« Home « Kết quả tìm kiếm

DI CƯ TUẦN HOÀN CỦA PHỤ NỮ Ở HÀ NỘI: MỘT NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VỀ NGƯỜI BÁN HÀNG RONG Ở HÀ NỘI


Tóm tắt Xem thử

- Cùng với việc những người bán hàng rong đến Hà Nội để làm việc mà không chuyển đến sống hẳn ở thành phố, gia đình của họ vẫn có thể tiếp tục cuộc sống với tư cách là nông dân.
- Vì vậy, tất cả những phụ nữ mà chúng tôi mô tả ở đây đều có hai cuộc sống: thành viên của gia đình nông dân ở nông thôn và người bán hàng rong trên đường phố Hà Nội.
- Cuối cùng, chúng tôi đi sâu tìm hiểu những tác động của di cư tuần hoàn tới gia đình của những người bán hàng rong và đặc biệt là tập trung vào các vai trò giới trong gia đình..
- Với sự hỗ trợ của các phiên dịch viên người Việt Nam, chúng tôi đã phỏng vấn hơn 1.700 phụ nữ bán hàng rong.
- Bắt đầu từ năm 2003, chúng tôi đã phỏng vấn 30 người bán hàng rong để tìm hiểu câu chuyện cuộc đời của họ một cách rất chi tiết.
- Trong thời gian tới, có vẻ như hành động của cả giới chức thành phố và khách hàng của những phụ nữ bán hàng rong sẽ tạo ra nhiều hiệu ứng quan trọng.
- Năm 2003, chính quyền thành phố Hà Nội đã lưu ý đến sự tồn tại của “hàng vạn người bán hàng rong và gia đình kinh doanh trên vỉa hè, yếu tố bị coi là góp phần gây nên tình trạng giao thông hỗn loạn vốn có của Hà Nội.
- 4 ) Những nỗ lực này cho đến nay vẫn được tiếp tục nhân rộng, nhưng lại trở thành một trong những mối đe doạ ngày càng gia tăng đối với những người bán hàng trên vỉa hè thuộc khu vực phi chính thức.
- Trong một nghiên cứu khác, chúng tôi đã xem xét bản chất của mối đe doạ từ lực lượng công an đối với sinh kế của những người phụ nữ bán hàng rong và chúng tôi cũng đã phân tích sự thay đổi trong thái độ và hành vi của khách hàng đang ảnh hưởng như thế nào tới khả năng kiếm thêm thu nhập ở Hà Nội của những người bán hàng rong trên đường phố.
- Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi hy vọng đóng góp cho những vấn đề cần làm rõ đó thông qua việc xem xét quyết định di cư tuần hoàn của người phụ nữ để làm công việc bán hàng rong thuộc khu vực phi chính thức của nền kinh tế Hà Nội.
- Trước tiên, chúng tôi xem xét nhu cầu có thêm thu nhập - điều nằm trong quyết định di cư của hầu hết các trường hợp, và tầm quan trọng của thu nhập này đối với những người bán hàng rong và gia đình của họ.
- Chúng tôi thảo luận, ít nhất là ở trường hợp của gia đình người bán hàng rong, tại sao gánh nặng kiếm thêm thu nhập lại hầu như chỉ rơi vào người vợ và tại sao họ di cư để kiếm tiền trong khi hầu hết những người chồng ở lại quê nhà.
- Chúng tôi cũng nghiên cứu sự cân bằng mà những người phụ nữ này phải cố gắng đạt được giữa công việc của một người di cư bán hàng rong và vai trò mang tính truyền thống hơn của họ là sinh nở và chăm sóc con cái.
- Quyết định di cư.
- Nghèo khó là lý do cơ bản giải thích tại sao đa phần người bán hàng rong đã quyết định di cư tới Hà Nội.
- Trong phần này, chúng tôi tóm lược kết quả nghiên cứu trước đây của chúng tôi - nghiên cứu đã chỉ ra một cách chi tiết hơn tầm quan trọng của thu nhập từ khu vực phi chính thức đối với gia đình của những người bán hàng rong.
- bán hàng rong vào năm 2000 như là một phần của cuộc điều tra đối với 168 người di cư tuần hoàn.
- Thu nhập gửi về nhà của người bán hàng rong.
- Số được làm tròn đến 500 VND Như đã mô tả tại Bảng 1, chúng tôi ước tính thu nhập hằng năm của một người bán hàng rong năm 1999 là 2.005.500 VND (bằng 143$ theo tỷ giá của năm 1999).
- Vì những phụ nữ trong nghiên cứu này dành một phần thời gian của họ ở Hà Nội và một phần thời gian ở quê nhà, chúng tôi cũng tính thu nhập theo số ngày trong năm, con số này cho thấy thu nhập có được đối với một người bán hàng rong và gia đình của cô ta theo từng ngày trong cả năm.
- Năm 1999, thu nhập từng ngày trong năm là 5.500 VND, hoặc chỉ nhỉnh hơn chút ít một nửa số tiền mà một người bán hàng rong kiếm được trong thời gian làm việc ở Hà Nội.
- Bảng 1 cũng cho thấy có sự gia tăng đáng kể về thu nhập của người bán hàng rong trong giai đoạn .
- Mặc dù vẫn còn ở mức thấp, tất cả các con số về thu nhập năm 2002 đã tăng nhanh hơn tỷ lệ lạm phát, điều này có nghĩa là thu nhập thực sự của gia đình người bán hàng rong năm 2002 đã cao hơn đáng kể so với thu nhập của chính họ năm 1999..
- Một gia đình có 4 người ở mức nghèo lương thực năm 1998 có thể nhờ vào thu nhập tăng thêm từ một người bán hàng rong điển hình mà tăng mức tiêu thụ 39%.
- Tương tự, vào năm 2002, thêm thu nhập trung bình của người bán hàng rong vào một gia đình có bốn người ở mức nghèo về lương thực có thể cho phép tiêu thụ tăng lên 58%, đưa gia đình lên mức cao hơn mức nghèo về nhu cầu cơ bản là 14.
- Những ví dụ nói trên cho thấy nguồn thu nhập từ việc bán hàng rong có thể giúp một gia đình nông thôn thoát nghèo hoặc giữ cho họ khỏi rơi vào tình trạng nghèo cùng cực như thế nào.
- Một cách khác để thấy tầm quan trọng của thu nhập của một người bán hàng rong trong giai đoạn này là nhìn vào khía cạnh phân chia thu nhập và tiêu dùng của toàn bộ dân số.
- Chúng tôi xem xét xem nguồn thu nhập từ bán hàng rong có thể thay đổi vị trí của các gia đình này như thế nào trong phân bổ thu nhập (2002) hoặc tiêu dùng (1998).
- Trường hợp thứ hai thì ngược lại: Điều gì có thể xảy ra đối với những gia đình trung vị của các ngũ phân vị nếu họ mất đi nguồn thu nhập từ bán hàng rong? Trong cả hai trường hợp, chúng tôi đều sử dụng thu nhập trung bình từ Bảng 1 để bổ sung hoặc tách từ thu nhập trung vị (tiêu dùng).
- Dòng thứ ba tính theo mỗi năm chỉ ra tỷ lệ phần trăm của thay đổi về tiêu dùng trung vị như là kết quả của việc kiếm được hoặc mất đi thu nhập từ bán hàng rong..
- Ngoại trừ trường hợp những gia đình giàu nhất, việc bổ sung thêm thu nhập từ bán hàng rong đã chuyển dịch vị trí của các gia đình trung vị lên nhóm ngũ.
- Việc xem xét dòng thứ ba tính theo mỗi năm cho thấy, thu nhập từ bán hàng rong rõ ràng là quan trọng đối với các gia đình, ngoại trừ trường hợp các gia đình thuộc nhóm giàu nhất: thu nhập từ bán hàng rong tạo ra những thay đổi trong các khoản trung vị xê dịch từ 15 - 17% tới 42 - 54%..
- Được bổ sung thêm ngu ồn thu nhập từ bán hàng rong.
- bán hàng rong.
- 2002 Được bổ sung thêm ngu ồn thu nhập từ bán hàng rong.
- 2002: phân chia thu nhập quốc gia Thông tin từ Bảng 2 đặt ra giả định rằng gia đình của những người bán hàng rong có thể có hoặc không đạt được thu nhập hằng năm ước tính tại Bảng 1.
- Cũng như vậy, nếu người bán hàng rong buộc phải từ bỏ.
- Từ các điều tra của chúng tôi trong các năm 2006 và 2008, chúng tôi biết rằng thu nhập hằng ngày của người bán hàng rong đã tiếp tục tăng: năm 2006, thu nhập một ngày điển hình là 20.000 VND, trong khi đến năm 2008 đã là 25.000 VND..
- Bởi vì mức giá tăng dưới 75% trong giai đoạn này, trên thực tế có vẻ như thu nhập của người bán hàng rong cũng đã tăng.
- 10 ) Trong khi sự tăng lên về thu nhập thực tế rõ ràng là tích cực, việc nguồn thu nhập tiền mặt này tăng đồng nghĩa với việc nguồn thu nhập càng trở nên quan trọng hơn đối với những người bán hàng rong và gia đình họ..
- Khi hỏi những người bán hàng rong lý do họ quyết định tới Hà Nội làm việc thay vì làm một công việc ở gần nhà hơn, phần lớn họ nói rằng không có những công việc khác dành cho họ ở tại làng hoặc gần đấy và họ không có sự lựa chọn nào khác ngoài di cư.
- Ví dụ năm 2003, 80% số người di cư tuần hoàn bán hàng rong nói rằng họ thậm chí còn chưa bao giờ tìm kiếm một việc làm gần làng của mình, và 60% trong số người này nói rằng đơn giản là vì không có công việc nào ngoài nông nghiệp để tìm cả..
- Một dạng cơ hội nghề nghiệp ngay tại địa phương cho phụ nữ khá phổ biến là bán hàng ở các chợ quê và nhiều người bán hàng rong thực sự đã làm việc này trong những khoảng thời gian họ không thể di cư ra Hà Nội.
- Một khi việc di cư ra Hà Nội đã được quyết, hầu như bao giờ cũng là với ý định trở thành người bán hàng rong đường phố.
- Công việc bán hàng rong trên đường phố không giống vậy, và vì thế lôi cuốn nhiều phụ nữ đã kết hôn - những người cần di cư, nhưng cũng muốn duy trì bản sắc gia đình nông thôn của mình..
- Quyết định trở thành người bán hàng rong chịu ảnh hưởng của những chuẩn mực làng xã và mạng lưới xã hội - một phần quan trọng của đời sống nông thôn..
- Chỉ riêng nhu cầu thu nhập không thể giải thích cho bản chất giới của việc di cư trong nội bộ gia đình của phần lớn những phụ nữ bán hàng rong.
- Điều này đặc biệt quan trọng cho những gia đình của người bán hàng rong phải phụ thuộc vào hai nguồn thu nhập bên ngoài.
- Bên cạnh đó là điểm thuận lợi đối với nhiều phụ nữ trong việc có thể kiếm tiền hằng ngày khi bán hàng rong trong khi nhiều công việc di cư mà đàn ông làm chỉ được trả tiền công khi việc kết thúc.
- Trong khi đó, người bán hàng rong được linh hoạt hơn nhiều.
- Một vài người bán hàng rong cũng nói rằng lý do chồng họ ở nhà trong khi họ di cư là một khi con họ đến độ tuổi nào nó, thường thì người chồng sẽ dạy bảo con cái tốt hơn.
- Đôi khi điều này xảy ra là bởi vì số tiền nam giới được trả hằng ngày ít hơn số tiền phụ nữ có thể kiếm được bằng nghề bán hàng rong.
- Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, những người bán hàng rong cho rằng, vì khi nam giới di cư, họ sẽ tiêu tiền cho bản thân nhiều hơn là tiết kiệm cho gia đình.
- Số liệu của chúng tôi cho thấy người bán hàng rong để dành hầu hết số tiền kiếm được khi ở Hà Nội và khoản tiền ít ỏi mà họ chi tiêu cho bản thân khi ở thành phố không cho phép họ sống một cách thoải mái ở đây..
- Mặc dù có vẻ đây là những lý do hợp lý cho phụ nữ di cư chứ không phải là chồng của họ, thì việc ở xa nhà và xa gia đình hàng tuần liền đã đặt một gánh nặng lên đôi vai của những người phụ nữ bán hàng rong.
- Quyết định của người phụ nữ di cư ra Hà Nội để bán hàng rong bị cản trở bởi vai trò tái sản xuất trong gia đình với tư cách là người mang thai và sinh nở..
- Có ba hình thức di cư đặc thù liên quan đến việc khi nào người phụ nữ quyết định trở thành người bán hàng rong.
- Phần lớn những người bán hàng rong di cư tuần hoàn thuộc nhóm thứ ba và không di cư cho đến khi ngừng sinh nở.
- Điều này có thể thấy ở Bảng 3 - bảng cho biết số liệu từ 586 người bán hàng rong được phỏng vấn năm 2000 và 2003 và số liệu từ 411 người được phỏng vấn năm 2006 và 2008.
- Thời điểm người bán hàng rong bắt đầu di cư.
- Hơn 2/3 số người bán hàng rong chưa từng làm việc ở Hà Nội đã bắt đầu tới Hà Nội khi đứa con bé nhất của họ học lớp 1.
- Khi một phụ nữ trở lại làng trước khi sinh con 5 tháng và không làm việc lại cho đến khi đứa trẻ được 18 tháng, cô ta sẽ không có nguồn thu nhập từ bán hàng rong trong vòng 2 năm..
- Trong khi đây có thể là khoảng thời gian dài không có nguồn thu nhập của người phụ nữ, thì đa số người bán hàng rong cho biết mỗi làng có các chuẩn mực rất chặt chẽ về thời điểm thích hợp cho người phụ nữ để con ở lại nhà để ra Hà Nội làm việc.
- Việc ngày càng nhiều phụ nữ đi bán hàng rong khi chưa sinh đứa con nào và việc những phụ nữ đã làm việc ở Hà Nội khi có thai thường có khuynh hướng trở lại làm việc sau khi thôi cho con bú gợi mở rằng những chuẩn mực nói trên hiện đang chịu nhiều thách thức do chi phí sinh hoạt ở khu vực nông thôn tăng lên..
- Bất kể khi nào người phụ nữ bắt đầu hay quay trở lại bán hàng sau khi sinh con, cô ta cũng luôn phải đối mặt với câu hỏi ai sẽ chăm sóc con cái và đảm nhiệm những công việc liên quan đến sản xuất của gia đình khi cô ta vắng nhà.
- Cuối cùng, giải pháp có vẻ thực tế nhất đối với người bán hàng rong có chồng cũng di cư cùng thời điểm là để cho bọn trẻ tự chăm sóc bản thân.
- Một phần vì những lý do kể trên mà ở đa số gia đình người bán hàng rong, phụ nữ là người duy nhất di cư để tìm việc.
- Năm 2008, chúng tôi hỏi người bán hàng rong những câu hỏi riêng về những việc nhà và nuôi con do chồng họ làm.
- Kết quả được trình bày ở Bảng 4, bao gồm trả lời của 140 người bán hàng rong có chồng không di cư, hoặc không bao giờ di cư cùng thời điểm với vợ..
- Các công việc được làm khi người bán hàng rong ở Hà Nội.
- Một điều nổi bật ở đó là mặc dù có 90% người bán hàng rong nói rằng chồng của họ ít nhiều có tham gia làm một vài việc liên quan đến việc nhà và nuôi con, thì số người có chồng từng làm một việc cụ thể bất kỳ trong số những đầu việc được liệt kê, hoặc một mình hoặc có người khác giúp, lại ít hơn rất nhiều.
- Công việc người chồng làm khi vợ đi bán hàng rong ở Hà Nội.
- Với những việc ngoài trông con vào ban ngày và ban đêm, điều này xảy ra ở ít nhất 39% gia đình người bán hàng rong (với việc nấu cơm), và nhiều nhất là 70% (với việc rửa bát).
- Kết luận cuối cùng này được củng cố bằng thực tế (như đã nói ở trên) là những người chồng thực hiện ít nhất một trong những việc nhà này ở hầu như 90% gia đình người bán hàng rong.
- Kết quả là, vai trò giới truyền thống có vẻ như bị đảo ngược phần nào chứ không hoàn toàn ở phần lớn gia đình người bán hàng rong và nhiều việc mà người vợ thường phải làm không được tự động chuyển cho người khác khi họ ở Hà Nội.
- Vì người bán hàng rong thường vắng nhà trong những khoảng thời gian dài giữa mùa trồng cấy và thu hoạch, rất nhiều việc đồng áng đổ lên vai người chồng, và vì thế, anh ta có thể cần ai đó giúp đỡ việc nhà vào ban ngày.
- Nhiều phụ nữ cho chúng tôi biết có lẽ sẽ rất khó khăn với họ để tiếp tục bán hàng rong và khó khăn với chồng của họ để tiếp tục làm nghề nông nếu không có sự đóng góp của con cái trong những công việc này..
- Chúng tôi tin rằng quyết định để người phụ nữ di cư đi bán hàng rong và để người chồng ở nhà xảy ra ở hầu như ở tất cả các gia đình.
- Nói cách khác, khi một người bán hàng rong làm việc ở Hà Nội, có một sự đảo ngược phần nào về vai trò giới trong gia đình của cô ta.
- Câu hỏi mà chúng tôi đặt ra bây giờ là: Phải chăng sự đảo ngược này chỉ là tạm thời ? Liệu di cư tuần hoàn có góp phần tạo ra một sự thay đổi lâu dài của vai trò giới truyền thống trong nội bộ gia đình của người bán hàng rong hay không.
- Vì di cư tuần hoàn, theo định nghĩa, là việc người bán hàng rong đi và về giữa Hà Nội và làng quê một vài dịp trong suốt cả năm, một cách để nhìn nhận vấn đề này là xem điều gì xảy ra khi họ trở lại làng.
- Những công việc được làm khi người bán hàng rong trở về nhà.
- Phần lớn sự giúp đỡ người bán hàng rong có được khi chăm sóc con cái và kiểm tra việc học của chúng đến từ người chồng.
- Hơn thế, khi một người bán hàng rong không làm những việc đó, thường sẽ là con cái, hoặc trong nhiều trường hợp, bố mẹ chồng là người sẽ làm hơn là người chồng của cô ta..
- Có lẽ không đáng ngạc nhiên khi hầu như tất cả người bán hàng rong (99%) nói họ.
- Vì thế, rõ ràng là một sự đảo ngược vai trò giới nào đó diễn ra khi người bán hàng rong ở Hà Nội chỉ mang tính tạm thời và trách nhiệm chăm sóc con cái và làm việc nhà quay trở lại với họ khi họ trở về làng.
- Cũng có vẻ như những vai trò giới truyền thống không cản trở sự di cư tuần hoàn của phụ nữ, ít nhất là ở những gia đình của những người bán hàng rong.
- Trong những thập niên 1980 và 1990, có những thời kỳ mà các cấp chính quyền của thành phố Hà Nội đã cố gắng ngăn chặn hoạt động của người bán hàng rong và chấm dứt nạn tắc nghẽn và tai nạn giao thông do việc chiếm dụng lòng đường và vỉa hè.
- 19 ) Những nỗ lực này bao gồm nhiều hành động chống lại những người buôn bán trên vỉa hè bên cạnh những người bán hàng rong bằng quang gánh mà chúng tôi đã nghiên cứu.
- Trong năm 2003 có cả một chiến dịch của lực lượng công an đối với người bán hàng rong trên đường phố và gần đây nhất, vào năm 2008, thành phố công khai một nỗ lực toàn diện để hạn chế và có lẽ là sẽ đi đến chỗ xoá sổ nghề này.
- Tuy nhiên, do tầm quan trọng của thu nhập từ bán hàng rong đối với gia đình của họ và mong ước duy trì gốc rễ ở nông thôn của họ, những nỗ lực của chính quyền thành phố Hà Nội trong việc giảm bớt khả năng thu nhập từ việc bán hàng rong trong tương lai tới đây có thể có những ảnh hưởng sâu sắc tới những gia đình này..
- (1) Dù trọng tâm của bài viết này là về những người di cư tuần hoàn, cần phải ghi nhận rằng còn có những dạng người bán hàng rong khác ở Hà Nội.
- Thực tế là vào năm 2000, chúng tôi nhận thấy có 44% trong số những người bán hàng rong là người di cư tuần hoàn, 38%.
- Thu nhập mang về nhà của một người bán hàng rong là số tiền cô ta để ra được vào cuối ngày làm việc.
- Chúng tôi bắt đầu bằng lợi nhuận mà cô ta thu được từ bán hàng rồi trừ đi chi phí cho ăn ở và sinh hoạt ở Hà Nội..
- Giống De Brauw và Harigaya đã lập luận, chúng tôi cho rằng một phần của lý do nằm đằng sau sự cải thiện cho các tỷ lệ nghèo đói ở nông thôn chính là nhờ vào thu nhập kiếm được từ các hoạt động của khu vực phi chính thức giống như những hoạt động của người bán hàng rong..
- Chúng tôi không có số liệu hệ thống về thu nhập hằng năm của người bán hàng rong sau năm 2002, vì vậy những con số này không được đem so sánh tuyệt đối với những con số ở Bảng 1.
- của người dân Hà Nội cho rằng người bán hàng rong tới thành phố vì họ chẳng có gì để làm tốt hơn ở quê nhà.
- (13) Tuy nhiên, việc một người bán hàng rong có thể ngừng làm việc ở Hà Nội vào một lúc nào.
- (15) Chẳng hạn, trong năm 2006, 5% trong số những người bán hàng rong có con sống ở nhà