam Bộ là vùng nhập cư lớn nhất cả nước, và cũng là địa bàn thu hút người nhập cư liên vùng lớn nhất (tỷ suất di cư thuần tăng từ 49‰ lên 117.
- trong khi Tây Nguyên còn duy trì tỷ suất di cư thuần là dương, nhưng giảm từ 76‰ xuống chỉ còn 9‰.
- Các vùng còn lại đều ở trạng thái xuất cư nhiều hơn nhập cư..
- Đồng bằng sông Hồng vẫn là vùng xuất cư, tuy tình hình đã được cải thiện đáng kể do sức hút nhập cư mạnh vào Hà Nội và ở chừng mực nhất định là Hải Phòng..
- Di cư ngoại tỉnh vào khu vực thành thị phân theo vùng Nơi thường trú 1/4/2004 Nơi thường trú 1/4/2009.
- Nếu chỉ tính riêng số người trên 5 tuổi di cư vào khu vực thành thị, chiếm khoảng 1,95 triệu người, thì riêng Đông Nam Bộ có hơn 1,15 triệu, chủ yếu vào Thành phố Hồ Chí Minh.
- Các tỉnh Bình Dương và Đồng Nai cũng trong tốp 5 tỉnh có người nhập cư ngoại tỉnh vào đô thị lớn nhất cả nước (xem bảng 3)..
- Năm tỉnh, thành phố có số người nhập cư ngoại tỉnh vào đô thị lớn nhất cả nước .
- Hà Nội .
- Di cư vào Hà Nội nhìn cận cảnh.
- Do đặc điểm di cư phân biệt rõ giữa nội thành và ngoại thành, nên chúng tôi phân ra nội thành bao gồm toàn bộ các quận (9 quận của Hà Nội cũ và quận Hà Đông).
- Đối với khu vực nội thành, dân nhập cư ngoại tỉnh trong thời kỳ (5 năm) chiếm tới 8,9% dân số nội thành, cho thấy tốc độ nhập cư ồ ạt.
- Di cư giữa các quận/huyện cũng chiếm tới 7,07% dân số nội thành liên quan rất rõ đến sự thay đổi cấu trúc nội tại của.
- thành phố về kinh tế và sự hình thành các khu đô thị mới.
- Yếu tố "khu đô thị mới".
- Vì vậy, nét khác biệt so với những thập kỷ trước đây, là khi điều kiện giao thông vận tải được cải thiện, nhờ có phương tiện công cộng (xe buýt) và các phương tiện cá nhân (đặc biệt là xe máy), thì các khu đô thị mới nhanh chóng được xây dựng xa vùng "lõi".
- Tuy nhiên, điều này cũng làm cho tình trạng giao thông luôn bị quá tải, vào giờ đi làm hay đi làm về, và cả sự lãng phí thời gian, sức lực của người dân do tình trạng tắc đường cùng các vấn đề về môi trường và quản lý đô thị khác..
- Nếu phân tích kỹ hơn, thì trong khu vực nội thành, các địa bàn thu hút mạnh nhất người nhập cư ngoài quận (từ các quận huyện khác và từ tỉnh khác) chính là các quận Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thanh Xuân.
- Dân số Hà Nội phân theo tình trạng di cư .
- Nơi ở 1/4/2009 Không di cư.
- Di cư trong quận/huyện.
- Di cư trong tỉnh/ thành.
- Nhập cư ngoại tỉnh.
- Bảng dưới đây liệt kê các phường, xã có tỷ lệ người nhập cư trong 5 năm qua chiếm trên 30% dân số của phường, xã đó.
- Danh sách này chiếm đến 6/8 phường của quận Cầu Giấy, 9/16 xã của huyện Từ Liêm, 4/11 phường của quận Thanh Xuân, tạo nên một vành đai liên tục phía tây và tây nam thành phố đang đô thị hoá rất mạnh và biến động dân cư cơ học rất bất thường..
- Những phường, xã thu hút mạnh nhất người nhập cư từ các quận, huyện khác trong thành phố là P.
- Những phường, xã thu hút mạnh nhất người nhập cư ngoại tỉnh là Mai Dịch, Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Quan Hoa, Yên Hoà (Q.
- Số người nhập cư và tỷ lệ nhập cư ở một số quận, huyện tiêu biểu Nơi thường trú 1/4/2004 (số người) Nơi thường trú 1/4/2004.
- Những phường, xã có tỷ lệ nhập cư cao.
- Tỷ lệ người nhập cư so với dân số trong xã, phường.
- phố Hà Nội Từ tỉnh ngoài.
- Tổng số nhập cư trong nước Q.
- Qua bảng dưới đây, thấy rõ rằng tính chung toàn thành phố, di cư từ vùng nông thôn vào đô thị đã tăng mạnh so với 10 năm trước (thời kỳ cả về số người (gấp 1,8 lần) và tỷ trọng trong luồng chuyển cư (từ 35,6% lên 41,0%)..
- Di cư nông thôn - thành thị ở Hà Nội Nơi ở vào 1/4/2004.
- Số người Thành thị Nông thôn Tổng số Row % Thành thị .
- Nông thôn .
- Năm quận, huyện có số người nhập cư từ nông thôn lớn nhất.
- tổng số người nhập cư từ ngoại tỉnh vào Hà Nội H.
- Hà Nội vẫn tiếp tục là địa bàn nhập cư lớn thứ hai cả nước, chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh và vượt xa các tỉnh còn lại..
- nông thôn - đô thị ngày càng lớn, di cư nông thôn - đô thị ngày càng tăng.
- Quá trình đô thị hoá đang diễn ra nhanh ở Hà Nội thay cho tốc độ chậm chạp và quanh co trước đó.
- Việc chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế XHCN định hướng thị trường đã là những yếu tố nền tảng làm thay đổi quá trình đô thị hoá..
- Đô thị hoá ở Hà Nội là sản phẩm của "quy hoạch".
- Theo cách hiểu của người viết, tính tự phát trong quy hoạch đô thị là do việc điều chỉnh làm vỡ các quy hoạch, do địa phương các cấp, các công ty đầu tư xây dựng và bất động sản và các hộ nhà dân tự tạo ra các phần của đô thị..
- Chưa bao giờ các khu đô thị mới lại mọc lên nhanh như vậy ở Hà Nội..
- Những điều này tạo nên sức hút của đô thị Hà Nội với vùng xung quanh, sự chênh lệch mạnh hơn trong phát triển vùng và mặt khác, nó cũng phản ánh những hiệu ứng ban đầu của việc mở rộng địa giới Hà Nội, làm tăng luồng di cư từ các huyện của Hà Tây cũ vào khu vực thành thị..
- Trong khi đó lực đẩy nằm ở khu vực nông thôn, không phải chỉ ở Hà Nội mà ở các tỉnh phía Bắc, diện tích đất nông nghiệp bị biến thành đất công nghiệp và khu đô thị đã tăng đột biến.
- Như vậy, so với những năm trước đó, số dân di cư tăng lên và địa bàn họ đến vẫn là Hà Nội và các thành phố lớn.
- Câu hỏi đặt ra ở đây là: Liệu xu hướng di cư vào đô thị lớn như Hà Nội có còn tiếp tục? Nếu vẫn tiếp tục đầu tư cho nông thôn chỉ từ 6 - 7% vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước, trong khi dân cư sống ở nông thôn vẫn chiếm tới 70%.
- Thì câu trả lời sẽ là: Dân tiếp tục dồn vào đô thị lớn và những thử thách với việc quản lý đô thị Hà Nội còn lớn hơn.
- Liệu những biện pháp hành chính để ngăn cản người nhập cư có khả thi không?.
- Di cư tất yếu sẽ xảy ra.
- Những người di cư vào Hà Nội có những đóng góp rất tích cực cho quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá.
- Mặc dù những thử thách do di cư tạo ra đối với thành phố không phải là nhỏ..
- Cần có chính sách thu hút mạnh hơn người nhập cư đến các thành phố trung bình và nhỏ, một mặt để giảm sức ép lên các thành phố lớn, mặt khác để tạo ra sự thay đổi hợp lý.
- Quan tâm đến đào tạo nghề cho người nhập cư..
- Di cư là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp.
- Người di cư tự quyết định lấy việc họ đi hay ở lại nông thôn.
- Những chính sách này không chỉ là chính sách riêng cho người di cư mà chính là chính sách kinh tế - xã hội nhiều mặt..
- Đỗ Thị Minh Đức - Nguyễn Viết Thịnh, Di cư giữa các tỉnh và các vùng ở Việt Nam, Thông báo khoa học của các trường đại học.
- Đỗ Thị Minh Đức, “Di cư vào các đô thị lớn ở nước ta trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX.
- Phân tích trường hợp của Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội”, tạp chí Khoa học, ĐHSP Hà Nội, số 2-2004, tr