« Home « Kết quả tìm kiếm

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp có sự tương tác giữa các chủ thể tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang


Tóm tắt Xem thử

- ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CÓ SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC CHỦ THỂ TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH A, TỈNH HẬU GIANG.
- Châu Thành A, quy hoạch sử dụng đất, sử dụng đất nông nghiệp, sự tham gia cộng đồng Keywords:.
- Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang là một huyện thuần nông, do đó phân bố sử dụng đất giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững của huyện.
- Đồng thời, một phương án bố trí sử dụng đất nông nghiệp khả thi phải được sự đồng thuận cao của cộng đồng sinh sống tại địa phương và các bên liên quan.
- Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu thu thập từ số liệu sẵn có, báo cáo kỹ thuật, khảo sát thực địa, phỏng vấn nông hộ, đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA) và áp dụng phương pháp đánh giá đất đai (FAO, 1976) và phương pháp quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia (PLUP) cho quá trình phân tích.
- Kết quả nghiên cứu đã thành lập được các định hướng phân bố sử dụng đất nông nghiệp trong tương lai gần (2020) cho huyện Châu Thành A dựa trên tiềm năng đất đai và sự tham gia tích cực của các chủ thể trong tiến trình quy hoạch sử dụng đất.
- Kết quả có thể hỗ trợ cho các nhà hoạch định trong sự phát triển bền vững nông nghiệp tại địa phương..
- Định hướng sử dụng đất nông nghiệp có sự tương tác giữa các chủ thể tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
- Huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp với diện tích đất nông nghiệp là 13.882,27 ha (năm 2015), chiếm 86,42% diện tích đất tự nhiên (thống kê đất đai năm 2015).
- Trong thời gian qua, sản xuất nông nghiệp của huyện có những chuyển dịch đáng kể.
- Tuy nhiên, tình hình sản xuất của người dân còn khá manh mún, mang tính tự phát dẫn đến khối lượng sản xuất hàng hóa nhỏ sản phẩm chưa đồng nhất về chất lượng nên chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hóa và phát triển bền vững nền nông nghiệp của địa phương..
- Để phát triển sản xuất nông nghiệp địa phương cần phải có định hướng sản xuất nông nghiệp đúng đắn để có thể mang lại hiệu quả, khả năng chấp nhận của cộng đồng, mang tính bền vững cao (Lê Quang Trí, 2010).
- Ngoài các yếu tố tự nhiên tác động đến thích nghi của các kiểu sử dụng đất, các yếu tố kinh tế - xã hội liên quan đến cộng đồng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp ở các địa phương (FAO, 2007).
- Trong đó, những yếu tố tác động trực tiếp như tổ chức sản xuất, thị trường, sự lo ngại rủi ro, nhận thức và xu hướng chung của cộng đồng, các yếu tố chính sách được xem là những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn sử dụng đất của người dân..
- Trong định hướng sử dụng đất, phương pháp quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia của cộng đồng (PLUP) được xem là một công cụ quan trọng hướng đến quản lý nguồn tài nguyên bền vững bởi cộng đồng địa phương (Amler et al., 1999).
- Do đó, xây dựng và so sánh định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo cách tiếp cận tổng hợp là cần thiết để có thể phát huy tiềm năng của địa phương và đáp ứng được mục tiêu của các chủ thể tham gia..
- Xây dựng định hướng sử dụng đất được thực hiện theo phương pháp tiếp cận tổng hợp, các phương pháp được sử dụng đồng thời hoặc theo trình tự nhất định bao gồm:.
- Phương pháp quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia (PLUP): Quá trình quy hoạch đất đai PLUP (Hoanh et al., 2015) dựa trên nền của đánh giá đất đai, quy hoạch sử dụng đất đai (FAO và phân tích hệ sinh thái nông nghiệp cộng đồng (MAFF &.
- Ngoài ra, còn có các chủ thể khác tham gia vào tiến trình định hướng quy hoạch trong sử dụng đất (Hình 1), sự đồng thuận được thực hiện với sự tham vấn ý kiến (đồng ý, đồng ý một phần và không đồng ý) của các bên liên quan về bản đồ quy hoạch sử dụng đất có được từ các phương pháp tiếp cận..
- Hình 1: Thành phần chủ thể tham gia vào tiến trình quy hoạch sử dụng đất (Nguồn: Phạm Thanh Vũ và ctv., 2017).
- (i) Đánh giá lại lịch sử sử dụng đất tại địa phương;.
- (ii) Mô tả điều kiện đất đai và sản xuất tại ấp;.
- (iii) Giải thích tại sao sử dụng đất thay đổi;.
- (v) Vẽ bản đồ thể hiện sử dụng đất và bản đồ nguồn tài nguyên;.
- (vi) Định hướng sử dụng đất trong tương lai..
- Đây là phương pháp thực hiện chính để thu thập và thảo luận các kết quả nhằm đánh giá nhanh nguồn tài nguyên, những vấn đề đang gặp phải tại địa phương cũng như những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất nông nghiệp thông qua nhóm nông dân, cán bộ quản lý và các tổ chức.
- viên đại diện cho nông dân tại các ấp (tùy thuộc vào số lượng ấp/xã), có kinh nghiệm trong sản xuất và am hiểu về tình hình sử dụng đất tại địa phương..
- Đây là cơ sở cho việc đưa ra những nhận xét, đánh giá mang tính khách quan cao nhằm xác định một cách chính xác các yêu cầu sử dụng đất phù hợp với nguyện vọng và tình hình canh tác trực tiếp của người dân..
- 3.1 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu.
- Kết quả cho thấy rằng sử dụng đất ở vùng nghiên cứu có nhiều biến động trong thời gian qua, sử dụng đất nông nghiệp có sự thay đổi đáng kể, chủ yếu chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang các kiểu sử dụng có hiệu quả kinh tế cao hơn theo hướng tự phát của người dân.
- Trên cơ bản hiện trạng sử dụng đất hiện tại cũng đã hình thành phân bố của các vùng sản xuất với các vùng trồng lúa tập trung, vùng sản xuất cây ăn trái, rau màu (Hình 2) phù hợp với thổ nhưỡng và điều kiện tự nhiên trên địa bàn huyện tuy còn khá manh mún.
- Lịch sử chuyển đổi sử dụng đất của huyện có thể tóm tắt ở các sơ đồ sau:.
- Hình 2: Sơ đồ chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu Ghi chú: CAT: Cây ăn trái.
- Quá trình chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp được thực hiện với sự tác động của các loại giống cây trồng, vật nuôi mới, cũng như có sự tác động rất.
- lớn của việc xây dựng hệ thống thủy lợi, đê bao trong việc quản lý nguồn nước và áp dụng khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
- Tuy nhiên, việc chuyển đổi mô hình canh tác còn chạy theo lợi nhuận trước mắt, chưa định hình được sản phẩm lâu dài, do đó chưa đảm bảo vấn đề quy hoạch sử dụng đất nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng.
- Nông dân thiếu thông tin về thị trường, sản xuất vẫn còn theo phong trào, tự phát nên gây khó khăn cho việc quản lý, hỗ trợ phát triển các vùng chuyên canh cây ăn trái có giá trị cao.
- Cụ thể, phân bố hiện trạng sử dụng đất được thể hiện ở Hình 3 với vùng sản xuất lúa tập trung ở phía tây và vùng sản xuất cây ăn trái tập trung ở phía đông của huyện..
- Hình 3: Bản đồ hiện trạng nông nghiệp năm 2017 của huyện Châu Thành 3.2 Lựa chọn và thích nghi cho các mô hình.
- sử dụng đất.
- Kết quả điều tra cho thấy các mô hình sử dụng đất nông nghiệp chính được xác định có tiềm năng phát triển tại địa phương bao gồm: các mô hình về lúa (như 3 vụ lúa, 02 vụ lúa, 02 vụ lúa – 1 vụ màu, lúa kết hợp cá đồng).
- Kết quả đánh giá thích nghi về mặt tự nhiên (FAO, 1976) cho các kiểu sử dụng đất triển vọng được thể hiện qua Hình 4..
- Hình 4: Bản đồ thích nghi tự nhiên năm 2017 của huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang 3.3 Xây dựng và so sánh các phương án.
- định hướng quy hoạch sử dụng đất 3.3.1 Mục tiêu các phương án.
- Dựa trên cơ sở tiềm năng phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp, mục tiêu phát triển của cộng đồng và xuất phát điểm hiện nay của nông nghiệp huyện Châu Thành A, định hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Châu Thành A đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được xây dựng thành ba phương án..
- Phương án 1: Phương án quy hoạch sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở thích nghi đất đai;.
- Phương án 2: Phương án quy hoạch sản xuất nông nghiệp với sự tham vấn của cộng đồng;.
- Phương án 3: Phương án quy hoạch sản xuất nông nghiệp đề xuất kết hợp trên tiềm năng đất đai và định hướng phát triển của cộng đồng địa phương;.
- Với mục tiêu của ba phương án được thể hiện trong Bảng 1..
- Bảng 1: Mục tiêu của các phương án Phương án 1: Dựa trên tiềm năng đất đai.
- Phương án 2: Dựa trên tham vấn ý kiến của cộng đồng.
- Phương án 3: Dựa trên tiềm năng đất đai và định hướng phát triển của cộng đồng - Phát huy được tiềm năng đất.
- Xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, mô hình cánh đồng mẫu lớn và liên kết sản xuất..
- Duy trì sản xuất lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản..
- Hình thành vùng sản xuất lúa tập trung theo cánh đồng mẫu lớn, có sự liên kết vùng..
- Xây dựng vùng sản xuất tập trung cho cây ăn trái chất lượng cao, tiến đến xây dựng thương hiệu riêng..
- Chuyển đổi diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả sang cây ăn trái..
- Định hướng sử dụng đất ở phương án 1 được thực hiện dựa trên các kiến thức chuyên môn của.
- nhà khoa học về điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu), các mô hình sử dụng đất nông nghiệp, sự thích nghi đất đai cho các kiểu sử dụng và quản lý đất đai..
- Quan điểm này coi trọng sự thích nghi về đất đai và sự tối ưu về hiệu quả sử dụng đất..
- Định hướng sử dụng đất ở phương án 2 được thực hiện dựa trên kiến thức bản địa của cộng đồng địa phương (người dân, chính quyền địa phương) về đặc điểm tự nhiên và tình hình sản xuất nông nghiệp ở từng khu vực.
- Quan điểm của cộng đồng sử dụng đất dựa trên nền tảng của tập quán sản xuất, thu nhập từ mô hình sản xuất, khả năng vốn đầu tư và lao động ở từng khu vực..
- Định hướng sử dụng đất ở phương án 3 được thực hiện dựa trên sự tích hợp các quan điểm.
- Dựa trên nền tảng thực tế sản xuất hiện tại của cộng đồng nhằm phát triển theo hướng tối ưu về sản xuất để có thể khai thai được tiềm năng tự nhiên trong sản xuất và đáp ứng được định hướng phát triển dài hạn của địa phương..
- 3.3.2 Bố trí không gian của từng phương án Phương án 1.
- Qua kết quả trình bày đánh giá thích nghi đất đai, địa phương có tiềm năng về điều kiện tự nhiên rất lớn trong sản xuất nông nghiệp, các vùng có cấp thích nghi kém vẫn có thể canh tác hiệu quả (nâng cấp thích nghi) nếu được đầu tư, cải tạo và có kỹ thuật canh tác hợp lý.
- Diện tích các loại mô hình sản xuất kém hiệu quả được chuyển sang các loại cây trồng thích nghi và có giá trị kinh tế cao hơn..
- Hình 5: Bản đồ bố trí sản xuất nông nghiệp phương án 1 (dựa trên tiềm năng đất đai) Phương án 2.
- Phương án 2 là phương án quy hoạch sản xuất nông nghiệp với sự tham vấn của cộng đồng, thể hiện xu hướng hiện trạng phát triển nông nghiệp của người dân và hướng phát triển ở địa phương.
- Hiệu quả của phương án này phụ thuộc nhiều vào tính biến động thị trường của các loại sản phẩm.
- Phương án này sẽ phát huy được tiềm lực sẵn có của người dân, kinh nghiệm sản xuất từ đó xây dựng vùng sản xuất tập trung.
- Phương án 2 thể hiện xu thế chuyển.
- đổi hiện trạng sử dụng đất của cộng đồng trong khoảng thời gian ngắn hạn (còn mang tính tự phát của người dân khi lựa chọn các mô hình cây trồng vào áp dụng trong sản xuất).
- Hình 6: Bản đồ bố trí sản xuất nông nghiệp phương án 2 (dựa trên ý kiến tham vấn cộng đồng) Phương án 3.
- Phương án quy hoạch sản xuất nông nghiệp đề xuất kết hợp trên cơ sở tiềm năng đất đai và định hướng phát triển của cộng đồng địa phương, là phương án quy hoạch tập trung phát triển ngành hàng đặc sản của huyện và hướng đến ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
- Đối với phương án này, diện tích các loại cây trồng mang tính chất tập trung cao, định hướng sản xuất nông nghiệp được thực hiện dựa vào kết quả đánh giá thích nghi đất đai và định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị, tập trung phát triển ngành hàng đặc sản của địa.
- Đối với phương án này, các vùng chuyên canh lúa và các loại cây ăn trái tập trung ở các khu vực đã hình thành các vùng sản xuất cơ bản trước đây.
- Hình 7: Bản đồ bố trí sản xuất nông nghiệp phương án 3 (phương án đề xuất).
- 3.3.3 Thảo luận về định hướng sử dụng đất có sự tương tác giữa các chủ thể.
- Ở hội thảo thảo luận về kết quả định hướng quy hoạch sử dụng đất ở các phương án được tạo thành từ các phương án tiếp cận trên, kết quả thảo luận đã có sự đồng thuận được thực hiện với sự tham vấn ý.
- Hình 8: Thảo luận giữa các chủ thể về sử dụng đất ở địa phương Kết quả cũng xác định các xung đột nhưng cũng.
- tìm ra được các giải pháp để hạn chế xung đột để thống nhất phương án sử dụng đất cho địa phương và tạo được sự gắn kết của các bên liên quan trong xây dựng và thực hiện định hướng sử dụng đất nông nghiệp ở tương lai.
- Sự tham gia của các chủ thể ở cộng động vào tiến trình thực hiện góp phần hỗ trợ cho việc ra quyết định cân bằng cho sự phát triển của cộng đồng về sản xuất nông nghiệp và các chiến lược ứng phó với các điều kiện thời tiết cực đoan, thảm họa và đối phó với khuynh hướng không mong muốn trong sản xuất nông nghiệp (như các vấn đề về thị trường, sâu bệnh,…)..
- Việc xây dựng phương án 3 được đánh giá phù hợp nhất vì nó mang tính chấp nhận của các chủ thể có tham gia, thỏa hiệp được mục tiêu riêng biệt của các nhóm chủ thể để vừa đáp ứng được tiềm năng của tài nguyên đất đai, phù hợp với định hướng phát triển của địa phương và nhu cầu chuyển đổi sử dụng đất của người dân trên cơ sở thảo luận trực tiếp..
- Trong quá trình thực hiện, các khu vực có mâu thuẫn về sử dụng đất được xác định và giúp cho các nhà hoạch định chiến lược sử dụng đất tìm kiếm được các giải pháp để đạt được sự đồng thuận trong quy hoạch..
- Bảng 3: Ưu điểm và hạn chế của các phương án.
- Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3.
- Tham vấn ý kiến của người dân, chính quyền địa phương nhằm định hướng cho phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện mang tính khả thi trong tương lai ngắn..
- Chưa nâng cao được hiệu quả sử dụng đất, chưa định hướng phát triển đúng tiềm năng đất đai sẵn có..
- Người dân lựa chọn sản xuất dựa vào thị trường trước mắt nên quy hoạch dễ bị ảnh hưởng do nhu cầu và giá thị trường thay đổi..
- Giá trị sản xuất không cao và mức độ phát triển không nhanh so với các phương án còn lại..
- Sự tích hợp các phương pháp cần thiết để có thể xây dựng một định hướng sử dụng đất bền vững trong tương lai để đạt được sự tối ưu trong sử dụng nguồn tài nguyên và cân bằng sự ưu tiên của các bên có liên quan.
- Trong đó, sự tương tác của các chủ thể ở cộng đồng vào tiến trình định hướng quy hoạch sử dụng đất là việc cần thiết cho một phương án sử dụng đất phù hợp thông qua khả năng cập nhật thông tin sử dụng đất và thể hiện được quan điểm của những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và quản lý về sử dụng đất tại địa phương.
- Các quan điểm của các chủ thể góp phần quan trọng trong việc hình thành nên các định hướng loại hình sử dụng đất.
- Các phương án được hình thành dựa trên tiềm năng thích nghi cho các kiểu sử dụng đất và các kiến thức của các bên liên quan về các kiểu sử dụng đất đã có (về các điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường, rủi ro.
- để hình thành nên các phương án và so sánh lựa chọn phương án phù hợp cho từng khu vực.
- Do đó, dựa vào điều kiện tài nguyên tự nhiên, kinh tế - xã hội và các dự báo về tác động môi trường để đề xuất ra phương án quy hoạch được xem là phù hợp với địa phương và đề xuất các giải pháp quản lý quy hoạch hợp lý nhằm hướng đến việc sản xuất nông nghiệp mang tính hiệu quả, được sự đồng thuận với người dân và mang tính bền vững cao.
- Để lựa chọn ra phương án phù.
- “Quy hoạch sản xuất nông nghiệp huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” đã hỗ trợ thông tin và nguồn tài chính trong quá trình thực hiện nghiên cứu..
- Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất.
- Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở tương tác các chủ thể ở cấp độ chi tiết.