« Home « Kết quả tìm kiếm

DI DÂN NGOẠI TỈNH VÀO THÀNH PHỐ HÀ NỘI VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP


Tóm tắt Xem thử

- Đây cũng là vấn đề lớn mà chúng ta đang phải đối mặt, nhất là các đô thị lớn như Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh..
- Ngày nay, đã có rất nhiều các lý thuyết nghiên cứu về hiện tượng di dân.
- Thứ hai, là nguyên nhân phi kinh tế, như: vấn đề chất lượng cuộc sống, những người di dân muốn có cuộc sống tốt hơn thông qua cuộc sống ở thành thị, nơi có ánh đèn rực rỡ của thành phố, nơi đó có các phương tiện giao thông, phương tiện thông tin đại chúng… được hiện đại hoá, nơi có hệ thống giáo dục, y tế, dịch vụ phát triển.
- vấn đề về phong tục tập quán và các nhân tố xã hội khác cũng tác động sâu sắc tới quá trình di dân từ nông thôn ra thành thị, ví dụ như những người di dân muốn thoát khỏi những ràng buộc truyền thống, những phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu ở nông thôn.
- vấn đề đi học của con cái và đoàn tụ gia đình cũng là những lực hút của dòng di dân từ nông thôn ra thành thị..
- Đối với thành phố Hà Nội, sở dĩ người dân thường đổ về Hà Nội (cũng như các thành phố lớn khác) vì những nguyên nhân sau: Thứ nhất, do nông nghiệp nước ta có những bước phát triển vượt bậc trong việc tăng năng suất và sản lượng, dẫn tới “dư thừa”.
- Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- lao động.
- Hơn 50% số di dân lâu dài và 90% di dân mùa vụ di chuyển đến các thành phố lớn vì nguyên nhân này.
- Sự khác biệt về tiền lương và thu nhập giữa các vùng, đặc biệt giữa nông thôn và thành thị là yếu tố thúc đẩy quá trình di dân tới đô thị.
- Thứ hai, Hà Nội (cũng như thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn khác) là miền đất hứa của nhiều người về môi trường giáo dục và đào tạo, có điều kiện y tế và chăm sóc sức khoẻ, có đời sống văn hoá tinh thần cao hơn, có các phương tiện thông tin đại chúng và các dịch vụ tiện ích khác… Họ đến đây để học tập, làm việc, mưu cầu một cuộc sống tốt đẹp hơn… sau đó lại kéo theo gia đình, người thân nhập cư để đoàn tụ..
- Hà Nội, Thủ đô của nước CHXHCN Việt Nam, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá lớn của cả nước, với những đặc điểm và lợi thế về điều kiện tự nhiên và về kinh tế xã hội, thực sự đã trở thành lực hút của dòng di dân ngoại tỉnh về Hà Nội.
- Về đặc điểm tự nhiên: Thành phố Hà Nội nằm ở đồng bằng Bắc Bộ trù phú (diện tích Hà Nội mở rộng lên tới 3.324, 92 km 2.
- Hà Nội nằm ở phía hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các sông.
- Ngoài hai con sông lớn, trên địa phận Hà Nội còn có các sông: Đuống, Cầu, Nhuệ….
- Hồ đầm ở Hà Nội có nhiều, những hồ nổi tiếng ở Hà Nội như hồ Tây, hồ Trúc Bạch, hồ Hoàn Kiếm… hàng chục hồ, đầm thuộc địa phận Hà Nội cũ: hồ Kim Liên, hồ Linh Đàm, đầm Vân Trì… và những hồ thuộc địa phận Hà Tây cũ: Ngải Sơn, Đồng Mô, Suối Hai..
- Phía bắc Hà Nội giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên.
- Với vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi, Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học lớn.
- Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đông lạnh khô và mưa ít.
- Do nằm trong vùng nhiệt đới nên Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào (nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,6 0 C), độ ẩm trung bình hàng năm là 79%, lượng mưa trung bình hàng năm là 1800 mm..
- Hà Nội có hai dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi.
- Địa hình đồng bằng chủ yếu thuộc địa phận Hà Nội cũ và một số huyện phía đông của Hà Tây cũ, chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên.
- Về đặc điểm kinh tế - xã hội: Hà Nội là một thành phố lớn và đông dân, có mật độ dân số cao.
- Theo số liệu thống kê 1/4/2009, dân số Hà Nội vào khoảng 6.448.837 người (chiếm khoảng 7,5% dân số cả nước).
- Từ năm 2001 đến năm 2009, tại Hà Nội trung bình có hơn 100.000 trẻ em ra đời, tỷ lệ nhập cư về Hà Nội trung bình khoảng 100.000 người/năm..
- Như vậy, mỗi năm quy mô dân số Hà Nội dự kiến tăng thêm tương đương một dân số huyện lớn.
- Năm 2009, mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1926 người/km 2 , cao gấp 7,4 lần so với cả nước.
- Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hoá, giao thông, du lịch, giáo dục, chính trị lớn của cả nước.
- Hà Nội hiện có trên 4000 di tích và danh thắng, trong đó xếp hạng quốc gia trên 900 di tích và danh thắng.
- trúc, danh thắng nổi tiếng, nhiều lễ hội, các món ăn ngon, các làng nghề truyền thống, Hà Nội trở thành một trung tâm du lịch lớn, du khách có dịp khám phá nhiều công trình kiến trúc văn hoá - nghệ thuật được xây dựng qua nhiều thế hệ trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước.
- Hà Nội là trung tâm và đầu mối giao thông của cả nước.
- Đặc biệt ở Hà Nội có loại hình xích lô thường dùng để phục vụ khách du lịch.
- Ngoài ra, Hà Nội cũng là đầu mối của tuyến giao thông đường sắt xuyên Việt và liên vận quốc tế.
- Hà Nội cũng là trung tâm đường không với cảng hàng không sân bay Nội Bài.
- Hà Nội cũng có hệ thống sông ngòi chằng chịt, nằm cạnh hai con sông lớn là sông Hồng và sông Đà, tạo thuận lợi cho việc vận tải bằng đường sông.
- Hà Nội hiện có 5 cây cầu bắc qua sông Hồng: cầu Thăng Long, cầu Long Biên, cầu Chương Dương, cầu Thanh Trì và cầu Vĩnh Tuy để phục vụ cho việc giao thông của thành phố giữa hai bờ sông Hồng, nối liền thành phố với các tỉnh phía bắc và phía đông bắc của Tổ quốc..
- Thành phố Hà Nội có khoảng 70 trường Đại học, 20 trường Cao đẳng, 60 trường Trung cấp, dạy nghề, nhiều trung tâm đào tạo của nước ngoài.
- Hà Nội là Thủ đô và cũng là thành phố có diện tích lớn nhất đông dân thứ hai sau Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hà Nội là một trong hai đầu tàu kinh tế của cả nước, với các ngành dịch vụ, du lịch và bảo hiểm giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố.
- Trong lĩnh vực công nghiệp, Hà Nội đã xây dựng hoàn chỉnh 9 khu công nghiệp và 11 cụm công nghiệp vừa và nhỏ.
- Thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, phát triển các ngành, các lĩnh vực và sản phẩm công nghệ cao… Với những đặc điểm và lợi thế đó, Hà Nội thực sự là mảnh đất hấp dẫn dân nhập cư..
- Vậy thực trạng di dân ngoại tỉnh vào thành phố Hà Nội diễn ra như thế nào? Số liệu thống kê về tỷ lệ và số lượng người di cư vào Hà Nội thời gian qua được tổng kết qua bảng số liệu sau:.
- Bảng: Tỷ lệ và số lượng người di cư đến Hà Nội qua các năm.
- Nguồn: Số liệu thống kê dân số Hà Nội qua các năm..
- Từ bảng số liệu ta có thể thấy, quy mô và tốc độ của lượng người di dân vào Hà Nội qua các năm ngày càng tăng, chẳng hạn năm 2001 số người di cư vào Hà Nội là 16,985 người thì đến năm 2007 là 46,240 người và con số đó đã là 52,588 người vào năm 2010..
- Như vậy, xu thế chung trong những năm tới là số lượng người lao động ngoại tỉnh vào Hà Nội vẫn tăng lên một cách nhanh chóng.
- Như vậy, di dân chủ yếu là người trong độ tuổi lao động trẻ, khoẻ, rất ít người trên 50 tuổi.
- còn ở các nhóm tuổi dưới 30 số di dân nam nhiều hơn số di dân nữ.
- Sự gia tăng tỷ lệ nữ so với nam giới ở độ tuổi trên 30 trong số di dân có thể liên quan tới việc đoàn tụ gia đình cũng như sự phát triển nhanh chóng của các loại hình kinh tế dịch vụ… Qua đó, thu hút nhiều phụ nữ nông thôn về tìm việc làm và lập nghiệp ở Hà Nội.
- Về trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật thì có thể thấy rằng: trình độ học vấn của người di dân lâu dài tương đối khá, không hề thua kém với dân sở tại.
- Còn trình độ của nhóm di dân mùa vụ thì thấp hơn.
- Tuy nhiên, tỷ lệ những người di dân có trình độ học vấn phổ thông cũng chiếm tới hơn 70%.
- chất lượng của dân số không những được đánh giá qua trình độ học vấn phổ thông mà còn qua các cấp đào tạo về chuyên môn, số người di cư ra Hà Nội có một bộ phận khá lớn là không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, họ làm việc theo thời vụ hoặc không có nghề nghiệp cố định.
- Thực tế cũng cho thấy lao động giản đơn vào Hà Nội chiếm một tỷ lệ khá cao và họ làm đủ các nghề: nghề xây dựng và sản xuất thủ công.
- Số lao động buôn bán rau, hoa quả, bán gạo… họ thường là nữ, họ đưa lương thực, thực phẩm từ các tỉnh ngoài vào Hà Nội.
- Theo con số ước tính của ban quản lý chợ Đồng Xuân, số lao động này ở trọ quanh chợ có khoảng 500 người, họ từ nông thôn ở một số tỉnh ở sát Hà Nội như Hà Tây (cũ), Hưng Yên, Hải Dương… Thu nhập của họ sau khi trừ đi các khoản ăn uống và chi phí thiết yếu khác, hàng tháng họ còn tiết kiệm được khoảng 400 - 500 nghìn đồng..
- Qua thực trạng trên, vậy chúng ta có thể đánh giá được gì về tình trạng di dân tự do đến Hà Nội.
- Di dân ngoại tỉnh đến Hà Nội có mặt tác động tích cực của nó, nhưng mặt khác nó cũng đặt ra những vấn đề khó khăn và phức tạp trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô.
- Những tác động tích cực của nó, chúng ta có thể thấy: ở mức độ nhất định, di dân vào Hà Nội góp phần thúc đẩy sự phát triển đa dạng của các lĩnh vực và các ngành nghề, dịch vụ và có ý nghĩa đối với sự tăng trưởng kinh tế của quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá.
- Chính những người di cư tới Hà Nội để tìm kiếm việc làm đã góp.
- Nhìn chung, tác động tích cực của di dân ngoại tỉnh vào Hà Nội tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô tuy không đo đếm được chính xác, nhưng rõ ràng vai trò của nó là không thể phủ nhận.
- Người dân di cư ngoại tỉnh vào Hà Nội với mục đích tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập.
- Do đó, những người lao động này đã bù đắp cho nguồn lực lao động ở Hà Nội khi tham gia vào những công việc mang tính chất lao động giản đơn, hoặc lao động nặng nhọc nhưng rất cần thiết cho đời sống kinh tế xã hội.
- Một số lượng lớn lao động ngoại tỉnh làm việc có tính chất thời vụ vào Hà Nội tìm việc, họ có thể làm bất cứ công việc gì mà lao động ở thành phố không muốn làm, những công việc nặng nhọc phải dùng sức cơ bắp mặc dù thu nhập của họ không cao lắm song vẫn hơn hẳn mức thu nhập ở nông thôn..
- Bên cạnh những mặt tích cực, tình trạng di dân tự do tới Hà Nội tìm việc làm cũng đang đặt ra những vấn đề cấp bách trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở thành phố..
- Tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp ở Hà Nội thực tế đã tồn tại nay lại được bổ sung thêm do tình trạng di dân ngoại thành vào thành phố, điều đó làm cho số người có nhu cầu giải quyết việc làm mỗi năm tăng nhanh, gây nên sức ép về việc làm tại thành phố ngày càng tăng.
- Thứ hai, là gây quá tải về sử dụng các công trình hạ tầng cơ sở: Những năm trở lại đây, Hà Nội tuy đã được Nhà nước chú ý đầu tư về cơ sở hạ tầng, về điều kiện nhà ở nhưng vẫn thiếu và không đồng bộ.
- Các vấn đề này càng trở nên trầm trọng hơn khi thêm vào đó khối lượng lớn người di cư ngoại tỉnh tới Hà Nội..
- Về nhà ở, trong những năm gần đây, Hà Nội đã xây dựng mới hàng triệu m 2 nhà để phục vụ nhu cầu của nhân dân.
- Người di dân tự do vào Hà Nội thì vấn đề nhà ở là vấn đề lo ngại nhất, một số người di dân mùa vụ do mục đích của họ là kiếm việc lúc nông nhàn, cùng với trình độ chuyên môn tay nghề thấp, họ không đủ tiền thuê nhà.
- Hà Nội mỗi ngày có khoảng gần 2.000m 3.
- Sống trong những ngôi nhà tạm bợ, mà điển hình là các khu nhà ở ven chân cầu Long Biên là những người từ các tỉnh khác về Hà Nội và họ làm đủ các nghề như bán hàng rong, khuân vác, đánh giầy, chở xe ôm… Hiện nay, Hà Nội đang phải chịu cảnh buôn bán và làm các nghề dịch vụ tự phát… Họ lấn chiếm lòng đường, hè phố, gây cản trở giao thông và mất trật tự đô thị.
- Ngoài ra, đã và đang xuất hiện nhiều tiêu cực và tệ nạn xã hội từ tình trạng những người di dân ngoại tỉnh về Hà Nội..
- Một vấn đề lớn thứ ba mà tình trạng di dân có nguy cơ gây ra cho thành phố là tình trạng gây mất trật tự công cộng và gia tăng sức ép về quản lý cho các cấp chính quyền..
- Các cuộc điều tra cho thấy, những người di chuyển về Hà Nội có những hạn chế nhất định về chuyên môn, tay nghề nên phần đông trong số họ phải làm đủ các loại công việc..
- Cuộc sống tạm bợ qua ngày của những người lang thang và di dân tự do hình thành nên các tụ điểm chợ lao động như: cầu Mai Động, Ngã Tư Sở, dốc Minh Khai… gây mất trật tự công cộng và mỹ quan thành phố.
- Trên đây là những vấn đề cấp bách đặt ra do tình trạng di dân tự do vào Hà Nội để kiếm việc làm.
- Vậy, giải pháp cho vấn đề nhằm tăng cường quản lý tình trạng di dân ngoại tỉnh đến Hà Nội được đặt ra như thế nào? Về quan điểm chúng ta phải thấy rằng, di dân ngoại tỉnh vào các thành phố lớn nói chung và vào Hà Nội nói riêng là một xu thế tất yếu.
- Hiện tượng di dân xuất phát từ sự chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị..
- Vì vậy, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý cần phải nắm bắt tính quy luật nội tại của hiện tượng di dân để vận dụng vào việc hoạch định các chính sách, các biện pháp điều tiết nó vì mục tiêu phát triển.
- Quan điểm ở đây là không để quá trình di dân ngoại tỉnh (mà đặc biệt là di dân mang tính chất thời vụ) vào Hà Nội trở thành một quá trình tự phát, nhưng đồng thời cũng không nên duy ý chí, quản lý quá trình này bằng mệnh lệnh hành chính một cách cứng nhắc.
- Vấn đề quản lý và điều tiết hiện tượng di dân ngoại tỉnh vào Hà Nội liên quan tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và các cấp quản lý..
- Các giải pháp quản lý và điều tiết tình trạng di dân ngoại tỉnh vào Hà Nội phải mang tính hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội, cả về trước mắt cũng như lâu dài.
- Thứ nhất, là nhóm giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực của di dân ngoại tỉnh vào Hà Nội.
- Chủ động thu hút và quản lý luồng di dân vào các ngành nghề phù hợp.
- Di dân ngoại tỉnh vào các đô thị lớn cũng như vào Hà Nội là một xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển của đất nước.
- Là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội trong những năm qua là khá cao (trên 10.
- Việc phát triển các loại hình dịch vụ có tổ chức thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm, các trung tâm tư vấn, các trung tâm môi giới việc làm, các loại hình doanh nghiệp… sẽ tạo điều kiện thu hút và quản lý có hiệu quả hơn tình trạng di dân ngoại tỉnh về Hà Nội, tránh được tình trạng tự phát như hiện nay..
- Trước kia, trong cơ chế tập trung bao cấp, việc nhập khẩu vào Hà Nội được quản lý chặt chẽ không chỉ vì lý do an ninh mà còn vì lý do kinh tế như chế độ phân phối lương thực - thực phẩm… Nay chuyển sang cơ chế thị trường nên việc lưu chuyển lao động cũng linh hoạt và đa dạng hơn.
- Thứ hai, là nhóm giải pháp nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của tình trạng di dân ngoại tỉnh vào Hà Nội.
- Cần phải có quy hoạch nơi ở và nơi giao dịch việc làm cho người di dân theo mùa vụ.
- Đối với người di cư mùa vụ làm việc ở Hà Nội thì vấn đề thông tin việc làm đóng một vai trò quan trọng.
- Do vậy, việc hỗ trợ về chỗ ở cho người di cư, ví dụ như: dịch vụ cho thuê phòng trọ giá rẻ, quy hoạch khu trọ cho người di dân và nơi giao dịch việc làm là một việc làm thiết thực cho người di dân, đồng thời đem lại hiệu quả tốt hơn cho nhà quản lý..
- Các chính sách đó bao gồm một loạt các vấn đề như: hỗ trợ việc làm, trợ cấp thất nghiệp, xoá đói giảm nghèo, bảo hiểm y tế… Việc thực hiện các chính sách này cũng rất cần thiết đối với người di dân tự do, nó giúp cho người lao động có điều kiện thực hiện các quyền cơ bản của công dân, tạo điều kiện cho họ tham gia tốt hơn vào thị trường lao động..
- Thành lập các trung tâm hỗ trợ việc làm cho người di dân.
- Đây là một giải pháp nhằm tạo điều kiện giúp người di dân tìm kiếm việc làm, đồng thời nhằm tăng cường quản lý người di dân vào làm việc tại Hà Nội.
- Tóm lại, tình trạng di dân các tỉnh ngoại thành vào Hà Nội là một tất yếu khách quan.
- Qua đó, chúng ta cần có những giải pháp hữu hiệu nhằm quản lý tình trạng trên để đảm bảo Thủ đô Hà Nội phát triển một cách bền vững, sao cho xứng đáng một Thủ đô ngàn năm văn hiến..
- TS Phạm Quý Thọ - Mối quan hệ giữa di dân nông thôn - Hà Nội với vấn đề việc làm và mức sống, 2000..
- Điều tra di dân năm 2004: Mối quan hệ giữa di dân và sức khoẻ.