« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐÔ THỊ HOÁ Ở HÀ NỘI NHÌN TỪ GÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG


Tóm tắt Xem thử

- Hà Nội - một trong hai thành phố có tốc độ đô thị hoá cao nhất ở Việt Nam.
- Việt Nam là một nước có tỷ lệ đô thị hoá thấp, kể cả so với các nước trong khu vực Đông Nam Á mà có mức thu nhập trung bình (sơ đồ dưới)..
- Tuy vậy, trong hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, quá trình đô thị hoá ở Việt Nam diễn ra có phần nhanh hơn, nhất là trong 10 năm trở lại đây.
- Năm 1990, tỷ lệ đô thị hoá mới đạt vào khoảng 17-18%, đến năm 2000 con số này đã là 23,6% và hiện nay đạt 28%..
- Dự báo, năm 2020, tỷ lệ đô thị hoá của Việt Nam sẽ đạt khoảng 45%.
- Trong xu thế đó, Hà Nội là một trong hai thành phố (Thành phố Hồ Chí Minh) có mức và tốc độ đô thị hoá đạt cao nhất.
- Ước tính đến năm 2010, tỷ lệ đô thị hoá của Hà Nội là 30 - 32% và nhảy vọt thành 55 - 65% vào năm 2020.
- Quá trình đô thị hoá của Hà Nội đã phát triển mạnh theo chiều rộng và có sức lan toả mạnh (đô thị hoá theo chiều rộng).
- Những địa chỉ hấp dẫn đã và đang tạo nên tốc độ đô thị hoá nhanh nhất.
- Các điểm dân cư ven đô, những khu vực có khả năng tạo động lực phát triển đô thị, những quỹ đất thuận lợi để tạo thị đã liên tục được khoác lên mình những chiếc áo đô thị ngày một rộng hơn.
- Nó đã đạt được tương đương với tỷ lệ đô thị hoá ở các thành phố của các nước phát triển trong khu vực châu Á và đang phấn đấu gia nhập hàng ngũ các thành phố có dân số lớn hơn 10 triệu người của thế giới.
- Tuy nhiên, việc đô thị hoá nhanh diễn ra trong thời gian ngắn cần phải được đánh giá khách quan những mặt được và không được, nhất là dưới góc độ tính bền vững của nó..
- Những khía cạnh bền vững trong đô thị hoá Hà Nội.
- Đô thị hoá đã gắn được với tăng trưởng kinh tế và nâng cao mật độ kinh tế.
- Kinh tế phát triển, đời sống của người lao động được cải thiện - đó là xu hướng chủ đạo và là mặt tích cực của đô thị hoá ở Thủ đô Hà Nội.
- Đi đôi với việc là thành phố có tốc độ đô thị hoá cao nhất cả nước, các chỉ số phản ánh kinh tế và thu nhập của Hà Nội cũng có những động thái tăng trưởng khả quan (xem bảng 1)..
- Đô thị hoá gắn với quá trình công nghiệp hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
- Đây là đóng góp đáng kể của quá trình đô thị hoá gắn kết chặt chẽ với công nghiệp hoá trên địa bàn Thủ đô Hà Nội..
- Đô thị hoá gắn liền với việc mở rộng quy mô Thủ đô, tạo không gian thuận lợi bảo đảm tính bền vững của quá trình đô thị hoá.
- Cùng với quá trình đô thị hoá, việc mở rộng không gian Hà Nội diễn ra nhiều lần, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XII (ngày đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội.
- Đô thị hoá gắn với việc mở rộng các phạm vi lan toả qua việc hình thành và phát triển vùng Thủ đô với tư cách là “bệ đỡ” cho phát triển Hà Nội.
- Cụ thể: Sự phát triển của Vùng Thủ đô Hà Nội, bên cạnh Vùng đô thị hạt nhân và phụ cận còn có Vùng phát triển đối trọng.
- Tính chất thiếu bền vững trong đô thị hoá Hà Nội.
- Quá trình đô thị hoá đã không tạo điều kiện cho sự phát triển thành phố theo xu hướng hiện đại và bền vững trong tương lai.
- (i) Xu hướng phát triển theo chiều rộng các khu đô thị.
- Khu dân cư, khu đô thị Hà Nội phần lớn được quy hoạch theo kiểu lấp chỗ trống, chiếm đất, nhà xưởng một tầng.
- Đô thị “một tầng” không bảo đảm yêu cầu về độ cao và tính hiện đại.
- Vì thế tình trạng hiện nay, nhất là những khu đô thị mới, sức chứa gần như đã “cạn”, và bắt đầu có hiện tượng tắc nghẽn, các cơ sở hạ tầng về giao thông, đường sá....
- (ii) Mô hình “kinh tế mặt đường” thể hiện rõ rệt trong phát triển các khu đô thị.
- Mặc dù khi xây dựng giao thông, đã tránh đi qua các đô thị nhưng các địa phương lại san đất, giao mặt bằng đất phát triển các KCN và KĐT hình thành bám đường phát triển, và như vậy đường đến đâu, nhà đến đó.
- Các làng xã đô thị hoá thường được bao bọc bởi các tuyến giao thông đô thị.
- (iii) Tính chất ồ ạt, phần nào thể hiện tính tự phát trong phát triển đô thị.
- Trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đồng loạt triển khai lập dự án khu đô thị mới một cách ồ ạt, trong đó nhiều dự án không mang lại hiệu quả, gây lãng phí đất đai và vốn đầu tư, nhiều khu đô thị được quy hoạch nhưng không thể lấp đầy được (ví dụ KĐT mới Mê Linh).
- Nhiều đô thị, do công tác quy hoạch chưa có tầm nhìn dài hạn và đúng tầm vóc nên thực tế chưa có đô thị hiện đại, đẹp như mong muốn..
- Mặt khác, giữa phát triển đô thị và phát triển KCN cũng như hệ thống giao thông và mạng lưới dịch vụ phát triển mang những yếu tố thiếu đồng bộ: Nhiều nơi có KCN nhưng lại không quy hoạch đô thị, nhà ở và ngược lại.
- (iv) Sự không hợp lý trong tổ chức kinh tế và điểm dân cư đô thị.
- Trên địa bàn Hà Nội, hệ thống các đô thị - trung tâm chưa hình thành một cách hợp lý, việc đặt các khu công nghiệp, trung tâm thương mại dịch vụ, các khu công nghệ cao, các cơ quan nghiên cứu chưa thực sự dựa trên những dấu hiệu lợi thế so sánh của từng khu vực khác nhau trên địa bàn thành phố.
- Mặc dù phát triển khá mạnh, song các đô thị Việt Nam hiện vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu xã hội hoá nhà ở cho mọi đối tượng.
- Trong các khu đô thị mới, phần lớn đất đai dành cho phát triển quỹ nhà ở, xây dựng các công trình dịch vụ để bán và cho thuê, diện tích cây xanh, các khu vui chơi công cộng bị thu hẹp tối đa để giảm bớt suất đầu tư hạ tầng cơ sở.
- Cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật tại các khu dân cư đô thị thành phố nhìn chung không đồng bộ, mạng lưới giao thông trong và ngoài đô thị chưa phát triển, gây trở ngại cho các mối liên thông giữa đô thị với các vùng lân cận cũng như với hoạt động: làm việc - nghỉ ngơi - sinh hoạt của người dân trong đô thị..
- Phát triển nguồn nhân lực không theo kịp được với quá trình đô thị hoá.
- Thứ nhất, quá trình đô thị hoá đã tạo ra một dòng dân cư di chuyển ồ ạt từ các địa phương khác vào Hà Nội.
- Dự kiến dân số Hà Nội đến 2020 là 8 triệu với tỷ lệ đô thị hoá là 54%, 2030 lên tới 9 triệu và 70%.
- Thứ hai, (theo số liệu điều tra của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội), hiện nay, thành phố Hà Nội có tới trên 70% số người bị thu hồi đất do đô thị hoá và xây dựng khu đô thị không có trình độ chuyên môn.
- Thực trạng này chứng tỏ quá trình đô thị hoá Hà Nội chưa gắn kết và tác động mạnh mẽ đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
- Mô hình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hợp lý mà hiện nay đô thị lớn của nhiều nước đã làm là xây dựng các khu.
- Cơ sở hạ tầng đô thị chưa đảm bảo các tiêu chuẩn phát triển đô thị hiện đại.
- Đầu tiên, phải kể đến sự không đồng bộ giữa đô thị hoá với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông: (i) Tính tất cả các loại đường giao thông thì Hà Nội mới chỉ đạt 1,24 km đường/km 2 , quỹ đất dành cho giao thông rất ít, chỉ đạt dưới 8% đất đô thị (dưới 40% mức hợp lý cho đô thị), hạ tầng lạc hậu, nhỏ bé không đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống;.
- Về cấp nước: Tỷ lệ bao phủ dịch vụ cấp nước còn thấp, bình quân 70-80%, một số đô thị lớn đạt 80-90%, các thị trấn đạt khoảng 50- 60%.
- Hệ thống cấp nước sạch chưa bảo đảm yêu cầu chất lượng, tỷ lệ đường ống cũ đang được sử dụng trong mạng lưới đường ống cấp nước trong các đô thị Hà Nội còn cao.
- Mạng lưới thoát nước trở nên đáng lo ngại hơn cả: Năng lực thoát nước tại đô thị Hà Nội hiện nay chỉ đạt 35% so với nhu cầu, làm cho hiện tượng úng ngập trở thành những “thảm họa” đối với đô thị Hà Nội.
- Hồ Yên Sở dự định là 130ha thì hiện không xây dựng đủ, trong khu đô thị Ciputra dự kiến có 30ha hồ song nhà đầu tư vẫn không đào.
- Ô nhiễm môi trường đô thị Hà Nội trở thành “điểm nóng” cản trở sự phát triển.
- Các hồ trong nội thành cũng đều đã bị ô nhiễm chủ yếu do nước thải sinh hoạt không qua xử lý và rác thải đô thị đổ trực tiếp vào hồ.
- (iii) Ô nhiễm môi trường chất thải rắn ngày càng gia tăng do việc mở rộng sản xuất công nghiệp, đô thị hoá và mức tiêu thụ dân cư tăng lên.
- Hướng tới một đô thị Hà Nội phát triển bền vững 4.1.
- Mục tiêu phát triển bền vững trong đô thị hoá Hà Nội.
- Nhìn tổng quát, đô thị hoá Hà Nội theo hướng bền vững là quá trình kết hợp chặt chẽ, hài hoà của 3 mặt phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.
- Quan điểm chi phối quá trình đô thị hoá Hà Nội theo hướng bền vững (i) Quá trình đô thị hoá phải dựa trên các nguyên tắc về phát triển bền vững.
- Theo quan điểm này, trước hết tốc độ đô thị hoá phải tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tránh các quyết định đô thị hoá vô cớ, đô thị hoá ồ ạt, dẫn đến các dự án đô thị hoá thiếu khả thi.
- Các nhà kinh tế đã đưa ra sự “tương xứng” này: nếu tốc độ tăng GDP 5% thì tốc độ tăng đô thị hoá chỉ là 8% thôi.
- Một khía cạnh khác, theo quan điểm này, cần bảo đảm tính đồng bộ trong các yếu tố cấu thành đô thị, nhất là giữa tăng trưởng kinh tế đô thị với việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế- kỹ thuật- xã hội của đô thị.
- Bức tranh về một thành phố hiện đại được hình thành trên tiêu chí hình thành và phát triển đô thị “Ba cao - ba lớn”.
- Quan điểm này dựa trên lập luận chủ yếu là Hà Nội phải thực sự là “bộ mặt” của cả nước không chỉ về kinh tế mà cả trong tổ chức không gian đô thị.
- (iii) Quá trình đô thị hoá phải nhằm đạt được những “ưu thế nhờ đô thị hoá” trong phát triển Thủ đô.
- Tính kinh tế nhờ đô thị hoá còn thể hiện ở việc đa dạng hoá đô thị có thể nuôi dưỡng việc trao đổi ý tưởng và công nghệ, kích thích sự sáng tạo lớn hơn, tạo hiệu ứng lan toả tri thức cao hơn và tạo sự tăng trưởng kinh tế mạnh hơn..
- Định hướng chính sách đô thị hoá theo hướng bền vững trong tương lai.
- Theo quy hoạch thành phố Hà Nội đến 2030: Quy mô dân số của Thủ đô Hà Nội đạt 8 triệu người vào năm 2020, tỷ lệ đô thị hoá đạt 54%.
- đạt 9 triệu người vào năm 2030, tỷ lệ đô thị hoá đạt đến 70%.
- Hà Nội sẽ được tổ chức không gian theo chùm đô thị, bao gồm đô thị trung tâm hạt nhân và 5 đô thị vệ tinh, 13 thị trấn.
- Ngoài ra, phát triển các đô thị đối trọng để đảm trách các chức năng trung tâm của một số ngành dịch vụ, công nghiệp có bán kính 50-60km như Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý, Hoà Bình, Việt Trì.
- Với quy mô là một thành phố lớn trong “top” 20 trên thế giới, để bảo đảm các yêu cầu về phát triển bền vững, dưới góc nhìn các khía cạnh về kinh tế, cần hướng các chính sách đô thị hoá Hà Nội, nhất là các chính sách về tổ chức hoạt động và tổ chức không gian kinh tế của Hà Nội, theo các nội dung sau đây:.
- (i) Tổ chức hoạt động kinh tế trong các khu đô thị Hà Nội phù hợp với điều kiện hình thành và phát triển của từng loại đô thị.
- Theo quan điểm địa kinh tế mới, để bảo đảm tính kinh tế nhờ đô thị, cần có sự phân công tổ chức sản xuất, tổ chức lao động xã hội theo hợp lý dựa theo quy mô và trình độ phát triển cũng như độ dày về thời gian từng loại đô thị trên địa bàn Hà Nội.
- Đối với các khu đô thị lớn: bao gồm đô thị hạt nhân, trung tâm, cần hướng mô hình tổ chức theo xu hướng phát triển đa dạng hoá cao và định hướng dịch vụ nhiều hơn;.
- Các đô thị lớn, chủ yếu tập trung vào dịch vụ, chế tạo sản phẩm hàng hoá không theo quy chuẩn, và các hoạt động nghiên cứu triển khai (R&D)..
- (ii) Chính sách phát triển đô thị của thành phố cần có sự phân biệt đối với từng loại đô thị..
- Các chính sách phải dựa trên những đặc điểm khác nhau về lịch sử hình thành và phát triển của từng loại đô thị để thực hiện việc ưu tiên và phối hợp hợp lý..
- Đối với các khu vực bắt đầu đô thị hoá, mục tiêu phải là hỗ trợ sự chuyển đổi tự nhiên giữa nông thôn và thành thị..
- Các khu đô thị hoá ở giai đoạn giữa, sự tăng trưởng mạnh mẽ ở đô thị gây ra sự tắc nghẽn ngày càng tăng, cần có chính sách tập trung giảm sự tắc nghẽn và khoảng cách kinh tế, sử dụng tính kinh tế nhờ mạng lưới, bao gồm đầu tư cao cơ sở hạ tầng để tăng cường tính liên kết bên trong khu đô thị và khuyến khích các quyết định lựa chọn địa bàn hoạt động có hiệu quả về mặt xã hội của các đơn vị kinh tế..
- Đối với các khu vực đô thị hoá phát triển ở trình độ cao, điều quan trọng là các chính sách cần tập trung vào phát triển hệ thống khu dân cư sinh sống hiện đại, bảo đảm tiêu chí đô thị phát triển theo chiều cao và chiều sâu, bảo đảm vấn đề môi trường và chất lượng cuộc sống..
- Quá trình đô thị hoá nói riêng và phát triển Hà Nội nói chung phải bảo đảm cho Hà Nội phát triển ổn định và bền vững kinh tế.
- trình độ quản lý đô thị.
- dịch vụ đô thị.
- đô thị sinh thái.
- Mặt khác phải chú trọng đến việc phát triển đô thị Hà Nội trong sự hợp tác phối hợp và phát triển đồng bộ với Vùng Thủ đô, Vùng đồng bằng sông Hồng theo tiêu chí phát triển bền vững, trong đó Hà Nội có vị trí là đô thị hạt nhân, đóng vai trò chủ đạo.
- Vì vậy, các chính sách đô thị hoá Hà Nội phải tập trung vào xây dựng và triển khai có hiệu quả các chương trình về phát triển kinh tế-xã hội trên từng lĩnh vực và chương trình về xây dựng, phát triển và quản lý đô thị, trong đó ưu tiên đầu tư hạ tầng, hình thành vành đai xanh bao quanh trung tâm đô thị hạt nhân và liên kết đô thị vệ tinh.
- Các cấp chính quyền phải giám sát, kiểm tra hoạt động quy hoạch đô thị và xây dựng, cải tạo theo quy hoạch, đào tạo phát triển nguồn nhân lực đi đôi với cải thiện hệ thống tổ chức quy hoạch và quản lý đô thị các cấp, trên cơ sở có sự phối hợp đồng bộ của các ngành chức năng, các tỉnh, thành phố lân cận, việc phát triển đô thị bền vững ở Thủ đô và cả vùng, khu vực..
- (iv) Một số chính sách giải quyết các “nút cổ chai” trong đô thị hoá Hà Nội:.
- Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và nhà ở đô thị.
- Để giải quyết vấn đề bức xúc trước mắt và lâu dài, nhằm hướng tới xây dựng Thủ đô hiện đại, đòi hỏi trước hết phải phát triển toàn diện, bền vững hệ thống giao thông đô thị..
- Các giải pháp chính sách trên nhằm tận dụng lợi thế nhờ mạng lưới trong đô thị hoá..
- Chính sách xây dựng mạng lưới nhà ở đô thị, để bảo đảm quan điểm “dãn dân vào các đô thị mới và đô thị vệ tinh”, cần tập trung vào các hướng chính: (i) Điều chỉnh giảm và chấm dứt hiện tượng phát triển hệ thống nhà chung cư trong các khu trung tâm.
- (ii) Đối với các khu chung cư cũ, khi cải tạo, cần thực hiện chủ trương bảo đảm nghiêm ngặt các yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đô thị như mật độ xây dựng, tỷ lệ đất dành cho giao thông, cây xanh.
- để từng bước hoàn thiện đô thị văn minh, hiện đại.
- (iii) Cần khuyến khích các dự án đầu tư đồng bộ, các khu nhà cao tầng tại các khu đô thị mới giữa vành đai 3 và vành đai 4 và các đô thị vệ tinh để đáp ứng nhu cầu về nhà ở, giảm tải cho đô thị trung tâm..
- Hai là, chính sách đô thị hoá gắn liền với bảo tồn di sản và giữ gìn cảnh quan.
- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chính là vun đắp cho nguồn “vấn nhân lực” ngày càng mạnh, làm bệ đỡ vững chắc cho phát triển bền vững Hà Nội trong quá trình đô thị hoá hiện tại và tương lai.
- Lê Du Phong, Ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông thôn ngoại thành Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia 2005..
- Tài liệu Hội thảo quốc tế Phát triển bền vững giao thông đô thị Hà Nội (ngày Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam).