« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐIỀU TRA MỘT SỐ BIỆN PHÁP CANH TÁC, HIỆN TƯỢNG DỪA KHÔNG MANG TRÁI VÀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CANH TÁC TỔNG HỢP TRÊN NĂNG SUẤT DỪA TA XANH (COCOS NUCIFERA L.) TẠI TỈNH BẾN TRE


Tóm tắt Xem thử

- ĐIỀU TRA MỘT SỐ BIỆN PHÁP CANH TÁC, HIỆN TƯỢNG DỪA KHÔNG MANG TRÁI VÀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CANH TÁC TỔNG HỢP TRÊN NĂNG SUẤT DỪA TA XANH (COCOS NUCIFERA L.) TẠI TỈNH BẾN TRE.
- Đề tài được thực hiện nhằm xác định một số biện pháp canh tác có ảnh hưởng đến năng suất, hiện tượng dừa không mang trái và biện pháp canh tác tổng hợp có hiệu quả cải thiện năng suất dừa Ta Xanh tại tỉnh Bến Tre.
- Điều tra một số biện pháp canh tác thực hiện trên 60 hộ nông dân có diện tích trồng dừa trên 1.000 m 2 tại ba huyện Châu Thành, Mỏ Cày và Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
- Thí nghiệm áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp được thực hiện trên 20 cây dừa Ta Xanh 15 năm tuổi tại huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre trong năm 2008.
- Mô hình trồng xen có năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình chuyên canh (1,6 và 1,2 lần theo thứ tự).
- Áp dụng mô hình canh tác tổng hợp làm tăng số hoa cái/buồng, tỉ lệ đậu trái, số trái/cây/năm và hiệu quả kinh tế tăng 1,5 lần..
- Tuy nhiên, theo báo cáo năm 2008 của Cục Trồng Trọt, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, năng suất dừa ở nước ta tương đối thấp, chỉ đạt trung bình khoảng 36 – 38 trái/cây/năm, thấp hơn rất nhiều so với tiềm năng năng suất 80 - 100 trái/cây/năm.
- Nhìn chung, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất dừa, trong đó hiện tượng “dừa treo”, dừa không mang trái trên càng được cho là có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, cũng như hiệu quả kinh tế của vườn dừa.
- Đề tài được thực hiện nhằm tìm ra một số biện pháp canh tác có ảnh hưởng đến năng suất, hiện trường dừa không mang trái và biện pháp canh tác có hiệu quả cải thiện năng suất dừa tại tỉnh Bến Tre..
- Việc điều tra tiến hành dựa theo các mô hình canh tác dừa là chuyên canh dừa và các mô hình trồng xen canh trong vườn dừa như ca cao, cây có múi, măng cụt và dâu.
- Điều tra được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân có diện tích trồng dừa lớn hơn 1.000 m 2 theo phiếu soạn sẵn, với số mẫu là 60 phiếu tương ứng với các mô hình trồng dừa.
- Mỗi mô hình được điều tra 12 phiếu, tổng cộng có năm mô hình với 60 phiếu điều tra..
- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức ngẫu nhiên hoàn toàn, có hai nghiệm thức là có và không có áp dụng biện pháp canh tác tổng hợp.
- Biện pháp canh tác tổng hợp bao gồm bón phân ba lần/năm theo công thức 0,45 kg N - 0,3 kg P 2 O 5 - 0,6 kg K 2 O/cây/năm kết hợp với tưới nước hai lần/tuần trong mùa khô, phun acid boric ở nồng độ 10 ppm ở thời điểm 20 ngày sau khi mo nở và 2,4-D ở nồng độ 20 ppm trong mùa nắng hoặc 40 ppm trong mùa mưa ở thời điểm một tháng sau khi mo nở để làm tăng khả năng đậu trái và giảm sự rụng trái non.
- Nghiệm thức đối chứng không áp dụng các biện pháp trên.
- Theo dõi các chỉ tiêu về năng suất, thành phần năng suất cũng như hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác..
- Phân tích phương sai để phát hiện sự khác biệt giữa các mô hình canh tác, các giá trị trung bình được kiểm định bằng T-test hay phép thử LSD ở mức ý nghĩa 5%.
- 3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và hiện tượng dừa không mang trái 3.1.1 Đặc điểm các vườn điều tra.
- Diện tích canh tác của các nông hộ từ m 2 .
- Tỷlệhộđược điều tra.
- Kết quả nầy cho thấy rằng hiện tượng dừa không mang trái gây ra bởi nhiều nguyên nhân có thể do tác nhân sinh học, thời tiết và cũng có thể do kỹ thuật canh tác không phù hợp và như thế để cải thiện năng suất dừa, hạn chế hiện tượng dừa không mang trái đòi hỏi phải áp dụng nhiều biện pháp canh tác thích hợp..
- Bảng 1 cho thấy hàm lượng đạm bón cho vườn dừa trong mô hình trồng xen măng cụt là cao nhất (1,2 kg/cây/năm), khác biệt có ý nghĩa 5% so với các mô hình còn lại.
- Trong khi đó ở mô hình trồng xen ca cao và xen cam quýt chỉ có 0,7 kg/cây/năm và khác biệt không ý nghĩa so với mô hình chuyên canh dừa và dâu.
- Điều này cho thấy bón phân cho cây dừa có thể phụ thuộc vào cây trồng xen..
- Ở mô hình trồng xen măng cụt được nông dân đầu tư rất cao và chăm sóc kỹ.
- Mô hình trồng xen cây ca cao có lượng phân bón đứng hàng thứ hai có lẻ do hiệu quả kinh tế của cây ca cao hiện nay khá cao và cây ca cao được đầu tư bởi các dự án đầu tư nước ngoài nên nhà vườn chăm sóc theo đúng các quy trình canh tác được các tổ chức nầy đưa ra.
- Đối với hàm lượng P 2 O 5 thì giữa các mô hình khác biệt không ý nghĩa, biến động từ 0,3 kg/cây/năm (mô hình chuyên canh dừa) đến 0,5 kg/cây (mô hình trồng xen ca cao và măng cụt).
- Tương tự như lượng phân đạm, lượng phân kali được nông dân bón trong mô hình trồng xen cây măng cụt là cao nhất (1,1 kg/cây/năm), khác biệt ý nghĩa qua phép thử LSD 5% so với các mô hình còn lại.
- Hàm lượng phân tổng cộng ở các mô hình cũng có sự khác biệt nhau..
- Trong đó, ở mô hình xen cây măng cụt là cao nhất (2,8 kg/cây/năm), khác biệt có ý nghĩa so với các mô hình còn lại..
- Bảng 1: Liều lượng N, P 2 O 5 , K 2 O (kg/cây/năm) bón cho cây dừa ở các mô hình canh tác dừa khác nhau được điều tra tại ba huyện Châu Thành, Mỏ Cày và Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, năm 2009.
- Mô hình trồng dừa Liều lượng phân.
- Tuy nhiên, qua tỉ lệ các loại phân ở các mô hình trồng xen khác nhau có thể nhận thấy rằng lượng phân đạm được bón với tỉ lệ tương đối cao so với lượng kali và lân, trong khi nhu cầu dinh dưỡng kali.
- Đây có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cơm dừa.
- Phân tích sự tương quan giữa lượng phân đạm, lân và kali bón cho cây dừa với năng suất cho thấy có sự tương quan thuận với hệ số tương quan lần lượt là r = 0,57.
- Kết quả nầy cho thấy rằng năng suất dừa có thể tăng khi tăng lượng phân bón cho cây dừa..
- Do đó, nếu được bón phân nhiều lần/năm sẽ giúp cho cây ra hoa liên tục, có thể làm tăng số buồng hoa và tăng năng suất dừa (Trần Văn Hâu, 2008).
- Bảng 2 cho thấy số lần bón phân ở các nông hộ được điều tra từ 1 - 4 lần/năm, nhưng trong đó thì hai lần trên năm chiếm tỉ lệ cao nhất ở các mô hình (50% ở mô hình chuyên canh dừa và xen cam quýt, 83,3% ở mô hình xen măng cụt, 58,3% mô hình xen ca cao và 33,3% ở mô hình xen dâu).
- Đặc biệt, có một số hộ không bón phân cho cây dừa như ở mô hình chuyên canh dừa và xen dâu có đến 25% số hộ không bón phân cho cây dừa..
- có số lần bón phân cho dừa trong năm ở các mô hình canh tác dừa khác nhau được điều tra tại ba huyện Châu Thành, Mỏ Cày và Giồng Trôm tỉnh Bến Tre, năm 2009.
- Mô Hình canh tác.
- Xen dâu Bảng 3: Năng suất và số lần bón phân cho dừa được điều tra tại ba huyện Châu Thành, Mỏ.
- Khi bón phân nhiều lần/năm chứng tỏ rằng vườn dừa đó có đầu tư chăm sóc vì vậy năng suất có thể cao hơn.
- Số liệu ở Bảng 3 cho thấy khi bón phân 3 đến 4 lần/năm thì năng suất đạt cao nhất lần lượt là 80,54 trái/cây/năm và 84,11 trái/cây/năm trong khi đó không bón phân chỉ có 52,43 trái/cây/năm..
- Qua Hình 3 có thể thấy số hộ không tưới nước cho vườn dừa ở mô hình chuyên canh dừa là cao nhất (83%) kế đến là mô hình xen dâu (67.
- Điều này có thể dẫn đến hiện tượng dừa treo và làm cho năng suất thấp, do thiếu nước nên cây không thể hấp thu dinh dưỡng tốt dẫn đến thiếu dinh dưỡng và gây ra cây không sản suất mo hoặc mo bị thui đi hay nó làm rụng trái non.
- Ở mô hình trồng xen cây ca cao và cây có múi được đầu tư chăm sóc tốt hơn và tỉ lệ nông hộ có tưới nước cho cây nhiều hơn và chỉ có 17% số nông hộ được điều tra là có tưới nước, trong khi ở mô hình trồng xen cây măng cụt chỉ có 8% số nông hộ được điều tra là không có tưới nước..
- Mô Hình.
- 1 2 3 4 5 Mô hình.
- Hình 3: Tỉ lệ số hộ không tưới nước cho cây dừa và cây trồng xen ở các mô hình được điều tra tại ba huyện Giồng Trôm, Mỏ Cày và Châu Thành tỉnh Bến Tre, năm 2009.
- Tóm lại, tưới nước cho vườn dừa có thể phụ thuộc vào cây trồng xen tương tự như bón phân.
- Cây trồng xen có giá trị kinh tế cao như măng cụt, cây có múi hay ca cao được quan tâm chăm sóc nhiều nên cây dừa được tưới nước trong mùa khô, trong khi ở mô hình chuyên canh cây dừa ít được chăm sóc hơn..
- 3.1.6 Năng suất dừa.
- Năng suất dừa khác nhau tùy thuộc vào mô hình canh tác.
- Ở mô hình trồng xen cây ca cao trong vườn dừa thì năng suất là 87,2 trái/cây/năm, khác biệt có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5% so với mô hình trồng xen cây măng cụt (64 trái/cây/năm) và cây dâu (54,2 trái/cây/năm) nhưng khác biệt không ý nghĩa so với cây trồng xen là cây có múi (75,2 trái/cây/năm) hoặc trồng chuyên canh dừa (74,8 trái/cây/năm) (Hình 4).
- (1986) là việc trồng xen đã góp phần làm tăng năng suất dừa.
- Điều nầy cho thấy trồng xen trong vườn dừa có thể làm gia tăng năng suất dừa do hiệu quả đầu tư phân bón, chăm sóc từ cây trồng xen hay do tác động có lợi từ cây trồng xen như lá ca cao có tác dụng giữ ẩm và cung cấp nguồn hữu cơ cho đất trồng dừa..
- Tuy nhiên, cây trồng xen là cây đa niên, hấp thu dinh dưỡng nhiều như cây dâu hay măng cụt có thể cạnh tranh dinh dưỡng làm giảm năng suất dừa.
- Do đó, lựa chọn cây trồng xen thích hợp cho vườn dừa là điều cần quan tâm khi thiết kế mô hình canh tác dừa..
- Mô hình 1 2 3 4 5.
- Hình 4: Năng suất dừa (trái/cây/năm) ở các mô hình trồng dừa khác nhau được điều tra tại 3 huyện Giồng Trôm, Mỏ Cày và Châu Thành tỉnh Bến Tre, năm 2009.
- 3.1.7 Hiệu quả kinh tế các mô hình canh tác dừa.
- (1986), việc trồng xen làm gia năng năng suất vườn dừa, tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng nguồn thu nhập trên cùng diện tích đất.
- hiệu quả này khác nhau tùy vào loại cây trồng xen.
- Nhưng việc trồng xen cũng có thể làm ảnh không tốt đến cây trồng chính (cây dừa) cũng như cây trồng xen nếu không có biện pháp chăm sóc, quản lý thích hợp.
- Kết quả điều tra cho thấy hiệu quả kinh tế (lợi nhuận) thu được giữa các mô hình cũng có sự chênh lệch nhau khá lớn.
- Mô hình trồng xen cây ca cao và cây cam quýt thì cho lợi nhuận kinh tế cao nhất lần lượt là đồng/ha/năm và đồng/ha/năm..
- Trong khi đó mô hình trồng xen cây dâu chỉ thu được đồng/ha/năm và mô hình chuyên canh chỉ thu được đồng/ha/năm (Bảng 4).
- Điều đó cho thấy việc trồng xen là cây ca cao là tốt nhất cho hiệu quả cao nhất.
- Bên cạnh đó thì mô hình trồng xen cam quýt cho hiệu quả cũng tương đương với mô hình trồng xen cây ca cao.
- Bảng 4: Hiệu quả kinh tế các mô hình được điều tra ở nông hộ được điều tra tại ba huyện Giồng Trôm, Mỏ Cày và Châu Thành tỉnh Bến Tre, năm 2009.
- Mô hình Tổng thu.
- Xen dâu Nhìn chung, năng suất dừa thấp là do tập quán canh tác của người dân là không nước tưới và ít bón phân làm cho cây bị thiếu dinh dưỡng, dẫn đến hiện tượng mo thui hay rụng trái non.
- Ngoài ra, năng suất hiệu quả kinh tế vườn dừa còn bị ảnh hưởng bởi từng vùng đất với các chế độ nước khác nhau và các mô hình trồng xen do sự tác động của qua lại của cây trồng xen cũng như sự chăm sóc tùy theo giá trị kinh tế của các cây nầy..
- 3.2 Mô hình áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp 3.2.1 Năng suất.
- Qua kết quả Bảng 5 cho thấy rõ hiệu quả của việc áp dụng mô hình canh tác tổng hợp có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% về mặt thống kê so với vườn đối chứng của nông dân.
- Biện pháp canh tác tổng hợp đã làm tăng số hoa cái/buồng, tăng tỉ lệ đậu trái, dẫn đến tăng số trái/buồng và số trái/cây/năm tăng 1,5 lần so với biện pháp canh tác của nông dân.
- Như vậy, biện pháp bón phân kết hợp với tưới đã có tác dụng làm tăng số hoa cái/buồng dẫn đến tăng năng suất trái/cây.
- Khi nghiên cứu bổ sung phân N-PK cho dừa Dâu Xanh và Ta Xanh, Võ Văn Long (2007) nhận thấy năng suất tăng gần 30% so với đối chứng..
- Tỷ lệ đậu trái ở tháng đầu sau khi thụ phấn giữa mô hình và vườn đối chứng của nông dân không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê.
- Nhưng đến tháng thứ hai sau khi thụ phấn, thì tỷ lệ giữ trái ở mô hình (83,0.
- Ở vườn mô hình thí nghiệm có áp dụng phun acid boric ở nồng độ 10 ppm ở thời điểm 20 ngày sau khi mo nở và 2,4-D ở nồng độ 20 ppm trong mùa nắng và 40 ppm ở thời điểm một tháng sau khi mo nở để làm tăng khả năng đậu trái.
- Sự rụng trái ở giai đoạn hai tháng đầu rất quan trọng, quyết định đến năng suất và lợi nhuận của nhà vườn.
- Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp làm tăng tỷ lệ đậu trái, hạn chế rụng trái vào giai đoạn này là rất cần thiết.
- Vì thế, tỷ lệ đậu trái trung bình/cây/năm ở mô hình thí nghiệm cũng cao hơn và có khác biệt ở mức ý nghĩa 5% so với vườn đối chứng..
- Tóm lại, áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp đã làm tăng số hoa cái/buồng, tỉ lệ đậu trái, số trái/buồng, giảm sự rụng trái non đã làm tăng số trái/cây/năm 1,5 lần so với biện pháp canh tác của nông dân..
- Bảng 5: Năng suất và thành phần năng suất dừa Ta Xanh trong mô hình áp dụng biện pháp canh tác tổng hợp so với biện pháp của nông dân tại huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, năm 2009.
- Chỉ tiêu Mô hình canh tác.
- 3.2.2 Hiệu quả kinh tế.
- Bảng 6 cho thấy hiệu quả kinh tế của 10 cây dừa có áp dụng biện pháp kỹ thuật tổng hợp thì tổng thu 4.112.300 đ và lãi thuần là 4.085.300 đồng , trong khi đó 10 cây không áp dụng chỉ là tổng thu 2.542.000 đ và lãi thuần là 2.502.000 đ.
- Nếu tính trên hiệu quả của đồng vốn đầu tư thì biện pháp canh tác tổng hợp có hiệu quả chỉ 8,7 lần, thấp hơn so với 10,4 lần so với biện pháp canh tác của nông dân.
- Tuy nhiên, nếu tính trên lãi thuần thì biện pháp canh tác tổng hợp có tổng thu cao gấp 1,63 lần so với biện pháp của nông dân.
- Kết quả nầy cho thấy rằng áp dụng một số biện pháp canh tác tổng hợp đã góp phần gia tăng thu nhập đáng kể cho nông dân..
- Bảng 6: Hiệu quả kinh tế của 10 cây dừa ta Xanh giữa mô hình có áp dụng và không áp dụng biện pháp kỹ thuật tổng hợp tại huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, năm 2009.
- Diễn giải Ký hiệu Nông dân Mô hình.
- Năng suất (trái) C 620 1.003.
- Mô hình trồng xen có năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình chuyên canh (1,6 và 1,2 lần theo thứ tự)..
- Mô hình canh tác áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp đã làm tăng số hoa cái/buồng, tỉ lệ đậu trái, số trái/cây/năm và hiệu quả kinh tế tăng 1,5 lần..
- Để cải thiện năng suất dừa, tăng hiệu quả kinh tế cho vườn dừa có thể áp dụng biện pháp canh tác tổng hợp bao gồm: (1) Bón phân 3 lần/năm theo công thức 0,45 kg N - 0,3 kg P 2 O 5 - 0,6 kg K 2 O/cây/năm kết hợp với tưới nước trong mùa khô.
- Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, năng suất và phẩm chất của một số giống dừa công nghiệp và uống nước có triển vọng ở phía nam, Việt Nam