« Home « Kết quả tìm kiếm

Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)


Tóm tắt Xem thử

- Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn.
- thành phố Hà Nội).
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự.
- Luận văn đã cho thấy được Định tội danh (ĐTD) là một vấn đề rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, là tiền đề cho việc phân hoá trách nhiệm hình sự và cá thể hoá hình phạt một cách công minh.
- Luận văn đã nêu rõ những vấn đề cơ bản trong việc ĐTD đối với tội Đánh bạc nói riêng, đồng thời cũng đưa ra được những tồn tại, vướng mắc, những khó khăn trong thực tiên xét xử đối với tội Đánh bạc và tìm ra giải pháp khắc phục.
- Định tội danh.
- Tội đánh bạc.
- Luật hình sự.
- Pháp luật Việt Nam.
- Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài.
- Định tội danh (ĐTD) là một vấn đề rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, là tiền đề cho việc phân hoá trách nhiệm hình sự và cá thể hoá hình phạt một cách công minh, chính xác đồng thời là cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xác định thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.
- Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nước ta, bên cạnh những thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội đạt được.
- Thì mặt trái của sự phát triển này cũng đã và đang tác động sâu sắc tới đời sống xã hội của đất nước.
- Biểu hiện là các tội, tệ nạn xã hội gia tăng và diễn biến phức tạp, trong số đó có tội phạm đánh bạc.
- Đánh bạc xuất phát từ các trò chơi, nhưng nó không mang mục đích giải trí thông thường mà nhằm sát phạt nhau về kinh tế, tác động tiêu cực đến xã hội.
- Trong những năm gần đây, mặc dù công tác phòng chống tội đánh bạc đã thực sự được chú trọng, nhưng thực sự được chú trọng, nhưng thực tế cho thấy tình hình tội đánh bạc diễn ra hết sức phức tạp.
- Tội đánh bạc tồn tại dưới nhiều hình tức với quy mô lớn nhỏ khác nhau, tài sản là phương tiện thanh toán việc được thua có giá trị không ngừng tăng lên theo nhịp độ phát triển kinh tế, những thủ đoạn mà các chủ thể sử dụng ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn.
- Gắn liền với những thông số đó, thiệt hai mà tội đánh bạc gây ra cho xã hội cũng tăng lên đáng kể.
- Tội đánh bạc là loại tội phạm nguy hiểm gây hậu quả nghiêm trọng cho toàn xã hội, xâm hại đến các quan hệ xã hội, gây mất trật tự công cộng của xã hội.
- Loại tội phạm này còn kéo theo sự phát triển của nhiều loại tội phạm nguy hiểm khác như tội tham nhũng, tham ô, ma túy, mại dâm, trộm cắp, cướp tài sản....
- Tội đánh bạc là tội phạm phổ biến, làm ảnh hưởng đến nếp sống văn minh của nhân dân, làm tha hóa đạo đức của một bộ phận dân cư, gây ra thiệt hại về vật chất, tinh thần cho nhiều gia đình.
- Vì vậy, đấu tranh phòng chống, tiến tới đẩy lùi tội phạm đánh bạc ra khỏi đời sống xã hội đã và đang đặt ra những nhiệm vụ cấp bách cho toàn hệ thống chính trị của nước ta.
- Thực tiễn hoạt động đấu tranh phòng ngừa tội đánh bạc trong giai đoạn hiện nay luôn là mối quan tâm hàng đầu của các địa phương trên cả nước, trong đó có Thành phố Hà Nội..
- Hiện nay tội, tệ nạn đánh bạc xuất hiện ở mọi nơi trên địa bàn Thành phố Hà Nội có xu hướng tăng cao, đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội và quá trình phát triển kinh tế của địa phương.
- Thực trạng trên đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải có biện pháp tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm đánh bạc, ngăn chặn những thiệt hại mà tội phạm gây ra cho xã hội..
- Hiện nay tệ nạn đánh bạc được biến tướng theo rất nhiều hình thức có thể đánh bạc, gá bạc, hay là tổ chức đánh bạc nên vấn đề ĐTD đối với loại tội phạm này rất quan trong.
- Đây còn là lý do để chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)” làm luận văn thạc sĩ luật học..
- Tình hình nghiên cứu đề tài.
- Tội đánh bạc là tội phạm có tính chất phức tạp cao, đã được một số nhà làm luật học đề cập trong Giáo trình luật hình sự Việt Nam – của trường Đại học Luật HN, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 1998.
- Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm) khoa Luật, Đại học Quốc Gia HN, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Bình luận khoa học của Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1987 (tái bản năm .
- Sau khi ban Bộ luật hình sự năm 1999 ban hành, tội đánh bạc tiếp tục được đề cập trong giáo trình Giáo trình luật hình sự Việt Nam – của trường Đại học Luật HN, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2000.
- Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm) khoa Luật, Đại học Quốc Gia HN, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2002.
- Bình luận khoa học BLHS năm 1999 NXB Công an nhân dân….
- Ngoài ra còn có các công trình khoa học khác đã nghiên cứu đến tội đánh bạc như: Các công trình nêu trên trong góc độ nào đó đã đề cập đến các dấu hiệu của tội đánh bạc, tình hình đấu tranh, phòng chống trách nhiệm hình sự đối với loại tội này… tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về việc ĐTD đối với tội đánh bạc..
- Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.
- Mục đích nghiên cứu.
- Mục đích của luận văn là trên cơ sở lý luận và thực tiễn đấu tranh phòng chống tội đánh bạc, nêu ra những giải pháp mang tính hệ thống làm cơ sở cho hoạt động ĐTD đối với loại tội phạm này, góp phần nâng cao hiệu quả trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm đánh bạc..
- Trên cơ sở đó, luận văn chỉ ra một số vướng mắc, tồn tại trong công tác định tội, xử lý để đề xuất những kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự (BLHS) Việt Nam hiện hành về tội đánh bạc..
- Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó "Định tội danh tội đối với tội đánh bạc theo Luật hình sự Việt Nam.
- Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn Thành phố Hà Nội"..
- Phạm vi nghiên cứu.
- Luận văn nghiên cứu tội đánh bạc dưới góc độ pháp lý hình sự và thực tiễn xét xử tội đánh bạc trên địa bàn Hà Nội, trong thời gian 05 năm từ năm 2008 đến năm 2013..
- Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1.
- Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN;.
- những thành tựu của các khoa học: triết học, tội phạm học, luật hình sự, tâm lý học, xã hội học, những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết trên các tạp chí trong nước..
- Cơ sở thực tiễn.
- Cơ sở thực tiễn của luận văn là những bản án, quyết định của Tòa án về tội đánh bạc, các số liệu thống kê, báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hà Nội về tội đánh bạc..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học luật hình sự như: phương pháp phân tích và tổng hợp.
- phương pháp thông kê, điều tra xã hội học để tổng hợp các tri thực khoa học và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn..
- Những đóng góp mới về khoa học.
- Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý Việt Nam ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu tương đối toàn diện, hệ thống về việc định đối với tội đánh bạc trên cả phương diện lý luận và thực tiễn áp dụng tại Thành phố Hà Nội..
- Có thể xem những nội dung sau đây là những đóng góp mới về khoa học của luận văn:.
- khái niệm tội đánh bạc và các dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội phạm này trong pháp luật hình sự hiện hành..
- Phân tích, đánh giá đúng thực tiễn xét xử tội đánh bạc trên địa bàn Thành phố Hà Nội, phân tích, làm rõ những hạn chế, tồn tại trong thực tiễn xét xử tội đánh bạc và nguyên nhân của nó..
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của BLHS Việt Nam hiện hành về tội đánh bạc..
- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
- Kết quả nghiên cứu và những đề xuất được nêu trong luận văn, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng ngừa tội đánh bạc và áp dụng các quy định của pháp luật hình sự trong thực tiễn xét xử trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung..
- Những giải pháp đề cập trong đề tài luận văn giúp các cơ quan có thẩm quyền xem xét, nghiên cứu áp dụng góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm đánh bạc..
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật hình sự, tội phạm học nói riêng và các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các cơ quan bảo vệ pháp luật..
- Cơ cấu của luận văn.
- Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:.
- Chương 1: Một số vấn đề chung về định tội danh đối với tội đánh bạc.
- Chương 2: Những quy định về tội đánh bạc trong Bộ luật hình sự năm 1999 và thực tiễn xét xử loại tội phạm này trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Chương 3: Một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của việc định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật hình sự Việt Nam..
- Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 49/NQ/TW ngày 2/6/2005, Về chiến lược cải cách tư pháp, NXB Chính trị, Hà Nội..
- Bộ tư pháp (1957), Thông tư 301/VHH – HS ngày 2/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và thông tư số 2098/VHH –HS ngày 31/5/1957 bổ sung thông tư 301/VHH - HS, Hà Nội..
- NXB Đại học Quốc gia HN..
- Lê Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (phần chung), NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội..
- Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1948), Sắc luật 168/SL ngày Về ấn định cách trừng trị tội đánh bạc..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Lê Văn Đệ (2004), Định tội danh và quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam (sách chuyên khảo), NXB Công an nhân dân, Hà Nội..
- Nguyễn Ngọc Điệp (chủ biên) (2009), Bình luận khoa học BLHS sửa đổi bổ sung năm 2009, NXB Thanh niên, Hà Nội..
- Trần Văn Độ (1994) “Chương 6 - Tội phạm và cấu thành tội phạm” trong sách: Tội phạm học, luật hình sự và tố tụng luật hình sự Việt Nam, do SG.TSKH Đào Trí Úc chủ biên, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội..
- Đinh Bích Hà (2007), Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, NXB Tư pháp, Hà Nội..
- Trần Thị Hiển (2011), BLHS Nhật Bản, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội..
- Nguyễn Ngọc Hòa (2004), Cấu thành Tội phạm – Lý luận và thực tiễn, NXB Tư pháp, Hà Nội..
- Hội đồng TP TAND Tối Cao (2003), Nghị quyết số 02/2003/NQ – HĐTP ngày Hà Nội..
- Hội đồng TP TAND Tối cao (2006), Nghị quyết số 01/2006/NQ – HĐTP ngày Về hướng dẫn áp dụng một số quy định của năm 1999 , Hà Nội..
- Hội đồng TP TAND Tối cao (2010), Nghị quyết số 01/2010/NQ – HĐTP ngày Về hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 BLHS, Hà Nội..
- Phan Đình Khánh (2001), Tăng cường đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội bằng Pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ Luật, Hà Nội..
- Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (1997), Giáo trình Luật hình sự Việt nam (Phần các tội phạm), NXB ĐH Quốc gia..
- Nguyễn Đức Mai (2006), “Tội đánh bạc và các tội phạm khác liên quan tới hành vi đánh bạc, một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Kiểm sát (20)..
- Dương Tuyết Miên (2007), Định tội danh và quyết định hình phạt (Sách chuyên khảo), NXB Lao động xã hội..
- Đoàn Tấn Minh (2010), Phương pháp định tội danh và hướng dẫn định tội danh đối với các tội phạm trong Bộ luật hình sự hiện hành, NXB Tư pháp..
- Cao Thị Oanh (2002), Đấu tranh phòng chống các tội cờ bạc trên địa bàn Tp Hà Nội năm 2002, Luận văn thạc sỹ Luật học, Hà Nội..
- Cao Thị Oanh (2003), “Vấn đề hoàn thiện những quy dịnh về các tội cờ bạc trong Bộ luật hình sự năm 1999”, Tạp chí Tòa án nhân dân (2)..
- Mai Phong (2006), Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc.
- Một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học, Luận văn thạc sỹ luật học, Hà Nội..
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1985), BLHS nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1985, NXB Chính trí Quốc gia Hà Nội..
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), BLHS nước nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1999, NXB Lao động xã hội - Hà Nội..
- Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học BLHS phần các tội phạm, tập IX: Các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, NXB Tổng hợp TPHCM..
- Phan Thị Ngọc Quý (2010), Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ luật học, Hà Nội..
- TAND Tối cao (1975), Tập hệ thống hoá luật lệ về hình sự, Hà Nội..
- TAND TP Hà Nội và TAND huyện Ba Vì, Tp Hà Nội Báo cáo thống kê, Phòng Tổng hợp Tòa án nhân dân TP Hà Nội..
- Tổng cục cảnh sát (1994), Tệ nạn xã hội thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, NXB Công an nhân dân..
- Trịnh Quốc Toản (1999), Những vấn đề lý luận về định tội danh và hướng dẫn giải bài tập định tội danh, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội..
- Đỗ Xuân Tựu (2008), “Cần có hướng dẫn cụ thể hơn về tội Đánh bạc”, Tạp chí kiểm sát (9).