« Home « Kết quả tìm kiếm

Địa lý chính trị: Những vấn đề lý thuyết và định hướng nghiên cứu ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Xuất hiện từ những năm cuối thế kỷ XIX và trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau nhưng cho đến nay, địa lý chính trị (ĐLCT) vẫn chưa có một cách diễn đạt chính xác khái niệm.
- Hơn thế nữa, trong khoảng thời gian dài, ĐLCT cũng như Địa chính trị được xem là phản khoa học, là hệ tư tưởng phản động vì nó phục vụ cho lợi ích xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và phát xít.
- Trong hệ thống các khái niệm được nhiều nhà khoa học có uy tín đề xuất, nhiều khái niệm phản ánh những thuộc tính và mối quan hệ chung nhất, bản chất nhất và trở thành những phạm trù của ĐLCT hoặc của Địa chính trị.
- Đến nay, thuật ngữ "Địa lý chính trị".
- không còn xa lạ với nhiều nhà địa lý, nhà nghiên cứu chính trị của Việt Nam, nhưng bản chất và nội dung của nó thì hoàn toàn chưa được để ý nghiên cứu và vận dụng, từ đó chưa có một cách nhìn.
- Chính vì lẽ đó, vấn đề hoạch định chính sách và quyết định của nhà lãnh đạo, nhà quản lý nhiều khi xa rời yếu tố không gian, thiếu tính khách quan do chưa vận dụng một cách đầy đủ các quy luật địa lý vào chính trị.
- Những khái niệm cơ bản về địa lý chính trị 2.1.
- Những quan niệm về địa lý chính trị.
- Thuật ngữ "Địa lý chính trị".
- bắt đầu được sử dụng vào năm 1897 khi xuất hiện công trình Địa lý chính trị của nhà khoa học người Đức Ph.
- Ở phương Tây, ĐLCT trong một thời gian dài được xác định như là một khoa học nghiên cứu những khía cạnh không gian của các quá trình chính trị.
- Chẳng hạn, theo Kasperson và Minghi (1969) thì ĐLCT là khoa học phân tích không gian các sự kiện chính trị.
- Cần nhớ lại rằng, với một thể chế và đường lối tư bản, chính trị của nước Mỹ được quan niệm và nhìn nhận không giống với chúng ta.
- Trong khoa học chính trị ở Mỹ và nhiều cường quốc phương Tây, thuật ngữ “chính trị” được đồng nhất về ý nghĩa với hoạt động của nhà nước và cơ quan quyền lực, đặc biệt là của cơ quan và cá nhân hoạt động trong chính phủ.
- Khi nghiên cứu ĐLCT, Cohen và Rosenthal đi sâu phân tích sự tác động và định hướng của không gian cũng như các yếu tố địa lý khác lên việc bố trí và kiểm soát các đơn vị chính trị.
- Từ đó, tác giả cho rằng ĐLCT là khoa học về động lực và biểu hiện không gian của các quá trình chính trị..
- Dù vậy 2 yếu tố cốt lõi cấu thành là: các hiện tượng, quá trình chính trị và không gian, yếu tố địa lý luôn được xem xét trong mối quan hệ và tương tác lẫn nhau.
- Có quan điểm nhấn mạnh đến không gian của các mối quan hệ quốc tế, phân tích khía cạnh địa lý của hiện tượng chính trị (nặng về môn “địa chính trị”, một bộ môn trong hệ thống các khoa học chính trị), nhưng cũng có quan niệm nhấn mạnh tới tổ chức, quản lý không gian của đơn vị chính trị, nghĩa là khai thác sâu hơn các khía cạnh địa lý lãnh thổ mà nó tác động lên chính trị..
- Nhà địa lý Liên Xô Maergoiz tiến hành nghiên cứu ĐLCT trong thời kỳ Chiến tranh lạnh cho rằng: “ĐLCT là khoa học địa lý đặc biệt, nghiên cứu sự phân bố lãnh thổ của lực lượng chính trị mà chủ yếu là giai cấp”.
- Tuy vậy, ở đó chưa bộc lộ được một khía cạnh địa lý hết sức quan trọng, đó là sự tổ chức không gian của lực lượng chính trị.
- Nhưng trong thực tế, những nghiên cứu cụ thể sau này đã bổ sung nhiều cho việc “tổ chức chính trị – lãnh thổ của xã hội trong không gian địa lý”, đồng thời nghiên cứu các quy luật hình thành và phát triển tổ chức chính trị – lãnh thổ..
- Với quan điểm về tổ chức chính trị – lãnh thổ của xã hội, nhà địa lý Nga V.S.
- Iagia (1982) nhận thấy có sự phân dị lãnh thổ bởi các sự kiện chính trị và có sự điều khiển chính trị bằng cấu trúc lãnh thổ.
- Iagia thừa nhận tầm quan trọng của cấu trúc lãnh thổ đến quá trình và những sự kiện chính trị.
- Sự phân hoá lãnh thổ sẽ tất yếu kéo theo những mối quan hệ và hoạt động chính trị khác nhau, tạo nên những đơn vị chính trị có cấu trúc và chức năng đặc thù..
- Đối tượng của địa lý chính trị.
- Trong quá trình hình thành và phát triển, hệ thống các luận điểm dần được hoàn thiện và xác lập mối quan hệ mang tính bản chất của không gian địa lý với hoạt động chính trị.
- Dù ở cấp độ nào thì ĐLCT cũng đề cập tới hiện tượng, sự kiện chính trị trên một đơn vị lãnh thổ nhất định với các hình thức tổ chức riêng của nó và tạo nên hệ thống hoàn chỉnh.
- Đó chính là các “hệ thống chính trị – lãnh thổ” và cũng là đối tượng nghiên cứu của môn khoa học này..
- Hệ thống chính trị – lãnh thổ được hiểu là sự kết hợp một cách khách quan trong mối liên hệ lẫn nhau của các nhân tố lĩnh vực chính trị (biên giới chính trị và hành chính, trung tâm điều hành và tổ chức của chính quyền, đảng phái, nhóm hoạt động xã hội.
- Tất nhiên, các nhân tố lĩnh vực chính trị ở đây tập trung và biểu hiện trên một số mặt, đó là quan hệ chính trị, hệ thống chính trị, hoạt động chính trị,….
- Quan hệ chính trị được hình thành giữa các nhóm xã hội, dân tộc, các đảng chính trị, các quốc gia, tổ chức quyền lực địa phương và các chủ thể khác của hoạt động chính trị liên quan đến ngăn ngừa và sử dụng quyền lực để bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền và lợi ích của các thành viên hay quốc gia trong hệ thống chính trị (kể cả việc xâm chiếm lãnh thổ).
- Hoạt động chính trị là tập hợp những hành động nhằm thực hiện các quan hệ chính trị trong xã hội, là tác động qua lại của các giai cấp, các dân tộc, các tổ chức, cơ quan của các cộng đồng xã hội khác nhau và của các cá thể nhằm thực hiện những lợi ích chính trị của mình trong quá trình giành, giữ và sử dụng quyền lực..
- Như vậy, nếu như địa lý kinh tế nghiên cứu cơ cấu, tổ chức và phân bố không gian của quá trình sản xuất thì ĐLCT nghiên cứu tổ chức, phân bố và hoạt động theo lãnh thổ của quá trình và sự kiện chính trị..
- Những nhiệm vụ cơ bản của địa lý chính trị.
- Mặc dù đối tượng nghiên cứu của ĐLCT là “hệ thống chính trị – lãnh thổ”, song để giải quyết những vấn đề chính trị trong mối liên hệ với các yếu tố của môi trường địa lý trên một đơn vị lãnh thổ xác định là rất phức tạp và đa dạng.
- Không phải ngẫu nhiên, khoa học ĐLCT có tính phức tạp mà xuất phát từ chính nội hàm, từ hợp phần cấu thành nó, đó là chính trị.
- Bởi vì chính trị là lĩnh vực phức tạp nhất của đời sống xã hội có giai cấp với nghĩa ban đầu là những công việc liên quan tới Nhà nước.
- Ngày nay quan niệm chính trị càng được mở rộng và việc hiểu rõ chính trị trở nên hết sức phức tạp và luôn là vấn đề tranh luận của các nhà khoa học..
- Bên cạnh đó, cần xác định cấu trúc lãnh thổ quốc gia theo ranh giới nhưng phải căn cứ vào thuộc tính của nó.
- đó là đặc trưng chính trị và đặc điểm địa lý.
- là mối quan hệ trong chỉnh thể hệ thống chính trị – lãnh thổ quốc gia (đối với những cường quốc có thuộc địa và có hoạt động xâm chiếm lãnh thổ, ranh giới hành chính quốc gia không trùng với không gian chính trị)..
- Nhưng dù thế nào, khi đường biên giới đang ở trạng thái ổn định thì ĐLCT nên tập trung làm sáng tỏ và chứng minh sự tồn tại đó là khách quan, phù hợp lợi ích của những quốc gia có chung đường biên mà ở đó lợi ích về an ninh, sự ổn định chính trị đất nước là quan trọng..
- Sự phân chia lãnh thổ còn phụ thuộc nhiều vào chế độ chính trị của mỗi quốc gia, vào chế độ chính thể của nhà nước (cộng hoà hay quân chủ), vào “dạng” quản lý lãnh thổ (liên hợp, liên bang hay liên minh.
- Chính vì lẽ đó, hơn lúc nào hết, quan hệ quốc tế trở thành một nội dung quan trọng, thậm chí có tính chất sống còn trong đường lối chính trị của nhiều quốc gia..
- Tất cả những điều đó có được là do hệ quả của các mối quan hệ quốc tế mà ở phạm vi mỗi nước, đó là mối quan hệ của các hệ thống chính trị quốc gia..
- Bên cạnh những nhiệm vụ cơ bản trên, ĐLCT còn quan tâm tới nhiều nội dung khác của đời sống xã hội như: mối quan hệ qua lại giữa chính trị và không gian địa lý, giữa quyền lực và biến đổi nảy sinh của môi trường.
- vấn đề định cư của các tộc người trong phạm vi một quốc gia.
- bầu cử lựa chọn các cơ quan lãnh đạo của bộ máy chính trị..
- Vị trí và mối quan hệ của địa lý chính trị trong hệ thống các khoa học.
- Địa lý chính trị.
- ĐLCT nghiên cứu các hệ thống chính trị – lãnh thổ, vì vậy các yếu tố đầu tiên được đề cập đến đó chính là các yếu tố môi trường nền, là vị trí, cấu trúc không gian, là địa hình, khí hậu, thuỷ văn, phân bố sản xuất, dân cư, dân tộc, văn hoá….
- Với tư cách là một bộ môn nghiên cứu đến sự phân bố, tổ chức không gian của các quá trình chính trị, ĐLCT còn có liên hệ với nhiều ngành khoa học xã hội, trong đó phải kể đến là: dân tộc học, tâm lý học, nhân chủng học, luật học, lịch sử, kinh tế chính trị và tất nhiên cả triết học..
- Một số phạm trù cơ bản của địa lý chính trị.
- Như đã đề cập, trong quá trình hình thành và phát triển, nhiều khái niệm của bộ môn khoa học ĐLCT và Địa chính trị dần được hoàn thiện và trở thành những phạm trù cơ bản và quan trọng khi nghiên cứu các nội dung của ĐLCT cùng nhiều bộ môn khoa học có liên quan.
- Không gian địa chính trị: là môi trường và không gian địa lý thể hiện ở dạng yếu tố gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ quốc tế.
- Ở góc độ quốc gia, không gian địa chính trị có ý nghĩa quan trọng giúp nhà cầm quyền có chính sách đối ngoại với các quốc gia láng giềng, trong khu vực và trên toàn thế giới.
- Trường địa chính trị: là không gian được kiểm soát bởi một quốc gia hay liên minh quốc gia.
- Trường địa chính trị còn được chia ra: trường nội địa, trường biên giới, trường giao nhau và trường trao đổi..
- Khu vực địa chính trị: là không gian được đặc trưng bởi cường độ cao của mối liên hệ chính trị, kinh tế, văn hoá,… Có một số quan niệm cho rằng, đây là phạm trù "mở".
- quy mô lớn hơn quốc gia.
- Địa chiến lược: là không gian có ý nghĩa hướng các hoạt động đối ngoại của quốc gia trên cơ sở tiềm năng địa chính trị của không gian đó.
- Đặc trưng đó được thể hiện bằng đường phân chia lãnh thổ và không gian chính trị của 2 quốc gia liền kề (đường biên giới).
- Đường biên giới xác định khu vực hình thành quyền tự chủ và thống nhất quốc gia.
- Trong thực tế, phạm trù này xuất phát từ khoa học chính trị và được sử dụng rộng rãi ở các nước phương Tây như một trường phái của cái gọi là "thái độ chính trị".
- chính trị nên ông phê phán sự tuyệt đối hoá vai trò của yếu tố địa lý trong khái niệm của nhiều tác giả nổi tiếng như Mackinder, Haushopher,….
- Trong luật pháp quốc tế và học thuyết quan hệ quốc tế, lãnh thổ được xem xét với tư cách là một trong những dấu hiệu chính của quốc gia.
- Việc sử dụng các biện pháp để lấn chiếm lãnh thổ của quốc gia khác đều được gọi là xâm lược..
- Định hướng nghiên cứu địa lý chính trị ở Việt Nam.
- hòng can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và ổn định chính trị của Việt Nam..
- Từ một vùng lãnh thổ không có tên nước trên bản đồ chính trị thế giới đã trở thành quốc gia có chủ quyền, thành viên của Liên hợp quốc, có quan hệ ngoại giao với 171 quốc gia và vùng lãnh thổ có chủ quyền trên toàn thế giới (tính đến hết năm 2007), là thành viên của nhiều tổ chức có quy mô và uy tín: WTO, APEC,.
- Về không gian chính trị: Đảng và Nhà nước nhất quán quan điểm, toàn lãnh thổ Việt Nam có một hệ thống chính trị duy nhất (hình thành hệ thống chính trị – lãnh thổ quốc gia Việt Nam)..
- Vận dụng một số phạm trù trong nghiên cứu địa lý chính trị ở nước ta.
- Trong khi đó, những phạm trù cơ bản của ĐLCT chủ yếu được xây dựng, áp dụng đầu tiên ở các nước phương Tây, nơi có hệ thống và đường lối chính trị không giống ở Việt Nam.
- Không gian địa chính trị: Không nên quá cứng nhắc chỉ xem xét ở góc độ quan hệ quốc tế (liên quan trực tiếp tới chính sách đối ngoại của Đảng) mà cần phải khai thác cả dưới góc độ nội quốc gia.
- Đó là không gian địa chính trị vùng, miền, tỉnh,… với những đặc thù, sự liên hệ ràng buộc lẫn nhau trong chỉnh thể thống nhất của hệ thống không gian chính trị quốc gia (hệ thống chính trị – lãnh thổ quốc gia)..
- Trường địa chính trị: Là phạm trù có tính nguyên tắc, được vận dụng phù hợp với công ước và luật pháp quốc tế nên không có sự khác biệt về nội dung.
- Khu vực địa chính trị: Như đã đề cập, khu vực ở cấp độ trên quốc gia, có không gian và tầm ảnh hưởng rộng.
- Do đó xác định vị trí, vai trò của mỗi quốc gia trong khu vực chính trị là rất quan trọng, đảm bảo hỗ trợ định hướng quan hệ không gian song phương, đa phương.
- Nước ta có vị trí, vai trò và chức năng như thế nào trong khu vực địa chính trị Đông Nam Á..
- Hệ thống giải pháp, biện pháp tăng cường những giá trị của quốc gia..
- Đường địa chính trị: Rõ ràng chúng ta là một bộ phận, một mắt xích quan trọng trong hệ thống giao thông trên bộ của tam giác: bán đảo Đông Dương – Trung Quốc – Thái Lan.
- Tầm quan trọng về mặt an ninh quốc gia..
- Như vậy, thuộc tính của nó không đơn thuần là chống các thế lực tấn công bằng sức mạnh vũ trang mà còn bao gồm cả việc bảo vệ, ngăn ngừa mọi sự xâm phạm đến chế độ chính trị, dân tộc, văn hoá, quyền lợi kinh tế, giá trị lịch sử,… Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ tính toàn vẹn của hệ thống chính trị – lãnh thổ quốc gia (bao gồm cả thị trường hàng hoá và nguy cơ ô nhiễm môi trường)..
- Sức mạnh dân tộc: Là tổng hoà của rất nhiều yếu tố cấu thành hệ thống chính trị – lãnh thổ quốc gia.
- Tuy vậy, biên giới quốc gia vẫn là vấn đề nhạy.
- Nghiên cứu biên giới không chỉ dừng lại ở việc xác định chủ quyền mà địa lý chính trị còn có nhiệm vụ đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp, sử dụng và bảo vệ lãnh thổ vùng biên trong các mối liên hệ một cách lâu bền..
- Nên nhớ là việc phân chia lãnh thổ hành chính cũng đồng nghĩa làm hình thành mới hoặc mất đi một Hệ thống chính trị - lãnh thổ nội quốc gia.
- Sự phân tách tỉnh Đắc Nông từ tỉnh Đắc Lắc khi chưa chuẩn bị được một Hệ thống chính trị – lãnh thổ cấp thị xã – là thủ phủ của tỉnh.
- Xác định sự hình thành “hệ thống lãnh thổ – tộc người” là một bộ phận quan trọng của sự hình thành hệ thống chính trị – lãnh thổ.
- Vì lẽ đó, cần nghiên cứu xác định bản chất các mối quan hệ, những tác động của nó đến các hệ thống chính trị lãnh thổ, kể cả hệ thống dưới quốc gia.
- Ngược lại, ĐLCT cũng xác định những ảnh hưởng của hệ thống chính trị lãnh thổ đến các mối quan hệ quốc tế..
- "Hệ thống chính trị – lãnh thổ".
- Những phạm trù quan trọng và nhạy cảm có liên quan trực tiếp tới việc hình thành chính sách đối ngoại và sử dụng không gian là: “trường địa chính trị”,.
- “không gian địa chính trị”, “địa chiến lược”, “biên giới quốc gia”, “an ninh quốc gia” và “sức mạnh dân tộc”.
- [1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006..
- [2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006..
- [3] Nguyễn Đăng Hội “Những phạm trù cơ bản của Khoa học địa lý Chính trị và định hướng vận dụng ở Việt Nam”, tạp chí Khoa học Quân sự Việt Nam, số 10, 2007, tr.78-83..
- [4] Nguyễn Đăng Hội, “Những khái niệm cơ bản về Khoa học địa lý Chính trị”, tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm, số 2, 2008, Hà Nội, tr.
- [7] Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.