« Home « Kết quả tìm kiếm

Điều kiện tự nhiên, cơ sở hình thành nền văn minh khu vực Đông Nam Á


Tóm tắt Xem thử

- Điều kiện tự nhiên, cơ sở hình thành nền văn minh khu vực Đông Nam Á.
- Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, diện tích khoảng 4,5 triệu km2 trải ra trên một phần Trái Đất từ khoảng 92° đến 140° kinh Đông và từ khoảng 28° vĩ Bắc chạy qua xích đạo đến khoảng 15° vĩ Nam.
- Về mặt địa lí hành chính, Đông Nam Á hiện nay gồm có 11 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, Philippin, Brunây, Đông Timo với dân số khoảng hơn 556 triệu người (số liệu năm 2004)..
- Ý niệm về Đông Nam Á như một khu vực riêng biệt đã có từ lâu.
- Tuy nhiên đối với các lái buôn thời bấy giờ, Đông Nam Á được nhìn nhận là "một vùng thần bí, nơi sản xuất hương liệu, gia vị và những sản phẩm kì lạ khác, con sinh sống ở đây là những con người đi biển thành thạo và can đảm"..
- Tính khu vực của Đông Nam Á được nhận thức rõ rệt đầy đủ hơn khi nước Anh lập ra Bộ chỉ huy quân sự Đông Nam Á trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ hai, cố gắng hợp nhất các nước thuộc địa tách biệt của các đế quốc Anh, Hà Lan, Pháp, Mĩ lại thành một khu vực chung..
- Như thế có thể thấy rằng, từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, tên gọi Đông Nam Á mới xuất hiện trên bản đồ chính trị thế giới như một khu vực riêng biệt và có tầm quan trọng đặc biệt.
- Song nếu như trước đây, người ta mới chỉ nhìn thấy tính khu vực của Đông Nam Á thể hiện ở vị trí địa lí - chính trị và quân sự của nó thì đến nay nhiều người đã khẳng định rằng, ít nhất cho đến thế kỉ XVI, Đông Nam Á đã nổi lên như một trong những trung tâm văn minh, một khu vực địa lí - lịch sử - văn hóa trước khi trở thành một khu vực địa lí - chính trị..
- Đương nhiên trong quá trình phát triển lịch sử, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của các nền văn minh bên ngoài, song sự tác động ấy không vì thế mà biến vùng này thành khu vực "Ấn Độ hóa".
- Do điều kiện địa lí, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đổi rõ rệt: mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng và ẩm.
- Vì thế Đông Nam Á còn được.
- gọi là khu vực "châu Á gió mùa".
- Nếu theo khái niệm này thì ranh giới địa lí khu vực Đông Nam Á còn bao gồm cả miền Nam Trường Giang và vùng Đông Bắc Ấn Độ nữa..
- Chính gió mùa và khí hậu biển làm cho khí hậu vùng Đông Nam Á đáng lẽ có thể trở nên khô cằn như một số khu vực lục địa khác có cùng vĩ độ, nhưng nó đã trở nên xanh tốt và trù phú với những đô thị đông đúc và thịnh vượng như Kuala-Lumpua, Singapo, Giacacta.
- Đông Nam Á từ lâu đã trở thành quê hương của những cây gia vị, cây hương liệu đặc trưng như hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi, quế, trầm hương.
- Theo một số nhà nghiên cứu thì cư dân Đông Nam Á có những nét chung thống nhất về mặt văn hóa là vì họ có chung một nền tảng văn hóa Nam Á, lấy sản xuất nông nghiệp lúa nước làm phương thức hoạt động kinh tế chính.
- Đông Nam Á được coi là "cái nôi".
- Văn hóa Hòa Bình chứng tỏ cư dân ở đây đã thuần hóa nhiều giống lúa, thực vật khác nhau, xuất hiện nền nông nghiệp sơ khai với các loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây có củ và bầu bí, các cây họ đậu ở vùng thung lũng chân núi.
- Có nhà nghiên cứu còn cho rằng, chủ nhân văn hóa Hòa Bình là người biết trồng trọt đầu tiên trên thế giới.
- niên đại nông nghiệp ở đây có thể lên đến hơn 1 vạn năm TCN và vì thế "Đông Nam Á đã có một cuộc cách mạng nông nghiệp sớm nhất thế giới".
- Đến thời đại đồ đồng, trong điều kiện của vùng nhiệt đới, cư dân Đông Nam Á đã bước sang kinh tế trồng lúa khô ở nương rẫy và lúa nước ở vùng thung lũng hẹp châu thổ.
- Từ đó nông nghiệp trồng lúa nước đã trở thành cội nguồn, thành mẫu số chung của nền văn minh khu vực.
- nhưng mẫu số chung là văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, văn hóa xóm làng"..
- Mưa nhiệt đới trên địa bàn tự nhiên của khu vực làm thành những vùng nhỏ, xen kẽ giữa rừng nhiệt đới, đồi núi, bờ biển và đồng bằng, tạo nên những cảnh quan đa dạng.
- Thực tế đó khiến cho Đông Nam Á thiếu những không gian rộng cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên quy mô lớn, thiếu những điều kiện tự nhiên cho sự phát triển những kĩ thuật tinh tế, phức tạp.
- Vì thế có người đã gọi Đông Nam Á là khu vực khai thác thức ăn theo phổ rộng..
- không ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của một nền kinh tế sản xuất lớn, tạo nên một khối lượng sản phẩm lớn trong những giai đoạn phát triển sau này của khu vực.
- Đồng thời, sự đa dạng, đan xen của những địa bàn sinh tụ nhỏ này, đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên tính đa dạng trong văn hóa tộc người của cả khu vực và trong mỗi quốc gia..
- Do vị trí địa lí nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á từ lâu vẫn được coi là hành lang, là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải.
- Thậm chí cho đến gần đây, một số nhà nghiên cứu vẫn gọi khu vực này là "ống thông gió".
- Việc đi lại bằng thuyền ở vùng Đông Nam Á đã có từ thời rất xa xưa.
- Có thể nói cư dân Đông Nam Á đã biết đóng bè mảng và thuyền đi biển rất sớm.
- của các nước thương nghiệp Đông Nam Á.
- Những con thuyền này đều có cột, giương buồm, đã vượt biển khơi, nối Đông Nam Á với Trung Quốc và Ấn Độ, chở người và hàng hóa, từ đầu Công nguyên cho đến thế kỉ XV - XVI.
- 3 thuyền thuộc thế kỉ V - VI và những thuyền khác thuộc thế kỉ VII - XIV.
- Việc buôn bán bằng đường biển với Đông Nam Á đã khá nhộn nhịp từ thế kỉ II.
- Đến thế kỉ VII thì thuyền buôn Arập đã thường xuyên đến vùng này để mua hương liệu, gia vị.
- Cũng không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà nghiên cứu đã coi Đông Nam Á là một bộ phận của hệ thống mậu dịch thế giới, nối liền hai thế giới Đông Tây, có từ thời truyền bá đạo Phật, đạo Hinđu cho đến tận ngày nay..
- Cơ sở hình thành nền văn minh khu vực Đông Nam Á.
- Có thể thấy rằng, điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á thuận lợi cho những bước đi đầu tiên của con người.
- Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều dấu vết của quá trình chuyển biến từ vượn thành người ở Đông Nam Á..
- Đặc biệt hóa thạch của người Pitêcantơrôp tìm thấy ở Giava có niên đại cách đây khoảng 2 triệu năm là dấu vết xưa nhất của giống người tối cổ ở Đông Nam Á.
- Di cốt, mảnh di cốt và những công cụ đồ đá của người tối cổ còn được tìm thấy ở nhiều nơi khác trong khu vực như ở Việt Nam, Thái Lan, Philippin, Malaixia.
- Việc phát hiện chiếc sọ Người Tinh khôn (Hômô Sapiêns) ở hang Nia (Saraoắc đảo Boócnêô) với niên đại là 396.000 năm và một chỏm sọ Hômô Sapiêns trong hang Tabon (Philippin) có niên đại 30.000 năm đã cho thấy quá trình chuyển biến từ vượn thành người ở Đông Nam Á là trực tiếp và liên tục..
- Cùng sinh tụ trên một khu vực địa lí, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra một nền văn hóa bản địa có cội nguồn chung từ thời tiền sử và sơ sử trước khi tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ.
- Quá trình phát triển liên tục của các nền văn hóa khảo cổ ở Đông Nam Á đã chứng tỏ điều đó..
- người ta vẫn thấy có sự phát triển liên tục từ đồ đá giữa đến sơ kì đồ sắt ở Đông Nam Á..
- Điển hình của thời đại đồ đá giữa của khu vực là văn hóa Hòa Bình với loại hình công cụ đặc trưng là những viên cuội được ghè đẽo trên cả hai mặt, rìu đá cuội có lưỡi ở một đầu, chày nghiền....
- Sự giống nhau của kĩ thuật chế tác đá thuộc văn hóa Hòa Bình đã khiến cho nhiều nhà nghiên cứu cho rằng văn hóa Hòa Bình là một nền văn hóa chung của cả Đông Nam Á..
- để chỉ một truyền thống kĩ thuật ghè đẽo chung cho cả khu vực..
- Đến thời đại đá mới, mặc dù có những con đường phát triển kĩ thuật khác nhau giữa Đông Nam Á lục địa và hải đảo mà có người đã gọi là những con đường hậu Hòa Bình, người ta vẫn không thể không thừa nhận sự đồng đều cơ bản về trình độ chế tác đá thời kì đá mới ở Việt Nam và các vùng khác của khu vực..
- Ngay ở lớp trên của một số di chỉ thuộc văn hóa Hòa Bình, người ta đã tìm được những công cụ đá có mài lưỡi.
- thuộc văn hóa Bắc Sơn (Việt Nam).
- Niên đại của văn hóa Bắc Sơn là khoảng năm cách ngày nay.
- Cũng bắt đầu từ thời đá mới hậu kì, cư dân Đông Nam Á chuyển dần từ nông nghiệp trồng vườn (rau, củ) sang trồng lúa..
- Từ khoảng đầu thiên niên kỉ II TCN, cư dân Đông Nam Á mà trước hết là cư dân vùng đồng bằng sông Hồng (Việt Nam) và ở Thái Lan, đã biết đến công cụ bằng đồng thau.
- Đông Nam Á hầu như không có một giai đoạn đá đồng (tức đồng đỏ) riêng biệt.
- Tiếp sau các nền văn hóa Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn ở Việt Nam, việc khai quật các di chỉ đồng thau ở Non Nóc Thà, Ban Chiang, bản Na Di ở Thái Lan đã làm chấn động giới tiền sử học và càng khẳng định tính chất bản địa của nghề đúc đồng ở nơi đây, và như thế, cũng cho thấy rằng Đông Nam Á đã có một nền văn minh đồng thau phát triển sớm và rực rỡ không thua kém gì các nền văn minh cổ đại khác..
- Vào những thế kỉ tiếp giáp của Công nguyên, trên cơ sở phát triển của đồ đồng, đồ sắt bắt đầu được sử dụng phổ biến ở Đông Nam Á.
- Với đồ sắt phát triển, các dân tộc Đông Nam Á nói chung (trừ cư dân đồng bằng sông Hồng phát triển sớm hơn) bắt đầu đứng trước ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp và nhà nước..
- Sự hình thành các quốc gia Đông Nam Á còn gắn liền với việc tiếp thu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa.
- Có thể bắt đầu từ đầu Công nguyên, từ cái nền chung là cơ tầng văn hóa bản địa Đông Nam Á, những cư dân ở đây đã bắt đầu gặp làn sóng văn hóa Ấn Độ đến đây theo chân các thương gia và những nhà truyền đạo một cách hòa bình và tiếp nhận nền văn hóa Trung Hoa từ những người Trung Quốc thống trị.
- Chính sự tiếp xúc văn hóa này đã làm cho các tộc người ở đây định hình và phát triển hơn với sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á..
- Về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Đông Nam Á, G.Coedes đã dành hẳn một chương trong công trình nghiên cứu của mình để nói về quá trình mà ông gọi là "Ấn Độ hóa".
- "ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ chủ yếu là sự bành trướng của một nền văn hóa có tổ chức, dựa trên quan điểm An về vương quyền, tiêu biểu bằng Ấn Độ giáo hoặc Phật giáo, thần thoại Purana, pháp giới Phacmaxastra và lấy tiếng Phạn làm phương tiện biểu đạt".
- trình nghiên cứu này người ta có thể thấy ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ sang khu vực Đông Nam Á được biểu hiện chủ yếu trên các mặt sau đây:.
- Những ảnh hưởng đó được truyền đến Đông Nam Á bằng nhiều con đường khác nhau.
- Trước hết, có lẽ ở một số nơi thương nhân Ấn Độ đã đến hoạt động làm cho nền kinh tế và việc trao đổi sản phẩm ở các khu vực này phát triển..
- Đồng thời văn hóa Ấn Độ cũng theo đó mà được truyền bá vào.
- Một số nhà truyền đạo cũng theo các thuyền buôn đến Đông Nam Á.
- Thương nhân Đông Nam Á cũng sang Ấn Độ để buôn bán và nhờ đó tiếp thu văn hóa Ấn Độ.
- Cùng lúc đó ở nhiều bộ tộc Đông Nam Á đang diễn ra quá trình tan rã của xã hội nguyên thủy và hình thành xã hội có giai cấp.
- Đe tổ chức được một nhà nước mang tính chất vương quyền theo kiểu Ấn Độ, không thể tách rời tôn giáo, mà những tôn giáo đó lại vốn có sẵn ở Ấn Độ và được truyền bá đến các nước Đông Nam Á.
- Vì thế cùng một lúc, khi tổ chức quốc gia, tầng lớp trên của cư dân Đông Nam Á đã tiếp thu cả chữ viết, các văn bản và tôn giáo Ấn Độ.
- Sau đó các thành tựu khác của văn hóa Ấn Độ được tầng lớp này tiếp nhận cũng là để phục vụ cho việc thiết lập và củng cố vương quyền.
- Như thế, có thể thấy rằng, những ảnh hưởng này đã có tác dụng thúc đẩy quá trình phân hóa xã hội, hình thành những nhà nước cổ đại và góp phần không nhỏ vào việc hình thành nên bản sắc văn hóa Đông Nam Á..
- Tuy nhiên như chính G.Coedes cũng cho rằng, những người Ấn Độ đã không hề tiến hành một cuộc chinh phục bằng quân sự nhằm thôn tính một quốc gia nào, rằng ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ chỉ như là một lớp vecni phủ trên một nền văn hóa chung của "châu Á gió mùa", trong đó mỗi vùng, mỗi quốc gia đã không bị mất đi tính cách riêng, độc đáo của mình.
- Song, không vì thế mà có thể nói, các cư dân Đông Nam Á đã tạo dựng được một nền văn hóa.
- "phi Ấn phi Hoa", mà phải thừa nhận thuộc tính tiếp thu, thâu hóa của văn hóa Đông Nam Á để làm nên bản sắc đa dạng của mình.
- Có lẽ, chính vì tính thích nghi, tính mở, tính uyển chuyển của Đông Nam Á mà ở đây có sự hòa đồng tôn giáo.
- bên cạnh các vị thần của đạo Bàlamôn và Hindu, người Đông Nam Á vẫn thờ thần Thành hoàng, thờ sinh thực khí, với nhiều biến thể khác nhau.
- người ta nói nhiều về tính cuồng tín của tôn giáo này, nhưng ở Đông Nam Á, Hồi giáo uyển chuyển và mềm mại hơn nhiều..
- Trong những điều kiện lịch sử cụ thể, với cách ứng xử không giống nhau trong quá trình tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ và sau này là văn hóa Âu - Mĩ, các cư dân Đông Nam Á đã xây dựng nên một nền văn hóa quốc gia - dân tộc độc đáo, đa dạng, phong phú, vừa có sự khác biệt trong tính đa dạng, vừa có nét tương đồng khu vực và đã đóng góp vào kho tàng văn hóa chung của loài người những giá trị tinh thần độc đáo.
- vừa mang dáng dấp của kiến trúc Ấn Độ, vừa có những nét riêng độc đáo của từng dân tộc là những di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng không chỉ của Đông Nam Á mà của cả loài người..
- Từ khoảng đầu Công nguyên đến thế kỉ thứ VII, hàng loạt quốc gia sơ kì đã được hình thành và phát triển ở khu vực phía Nam của Đông Nam Á lục địa.
- Lưu vực sông Mê Nam và Iraoađi, vào những thế kỉ đầu công nguyên, là địa bàn sinh sống chủ yếu của người Môn.
- Sau đó vào nửa sau thế kỉ VII và thế kỉ VIII ở đây còn xuất hiện một vương quốc khác của người Môn là Đvaravati..
- Từ thế kỉ V, ở khu vực này đã xuất hiện những địa điểm quần cư - trung tâm Phật giáo ở Thatơn và Prôme.
- Đến thế kỉ VII và thế kỉ VIII các nhà sư Trung Hoa như Nghĩa Tĩnh và Huyền Trang có nói tới một vương quốc Sri Ksetra của người Pyu ở vùng Prôme..
- Cuối cùng, trên đảo Giava từ thế kỉ IV đã xuất hiện vương quốc Tamura ở phía Tây, còn trên đảo Xumatơra có vương quốc Malayu..
- Bắt đầu từ khoảng thế kỉ VII đến thế kỉ X ở Đông Nam Á đã diễn ra quá trình hình thành các quốc gia "dân tộc".
- Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là giai đoạn xác lập và phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến "dân tộc".
- ở Đông Nam Á: ở khu vực Đông Nam Á hải đảo, Inđônêxia dưới vương triều Môgiôpahit bao gồm hơn 10 nước nhỏ và đảo phụ thuộc "có sản phẩm quý, đứng hàng thứ hai sau Arập".
- đã không ngừng lớn mạnh trong suốt 3 thế kỉ (XIII - XVI).
- Ở Đông Nam Á lục địa, ngoài quốc gia Đại Việt và Chămpa, Campuchia từ thế kỉ IX cũng bắt đầu bước vào thời kì Angco huy hoàng và trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất trong khu vực.
- Cũng trong giai đoạn này, ở Đông Nam Á ngoài những quốc gia đã được hình thành từ trước, nay đang phát triển thịnh vượng còn xuất hiện 2 vương quốc mới là Sukhôthay của người Thái và Lanxang của các bộ tộc người Lào..
- Sau thế kỉ XV, Đông Nam Á bắt đầu bước vào thời kì suy thoái.
- Ở Campuchia quá trình này bắt đầu sớm hơn, từ khoảng thế kỉ XIII.
- Chămpa từ thế kỉ XV, Đại Việt và Mianma muộn hơn một chút.
- Trong bối cảnh đó, sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân vào Đông Nam Á là nhân tố cuối cùng có ý nghĩa quyết định dẫn tới sự suy sụp của các quốc gia phong kiến trong khu vực.