« Home « Kết quả tìm kiếm

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở tương tác các chủ thể ở cấp độ chi tiết


Tóm tắt Xem thử

- ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP.
- Ấp Trà Hất, các chủ thể, đất nông nghiệp, mâu thuẫn trong sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất.
- Một phương án quy hoạch sử dụng đất khả thi phụ thuộc rất nhiều vào sự đồng thuận của cộng đồng sống tại địa phương và các bên liên quan, qua đó giải quyết được mâu thuẫn trong quá trình sử dụng đất.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm gắn kết sự tham gia của các chủ thể vào hoạch định chiến lược sử dụng đất nông nghiệp để giải quyết những thách thức đang phải đối mặt về rủi ro của thị trường và biến đổi khí hậu (xâm nhập mặn và hạn), góp phần sử dụng đất hiệu quả và bền vững..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự mâu thuẫn trong định hướng sử dụng đất đai, nhưng sự tương tác của các chủ thể đã giúp tìm ra các giải pháp để giải quyết mâu thuẫn, đi đến sự thỏa thiệp của các bên liên quan trong lập quy hoạch sử dụng đất đạt hiệu quả và khả thi cao.
- từ đó, đề xuất phương án sử dụng đất đai một cách hợp lý nhất đáp ứng điều kiện thực tế của địa phương, thỏa mãn các nhu cầu của cộng đồng, yêu cầu sinh thái và mục tiêu phát triển của địa phương.
- Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở tương tác các chủ thể ở cấp độ chi tiết.
- Trong bối cảnh Quy hoạch sử dụng đất hiện nay có sự sai khác lớn giữa chính sách và thực tế, giữa các mục tiêu dự định và kết quả thực tiễn..
- Điều này đã dẫn đến phương pháp quy hoạch truyền thống (phân bổ chỉ tiêu từ trên xuống, thiếu sự tham gia của cộng đồng) đã dần dần được thay thế bằng một mô hình mới là Quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia của cộng đồng, để đáp ứng nhu cầu tăng sự tham gia, cải thiện tích hợp quy mô, hài hòa hóa các kế hoạch chồng lắp, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thực hiện và các bên liên quan (Bourgoin et al., 2012).
- Vì vậy, nghiên cứu phương pháp quy hoạch sử dụng đất ở cấp thấp theo một phương pháp mới có kết hợp nhiều cách tiếp cận khác nhau, coi trọng vai trò tham gia của các bên liên quan và gắn kết sự tham gia tương tác của các chủ thể đóng góp vào định hướng sử dụng đất đai được thực hiện.
- Phương pháp này giúp đánh giá và đề xuất phương án sử dụng các tài nguyên một cách hợp lý nhất dựa vào điều kiện đặc trưng về tự nhiên, kinh tế - xã hội và mong muốn của con người ở địa phương.
- Kết quả tạo được sự đồng thuận của cộng đồng trong quá trình lập và triển khai quy hoạch sử dụng đất, nâng cao tính khả thi của phương án và mang lại hiệu quả sử dụng đất cao cho địa phương..
- Phương pháp và số liệu thu thập: Bản đồ địa chính của ấp Trà Hất, Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Vĩnh Lợi, báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai năm 2015, báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 xã Châu Thới.
- Phương pháp PRA là công cụ chính được sử dụng trong nghiên cứu.
- Phỏng vấn chuyên sâu nông hộ với 130 phiếu phân bố theo các mô hình canh tác chính về điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu) và các yếu tố kinh tế - xã hội cho các mô hình sử dụng đất lúa 2 vụ, lúa 3 vụ, chuyên hoa màu và đặc biệt là khu đất vườn - thổ cư xung quanh nông hộ..
- 2.3 Phương pháp quy hoạch sử dụng đất đai có sự tham gia (PLUP).
- Quá trình quy hoạch đất đai PLUP (Hoanh C.T et al., 2015) dựa trên nền của phương pháp đánh giá đất đai, quy hoạch sử dụng đất đai (FAO, 1976;.
- FAO, 1993) và phân tích hệ sinh thái nông nghiệp cộng đồng (CAEA, 2011) theo cách tiếp cận từ dưới lên (cấp ấp, xã) bao gồm 5 bước: (i) Xây dựng mục tiêu và định hướng sử dụng đất.
- (v) Xây dựng các lựa chọn các kiểu sử dụng đất và chọn lựa các kiểu sử dụng đất thích hợp, khả thi cho các đơn vị đất đai trong các vùng sinh thái..
- 3.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại ấp Trà Hất.
- Lịch sử thay đổi sử dụng đất.
- Trà Hất là địa phương có truyền thống sản xuất lúa lâu đời (từ trước 1990) và ổn định của huyện.
- Bảng 1: Lịch sử thay đổi sử dụng đất.
- Người dân không có ý định thay đổi mô hình sản xuất do ngại rủi ro từ các mô hình sản xuất mới.
- Năm 2015, các mô hình sử dụng đất không khác so với năm 1994, tuy nhiên số lượng nông hộ sản xuất mô hình lúa 03 vụ giảm mạnh để chuyển sang sản xuất lúa 2 vụ do thiếu nước tưới vào mùa khô, và sản xuất lúa 3 vụ có nguy cơ dịch bệnh (bị chuột cắn) nhiều hơn.
- Để tăng hiệu quả kinh tế sản xuất cho nông dân và tạo.
- Từ đó, người dân chuyển sang sản xuất mô hình lúa 2 vụ..
- Riêng mô hình chuyên màu do người dân tộc sản xuất nên không có thay đổi..
- 3.1.1 Hiện trạng sử dụng đất.
- Ở ấp Trà Hất, nguồn sinh kế chính của người dân đến từ hoạt động sản xuất nông nghiệp với diện tích đất nông nghiệp là 425,18 ha chiếm 79%.
- Hình 1: Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất tại ấp Trà Hất năm 2015.
- Hình 2: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại ấp Trà Hất năm 2015.
- Những kiểu sử dụng này không được người dân quan tâm đầu tư vì người dân không có kỹ thuật canh tác, lao động, vốn và lo ngại rủi ro trong việc thay đổi mô hình canh tác..
- Bảng 2: Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng trên đất ở + vườn.
- Kiểu sử dụng Cây ăn trái Nuôi cá Hoa màu Heo.
- Vì vậy, các kiểu sử dụng này chưa được khai thác đúng mức để đem lại thu nhập cao (theo kết quả tính toán hiệu quả kinh tế của các mô hình sử dụng đất tại Bảng 2) cho người dân.
- 3.2 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp của cộng đồng người dân ấp Trà Hất.
- 3.2.1 Chọn lọc các kiểu sử dụng đất ưu tiên Thứ tự ưu tiên chọn lựa các mô hình sử dụng đất sản xuất theo nhu cầu và nguyện vọng của người dân được thực hiện bằng phương pháp ma trận so sánh cặp (Bảng 3)..
- Bảng 3: So sánh cặp lựa chọn kiểu sử dụng đất ưu tiên.
- Kiểu sử dụng 02 vụ lúa 03 vụ lúa Rau màu.
- Kết quả Bảng 2 trình bày các mô hình được người dân lựa chọn sản xuất theo thứ tự ưu tiên nhất là lúa 2 vụ, kế đến là lúa 3 vụ và sau cùng là chuyên rau màu.
- Hình 3: Khả năng áp dụng các mô hình sử dụng đất nông nghiệp ấp Trà Hất (Nguồn: Số liệu điều tra, 2015).
- Vì vậy, mô hình lúa 3 vụ không còn được người dân lựa chọn sản xuất..
- 3.2.2 Kết quả định hướng sử dụng đất của cộng đồng người dân ấp Trà Hất đến năm 2020 trong điều kiện bình thường.
- Kết quả định hướng sử dụng đất với sự tham gia của cộng đồng được thực hiện bằng phương.
- Dựa vào yêu cầu sử dụng đất đai, người dân chọn lọc ra các kiểu sử dụng đất có triển vọng và đánh giá thích nghi đất đai cho các kiểu sử dụng theo kiến thức của người dân (thông qua hình thức cho điểm ở 4 mức khác nhau).
- Qua kết quả đánh giá thích nghi đất đai các kiểu sử dụng có tiềm năng theo người dân, kiểu sử dụng 02 vụ lúa là kiểu sử dụng đất được chọn lựa thích nghi nhất đối với vùng và được phần lớn người dân lựa chọn để sản xuất, một số khu vực thích hợp cho trồng màu vẫn được đề xuất tiếp tục phát triển mô hình này và nguồn nước là một trong.
- đến lựa chọn sản xuất của người dân.
- Điều này phù hợp với định hướng sản xuất của địa phương trong bố trí lại sản xuất nông nghiệp của vùng..
- Đặc tính đất đai Hiện trạng sử dụng đất.
- 3.2.3 Tác động của các yếu tố cực đoan và kết quả định hướng sử dụng đất dưới biến đổi khí hậu.
- khí hậu, các kinh nghiệm trong sản xuất các mô hình canh tác của người dân địa phương và những.
- xâm nhập mặn là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến khả năng sản xuất của các mô hình canh tác.
- 3.3 Quy hoạch sử dụng đất của địa phương năm 2020 và kết quả định hướng của cộng đồng Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2020 của địa phương để thực hiện chiến lược chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp, định hướng.
- quy hoạch sử dụng đất của huyện Vĩnh Lợi và xã Châu Thới phân bổ cho khu vực ấp Trà Hất đến năm 2020 là vùng sản xuất chuyên trồng lúa và định hướng quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cho toàn ấp Trà Hất là vùng sản xuất lúa 2 vụ (Hình 4).
- Từ đó cho thấy, phương hướng quy hoạch sử dụng đất và sản xuất của cấp cao hơn (huyện, xã) phân bổ cho ấp Trà Hất là vùng sản xuất chuyên canh và độc canh cây lúa nước, không có sự đa dạng hóa sản xuất và cũng không có hình thức luân canh hay xen canh (khác so với hiện trạng sử dụng đất của người dân thì không có diện tích lúa 3 vụ và trồng hoa màu)..
- Hình 4: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của Nhà nước cho ấp Trà Hất đến 2020 3.4 Đề xuất định hướng sử dụng đất trên cơ.
- số chỉ tiêu hạch toán kinh tế của các kiểu sử dụng đất.
- Kết quả phân vùng thích nghi đất cho các kiểu sử dụng đất được trình bày trên Hình 5..
- Đề xuất định hướng sử dụng đất.
- Trên cơ sở kết quả đánh giá thích nghi đất đai, nghiên cứu tiến hành chọn lọc các kiểu sử dụng đất ưu tiên có thích nghi cao để đề xuất định hướng sử dụng đất cho ấp Trà Hất đến năm 2020 (Bảng 6)..
- Bảng 6: Các mô hình sử dụng đất được đề xuất cho ấp Trà Hất đến năm 2020.
- 3.5 So sánh và tương tác các kết quả định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ấp Trà Hất đến năm 2020.
- Định hướng sử dụng đất của cộng đồng người sử dụng đất dựa trên sự am hiểu về đặc điểm điều kiện tự nhiên và điều kiện sản xuất của mỗi nông hộ.
- Quan điểm của cộng đồng người sử dụng đất dựa trên tập quán sản xuất, lợi nhuận của mô hình sản xuất, khả năng vốn và lao động.
- Quy hoạch sử dụng đất của Nhà nước được thực hiện bởi những nhà quản lý chuyên môn về tài nguyên môi trường, quản lý đất đai, phát triển sản xuất nông nghiệp, khuyến nông và thủy lợi.
- Đề xuất hướng sử dụng đất trên cơ sở công cụ khoa học được thực hiện dựa trên chuyên môn về đất, nước, các mô hình sử dụng đất nông nghiệp, thích nghi đất đai và quản lý đất đai.
- Quan điểm coi trọng khả năng thích nghi đất đai, sự tối ưu hiệu quả sử dụng đất đai, tính bền vững về tự nhiên, kinh tế và xã hội..
- 3.5.2 Về phương án định hướng sử dụng đất Kết quả so sánh cho thấy các phương án định hướng sử dụng đất của chủ thể các tiểu vùng ở ấp Trà Hất có sự giống và khác nhau (Hình 6), cụ thể như sau:.
- a) Quan điểm cộng đồng b) Quan điểm Nhà nước c) Quan điểm Nhà khoa học Hình 6: Các phương án quy hoạch sử dụng đất của các bên liên quan.
- Vùng 1: Cả 3 phương án giống nhau đều quy hoạch cho vùng 1 là sản xuất lúa 2 vụ với diện tích 65,55 ha..
- Vùng 2: Quy hoạch của Nhà nước và cộng đồng người sử dụng đất có kết quả giống nhau là bố trí lúa 2 vụ, nhưng theo kết quả đánh giá thích nghi theo phương pháp FAO thì đề xuất sản xuất lúa 2 vụ + màu..
- Vùng 3: Đề xuất của công cụ khoa học có cùng kết quả với quan điểm cộng đồng đều sản xuất chuyên màu, trong khi đó quy hoạch Nhà nước vẫn là lúa 2 vụ..
- 3.5.3 Mối tương tác của các bên liên quan Thành phần các chủ thể tham gia đóng góp vào quy hoạch sử dụng đất được tổng quát tại Hình 7..
- Hình 7: Thành phần chủ thể tham gia vào tiến trình quy hoạch sử dụng đất.
- quy hoạch sử dụng đất.
- Bảng 7: Kết quả tương tác giữa các bên liên quan trong định hướng quy hoạch sử dụng đất cho ấp Trà Hất đến năm 2020.
- Trà Hất là vùng ngọt hóa, đất đai phù hợp với sản xuất nông nghiệp.
- Tình hình SDĐ và sản xuất.
- Sản xuất lúa 3 vụ gặp nhiều khó khăn.
- Chi phí sản xuất cao - Sử dụng thuốc lùn (thuốc sử dụng cho bonsai, cây kiểng để thân cây lùn xuống) chống sập.
- Định hướng sử dụng đất.
- Thống nhất khoanh chia tiểu vùng sản xuất của người dân.
- Không đồng ý biến đổi khí hậu (mặn) có ảnh hưởng đến sử dụng đất của ấp.
- Sau khi đánh giá nguồn lực, tiềm năng phát triển của địa phương và các kế hoạch sử dụng đất của các bên liên quan, tiến hành tổ chức hội thảo để đối thoại và thảo luận các nội dung liên quan đến định hướng sử dụng đất cho ấp Trà Hất.
- Tiến trình tương tác đã tạo được sự gắn kết của các bên liên quan, giúp cho các bên hiểu thêm về các kế hoạch sử dụng đất và các vấn đề của nhau để đi đến sự thống nhất trong định hướng sử dụng đất.
- Quy hoạch sử dụng đất dựa trên cộng đồng giúp khám phá ra những tồn tại và biện pháp giá trị riêng để hướng tới hỗ trợ các nguồn lực sinh sống và lợi ích của công đồng từ sự phát triển trong tương lai (Minkin et al., 2014).
- 3.6 Định hướng phương án sử dụng đất cho ấp Trà Hất đến năm 2020.
- Dựa vào kết quả tương tác của các chủ thể và các cơ sở để đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất cho ấp Trà Hất, kết quả đề xuất phương án quy hoạch bố trí các kiểu sử dụng đất (Hình 8) như sau:.
- Vùng 1: Phương án bố trí kiểu sử dụng lúa 2 vụ cho vùng với diện tích là 129,88 ha;.
- Vùng 2: Là vùng được quy hoạch sản xuất lúa 2 vụ + màu với diện tích 279,09 ha;.
- Vùng 3: Phương án quy hoạch cho vùng là sản xuất chuyên màu với diện tích 6,2 ha..
- Hình 8: Phương án định hướng sử dụng đất cho ấp Trà Hất đến năm 2020 4 KẾT LUẬN.
- Kết quả tương tác giữa các bên đã đi đến một số đồng thuận trong sử dụng đất, đồng thời xác định được các mâu thuẫn về định hướng sử dụng đất, lịch xuống giống, yếu tố đầu vào, đầu ra của mô hình sản xuất, và quan điểm nhận định các rủi ro từ biến đổi khí hậu, chính sách, về tổ chức, phương pháp và cách tiếp cận vấn đề.
- Các chủ thể đã cùng nhau thỏa thiệp để đi đến sự thống nhất trong lập quy hoạch sử dụng đất đạt hiệu quả và khả thi cao, đáp ứng điều kiện thực tế của địa phương, thỏa mãn các nhu cầu của cộng đồng, yêu cầu sinh thái và mục tiêu phát triển của địa phương.
- Từ đó, có thể giải quyết các mâu thuẫn và giảm thiểu xung đột về sử dụng đất của cộng đồng với nhà quy hoạch và quản lý cấp cao hơn..
- Kết quả này làm cơ sở định hướng cho địa phương ra quyết định trong sử dụng đất đai hiệu quả..
- Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Dự án CCAFS “Quy hoạch sử dụng đất đai có sự tham gia của cộng đồng trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng, tại ấp Trà Hất, xã Châu Thới,.
- Báo cáo thuyết minh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm huyện Vĩnh Lợi..
- Báo cáo thuyết minh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi.